Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật Tuần XXIV Mùa Thường Niên Năm A (Mt 18:21-35) | Giáo Phận Phú Cường
Dụ ngôn nhắc lại đây là thân phận con người trước mặt Thiên Chúa, một con nợ không thể trả nổi, chúng ta chẳng bao giờ đền hết tội của mình đối với Chúa, nhưng nếu nhà vua quyết định tha cho con nợ chỉ vì ông chạm lòng thương xót” thì chúng ta cũng chỉ tha thứ nhờ lòng thương xót của Chúa ban ân xá hoàn toàn thôi...
Chú Giải Tin Mừng
Chúa Nhật Tuần XXIV Mùa Thường Niên Năm A
TIN MỪNG: Mt 18:21-35
Noel Quesson - Chú Giải
Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Đức Giêsu mà hỏi rằng : “Thưa Thầy nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần ? Có phải bảy lần không ?”
Chúa nhật trước, chúng ta đã nghe từ miệng của Đức Giêsu thái độ phải có đối với “người anh em trót phạm tội”.
Nhưng ngày hôm nay Phêrô đưa ra một vấn đề có tính chất cá nhân hơn . Trường hợp được xác định : Giờ đây không còn là một tội lỗi nói chung có nguy cơ làm hư hỏng cộng đoàn, nhưng là một sự xúc phạm mà một cá nhân phải chịu . "Nếu có một người nào đó xúc phạm đến con…”
Phản ứng đầu tiên, hầu như là theo bản năng của người bị xúc phạm là phải trả đũa lại. Sự trả thù theo Kinh Thánh như một con dã thú nằm phục trong bóng đêm ở cửa nhà, sẵn sàng nhảy ra nhe răng và vượn vuốt (Sáng Thế 4,7). Sự nhận xét này rất sâu sắc. Con dã thú ấy ở đâu đó trong lòng con người. Luật rừng là tự vệ đê sinh tồn thế thôi. Bản năng này làm cho sự tha thứ trở thành khó khăn. Trong Tin Mừng mà chúng ta sắp nghe là lời giải đáp cho một trong những vấn đề thời sự nóng bỏng. Nhân loại có thể sống.. . trong sự leo thang của bạo lực mà chúng ta thấy hôm nay ? Có thể nào phá vỡ cái vòng tròn quỷ quái của thù hận mà lòng thử ghét, khiêu khích. đe dọa, trả thù cột chặt vào nhau bằng dây xích ? Nhưng không cần phải đi tìm những xung đột chính trị hay quốc tế đầy ắp các trang báo, các bản tin trên đài hoặc trên truyền hình…
chúng ta phải dám nhìn thật gần vào chính chúng ta, trong cuộc sống mỗi ngày, bạo lực tiềm ẩn đang đầu độc bao mối quan hệ con người của chúng ta. Với sự linh hoạt thường có và sự thẳng thắn của một con người của dân chúng, Phêrô nhấn mạnh với Đức Giêsu rằng dù sao có những sự tha thứ vượt qua giới hạn ! Tha thứ "một lần", "hai lần", "ba lần", thêm nữa ? (Trong các trường học của các kinh sư vào thời Đức Giêsu, người ta nhượng bộ đến "bốn lần"). Vì thế Phêrô tưởng rằng mình rất quảng đại khi đề nghị tha thứ đến bảy lần cho kẻ tái phạm không chịu sửa chữa và không ngừng làm chúng ta đau khổ.
Đức Giêsu đáp : "Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy".
Một lần nữa với sự tự chủ rất cao cả, Đức Giêsu làm nổ tung mọi tính toán của chúng ta và mời gọi chúng ta tha thứ đến vô cùng : Người nói, phải luôn luôn tha thứ và để biểu lộ tất cả sự mới mẻ của cuộc cách mạng chân chính đối với nhân loại, Đục Giêsu đã ám chỉ đến bài ca cổ xưa nhất nhưng cho nó ý nghĩa trái ngược. Con người đã ca bài ca này từ lâu. Đó là bài ca dữ tợn mà La-méc hát cho các bà vợ ông, đây là tiếng vang của lòng thù hận giữa các bộ tộc nguyên thủy : "A-đa và Xi-la, hãy nghe tiếng ta ? Thê thiếp của La-méc, hãy lắng tai nghe lời ta ! Vì một vết thương, ta đã giết một người, vì một chút sây sát ta đã giết một đứa trẻ. Ca-in sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng La-méc thì gấp bảy mươi bảy" (Sáng Thế 4,23-24).
Nếu tôi lấy ác báo ác, thì cái se sẽ ngừng lại ở đâu ?
Lòng thương xót, tha thứ hẳn là một giá trị độc đáo của thái độ mà Đức Giêsu đề cao. Mỗi tôn giáo, và cả những phong trào chính trị, chiến đấu chống lại điều xấu và thương cảm đối với những người đau khổ... nhưng giữ khoảng cách đối với những người "làm điều ác. Cái mới đặc biệt của Đức Giêsu đó là sự khổ nạn của Người, Người vốn vô tội bị các đao phủ hành hạ thế mà Người đã nhìn những kẻ đóng đinh Người để tha thứ cho họ. "Lạy Chúa, xin Cha tha thứ cho họ vì họ không biết việc họ làm" (Lu ca 23,33).
Còn bạn, bạn đã khổ sở khi tha thứ bạn hãy nhìn lên Thánh Nhan Chúa.. ,khuôn mặt hiền từ không chống cự của Đức Giêsu trên thập giá.
Vì thế Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách, khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn. đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn nén vàng. Y không có gì để trả nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ.
Rõ ràng, đây là một dụ ngôn do óc tưởng tượng của một thiên tài kể chuyện Phương Đông. Tổng số tiền nợ là do tưởng tượng. Sử gia Flavius Joseph cho chúng ta một điểm so sánh khi thuật lại rằng vào năm thứ tư trước công nguyên hai tỉnh Galilê và Pêrê nộp hai trăm nén vàng tiền thuế nghĩa là chỉ bằng một phần năm mười con số mà Đức Giêsu kể ra ở đây. Con số không tưởng này chỉ có ý nghĩa tượng trưng, với một điểm khôi hài. Đức Giêsu muốn dạy cho chúng ta hiểu một điều quan trọng trong phần tiếp theo của câu chuyện. Sự tò mò của người nghe được kích thích. Điều gì sẽ xảy ra ? ông vua đó là ai để có những con nợ như thế ? Người không thể trả nợ có thể làm gì .
Bấy giờ tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy : Thưa Ngài xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết. Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương cho y về và tha luôn món nợ...
Đây là một món quà vượt qua mọi sự tưởng tượng : 60 triệu ngày công ?
Vậy điều gì đã xảy ra từ quyết định đầu tiên của ông vua đòi hỏi phải thực hiện công lý đến quyết định thứ hai này, tha hết mọi món nợ ?
Đức Giêsu nói với chúng ta điều đó : "Tôn chủ chạnh lòng thương trước sự khẩn cầu khóc lóc của con nợ ấy" . Chúng ta gặp lại ở đây chữ Hy Lạp "splagchnistheis" có nghĩa đen là "cảm động đến ruột gan". Đây là một từ mà các tác giả Tin Mừng dành riêng cho Đức Giêsu động lòng thương xót trước sự khóc lóc của bà góa thành Na-im (Lu ca 7,13 ) , hoặc khi Người xúc động vì vết thương mưng mủ máu của một người bị bệnh phong hủi (Mác-cô 1,41), hoặc khi Người đau buồn trước những đám đông chán nản và bị bỏ rơi như bầy chiên không người chăn dắt (Mátthêu 14,14 - 15,32).
Điều mà Đức Giêsu muốn cho chúng ta hiểu món tiền nợ quá lớn đó chính là : Thiên Chúa thì vô cùng, và với lòng thương xót vô cùng, Người có thể tha thứ' tất cả !
Tổng số điều ác, xấu trong thế gian cộng lại không thể tính nổi : Thiên Chúa "động lòng thương xót tha hết mọi món nợ. Vâng, Đức Giêsu nói Thiên Chúa là như thế.
Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y môt trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo : "Trả nợ cho tao ?". Bấy giờ Người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ : "Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh". Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ.
Con người ấy thật là đê tiện ! Hắn không biết gì về lòng tốt mà hắn vừa được hưởng, không nghe lời cầu khẩn của người đồng bạn, cũng dùng những từ ngữ như hắn, hắn đòi phải được trả lại món nợ nhỏ xíu : một phần sáu trăm ngàn của món quà mà nó nhận được ! Con người ấy thật là bất nhân Lương tri của dân chúng nghe lời giảng dạy của Đức Giêsu không thể chịu đựng một sự bất công như thế.
Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. Bấy giờ tôn chủ cho đòi y đến và bảo : "Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho người, ngươi không phải thương xót đồng bạn như chính ta đã thương xót ngươi sao ". Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ cho đến ngày y trả hết nợ cho ông…
Chúng ta chớ kẹt cứng vào một chi tiết cụ thể nào đó mà phải di đến điều chủ quan. ông vua này không phải là một ông vua thông thường. Bỗng dưng cũng qua lời Đức Giêsu, ông trở thành một ông Thẩm Phán đáng sợ vào ngày cánh chung : Một ông vua xét xử người ta dựa vào tình yêu mà họ dành cho nhau ! (Mát-thêu 25,31-46).
Chúng ta không quên câu hỏi mà Phêrô đã đưa ra lúc nãy Và chúng ta cảm thấy rất khó khăn khi phải tha thứ.
Một lần nữa, đây không phải luận cứ của luân lý hay xã hội học, vì dù chúng có cao siêu, Đức Giêsu cũng không rút ra từ đó những lý do cho những gì Người đòi hỏi chúng ta. Sự tha thứ cho nhau, theo Đức Giêsu, được đặt trên nền tảng chính yếu là chúng ta được Thiên Chúa ban ân tha thứ. Vậy muốn có khả năng hòa giải, chúng ta phải nhìn về phía Thiên Chúa : Có lẽ chúng ta có thể tha thứ cho những ai đã làm khổ chúng ta khi chúng ta có ý thức rất nhiễu về sự tha thứ mà chính chúng ta đã nhận được. Vấn đề là làm phản chiếu trên đồng bạn chúng ta tình yêu nhân hậu mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Chúng ta chớ vội vàng cho rằng dụ ngôn này không liên quan đến chúng ta Hoặc tệ hơn nữa, chỗ tìm kiếm
những lý do rất tinh vi rút ra từ sự đầu độc của các ý thức hệ về tập thể trong thế giới khắc nghiệt mà chúng ta đang sống (sự xung đột há không cần thiết sao ! ) . Biện minh cho thái độ khước từ tha thứ quá dễ . Bài Tin Mừng này bắt mỗi người chúng ta phải suy nghĩ. Tôi có can đảm nhìn kỹ cuộc đời mình, và đặt những cái tên và những khuôn mặt có thể lên những nhân vật của bài "dụ ngôn" HÔM NAY ?
ấy vậy Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.
Tư tưởng này rất quan trọng. . . vì thế Đức Giêsu bảo chúng ta đọc lại mỗi ngày trong kinh nguyện : "Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha -cho những người có lỗi với chúng con (Mátthêu 6,12-14). "Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong- đấu ấy cho anh em" (Matthêu 7,2 ; Lu ca 6,38).
Thiên Chúa không trừng phạt ai. Chính con người tự trừng phạt mình. Thiên Chúa yêu thương người đầy tớ không có lòng thương xót và sẵn sàng tha thứ cho anh ta lần nữa. Nhưng anh ta, đóng kín lòng mình trước sự tha thứ ấy qua việc không tha thứ cho người khác. Hỏa ngục, chính khi nói không có tình -yêu thương. Đức Giêsu đã lấy lòng nhân hậu mà bảo cho chúng ta biết rằng không yêu thương thật là khủng khiếp. Anh em hãy tha thứ.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
“Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy”(Mt 18,21-35).
I. Ý CHÍNH:
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu giáo huấn các môn đệ về vấn đề phải tha thứ cho nhau, vì tha thứ để được Thiên Chúa thứ tha.
II. SUY NIỆM:
1/ “Lạy Thầy khi anh em xúc phạm đến con..”
Khi khuyến dụ về vấn đề phải sửa lỗi cho nhau. Chúa Giê-su không xác định về loại lỗi phạm nào, nhưng khi dạy về sự tha thứ ở đây thì Chúa Giê-su lại nói rõ về những lỗi xúc phạm đến chính người tha thứ. Và như vậy có thể nói đây là những lỗi phạm đối với luật yêu thương là giới luật căn bản : “gồm tám lề luật và các tiên tri”.
“Con phải tha cho họ mấy lần.”
truyền thống giới hạn của người Do Thái giới hạn việc tha thứ 2,3,4 lần là cùng (G33,39. Am 1,3; 6,9). Khi Phêrô nói tới bảy lần là có ý tỏ lòng khoan dung lắm rồi. Thế nhưng Chúa Giê-su vẫn chưa bằng lòng.
2/ “Thầy không bảo con phải tha đến 7 lần..”:
Bảy mươi bảy lần : có bản ghi là 77 lần 7, trong câu trả lời này, Chúa Giê-su đã đưa vào bài ca báo thù của Lamek nơi sách sáng thế 4,24 “Cain được báo thù gấp 7, nhưng Lamek tới 70 lần 7”. Nhưng thay vì nói báo thù thì Chúa Giê-su lại nói tha thứ. Cả hai cách nói đều có ý nói số lần là vô hạn vì thế ở đây Chúa dạy là phải tha thứ luôn.
3/ “Vấn đề này thì nước trời cũng giống như…”:
Đến đây Chúa Giê-su lấy dụ ngôn về người đầy tớ bất nhân để giải thích về sự tha thứ.
Nước Trời giống như ông vua kia…: không có ý nói đến Nước Trời giống như một ông vua, nhưng có ý bảo rằng Nước Trời do Chúa Giê-su khai mạc, các sự việc sẽ xảy ra như dụ ngôn trình bày.
Ong vua kia : trong Kinh thánh, ông vua tượng trưng Thiên Chúa, là ông vua Phương Đông, có quyền tối thượng, quyền sinh sát trên mọi thần dân. vì làm vua là kiêm luôn chức vụ thẩm phán tối cao.
Tính sổ : có ý chỉ đó là những việc tính sổ dứt khoát và trọn vẹn theo sự công bình.
Các đầy tớ : trong Kinh thánh đầy tớ không luôn luôn chỉ các nô lệ hay tôi đòi, nhưng nhiều khi chỉ các nhân vật quan trọng nữa (1Sm 8,14.2V 5,6. Mt 13,27. 25,14-30). Đầy tớ ở đây được hiểu là những tội nhân đối với Thiên Chúa và cũng là thụ tạo của Người.
4/ “Một người mắc nợ đến 10 ngàn nén bạc.”
Một nén bạc thời đó tương đương với mười ngàn đồng bạc và món nợ 10 ngàn nén bạc tương đương với 100 triệu đồng. Đây là món nợ khổng lồ, diễn tả tội loài người phạm đến Thiên Chúa thì nặng vô cùng.
5/ “Người này không có gì để trả nên chủ ra lệnh…”:
vì món nợ quá lớn khiến con nợ không có cách nào để trả nợ. Cũng vậy, tội con người xúc phạm đến Thiên Chúa quá nặng, khiến con người không có cách nào đền trả cho cân xứng.
Chủ ra lệnh bán y, vợ con cùng tất cả tài sản.
Trong Kinh thánh có nói đến trường hợp khi không trả được nợ thì chủ nợ bắt con nợ làm nô lệ để đền nợ (2V 4,1).
Lệnh của ông chủ ở đây cho thấy cả gia đình đều liên đới với món nợ, điều này cho thấy hiệu quả của tội lỗi không giới hạn của một người.
6/ “Xin vui lòng cho tôi khuất một kỳ hạn…”
Người đầy tớ này không xin tha nợ vì ý thức được bổn phận phải trả nợ. Vì vậy đòi hỏi tội nhân phải ý thứ về tội của mình.
nhưng y hứa một ngày kia sẽ trả đủ nợ, vì thế y chỉ xin khất lại một thời gian. Ơ đây diễn tả quyết tâm trả nợ. Cũng vậy, đòi hỏi tội nhân không những có ý thức về tội mà còn phải quyết tâm đền tội nữa. mặc dù vậy đền tội của mình chẳng bù lại tội mình đã xúc phạm đến Thiên Chúa. về ý nghĩa này, chúng ta cũng gặp thấy nơi trường hợp đứa con hoang đàng xin cha cho mình làm việc như một kẻ làm công (Lc 15,19).
7/ “Người chủ động lòng thương..”:
cho dù món nợ quá lớn, nhưng thấy con nợ xin khất và hứa trả thì ông chủ động lòng thương : không những không bán y , vợ con và tài sản của y mà còn tha hết nợ nần nữa.
cũng vậy, tội dù có nặng đến đâu đi nữa nhưng nếu tội nhân biết ý thức và quyết tâm chừa cải thì Chúa cũng động lòng thương ban ơn tha thứ và còn ban nhiều hơn điều họ xin nữa.
8/ “Gặp một người bạn mắc nợ y một trăm bạc…”:
số tiền nợ này quá nhỏ, so với số tiền nợ quá lớn đối với ông chủ. Ơ đây có ý nhấn mạnh về hai món nợ quá chênh lệch để diễn tả ta xúc phạm đến Thiên Chúa thì quá nặng, còn tội ta xúc phạm đến anh em thì quá nhỏ nhặt. Lý do là vì tội phạm đến Thiên Chúa là đấng tốt lành vô cùng, nên việc ta xúc phạm xét bề ngoài dù có nhỏ bé, nhưng hậu quả thật lớn lao.
9/ “Y tóm lấy cổ mà nói..: “hãy trả nợ cho ta”
Diễn tả thái độ khắc nghiệt của tên đầy tớ chủ nợ đối với con nợ của mình. tương phản với thái độ nhân từ của ông chủ nợ đối với tên đầy tớ này. Thiên Chúa thường nhân từ với ta là tội nhân, nhưng ta lại thường có thái độ khắc nghiệt đối với anh em xúc phạm đến mình.
10/ “Xin vui lòng cho tôi khuất một kỳ hạn…”:
Lời khẩn khoản xin khất này cũng giống như khẩn khoản xin khất trên kia, chứng tỏ cả hai trường hợp đều có quyết tâm đền trả.
Matthêô muốn trình bày song song giữa con nợ để làm nổi bật nét tương phản giữa thái độ của ông chủ với thái độ của tên đầy tớ khắc nghiệt đối với con nợ. một bên khoan dung tha thứ, một bên khắc nghiệt độc ác với con nợ.
11/ “Y không nghe, bắt người bạn tống giam vào ngục”:
Ơ trong tù không phải là phương tiện tốt để con nợ có thể xoay sở mà hết trả nợ. nhưng người ta có thể lao động cưỡng bức để trừ dần món nợ, hoặc nhờ người nhà bán đồ đặc để lấy tiền trả nợ, hoặc xin bạn bè giúp đỡ. Ơ đây nói lên sự độc ác của tên đầy tớ chủ nợ đã không biết khoan dung với con nợ của mình như mình đã được ông chủ khoan dung tha nợ. cũng vậy, tội nhân muốn được khoan dung tha thứ, nhưng lại không muốn tha thứ cho anh em mình. đó al2 điều mâu thuẫn đáng phạt.
12/ “Các bạn y chứng kiến cảnh tượng ấy rất khổ tâm..”:
Diễn tả người có thành tâm thiện chí, có lòng tốt thì không thể chấp nhận sự ác tự do hoành hành. Vì thế họ đi thuật lại với ông chủ tất cả câu chuyện, để tìm cách chặn đứng sự ác.
13/ “Sao ngươi không chịu thương bạn như ta đã thương ngươi”:
Thiên Chúa là tình thương và Ngài đã làm gương mẫu đó qua hình ảnh ông chủ nợ nhân từ đối với đầy tớ mắc nợ ông tình thương tha thứ trở thành một điều kiện ta phải thực hiện để được tha thứ “xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha nợ cho những kẻ mắc nợ với chúng con” là vậy đó.
14/ “Chủ nổi giận trao ngươi cho lý hình”:
Việc không tha thứ cho nhau không những là điều độc ác với anh em mà còn phải bội lòng thương yêu khoan dung của Thiên Chúa nữa, khiến Người phải nổi giận, tức là khiến Người không thể tha thứ được nữa nên Người giáng phạt tội nhân.
Kiểu nói “Cho lý hình hành hạ” diễn ra một thứ hình phạt ghê rợn vô cùng.
15/ “Vậy Cha trên Trời cũng xử các con đúng như thế”:
Lời Chúa Giêsu kết luận về dụ ngôn trên nói lên điều kiện để được Chúa tha thứ tội lỗi , là ta phải thực lòng tha thứ cho nhau.
III.ÁP DỤNG :
A/Áp dụng theo Tin-Mừng :
Qua bài Tin-Mừng hôm nay, Giáo Hội muốn nhắn nhủ chúng ta phải có lòng từ tâm tha thứ những xúc phạm của tha nhân để xứng đáng được ơn tha thứ của Chúa.
B/Áp dụng thực hành:
1/Nhìn vào Chúa Giê-su :
Nghe giáo huấn của Người .
Thầy không bảo phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy : Chúa nhắc nhở ta phải tha thứ cho nhau, tha luôn mãi và tha luôn điều kiện. Việc tha thứ này là việc tha cho tội nhân chứ không phải tha tội, vì chỉ mình Thiên Chúa mới là người có quyền xét xử tội và phúc thôi.
Về vấn đề này : Nước Trời giống như ông vua kia : Chúa Giê-su dùng dụ ngôn này để giải thích về sự tha thứ cho nhau. Qua dụ ngôn này chúng ta nhận ra bài học như sau:
a. Bài học chính là :ai đã được Thiên Chúa tha thứ thì phải tha thứ cho nhau luôn luôn. Đoạn song song Lc 17,3-4, trong đó Chúa Giê-su bắt việc tha thứ lệ thuộc lòng hối cải, cho thấy việc tha thứ không phải là lời khích lệ thói xấu nhưng nhằn nâng đỡ bệnh nhân đứng lên.
b) Những bài học khác :
Dụ ngôn này cho thấy Thiên Chúa trong con người của vị vua, chủ nợ dù có quyền trên tôi tớ mình, nhưng vì trắc ẩn động lòng thương, đã bằng lòng không sử dụng quyền ấy và chịu mọi mất mát thiệt thòi.
Dụ ngôn nhắc lại đây là thân phận con người trước mặt Thiên Chúa, một con nợ không thể trả nổi, chúng ta chẳng bao giờ đền hết tội của mình đối với Chúa, nhưng nếu nhà vua quyết định tha cho con nợ chỉ vì ông chạm lòng thương xót” thì chúng ta cũng chỉ tha thứ nhờ lòng thương xót của Chúa ban ân xá hoàn toàn thôi.
Dụ ngôn này cho thấy ý nghĩa việc Thiên Chúa thứ tha: việc Thiên Chúa thứ tha cho ta là một ân huệ, ân huệ này đòi ta phải phát sinh một đời sống mới, nghĩa là phải giải bày ân huệ ấy bằng việc tha thứ cho anh em mình luôn mãi.
2/ Nhìn vào Phêrô
Đôi khi chúng ta cũng có lòng sốt sắng như Phêrô muốn tha thứ cho anh em mìn, nhưng sự tha thứ này vẫn có những giới hạn và có điều kiện vì nó còn ở ý riêng mình : tha 7 lần thôi, nhưng Chúa đòi ta phải tha thứ theo tinh thần của Chúa là vô giới hạn và vô điều kiện.
3/ Giáo lý về sự tha thứ :
a) Ngay từ trong Cựu Ước, giáo lý về sự tha thứ cho đồng loại dễ được Chúa nghe lời cầu xin đã được đề cao (Mc 28,1-7).
b) Luật báo thù tương đương “mắt đền mắt răng đền răng” đã được Chúa sửa lại bằng luật tha thứ và yêu thương (Mt 5,38).
c) Luật tha thứ này được Chúa ghi lại một trong tám mối phúc (Mt 5,7) và trong kinh lạy Cha như một điều kiện để được tha thứ tội lỗi(Mt 6,12).
d) Khi tha thứ đừng bận tâm về những bất công do tội lỗi người khác đã gây ra vì “oán phạt thuộc về ta. ta sẽ trả oán”(Rm 12,14)
4/ Mấy áp dụng thực hành:
a) Tha thứ là tham dự vào bản tính nhân lành của Thiên Chúa. Khi tha thứ không những ta không bị mất mát mà còn nâng giá trị bản thân minh lên cao nữa.
b) Cũng như lời đầy tớ trong Dụ ngôn được chủ đối xử nhân từ hơn điều họ có ý xin. Thiên Chúa vẫn đối xử với ta như vậy. ta cần tìm hiểu và ý thức sự cao sâu lòng nhân từ của Chúa.
c) Trong con người ta có khuynh hướng hay tìm báo thù bằng những hình thức khó nhận ra. nhờ xét mình nguyện gẫm, ta sẽ tìm được những hình thức đó và luyện tập để vượt thắng.
d) Khiêm tốn nhận biết mình có lỗi cần được Chúa tha thứ. Điều này dễ giúp ta dễ tha thứ cho người khác. trái lại càng tự phụ kiêu căng, càng khó tha thứ cho người khác.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10