Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật Tuần XXV Mùa Thường Niên (Mt 20:1-16a) | Giáo Phận Phú Cường

Chúng ta hãy nhớ rằng “dụ ngôn" là một thể loại văn chương rất xác đáng mà người ta không thể đọc bằng bất cứ cách nào cũng được. Trong một dụ ngôn, khác với lối văn phúng dụ, mọi chi tiết cụ thể không chứa đựng bài học : Phải tìm kiếm cao điểm của câu chuyện, ý nghĩa trung tâm của nó. Những chi tiết còn lại chỉ để tạo ra sự mạch lạc trong câu chuyện, tô điểm cho câu chuyện thêm thú vị đôi khi với sự hóm hỉnh khiến người ta phải chú ý, quan tâm...

Chú Giải Tin Mừng
Chúa Nhật Tuần XXV Mùa Thường Niên
TIN MỪNG: Mt 20:1-16a

Noel Quesson - Chú Giải

Dụ ngôn "những người thợ làm vườn nho vào giờ sau hết" rất nổi tiếng. Người ta thường phê bình dụ ngôn này, đưa ra những phán đoán chỉ trên bình diện con người theo sự công bằng xã hội và theo kinh tế. Về phương diện này, thái độ của vị Thầy chí thánh ít ra cũng rất kỳ lạ và khác thường. Một ông chủ xí nghiệp sẽ nói với bạn rằng theo gương ông chủ vườn nho chỉ có nước làm phá sản xí nghiệp. Một “công nhân" sẽ nói với bạn rằng không tôn trọng một tháng lương hợp lý căn cứ vào công việc thực tế được hoàn thành là việc không bình thường... và một ông chủ độc đoán như thế thật là bất xứng...Nhưng tất cả những lời giải thích này thì quá phiến diện chưa đạt đến sự thật. Rõ ràng Đức Giêsu không đề cao sự bất công xã hội. Phải có một cách đọc khác trong trang Tin Mừng nổi tiếng này. . . xứng đáng là một Tin Mừng !

Chúng ta hãy nhớ rằng “dụ ngôn" là một thể loại văn chương rất xác đáng mà người ta không thể đọc bằng bất cứ cách nào cũng được. Trong một dụ ngôn, khác với lối văn phúng dụ, mọi chi tiết cụ thể không chứa đựng bài học : Phải tìm kiếm cao điểm của câu chuyện, ý nghĩa trung tâm của nó. Những chi tiết còn lại chỉ để tạo ra sự mạch lạc trong câu chuyện, tô điểm cho câu chuyện thêm thú vị đôi khi với sự hóm hỉnh khiến người ta phải chú ý, quan tâm.

Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình...

Giờ đây, mọi sự bắt đầu như một câu chuyện có thật. Chúng ta đang ở Pa-lét-tin trời vừa tảng sáng. Những "thợ làm công nhật" trên quảng trường của ngôi làng chờ đợi người ta đến thuê làm công nhật, ngày này qua ngày khác. Tình trạng sống lây lắt qua ngày ấy thật thảm hại. Chúng ta phải ghi nhận điều đó nơi những con người không có việc làm ổn định : tình trạng này vẫn còn là tình trạng của hầu hết các người cha trong gia đình ở các nước Thế Giới Thứ Ba.

Tuy nhiên, dù phần mô tả đoạn đầu có thực tế đến đâu thì chúng ta cũng được báo cho biết ở đây điều quan trọng không phải là một bài học xã hội, nhưng là một mạc khải về Nước Trời. Vậy chúng ta hãy coi chừng.

Sau khi đã thỏa thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc Khoảng giờ thứ ba ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. Ông cũng bảo họ : "Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng. Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. Khoảng giờ mười một ông trở ra và thấy còn có những người khác đang đứng đó, ông nói với họ : "Sao các anh đứng đấy suốt ngày không làm gì hết ?". Họ đáp : 'Vì không ai mướn chúng tôi". ông bảo họ : "Cả các anh nữa hãy đi vào vườn nho !”

Nếu tính ra giờ hôm nay ông chủ đi ra tìm thợ từ sáng sớm, rồi lúc 9 giờ sáng lúc giữa trưa, lúc 3 giờ và lúc 5 giờ chiều. Vì thế chúng ta phải đoán ra rằng đây không phải là một ông chủ bình thường : không ai lại đi thuê thợ làm vườn trước lúc nghỉ việc chỉ có một giờ ! Đây là một "ông chủ" quan tâm sâu sắc đến bi kịch của những kẻ thất nghiệp ấy : "Tại sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết ?". Câu chuyện mà Đức Giêsu kể lại nhắc chúng ta rằng vấn đề thất nghiệp trầm trọng, than ôi, không chỉ là vấn đề của ngày hôm nay. Và nếu chúng ta dừng lại ở phần đầu của dụ ngôn này không để cho các thiên biến của ý thức hệ chi phối, thì chúng ta thấy Đức Giêsu mô tả một người đã nhân từ một cách tuyệt vời rồi : năm lần trong một ngày, ông không mệt mỏi, lo lắng đem lại việc làm, đồng lương, nhân phẩm... cho những người nghèo bị rơi vào cảnh khốn cùng.

Chúng ta không quên ghi nhận điệp khúc được nhắc lại : Hãy đi vào vườn nho Trong toàn bộ Cựu Ước, và do đó đối với các thính giả đầu tiên của Đức Giêsu, vườn nho là biểu tượng của "dân thiên Chúa” (I-sai-a 5,1-7 ; Giê-rê-mi-a. 2,21 ; Ê-đê-ki-en 17,6 ; Hôsê 10,1 ; Thánh Vịnh 78,9-16). Theo nghĩa này, vườn nho là nơi hạnh phúc, nơi Giao ước với Thiên Chúa, nơi mà Thiên. Chúa không ngừng mời gọi chúng ta bước vào. "Hãy đi vào vườn nho của tôi . . . Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh ! " (x. Mátthêu 25,21-23).

Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý : “Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất”.

Nói theo kiểu của con người thì chỉ bắt đầu từ lúc này trở đi, cậu truyện xem ra không có thật. Đây là dấu chỉ chúng ta phải đến gần “cao điểm" của dụ ngôn. Một cách rõ ràng hơn, ông chủ rất kỳ lạ này muốn rằng những người có công nhiều nhất với vườn nho phải làm chứng nhân - cho điều mà ông- chủ sắp làm cho những người vào sau hết : họ sẽ chứng kiến việc ông chủ trả lương cho những người khác, Tại sao ? Sẽ rất đơn giản nếu như ông chủ trả công cho người làm nhiều trước và để họ ra về trước.

Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một (5 giờ chiều) tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ : "Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt !”

Bản văn Hy Lạp dùng một chữ có nghĩa chính xác : "họ lẩm bẩm ". . . Đó là từ ngữ trong Kinh 'Thánh nói về những tiếng lẩm bẩm, cằn nhằn của dân ít-ra-en trong sa mạc (Xuất hành 16,9 ; Thánh Vịnh l06,25), nó diễn tả thái độ rất thường gặp của chúng ta khi chúng ta không hiểu những thử thách đang ập xuống chúng ta. . . khi chúng ta phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt khi chúng ta lên án Thiên Chúa. Những kẻ lẩm bẩm, cằn nhằn ấy trong dụ ngôn này vào thời Đức Giêsu, rõ ràng là các kinh sư và Pha-ri-sêu

họ không ngừng lẩm bẩm chống lại Đực Giêsu khi Người tiếp đón những "kẻ thu thuế, kẻ tội lỗi và gái điếm". Vào thời của Matthêu, những người "sau cùng" được đặt ngang hàng với những người "đầu tiên", đó là những dân ngoại được đưa vào trong Giáo hội ngang hàng với những người Do Thái bản địa. Ngày nay cũng thế, chúng ta còn nghe Đức Giêsu nói lại với chúng ta một cách mạnh mẽ rằng với Thiên Chúa, không có những người được ưu đãi, có đặc quyền. Những "người thợ của giờ sau cùng" được đối xử bình đẳng với những người đầu tiên hưởng nhờ Vườn nho của Thiền Chúa ! Trong Tin Mừng, Đức Giêsu thường đề cao giá trị của những người nghèo, những kẻ bị loại trừ, những người sau hết... những người tội lỗi ! Đối với những người cảm thấy khó chịu, lẩm bẩm, Đức Giêsu dám nói rằng đó chính là thái độ của Thiên Chúa... "giàu lòng thương xót " dives in miséricordia" theo một tước hiệu đẹp của một thông điệp của Đức Gioan Phaolô II.

Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ : Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa -thuận với tôi là một quan tiền sao ? Cầm lấy phần - của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao ? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức ?”

Không, chúng ta không còn ở trong một hoàn cảnh bình thường để rút ra những nguyên tắc về công bình xã hội chúng ta lắng nghe một "mạc khải thần học về những thái độ của Thiên Chúa. Đây là một chân dung tuyệt vời mà Đức Giêsu vẽ lại Cha Người cho chúng ta :

Một Thiên Chúa yêu mến mọi người, đặc biệt những người bị bỏ rơi, và muốn đưa họ vào "Vườn nho" của Người, trong hạnh phúc của Người.

Một Thiên Chúa tuôn đổ những ân huệ một cách dồi dào, Người "mời mọc" và "kêu gọi" mọi lúc, mọi tuổi? trong mọi hoàn cảnh. . .

Một Thiên Chúa mà lòng "nhân từ" không bị giới hạn bởi công nghiệp của chúng ta, và Người cho chúng ta nhiễu hơn cái mà chúng ta có được bởi những nỗ lực của riêng mình. Một Thiên Chúa gạt bỏ người nào cho rằng mình đặc quyền và ngăn cản người khác được hưởng những quyền lợi ấy..

Như thế Tin Mừng hôm nay công bố với chúng ta một chân lý chủ yếu của đức tin chúng ta mà Thánh Phaolô đã triển khai rộng ra trong các thư Rôma và Ga-lát : "Tất cả những ai tin đều được như thế . . . Thật vậy , mọi người đã phạm tội vạ bị tước mất vinh quang .Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không. . . Vậy thì hãnh diện ở chỗ nào ? Chẳng còn gì để hãnh diện. . . Thật vậy, chúng tôi nghĩ rằng : người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì luật dạy (Rôm 3,22-31).

"Hay vì thấy tôi tốt bụng mà bạn đâm ra ghen tức ?"

Dụ ngôn này phải đem lại một niềm hy vọng lớn lao cho biết bao bậc cha mẹ hôm nay nhìn thấy con cái họ từ bỏ đức tin. Đối với Thiên Chúa, không có gì mất đi mãi mãi Người còn đi ra thuê thợ cho đến phút chót. Không bao giờ Người đến quá muộn. Vả lại, chúng ta, hãy nhớ rằng Đức Giêsu không chỉ bằng lòng với việc "kể lại" câu chuyện này... Người còn áp dụng câu chuyện này vào cuộc sống khi ban Thiên dàng vào giây phút chót cho người trộm bị đóng đinh với Người. .

Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.

Thay vì giữ chặt chúng ta trên vẻ bề ngoài bất công, giờ đây chúng ta được mời gọi hãy vui mừng chỉ vì lòng nhân từ tuyệt vời của Cha chúng ta. "Anh em hãy có lòng thương xót như Cha anh em trên trời là Đấng xót thương". Từ' vài thập kỷ, yêu sách về sự công bình hay công lý trên thế giới đã có nhiều tiến bộ. Dĩ nhiên là không có Vấn đề quay lại đàng sau. Nhưng việc thế giới tiến bộ về hướng tình yêu thương và tấm lòng há chẳng cần thiết sao ? Đó là một chủ đề mà Đức Giáo Hoàng diễn tả trong một thông điệp của ngài :

"Trong thế giới hiện đại, ý thức về công lý trên bình diện rộng đã trỗi dậy... và Giáo Hội chia sẻ với nhân loại ở thời đại chúng ta ước muốn mãnh liệt, sâu xa và một đời sống công bằng ở mọi phương tiện…Tuy nhiên, người ta dễ dàng nhận ra những chương trình xây dựng trên ý tưởng công bằng khi đem ra thực hiện nhiều khi phải chịu sự biến dạng. . . bởi lòng oán hận, thù nghịch mà cả sự tàn ác. . Kinh nghiệm của quá khứ và của thời đại chúng ta chứng tỏ chỉ có công lý mà thôi không đủ, nếu người ta không cho phép một sức mạnh sâu xa hơn là tình yêu thương xây dựng đời sống con người..

Thế thì, chúng ta được trả về với sự chiêm ngắm lòng thương xót của Thiên Chúa : "Lòng nhân hậu là một sức mạnh đặc biệt của tình yêu còn mạnh hơn tội lỗi và sự bất trung..Trong một nghĩa nào đó , lòng nhân hậu ở vị trí đối lập với công lý của Người, và trong nhiều trường hợp tỏ ra mạnh hơn, căn bản hơn công lý" (Gioan Phaolô II).

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

“Hay mắt bạn ganh tỵ vì tôi nhân lành chăng”

I. Ý CHÍNH :

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại dụ ngôn ông chủ thuê thợ làm vườn nho, để trình bày việc vào Nước Trời không phải là một món tiền lương do công lao của con người, nhưng là một ơn nhưng không do lòng nhân lành của Thiên Chúa ban cho.

II. SUY NIỆM:

Dưới đây là những ý nghĩa dẫn bài học của dụ ngôn :

Chủ nhà là Thiên Chúa.

Vườn nho là Giáo Hội.

Thợ làm vườn nho là loài người.

Thợ vào làm vườn nho theo những giờ khác nhau là việc trở lại của mọi người : có người phụng sự Chúa từ đầu khi mới sinh ra người khác hiến thân phụng sự vào những tuổi khác nhau. Thiếu thời thanh niên, đứng tuổi về già. Một số chỉ trở lại sau khi chết.

Đồng tiền là tiền lương công nhật theo thánh Gioan Kim Khẩu thì đồng tiền đây là quyền được vào Nước Trời.

1/ “Nước Trời giống như chủ nhà kia”

thực ra Nước Trời không giống như chủ nhà kia, nhưng giống như toàn thể câu chuyện được kể, trong đó chủ nhà đóng vai chính.

“sáng sớm ra thuê người làm vườn nho”

bên Do Thái tới mùa hái nho, chủ ruộng thường ra ngã ba đường cái, hoặc ra chợ để thuê thợ và thường vào lúc sáng sớm. Ông chủ này xem ra có lòng bác ái đối với những người nghèo thất nghiệp, nên đã thuê thợ vào những giờ giấc khác nhau mà không tính toán hơn thiệt.

Điều này diễn tả Thiên Chúa muốn mời gọi mọi người gia nhập Giáo Hội để vào Nước Trời .

2/ “Khi đã thoả thuận với người làm thuê”:

thời Chúa Giêsu một đồng là tiền lương công nhật của một người thợ làm vườn nho, sự thỏa thuận ngay từ đầu này là quan trọng vì vào cuối dụ ngôn người chủ đã nhắc lại thỏa thuận này để cho những người đến trước biết rằng họ không bị thiệt hại gì và cũng để cho những người đến sau thấy rằng tuy họ không có quyền đòi công ột đồng như những người làm cả ngày, nhưng vì lòng nhân từ chủ đã thương nên cũng cho một đồng để họ có đủ sống và nuôi gia đình.

Thiên Chúa mời gọi mọi người vào Giáo Hội để được Nước Trời là tuỳ thuộc vào lòng nhân từ của Thiên Chúa chứ không phải do công lao của con người có nhiều hay có ít. Tuy nhiên Thiên Chúa rất nhân từ nhưng cũng rất công bằng chẳng để ai phải thiệt.

3/ “Khoảng giờ thứ ba..”

theo luật Do Thái thì một ngày được bắt đầu từ lúc mặt trời lặn. Vì thế, luật thánh hoá ngày sabat phải bắt đầu từ chiều hôm trước. Nhưng khi tính giờ, người ta lại tính từ lúc mặt trời mọc. Thời gian kể từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn chia ra làm 12 giờ. Vậy giờ 3,6,9 và 11 kể trong dụ ngôn tương đương với 9,12,15,17 giờ ta dùng hiện nay. Ngày lao động kết thúc lúc 18 giờ.

Câu này muốn diễn tả con người đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa gia nhập vào Giáo Hội để phụng sự Chúa theo những thời gian khác nhau : lúc mới sinh ra, khi lớn lên ,lúc về già, và thậm chí có khi ngay lúc chết nữa, tức là vào giờ phút cuối cùng của đời người.

4/ “Ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng”

Đây là lời ông chủ nói với những người thợ làm việc không đủ giờ công. Lời này muốn nói lên rằng ông chủ không thỏa thuận tiền lương một đồng với những người đến sau, mà chỉ nói trổng rằng “sẽ trả công xứng đáng” và những người thợ đến sau phải hiểu rằng lương của họ chỉ là một phần của đồng lương mà thôi.

Ơ đây muốn làm nổi bật việc ông chủ trả lương cho những người thợ đến sau cũng một đồng là do lòng nhân lành của ông chủ. Cũng vậy Thiên Chúa yêu thương những người lành và ban ơn cứu độ cho họ, thì người cũng nhân từ với những người tội lỗi có lòng ăn năn, vì người không muốn cho kẻ có tội phải chết. Đúng vậy lòng nhân từ của Chúa vượt lên trên sự công bằng có tính cách tính toán theo kiểu con người.

5/ “Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt cả ngày..”

những gn thợ này đang ở trong tình trạng thất nghiệp vì không ai thuê họ. Điều này muốn nói ông chủ thuê những người này làm vườn nho vào giờ cuối cùng là vì muốn cho họ có công ăn chuyện làm để nuôi sống họ chứ không phải vì nhu cầu công việc đòi hỏi.

Cũng vậy qua cử chỉ của ông chủ. Thiên Chúa muốn biểu lộ lòng nhân từ của người cách nhưng không chứ không phải vì công lao của con người.

6/ “Từ người đến sau hết đến trước hết..”:

Đây là việc có vẻ khác thường đối với tập tục thời bấy giờ. Thực ra thứ tự trả lương trước hay sau không quan trọng bằng đồng lương. Nhưng khi nêu điều đó lên, dụ ngôn chỉ có ý đề cao lòng nhân từ của ông chủ đối với người đến sau. Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho những tội nhân trở về vào cuối đời là do lòng nhân từ của người.

7/ “ Vậy những người làm vào giờ thứ 11…tới phiên những người tới làm trước …cũng chỉ lãnh mỗi người một đồng”:

ai phụng sự Thiên Chúa, tức là những người vào làm vườn nho cho ông chủ đều có quyền được vào Nước Trời. Ơ đây muốn nói đến việc đối xử như nhau.

8/ “Đang khi lãnh tiền họ lẩm bẩm trách chủ nhà”:

những người thợ đến làm từ đầu thiệt thòi tới hai chuyện

vất vả suốt ngày, trong lúc những người đến sau chót chỉ làm việc có một tiếng đồng hồ.

Làm việc dưới cơn gió nóng cháy, trong lúc người đến sau lại được hưởng khí trời mát mẻ ban chiều.

Đó là lý do khiến người thợ đến trước đưa ra để đòi lương cao hơn.

Thật ra những lý do này đã nằm trong thoả thuận với ông chủ rồi, vì làm một ngày được trả một đồng lương, do đó những người này không có quyền dựa vào đó để đòi lương cao hơn. Ơ da96y biểu lộ tâm trạng phân bì, ganh tỵ, không muốn cho ai hơn mình. Điều này trái ngược với lòng nhân từ của Thiên Chúa.

9/ “Này bạn tôi không làm thiệt hại bạn đâu”:

Này bạn : lời xưng hô này của ông chủ tỏ ra dịu dàng, nhân từ, khác hẳn lời nói cứng cỏi của mấy người thợ nói lẩm bẩm “ông kể họ bằng chúng tôi sao ?

tôi không làm thiệt hại bạn đâu : việc trả lương một đồng cho người thợ đến trước không gây thiệt hại gì cho họ vì đó là tiền lương đã thoả thuận lúc ban đầu.

10/ “Tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao?”

việc trả lương cho người đến sau cũng một đồng tiền lương là do ý muốn của ông chủ chứ không phải do công lao của người thợ.

Cũng vậy việc biểu lộ lòng nhân từ là tuỳ thuộc ý muốn của Thiên Chúa chứ không phải do công lao của con người xứng đáng. Ơ đây Chúa muốn nhắn nhủ đừng ganh tỵ với tha nhân vì thấy Chúa nhân từ với tha nhân như đã nhân từ với mình.

11/ “Hay mắt bạn ganh tỵ vì tôi nhân lành chăng ?”

đây là câu nói then chốt của dụ ngôn. Thái độ cư xử đặc biệt của ông chủ không phải là do tính kỳ quặc, hay thay đổi hoặc bất công nhưng chỉ do hiệu quả của lòng nhân từ mà thôi.

Quả vậy ông chủ đã chẳng làm thiệt hại cho người đến trước vì đã trả lương theo đúng thỏa thuận nhưng chỉ muốn tỏ lòng nhân lành đối với những người đến sau nên cũng trả lương bằng người đến trước. Chúa khuyên ta phải biết đón nhận lòng nhân từ của Thiên Chúa đừng dùng cách thế của loài người mà phê phán công việc của Người.

12/ “Kẻ sau hết sẽ lên trước hết”:

câu này xem ra không ăn hợp với dụ ngôn vì trong dụ ngôn này, vấn đề sau hay trước không quan trọng. Những người làm việc từ sáng sớm không phàn nàn vì mình lãnh sau, nhưng phàn nàn vì người đến trước và người đến sau cùng được lãnh công bằng nhau. Đối với thợ việc lãnh lương trước hay sau không ăn thua gì, tiền công mới là điều đáng kể.

Vì thế dụ ngôn này không nói tới việc đảo lộn địa vị nhưng nói tới việc đối xử như nhau để nhấn mạnh về lòng nhân hậu của Thiên Chúa.

III.ÁP DỤNG :

A/ Áp dụng theo Tin Mừng :

Qua bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội muốn nhắc bảo chúng ta phải biết đón nhận ơn Chúa, chứ đừng dùng cách thế của loài người mà phê phán công việc của Thiên Chúa.

B/Áp dụng thực hành:

Chúa Giêsu dùng dụ ngôn này để giáo dục chúng ta qua các nhân vật trong dụ ngôn :

1/Nhìn vào ông chủ :

Ông chủ này có lòng nhân lành vì ông chủ thuê thợ làm việc không phải chỉ vì nhu cầu của công việc, nhưng vì muốn cho người thợ nào cũng có công ăn việc làm để bảo đảm đời sống, vì thế ông đã trả lương thợ đồng đều mà không tính hơn thiệt.

Những ơn lành phần hồn và phần xác mà ta đang được là do lòng nhân từ của Thiên Chúa. Những ơn đó vượt xa những gì chúng ta đáng được. Vì thế suốt đời chúng ta phải là những bài ca tạ ơn.

Lòng nhân lành của ông chủ không bị lệ thuộc vào khế nào hay ranh giới gì, nhưng chỉ là lợi ích của người đón nhận. Thiên Chúa ban ơn cho ta không phải vì công lao xứng đáng của ta bằng vì lợi ích phần rỗi của ta. Hiểu như vậy ta phải khiêm nhường đón nhận ơn Chúa mà kiêu căng tự mãn.

Noi gương ông chủ, chúng ta phục vụ mà không đòi điều kiện, nhưng vì lợi ích mà người phục vụ thôi.

2/ “Nhìn vào đám thợ đến trước”

Họ lẩm bẩm vì thấy ông chủ xử tốt với nhóm thợ đến sau.

Trong cuộc sống chúng ta thường phải chịu cái tật xấu của người khác. Nhưng ngay khi cả những ưu điểm hay đặc ân và những sự may mắn của người khác cũng làm cho ta khó chịu đến ghen tuông, so sánh…Sự khó chịu này đôi khi còn nặng hơn chịu đựng tật xấu nữa. Những khi đó ta nên suy gẫm lại dụ ngôn này.

Họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn:

Trong vườn nho Chúa ta nên đến sớm hay đến muộn ? tất nhiên là nên đến sớm, vì điều lợi trước tiên là được yên tâm do có công ăn việc làm, tránh được cái lo thất nghiệp vì không có ai thuê. Đối với Chúa vấn đề không phải là làm trước hay làm sau , theo Chúa sớm hay muộn, mà khi được mời, ta có nhận làm cho Chúa hay không ?

3/ “Nhìn vào đám thợ đến sau”:

nếu trong xã hội có nhiều người không tôn thờ Thiên Chúa hặc đã lỗi phạm luật Chúa trong những điều kiện nặng mà không thấy bị phạt, trái lại họ được ức khỏe, danh vọng thành công,..thì ta đừng lấy đó làm cớ vấp phạm, vì Thiên Chúa ban ơn cho ta tuỳ Người muốn, kể cả những người không giữ luật Chúa. Khi đối xử như vậy, Chúa không phạm đến quyền lợi của kẻ khác.

Thiên Chúa thích tỏ ra nhân hậu ngay cả những kẻ vô ơn với Người.

Những người thợ đến làm từ sáng sớm, là những tín hữu đã trung thành với đức tin suốt đời, quả là những người được Thiên Chúa ưu đãi so với những kẻ chỉ đến với Chúa vào cuối đời, vì họ kinh nghiệm được niềm vui và sự an lòng vì biết mình ở trong tay Thiên Chúa./.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10