Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần IV Mùa Chay (Ga 5:1-16) | Giáo Phận Phú Cường
Chúng con cũng ghi nhận rằng, tự nhiên Chúa lại bước sang lãnh vực đó. Những phép lạ thể lý là một thứ dẫn nhập. Cuộc chiến đấu đích thực của Chúa là chống lại sự dữ của tội lỗi. Chúa đã xóa bỏ tội lỗi trần gian, xin thương xót chúng con. Tôi có muốn thực sự được cứu chữa khỏi sự dữ, khỏi thứ bệnh tê liệt đó không?..
Chú Giải Tin Mừng
THỨ BA TUẦN IV MÙA CHAY NĂM A
TIN MỪNG: Ga 5:1-16
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : Ed 47,1-9.12
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu chữa lành một người bất toại, gần bên hồ. Đây là chủ đề về nước sông, nước ban sự sống. Hãy nghe mạc khải này trong viễn tượng của ngôn sứ Edêkiel.
Trong những ngày ấy, Thiên thần dẫn tôi đến cửa nhà Chúa và đây nước chảy dưới thềm ! nhà Phía hướng đông...
Đừng coi các chi tiết theo nghĩa vật chất. Đây là những hình ảnh biểu trưng.
Ở đây Chúa loan báo thời kỳ huyền diệu : 'Từ đền thờ vọt ra dòng nước, lớn dần, lớn dần thành dòng sông lớn. Ra một ngàn thước tây, dòng nước ngập mắt cá chân ngôn sứ…hai ngàn thước tây, nước dâng tới đầu gối . . . và mau chóng, dòng nước không thể lội qua được, dồi dào.
Thiên Chúa không giữ lại các ơn phúc Người. Người đổ tràn lênh láng.
Tôi dùng hình ảnh của dòng sông lớn dần, để gợi lên các ân phúc mỗi ngày lan tràn , trên nhân loại, trên tôi...
Thiên Chúa không ngừng tràn đổ vào tay tôi sự sống Người.
Tôi chú ý tới điều đó thế nào ? Tôi đáp trả thế nào ?
Hỡi người hắn ngươi đã xem thấy.
Phải, tôi thường không thấy.
Lạy Chúa, xin cho con thấy.
Hôm Nay, con cố nhìn thấy dòng sông ơn thánh này.
Chiều nay, trong kinh nguyện, con cố ôn lại, và dâng lời “tạ ơn”.
Tôi thấy hai bên suối có nhiều cây cối... Mọi Thứ cây ăn trái sẽ mọc lên, lá của nó sẽ không khô héo... mỗi tháng nó có trái mới.
Viễn tượng thần tiên. Đây là sự khởi đầu lại của địa đàng : sa mạc Giuđa, phía Nam Giêrusalem, phủ đầy cây sự sống Chúng không chỉ cung ứng “một” mùa thu hoạch, nhưng “mười hai" mùa... mỗi tháng một mùa ! Dứt khoát, không còn đói.
Đây là một giấc mơ.
Có thật không ?
Ngược lại, con không thể ngăn được ý nghĩ về những người đang đau khổ, thiếu nước uống, không có trái cây, những người cả đời kéo dài trong nỗi khốn cùng. Lạy Chúa, xin hãy thực hiện lời Chúa hứa.
Nước này chảy về phía cồn cát... chảy ra biển, biến mất trong biển và trở nên nước trong sạch. Tất cả những sinh vật sống động, nhờ suối nước chảy qua, đều được sống.
Phải nhìn thấy “Biển chết " và quang cảnh điêu tàn của nó để hiểu được sự biến thái đã được hứa. Nước của biển này, đúng là “chết" vì quá mặn đến nỗi không con cá nào sống được ở đó và các vùng phụ cận đều chết.
Vậy đây là một dòng nước mới có sức tái sinh, phục sinh các sinh vật. Đây là nước ban sự sống.
Phép rửa tội là dấu chỉ của điều đó. Thật vậy, tại sao chúng ta lại không tin vào sức mạnh thần linh này ? Chúa lại không có thể biến đổi sa mạc lòng chúng ta nên những khu vườn nở rộ sự sống sao ?
Lạy Chúa, xin thấm nhiễm cuộc sống chúng con bằng sự sống Chúa.
Phép rửa tội là nguồn sự sống. Con sẽ làm thế nào để nó nở rộng hơn ? hoan hỉ hơn ? sống động hơn ?
BÀI TIN MỪNG : Ga 5,1-16
Sông Nước, biểu tượng của sự sống : Phép rửa.
Trong những tuần cuối cùng của Mùa chay, Giáo Hội trình bày cho chúng ta những bài đọc được trích ra từ Tin Mừng theo thánh Gioan. Đây là cuộc chuẩn bị cuối cùng cho các dự tòng sắp lãnh nhận Thanh tẩy dịp lễ Phục Sinh. Và đây cũng là thời gian chuẩn bị cho mọi người chúng ta, đang muốn lập lại những lời cam kết khi lãnh nhận Bí tích rửa tội trong đêm Phục sinh. Chúng ta hãy suy nghĩ về biểu tượng của nước.
Giêrusalem, gần cửa chiên, có một hồ nước... Nhiều người đau ốm, đui mù! Què quặt bất toại nằm la liệt ở đó.
Một nhân loại đau khổ . Một nhân loại tự biết mình “luôn bị sụt giảm " về thể lực. Một nhân loại hằn bên. Những tai ương và bệnh tật.
Ớ đó có một người đau ốm đã ba mươi tám năm. Đức Giêsu thấy anh ta nằm ở đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói : “Anh có muốn khỏi bệnh không?
Đức Giêsu “biết" Người chia sẻ , từ bên trong nỗi đau khổ của người này. Tuy thế , Người đặt một câu hỏi… Tại sao Người làm thế ?
Câu trả lời xem ra rất hiển nhiên.
Anh có muốn không ?
Đó là câu hỏi mà hôm nay Đức Giêsu vẫn luôn đặt ra.
Anh có muốn được thanh tẩy không ?
Mọi phép rửa đều bắt đầu như thế.
Qua việc cứu chữa, tượng trưng cho Phép rửa trên đây Đức Giêsu quả quyết rằng, đời sống Kitô hữu trước hết là một sự đáp trả của tự do chúng ta. Tôi có muốn sống không ? Tôi có muốn được cứu chữa không ? Tôi có muốn đón nhận hồng ân của Chúa không ?
Bệnh nhân đáp lại : “ Thưa Ngài, tôi không có ai đem tôi xuống hồ”.
Đây lại là một biểu tượng nửa. Nỗi đau khổ lớn lao, là "không có người giúp trước hết, sự cứu giúp, đó là tình yêu là cần có một người nào đó !
Trong câu Tin Mừng trên, phải chăng hàm chứa một tiếng kêu gọi ?
Hôm nay, ai đang kêu gọi tôi ?
Đức Giêsu bảo : “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi !".
Đối với người tê liệt, đây là khởi đầu một cuộc sống mới.
Xét về phương diện thiêng liêng, đó cũng là ý nghĩa đời sống mới của những kẻ được thanh tẩy : Thiên Chúa muốn “một con người đứng thẳng”, “một con người tiến lên” Tội lỗi là một thứ bệnh tê liệt.
Chúng ta không đơn độc đống đời Kitô hữu này, để từng ngày dự cuộc giao chiến trên. Đức Giêsu vẫn ở đó, kề bên chúng ta, như Người đã ở bên cạnh người tê bại.
Nếu tôi từ chối Lời của Đức Giêsu nếu tôi không muốn Người cứu sống, tôi sẽ không có ai cả... tôi sẽ nằm như người tật nguyền bên bờ hồ, không thể làm gì được hết.
Thật là mầu nhiệm của ơn thánh. Đời sống Kitô hữu là một nếp sống con người bình thường, được sự sống của Đức Kitô thêm vào.
Lạy Chúa, xin hãy đến cầm tay con…ban cho con ý chí tiến lên.
Những người Do Thái hỏi anh : "Người nào đã chữa anh khỏi bệnh ?”.
Đó là một câu hỏi luôn phải được nêu lên. Tất cả đều tùy thuộc vào câu hỏi đó. Nếu Người chỉ là một con người. Người không thể nào giúp đỡ ta cách sâu sắc như thế. Nhưng chúng ta biết, Người luôn mang trong mình chính sức mạnh của Thiên Chúa.
Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa.
Chúng con cũng ghi nhận rằng, tự nhiên Chúa lại bước sang lãnh vực đó. Những phép lạ thể lý là một thứ dẫn nhập. Cuộc chiến đấu đích thực của Chúa là chống lại sự dữ của tội lỗi. Chúa đã xóa bỏ tội lỗi trần gian, xin thương xót chúng con. Tôi có muốn thực sự được cứu chữa khỏi sự dữ, khỏi thứ bệnh tê liệt đó không?
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Đức Giêsu chữa một người bất toại 38 năm ở hồ Bết-da-tha
HOÀN CẢNH:
Trong chương 5 của Tin Mừng thánh Gioan trình bày gồm ba phần như sau:
-5,1-9: phép lạ Chúa chữa người bất toại.
- 5,10-18: Những sự việc xảy ra sau phép lạ
- 5,19-47: Huấn từ của Đức Giêsu về công việc của Chúa Con.
Bài Tin Mừng hôm nay chỉ ghi lại phần đầu.
Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại phép lạ Đức Giêsu chữa lành một người bất toại tại hồ Bét-da-tha, để trình bày về sứ vụ cứu thế của Người.
TÌM HIỂU:
1-2a “Nhân dịp lễ của Người Do Thái …”:
Hai câu này mở đầu cho đoạn Tin Mừng hôm nay, giới thiệu về nơi chốn và hoàn cảnh của câu chuyện.
5-9 “Ở đó có một người đau ốm …”:
Những câu này ghi lại diễn tiến của phép lạ:
C.5: Giới thiệu bệnh nhân được Chúa chữa lành: Người bệnh này đau khổ và ở trong tình trạng bất lực vì thất vọng, không tự mình xuống hồ được và cũng chẳng có ai giúp đỡ.
- 6-9: Diễn tiến phép lạ:
+ “Đức Giêsu thấy anh ta nằm đấy” : Diễn tả một hành vi khởi xướng và thương xót của Chúa.
+ “Đức Giêsu biết anh’: Diễn tả tâm tình của Chúa thấu hiểu và thông cảm nỗi đau của bệnh nhân.
+ “Anh có muốn khỏi bệnh không?” : Câu hỏi không phải để được trả lời, nhưng để khơi dậy đức tin và tôn trọng sự tự do đón nhận của bệnh nhân.
+ “Bệnh nhân đáp” : Trình bày về thân phận đau khổ trong cô đơn và bất lực của mình.
+ “Đức Giêsu bảo: anh hãy chỗi dậy …’: Đức Giêsu tỏ bày quyền năng trong lời nói, khiến bệnh nhân được lành.
+ “Bệnh nhân được khỏi bệnh và vác chõng mà bước đi”: Hiệu quả của lời Chúa. Phép lạ này nhấn mạnh về lòng thương xót của Chúa hơn là đức tin của bệnh nhân. Vì người này khỏi bệnh rồi mới chỗi dậy, vác chõng và bước đi.
10-16 “Hôm đó là ngày sa-bát …”:
Những câu này ghi lại những sự việc xảy ra sau phép lạ:
+ Phép lạ xảy ra vào ngày sa-bát: là ngày chiếu theo luật thì không được chữa bệnh. Việc vác chõng trên vai mà đi của người bệnh được chữa lành, là cái cớ cho người Do Thái chống đối Đức Giêsu.
+ Trong cuộc đối thoại giữa bệnh nhân và người Do Thái cho ta thấy: cả hai bên đều thấy sự việc khỏi bệnh, vác chõng và đi trong ngày sa-bát; nhưng không biết nguyên nhân bởi đâu; Thiên Chúa chưa tỏ ra thì con người chưa thể biết được.
+ Cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và người Do Thái, Người cho thấy Người là “Chúa” của ngày hưu lễ. Mà theo quan niệm Do Thái thì chỉ mình Thiên Chúa là Chúa của ngày hưu lễ. Như vậy ở đây Người tự giới thiệu là Đấng Thiên Sai, đồng bản tính với Chúa Cha. Chính vì lý do này mà người Do Thái tìm cách giết Người.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
Nhìn vào Chúa Giêsu:
a) Xem việc Chúa làm:
* Chúa Giêsu thấy, biết và nói trong việc chữa lành bệnh nhân bất toại này. Những việc này có giá trị tỏ bày Người chính là Thiên Chúa, đã xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại.
Người tông đồ khi thi hành sứ vụ cần phải dùng những việc làm: thấy, biết, nói và hành động để tỏ bày lòng thương yêu cứu độ của Thiên Chúa đối với tha nhân.
Trong việc tông đồ, chúng ta cần quan sát để hiểu, cần biết để thông cảm và cần dùng lời nói và việc làm để phục vụ tha nhân.
* Đức Giêsu chữa bệnh xong, Người tìm gặp bệnh nhân nơi Đền Thờ để dạy dỗ anh đừng phạm tội nữa.
Người tông đồ khi phục vụ tha nhân những nhu cầu tự nhiên về phần xác, thì cũng cần lưu tâm giúp về phần hồn để họ sống tốt hơn, thánh thiện hơn.
* Chúa chữa bệnh trong ngày sa-bát, để bày tỏ Người là chủ ngày đó.
Ngoài việc tham dự thánh lễ và kiêng việc xác, chúng ta cần gia tăng nhiều việc thiện, bác ái trong ngày Chúa Nhật để tôn vinh Chúa.
b) Nghe lời Chúa nói:
* “Anh có muốn khỏi bệnh không ?”: Chúa tôn trọng quyền tự do của người mình phục vụ.
Người tông đồ cần tránh thái độ, cử chỉ, việc làm có tính chủ quan, độc đoán, hách dịch mà phải biết noi gương Chúa tôn trọng phẩm giá và sự tự do của người mình phục vụ.
* Này, anh đã được khỏi bệnh, đừng phạm tội nữa”.
Phục vụ tha nhân về những nhu cầu tự nhiên, nhưng quan trọng hơn vẫn là những nhu cầu tinh thần và tâm linh: an ủi, khích lệ, nâng đỡ, dạy dỗ, …
2. Nhìn vào bệnh nhân:
- Người bất toại sống cảnh chịu đựng lâu năm, bất lực vì không tự mình xuống hồ nước, và cô đơn không ai giúp đỡ. Nhưng chính anh đã được Chúa Giêsu, đích thân Người đến để chữa anh được khỏi và chỉ vẽ cách sống xứng đáng làm con Chúa, là không phạm tội nữa.
Khi gặp đau khổ, cô đơn, bất lực, chúng ta đừng buông xuôi, chán nản, tiêu cực, thất vọng, nhưng hãy tin tưởng vào quyền năng và tình thương của Chúa bằng cách sống tốt, sống thánh trong thân phận mình.
Người tông đồ khi phục vụ, không đợi người ta đến với mình, nhưng phải tự nguyện đến trước, nhất là những ai đang ở trong hoàn cảnh bất lực, cô đơn …
- Người bệnh không biết Chúa là ai, nhưng vẫn tin vào thi hành lời Chúa dạy: vác chõng và bước đi.
Những lúc khô khan nguội lạnh, không biết nói gì với Chúa, chúng ta bắt chước người bất toại này, nhớ lại Lời chúa nói, rồi tin tưởng và đem ra thực hành.
- Người bệnh sau khi được khỏi, rao giảng về chúa theo sự hiểu biết của mình.
* Lúc đầu chỉ giới thiệu về Chúa như một thầy thuốc: Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với tôi “Anh hãy vác chõng và đi”.
* Sau khi gặp Chúa ở Đền Thờ, anh biết Người và nói cho người Do Thái biết, người chữa bệnh cho anh chính là Đức Kitô.
Người tông đồ rao giảng về Chúa theo sự hiểu biết của mình, nhưng cần tìm hiểu, học hỏi về Chúa luôn mãi, để nói về Chúa cách hiệu quả cho người khác.
3. Mùa chay giúp chúng ta tin tưởng vào tình thương cứu độ của Chúa để tích cực và mau mắn thực thi lời Chúa mỗi ngày.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10