Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần IX Mùa Thường Niên (Mc 12:13-17) | Giáo Phận Phú Cường
Khi người ta tin vào Thiên Chúa, hiển nhiên là người ta tin rằng Thiên Chúa không thể muốn có sự dữ : ai yếu thì chỉ muốn sự lành cho người mình yêu... mà Thiên Chúa là tình yêu tuyệt đối; là Cha tuyệt hảo. Dầu vậy, sự dữ hiện hữu trong thế gian, xem ra đi ngược với niềm xác tín này. Sự dữ kéo Thiên Chúa vào cuộc ! Và thật tự nhiên, phản ứng trước hết của chúng ta là phản kháng...
Chú Giải Tin Mừng
Thứ Ba Tuần IX Mùa Thường Niên
TIN MỪNG: Mc 12:13-17
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : NĂM LẺ : Tb 2,10-23
Xảy ra trong một ngày nọ, Tôbia đi chôn xác mệt nhọc, trở về nhà, ông liền nằm ngủ bên vách tường, thì phân nóng từ tổ chim én rơi xuống mắt ông, khiến ông bị mù.
Trước hết, ta thán phục nghệ thuật của người kể truyện. Đây là một cảnh tượng người ta nhớ đời, khi đã nghe kể một lần, nó thật chính xác và sống động.
Bài đọc thứ nhất : những người công chính được dự phòng một cách giả tạo cho khỏi sự dữ. Thiên Chúa không can thiệp vào các định luật trong vũ trụ để thực hiện những ngoại lệ. Sự bất ngờ của tai nạn kỳ quái này gợi lên mà không cần lý luận dài dòng rằng không nên qui trách cho Thiên Chúa về bao nhiêu là những thử thách xảy tới, như việc đó chỉ do cái oái oăn của những hoàn cảnh bình thường nhất.
Bài học thứ hai : Sự trung thành của chúng ta đối với Thiên Chúa diễn ra trong những biến cố tầm thường nhất. Cái thông thường hơn các đại biến trong vũ trụ đã được loan báo trước, đó là những trái nghịch thường ngày, xảy tới rất giản dị từ thân phận con người Từ "phân nóng rơi xuống mắt” Thường là tốt đẹp khi giải tỏa bớt nét bi thảm, nếu có thể tới một chút khôi hài, của nhiều sự việc xảy đến cho chúng ta nhưng sự việc thuộc về cùng một trật tự đó : Nhiều khi nước Thiên Chúa có cùng một tỉ lệ đó : Nhưng sự kiện có dáng vẻ nhỏ bé. Có thể không xảy ra. Khiêm tốn, thực tiễn. Chấp nhận sâu xa sự hiện hữu ngẫu sinh của chúng ta như các tạo vật hữu hạnh.
Chúa cho phép ông chịu thử thách như thế, để nêu gương nhẫn nại cho hậu thế .
Bài học thứ ba : Sự dữ xảy ra đôi khi có thể biến nên sư lành. Tác giả quả quyết rằng : Thiên Chúa đã không “muốn” có sự kiện rụng rời này. . . Người “cho phép " để giá trị của Tôbia lớn lên.
Khi người ta tin vào Thiên Chúa, hiển nhiên là người ta tin rằng Thiên Chúa không thể muốn có sự dữ : ai yếu thì chỉ muốn sự lành cho người mình yêu . . . mà Thiên Chúa là tình yêu tuyệt đối; là Cha tuyệt hảo. Dầu vậy, sự dữ hiện hữu trong thế gian, xem ra đi ngược với niềm xác tín này. Sự dữ kéo Thiên Chúa vào cuộc ! Và thật tự nhiên, phản ứng trước hết của chúng ta là phản kháng.
Nhưng điều nói tới là cần tìm thấy trong Đức tin của chúng ta niềm xác tín này là Thiên Chúa chỉ “cho phép " điều đó nhằm rút tỉa ra : lợi ích lớn lao hơn. Đó là điều Tôbia đã sống.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con nhìn ra điều này là Chúa muốn làm phát sinh sự lành từ những thử thách xảy đến với chúng con, hoặc bởi những luật tự nhiên, hoặc bởi lầm lỗi của vài người nào đó; hoặc bởi chính lỗi lầm của chúng con.
Trọn chủ đề về ơn cứu rỗi đã có ở đó : Thá`nh giá biến thành sự Phục sinh, sự chết bị khuất phục bởi sự sống.
Ong có lòng kính sợ Thiên Chúa : Tuy bị mù lòa, ông cũng không phiền trách Thiên Chúa. Trái lại, ông vẫn một lòng kính sợ Thiên Chúa, và tạ ơn Chúa hàng ngày trong đời ông.
Chúng ta cảm thấu tướng thuật nhằm giáo huấn này. Nó quá đẹp.
Thường chúng con không dễ chấp nhận thử thách. Nlưng cuối cùng, thái độ tốt đẹp nhất, như các tín hữu, lại không phải là thái độ trung thành sao ? Lạy Chúa, xin giúp chúng con giữ được niềm trông cậy trong đêm tối khi chúng con không thấy gì khi mắt xác thịt chúng con trở thành mù lòa. Lạy Chúa, xin. thêm ánh sáng nội tâm cho chúng con, ánh sáng đã soi tỏ cuộc đời Tôbia.
Còn bà vợ của ông là bà An na, hàng ngày đi dệt vải, hễ kiếm được gì bởi tay mình làm để nuối thân, bà đem về, bởi đó có lần bà nhận được một con dê đem về nhà ; khi ông chồng nghe tiếng dê be be, liền nói : "Coichừng... kẻ lo phải của ăn trộm đó. Hãy dắt đem trả cho chủ nó".
Sự trung thành của ông không chỉ có giá trị đối với Chúa. ông còn giữ cả sự tế nhị của lương tâm đối với người ta.
Bà vợ ông nổi giận, nguyền rủa ông.
Không có thử thách nào tồi tệ hơn là sự bỏ rơi này.
Bài đọc II : NĂM CHẴN : 2 Pr 3,12-15.17-18
Thưa anh em, anh em hãy nóng lòng trông đợi ngày Chúa đến.
Niềm hy vọng là : ‘Trông đợi ngày Chúa đến”. Nếu ít ra các Kitô hữu. thật sự sống trong niềm hi vọng như thế ? Than ôi thường chúng ta sống mà không trông đợi gì. Và chúng ta thất vọng. Phải hành động vội vã cho ngày Chúa đến này. Hành động cho ngày thế mạt. Sống hướng về ngày “vương quốc Thiên Chúa” xuất hiện.
Ngày đó các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ và ngũ hành sẽ chảy tan ra trong lửa hồng.
Các từ trên gợí lên cho ta một cuộc tàn phá toàn bộ : Chúng lưu ý ta rằng người ta không liên tục đi ít thế giới này qua thế giới kia. Thế giới của Thiên Chúa không phải chỉ là một cột nối tiếp thế giới loài người. Không nên tưởng tượng rằng, cuộc sống vĩnh cửu như là một : sụ nối liền với cuôc sống hữu hạn. Không nên tưởng tượng rằng, ơn cứu độ của Thiên Chúa đơn thuần như ở một tán dương cuộc thăng tiến và văn minh nhân loại. Phải có gián đoạn.
Người ta đi từ “ngày của con người ". . . đến "ngày của Thiên Chúa " cũng sánh như đốt phá một thành để xây lại một thành khác hoàn toàn mới.
Chúng ta đừng khó chịu vì cách nói bi quan lộ liễu này. Đàng khác, đó cũng là những hình ảnh mà ta không nên hiểu theo nghĩa đen. Trái lại, các từ đó gợi lên cho ta một niềm hy vọng phi thường : Đúng vậy, để đạt đến ngày xuất hiện căn bản của thế giới Thiên Chúa, một thế giới đầy công bình, toàn mỹ, tình thường, thánh thiện... thì cần phải tiêu diệt toàn diện mọi bất công, moi xấu xa, mọi ích kỷ, mọi sự dữ. .
Lạy Chúa, ngay từ bây giờ, xin cho chúng cũng dự phần vào thế giới mới mẻ này.
Bởi vì theo lời Chúa hứa, chúng ta mong đợi thời mới đất mới, nơi công lý ngự trị.
Không có gì là bi quan trong đó hết. Trái lại, đó là một sự mong đợi đầy hoan lạc và sinh động có khả năng thúc đẩy nhiệt tình và mang lại cho mọi hoạt động của ta một ý nghĩa.
Các Kitô hữu, thay vì nhẫn nhục chịu đựng phải trở lên những người trước tiên làm triển nở công lý trên mặt đất để nó sẽ ngự trị khải hoàn trong cõi đất mới được Thiên Chúa hứa ban, Thiên Chúa là sức mạnh sống động của sự đổi mới, của công cuộc canh tân này. Cái hoàn hảo không theo sát tay nhưng ở phía trước ta . Cái hoàn hảo không ở trong quá khứ, mà ở trong tương lai. Trời và đất đã rất tốt đẹp nhưng mới chỉ là một bức họa lu mờ đối với sự kỳ diệu sẽ xảy đến trong cõi trời mới đất mới.
Thưa anh em thân mến, trong khi mong đợi ngày đó, anh em phải cố gắng sao cho Đức Kitô anh em tinh tuyền không chi đáng trách, và sống bình an.
Không phải một cuộc mong đợi thụ động “phải cố gắng”… Về phần Người , Đức Kitô cũng mong đợi cái gì đó nơi ta : sự tinh tuyền. Một cuộc sống tinh tuyền, một phẩm vật tinh tuyền, một hành động tinh tuyền, nghĩa là khả dĩ trở nên người hoàn hảo, không vết nhơ. Lạy Chúa, xin giúp chúng con đạt đến mức hoàn hảo này nhờ Chúa trông đợi nơi chúng con.
Anh em hãy coi chừng... đừng để bị lôi cuốn vào lầm lạc. Đừng cởi bỏ lòng dốc quyết. Hãy lớn lên trong sự hiểu biết Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu Chuộc chúng ta . Xin kính dâng Người vinh quang và cho đến muôn đời.
Hãy cầu nguyện theo các lời diễn tả này.
Bài Tin Mừng : Mc 12,13-17
Các địch thù của Đức Giêsu cử mấy người Biệt phái và mấy người thuộc phe Hêrôđê đến cùng Người để Người phải lỡ lời mà mắc bẫy.
Các đại diện của những gia đình tư tế quý tộc tại Giêrusalem. . . Các phần tử thuộc Hội đồng tối cao quốc gia Các thủ lãnh chính trị đương thời...
Ngày nay, cũng như ở mọi thời đại, chính trị là sinh hoạt quan trọng của đời sống con người trong xã hội : Nơi lãnh vực này, một lãnh vực rộng lớn nhất, mà những quyết định quan trọng nhất liên hệ đến đời sống và sự phát triển của toàn thể công dân sẽ được thực hiện. Đức Giáo Hoàng và các Đức Giám mục thường nhắc nhủ ta, không một Kitô hữu nào có quyền đứng ngoài.
Trước một vấn đề quan trọng... vào một lúc bị công kích… và trong bối cảnh đầy dẫy những ngờ vực mà người ta đang tìm cách gây hỏa mù như thế... Thái độ phản ứng của Đức Giêsu sẽ ra sao đây ?
Thưa Thầy chúng tôi biết Thầy là người chân thật Thầy chẳng nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta, nhưng theo sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa.
Các địch thủ cũng nhận biết Người như thế đó ?
Họ đã dành thời gian rình rập Người , nhưng họ đã không bắt lỗi được Người. Đây là một trong những lời khen ngợi tốt đẹp nhất mà một người có thể lãnh nhận .
Đức Giêsu được các kẻ thù nghịch nhận biết như :
“kẻ muốn nói sự thật.”
“người liêm chính, không để người ta mua chuộc”.
Một người không nhúng tay vào âm mưu, thỏa hiệp nào và không chịu luồn cúi trước những kẻ quyền thế đương thời. . .
“Người sành sỏi về đường lối của Thiên Chúa ".
Những đức tính như thế đã trở thành như huấn thị cốt yếu cho một hoạt động chính trị theo tinh thần Kitô, Đức Giêsu dạy đường lối của Thiên Chúa.
Đó là sứ vụ của Người. Đó cũng là sứ vụ của Giáo hội.
Mọi người đều có sứ vụ tùy theo lãnh vực riêng của mình .
Vậy có được phép nộp thuế cho Xê da (Hoàng đế Rôma) hay không ?
Xảo thuật của chính quyền thường có dụng ý làm lẫn lộn những vấn đề tôn giáo Với những vấn đề thuần túy chính trị….”đường lối của Thiên Chúa” với vấn đề thuế má ! Thực sự các việc đều liên hệ với nhau : vì không có gí liên quan đến con người lại làm cho Thiên Chúa giũ thái độ dửng dưng được. Đức Giêsu sẽ trả lời thế nào đây ?
Đưa một đồng bạc cho tôi coi...
Cần phải nghiên cứu vấn đề, suy nghĩ, phân tích cần phải xem xét trước khi quyết đoán và hành động.
Hình và danh hiệu này là của ai đây ?
Cần phải tự đặt câu hỏi cho mình và cho kẻ khác. . .rồi cùng nhau tìm hiểu.
Đức Giêsu bảo họ : "Của Xê da, trả về Xê da. Của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa".
Sống giũa đời, Đức Giêsu cũng công nhận một quyền bính dân sự, và Người yêu cầu các Kitô hữu chu toàn những bổn phận của mình đối với chính quyền. Nhưng Người cũng quy định rất rõ : cần phải phân biệt. . . không lẫn lộn phạm vi. Phân biệt cái gì thuộc về Thiên Chúa và cái gì thuộc về Xê da, không để cái này có thể kình chống cái kia. Chân thành hợp tác nhằm xây dựng công ích cho toàn dân.
Nhưng, hãy trung thành đối với Thiên Chúa, cũng như đối với các chính quyền.
Tư tưởng của Đức Giêsu thật hết sức quân bình. Ngày nay, chúng ta có biết nề tránh những cạm bẫy như thế không ?
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Có được phép nộp thuế cho Xê-da không?
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
Các biệt phái và những người cầm đầu dân Do Thái liên kết với nhau, chất vấn và tìm bắt lẽ Chúa trong vấn đề tôn giáo. Họ thất bại (11,15-29; 11,27-33). Nay họ định lập mưu để buộc Người vào tội chính trị. Vì thế họ đã phỏng vấn Chúa về việc nộp thuế cho vua La Mã.
Có được phép nộp thuế cho Xê-da không ?
1. Câu này giăng bẫy cho Chúa Giê-su là ở chỗ này :
- Nếu Người trả lời “có” : thì Người tự đặt mình về phía đối lập với quần chúng. Vì theo quan niệm của Do Thái, thì đóng thuế cho đền thờ là một hành vi tôn giáo : nhìn nhận chủ quyền của Thiên Chúa trên Ít-ra-en. Còn Xê-da, vua dân La Mã, không thuộc dòng tộc Đa-vít, nên không có quyền gì của Thiên Chúa trên dân Người, như vậy hẳn là không phải đóng thuế cho Xê-da !
- Nếu trả lời “không”, bè phái Hê-rô-đê sẽ tức khắc tố cáo Người làm cách mạng chống lại người La Mã, và họ sẽ có cớ bắt Người.
2. Chúa Giê-su trả lời : “Của Xê-da trả về cho Xê-da, của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa “ :
- Chúa Giê-su đứng trên phạm vi trần thế mà trả lời cho họ : Của Xê-da trả cho Xê-da, nghĩa là các ngươi đã nhận quyền bính và hưởng nhờ các lợi ích của đế quốc La Mã, thì các ngươi cũng phải chấp nhận các luật lệ và tuân giữ các đòi hỏi chính đáng của quyền ấy.
- “Của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa “ : nghĩa là làm sao để cho các nghĩa vụ công dân không phản lại các nghĩa vụ đối với Thiên Chúa. Như vậy ở đây Chúa dạy ta hai điều :
+ Quyền bính trần gian có quyền được vâng phục, đặc biệt do những kẻ được hưởng nhờ những tiện ích mà quyền bính đó đem lại.
+ Nhưng sự vâng phục đó không được phản lại sự vâng phục Thiên Chúa.
Câu trả lời của Chúa Giê-su trên đây là mẹo luật cho mối tương quan và việc bang giao giữa Hội Thánh và quyền bính quốc gia. Từ đó chúng ta có thể nhận thức rằng :
1. Toàn diện cuộc sống nhân loại, dù là cá nhân hay xã hội, điều lệ thuộc Thiên Chúa. Đó là nguyên tắc tối cao.
2. Nhưng trong thực tế đời sống xã hội, chúng ta gặp phải hai thế lực :
+ Chính quyền có bổn phận gìn giữ công ích trần thế.
+ Hội Thánh có bổn phận dẫn dắt tất cả mọi người đạt tới vận mệnh sau cùng của mình.
Chính quyền, tự nó, không lệ thuộc vào Hội Thánh, nhưng phải lệ thuộc vào lề luật của Thiên Chúa mà Hội Thánh lại là người giải thích, xướng ngôn viên. Cũng thế, Hội Thánh không lệ thuộc vào chính quyền, nhưng Hội Thánh phải giúp chính quyền đi tìm công ích trần thế.
3. Câu trả lời của Chúa Giê-su nêu lên hai bổn phận cho người ki-tô hữu : trả lại cho chính quyền cái gì thuộc về chính quyền và cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Thiên Chúa.
Nếu có trục trặc, tranh chấp giữa chính quyền và Hội Thánh, thì bổn phận người ki-tô hữu là phải cố làm hết sức để dành lại ưu thế cho Thiên Chúa. Một cách trực tiếp hơn, bổn phận lương tâm của người ki-tô hữu chúng ta phải ngăn chặn những gì đi ngược lại Hội Thánh và phủ nhận Thiên Chúa.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10