Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần V Mùa Chay (Ga 8:21-30) | Giáo Phận Phú Cường

"Từ nguyên thủy". Đó là kiểu nói long trọng. Chính lời đó đã khai đề cho cuốn sách đầu tiên của bộ Kinh thánh : "Từ nguyên thủy, Thiên. Chúa đã dựng nên trời đất". Và cũng là  công thức mà thánh Gioan đã chọn để mở đầu cho Tin Mừng của ông : "'Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời". Đó là công thức cố đưa chúng ta tới gần mầu nhiệm đời đời, là mầu nhiệm Thiên Chúa : "Người là, Người đã là, Người sẽ là". Đấng mà  sự hiện hữu không tùy thuộc vào một ai khác..Đấng không phải "sinh ra " và không "chết "…

Chú Giải Tin Mừng
Thứ BA TUẦN V MÙA CHAY NĂM A
TIN MỪNG: Ga 8:21-30

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : Ds 21,4-9

Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu quả quyết, Người phải được "nâng lên khỏi đất" và khi ấy Người sẽ nên dấu chỉ ơn cứu rỗi…Thánh giá, con rắn đồng là lời loan báo dấu chỉ ơn cứu rỗi này.

Dân chúng đi đường xa mệt nhọc, nên nản chí kêu trách Chúa và Môsê.

Sa mạc, trong cả Kinh thánh, là nơi cám dỗ và thử thách.

Thủ thách lớn lao, là nghi ngờ chính Thiên Chúa. Khi người ta quá bị đè nặng bởi các âu lo, điều đó lây sang cả những liên hệ giữa chúng với Thiên Chúa. Thực tế này xảy ra nơi các Kitô hữu quảng đại nhất và cả nơi các Tông đồ.

Vì lý do đó, có thể giải thích phần nào thuyết vô thần và sự bất tín, là vì nản chí mà người ta tố cáo Thiên Chúa !

Nghĩ tới đám đông những người đương thời không nghĩ tới Chúa, con cầu nguyện. Lạy Chúa, xin thương xót, xin cất đi sức nặng để trên vai họ !

Bởi đó, Chúa cho rắn lửa bò ra cắn nhiều người.

Rắn luôn là một biểu trưng hãi hùng. Con vật không dễ bắt, luôn tấn công bất ngờ, và vết cắn độc hại : Chất độc nó chích vào máu không cân xứng với bề ngoài hiền hòa của vết thương. Người ta muốn coi đó như  là một quyền năng tác hại, dường như là phù phép, Người Do thái trong sa mạc không biết rằng họ đã "cãi lại" Thiên Chúa. Biết mình là tội nhân, họ giải thích những bất hạnh tự nhiên xảy đến cho họ như  là hình phạt từ trời.

Chúng tôi đã phạm tội phản nghịch Chúa, và phản nghịch ông. Xin ông cầu nguyện để Chúa cho chúng tôi khỏi rắn cắn.

Y thức quay sang cầu khẩn.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con ý thức về tội lỗi chúng con. Xin làm cho chúng con thấy rõ. Và khi đã thấy, xin đừng để chúng con bị đè bẹp vì nản lòng.

Môsê cầu nguyện cho dân.

Chúng ta thường thấy Môsê cầu nguyện. Không phải cho mình, mà cho dân.

Chớ gì tôi cũng không quên mở rộng lời Kinh ra khỏi những lợi ích riêng tư của tôi ! Thế giới chờ mong những người can thiệp, nhưng cốt thu lợi. Hầu khắp nơi trên thế giới có những tâm hồn cầu nguyện và cứu giúp.

Tôi có thuộc vào số những tâm hồn đó không ?

Tôi có thể làm việc đó lúc này. Gợi lên trong trí những nhóm vô thần, tội cộng đoàn cầu khẩn với những ý chỉ này.

Ngươi hãy đúc một con rắn đồng treo nó lên làm dấu , kẻ nào bị rắn cắn mà nhìn lên rắn đồng thì được sống.

Tôi tưởng tượng ra cái nhìn của những người bị nạn và khóc lóc chạy tìm nơi đã dựng cột cứu độ.

Hình ảnh cảm kích của cây Thánh giá.

Tôi có biết ngắm nhìn một cây Thánh giá không ?

Đây là kinh nguyện rất giản dị, không cần lời.

Nếu tôi thường làm như vậy, bao nhiêu việc trong đời tôi sẽ sáng sủa biết mấy.

BÀI TIN MỪNG : Ga 8,21-30

Nhận biết Thiên Chúa : Đức Giêsu sẽ mạc khải điều đó cho ta.

Các ông bởi hạ giới, còn tôi, tôi bởi thiên giới. Các ông thuộc về thế gian này còn tôi, tôi không thuộc về thế gian này.

Thế gian này là thế giới mà con người vì tội lỗi đã làm sai lệch guồng máy. Thật ra, thế giới tốt đẹp, vì chính Thiên Chúa đã tạo dựng nên nó, và "Người thấy mọi sự đều rất tốt đẹp". Nhưng nó đã trở nên một thế giới xấu ác. Khi nó biến thành một thế giới không còn quy hướng về Thiên Chúa.

Lạy Chúa, Chúa không thuộc về thế gian này. Chúa không có tội. Con chiêm ngưỡng con người Chúa : Đó là  Đấng Thánh, là con người hoàn hảo, là lời hoàn toàn giống những gì mà Thiên Chúa muốn tạo dựng.

Nếu các ông không tin Tôi Hằng Hữu, các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết.

Tôi Hằng Hữu.

Đó là Tên mà Thiên Chúa tự nhận cho mình tại bụi gai rực cháy thuộc vùng Xi-nai (Xh 3,14).

Đó là từ Híp-ri,  có nghĩa là Thiên Chúa : "Giavê" : Tôi Hằng Hữu.

Không có một thính giả nào của Đức Giêsu  có thể lầm lẫn  được. Đức Giêsu dám áp dụng cho chính mình từ khó diễn tả thành lời mà những người Do Thái thời Người không dám xưng hô, như thể họ không được quyền nói lên !

"Tôi Hằng Hữu" . Đó là Tên Thiên Chúa tự gán cho mình.

Những người đồng thời với Đức Giêsu đang nghĩ đến cái chết của Người : ông ta sắp tự vẫn hay sao ? ". Họ vừa thốt lên như thế. Và Đức Giêsu hoàn toàn chân thành trả lời họ : "Tôi là Đấng Hằng Hữu", luôn có mãi, vượt qua mọi bấp bênh của thời gian. Tôi là Vĩnh Cửu.

Tôi là sự sống không có chết chóc. Đó là đặc quyền của Thiên Chúa.

Họ liền hỏi Người : "ông là ai ?". Đức Giêsu đáp : "Hoàn toàn đúng như tôi vừa nói với các ông đó".

Đó là mầu nhiệm thâm sâu của Người.

"Từ nguyên thủy". Đó là kiểu nói long trọng. Chính lời đó đã khai đề cho cuốn sách đầu tiên của bộ Kinh thánh : "Từ nguyên thủy, Thiên. Chúa đã dựng nên trời đất". Và cũng là  công thức mà thánh Gioan đã chọn để mở đầu cho Tin Mừng của ông : "'Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời". Đó là công thức cố đưa chúng ta tới gần mầu nhiệm đời đời, là mầu nhiệm Thiên Chúa : "Người là, Người đã là, Người sẽ là". Đấng mà  sự hiện hữu không tùy thuộc vào một ai khác..Đấng không phải "sinh ra " và không "chết "…

Điều tôi đã nghe Người nói : (Họ không hiểu Người nói với họ về Chúa Cha) tôi nói lại cho thế gian... Tôi không tự mình làm gì, nhưng Chúa Cha đã dạy tôi thế nào, thì tôi nói như vậy".

Đó là mạc khải về mối tương quan giữa Chúa Cha và Chúa Con.

Đức Giêsu hoàn toàn "hướng tới một Đấng khác", lệ thuộc sự sống vào Cha Người nhận lãnh mọi sự từ Cha". Người là "người Con" của Thiên Chúa.

Người không tập trung nơi mình. Người tập trung vào một Đấng khác.

Đó là tính chất của tình yêu.

Thiên Chúa là tình yêu.

Đó là tính chất của tinh thần "nghĩa tử" : nhận sự sống của một người khác.

Đấng đã sai tôi vẫn ở với tôi. Người không để tôi cô độc vì, tôi hằng làm những điều đẹp lòng Người.

Hãy lập lại và suy niệm lâu hơn những lời trên. . . đó là những lời rất chân thành, rất gợi ý.

Nhờ Đức Giêsu và trong Người, ngay cả sự sống thân mật của Người với Thiên Chúa : cũng được hiến tặng cho tôi. Tôi có cảm thấy trơ trọi một mình không .Lạy Chúa, xin giúp con luôn sống "với Chúa".

"Hằng làm những điều đẹp lòng Người" . Đó là một cách diễn tả trọn vẹn nhất của tình yêu. Đức Giêsu là "tình yêu của Chúa Cha". Cũng chính vì thế mà Người là tình yêu của chúng ta". Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa cảnh giác người Do Thái

HOÀN CẢNH:

Sau câu chuyện về người đàn bà phạm tội ngoại tình, Đức Giêsu ở lại Đền Thờ và trong khi tranh luận với người Do Thái, Người đã giảng một bài gồm có những ý tưởng sau đây:

8,12-20: Người tự xưng là Anh Sáng soi thế gian.

8,21-30: Người đe phạt  dân Do Thái, vì họ không tin lời Người.

8,31-47: Dân Do Thái nhận mình là con gái Apraham, nhưng Người bảo họ là con cái ma quỷ.

8,48-59: Đức Giêsu tuyên bố Người có trước Ap-ra-ham và ở trên ông.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng của Thánh Luca hôm nay là đoạn thứ hai trong chương 8, ghi lại việc Đức Giêsu đe phạt người Do Thái, vì họ không tin vào Người.

21 “Đức Giêsu lại nói với họ…”:

Sau khi tự xưng là sáng soi thế  gian, Đức Giêsu giảng tiếp về thân thế của Người bằng cách nhấn mạnh đến sự đối lập hoàn toàn giữa Người và nhóm Pha-ri-sêu.

Trước đây, người Do Thái bàn tán xôn xao về lời Đức Giêsu phán bảo họ sẽ tìm Người, song chẳng thấy. Nay Người nhắc lại lời đó và cho họ biết, hình phạt họ sẽ phải chịu: Họ sẽ chết trong tội, nghĩa là vì không tin nhận Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế, nên không được ơn cứu độ.

22 “Người Do Thái mới nói …”:

Vẫn không hiểu ý Người, người Do Thái bàn nhau: có lẽ Người tự sát.Vì tự sát như vậy, họ mới không theo đến chỗ Người ở được.

23 “Người bảo họ: Các ông bởi hạ giới…”:

Đức Giêsu thấy họ có ý nghĩ sai lầm, nhưng vấn đề ít quan trọng nên Người không cải chính. Đồng thời Người chỉ cho họ biết, vì sao họ lại không tin Người.

- Các ông thuộc hạ giới, thuộc về thế gian này. Thế gian ở đây ám chỉ tất cả những gì là sai lầm, lừa đảo, thù nghịch,  chống lại Thiên Chúa.

- Qua lời này, Đức Giêsu có ý phân biệt hai bên:

+ Một bên: các thủ lãnh Do Thái tự nguyện làm bộ hạ của trần thế và ma qủy, thủ lãnh trần thế.

+ Bên kia: Đức Giêsu tự giới thiệu là sứ giả của Đấng đã sai Người đến: Chúa Cha.

24 “… các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết …”:

Đức Giêsu cảnh giác: người Do Thái sẽ chết trong tội, vì họ không nhận Người là Thiên Chúa vì Người đã tự xưng là Đấng Hằng Hữu, tức là Thiên Chúa.

25-26 “Họ liền hỏi Người: “Ông là ai ?…”:

Nhưng người Do Thái không hiểu lời của Đức Giêsu, nên hỏi tiếp. Thấy vậy, Người nói thêm: “Tôi còn nhiều điều phải nói và xét đoán về các ông”. Và Người đã xác định ngày các điều Người nói là do lệnh của Đức Chúa Cha, và như vậy Người chính là Đấng Thiên Sai.

27-29 “Khi các ông giương cao Con Người lên …”:

Đức Giêsu loan báo về cái chết của Người trên thập giá. Chính lúc đó, Người sẽ chiến thắng tội lỗi và tử thần. Khi ấy những ai tin vào Người, sẽ trở thành những người được Thiên Chúa dạy dỗ. Thiên Chúa sẽ không bỏ họ cô đơn, và họ sẽ triển nở vì thực hành những điều đẹp lòng Chúa Cha.

30 “Khi Đức Giêsu nói thế, thì có nhiều kẻ tin vào Người”.

Hiệu quả của lời Người giảng: nhiều kẻ tin vào Người.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Đoạn Tin Mừng này mời gọi chúng ta khơi gợi lại niềm tin vào Chúa Giêsu, và nhắc nhở chúng  ta những gì phải tỉnh thức và canh phòng:

 - Trước hết đừng thuộc về thế gian, nghĩa là đừng sống trong tình trạng gian dối, lừa đảo, sai lạc trong những đam mê, lạc thú ích kỷ, những háo danh, hám lợi.

- Sau nữa, hãy lo tìm kiếm để thực hiện những gì đẹp lòng Chúa Cha trong chân lý, thờ phượng, kinh nguyện; trong yêu thương và phục vụ tha nhân.

2. Chúa Giêsu tự xưng: Tôi Hằng Hữu, đó là tên mà Thiên Chúa tự nhận cho mình tại bụi gai rực cháy ở núi Sinai (Xh 3,14). Hằng Hữu có nghĩa là vĩnh  cửu, luôn có mãi, vượt qua mọi giới hạn, mọi bấp bênh của thời gian, là sự sống không có chết chóc. Đó là đặc quyền của Thiên Chúa. Điều này khơi dậy niềm tin lòng cậy và tình mến của chúng ta đối với Chúa Giêsu.

3. Tôi không tự mình làm gì, nhưng Chúa Cha dạy tôi thế nào thì tôi làm như vậy !.

Đây là mạc khải về mối tương quan giữa Chúa Cha và Chúa Con. Đức Giêsu hoàn toàn hướng về Chúa Cha,  lệ thuộc sự sống vào Cha Người, vì Ngươi là Con Thiên Chúa.

Được làm con Chúa qua bí tích Thanh Tẩy, chúng ta phải noi theo Chúa Giêsu, biết sống hướng về Thiên Chúa và lệ thuộc vào Người trong mọi sự. Muốn vậy, phải sám hối quay về với Thiên Chúa và phụng sự Chúa hết mình.

4. “Đấng đã sai tôi ở với tôi. Người không để tôi cô độc, vì tôi hằng làm những điều đẹp lòng Người.

Hãy lập lại và suy niệm lâu hơn những lời trên đây, đó là những lời chân tình, rất gợi ý. Bạn có cảm nghiệm thấm thía những lời này không ?

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10