Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần IX Mùa Thường Niên (Mc 12:38-44) | Giáo Phận Phú Cường
Lạy Chúa, xin giúp chúng con theo ý Chúa, biết làm giảm bớt những bất bình đẳng nghịch lại chương trình của Chúa trên đây. Xin giúp chúng con trao ban cái dư thừa của mình cho những người đang sống trong tình trạng túng thiếu. Xin giúp chúng con luôn sống chia sẻ... Chúa đã cho chúng con gương bà góa nghèo biết cho đi những điều cần thiết của bà, để làm mẫu mực...
Chú Giải Tin Mừng
Thứ Bảy Tuần IX Mùa Thường Niên
TIN MỪNG: Mc 12:38-44
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : NĂM LẺ : Tb 12,1-5.15-20
Tôbia kêu con trai lại và hỏi rằng : "Chúng ta phải tặng cái gì cho người thánh thiện đi với con ?". Họ xin người vui lòng nhận một nửa những gì đã mang về.
Thật đẹp như một truyện cổ tích thần tiên. Thật quá đẹp ! Có thể là ta sẽ nói như vậy. Nhưng thực ra, nên đỡ dậy tinh thần quảng dại này, hơn là bỏ thời giờ để đọc một thứ văn chương chỉ bày ra những nét xấu, bùn nhơ và ác độc.
Dầu vậy, vẫn còn những người có khả năng biết ơn, và sòng phẳng trong một thế giới mà “lợi nhuận".
Hôm nay, tôi chú ý tới những lời “cảm ơn" mà tôi đã nói.
Bây giờ Người ấy bảo nhỏ hai cha con rằng các người hẳn chúc tụng Chúa Trời... cầu nguyện, ăn chay, bố thí, thì tốt hơn là cầu giàu kho vàng.
Tôi có xác tín về điều đó thật sự không ?
Đây là chỗ đứng của việc cầu nguyện trong đời tôi ? của sự khắc khổ ? của sự chia sẻ ? kinh nguyện đầy cả sách Tôbia. Nó có phủ ngập những ngày sống của tôi không ? Khắc khổ chính là khả năng con người làm chủ các bản năng, ước muốn, xung động của mình. Tôi cố luyện tập bằng những khước từ có thể không chiếu theo các thị hiếu của tôi, và bằng sự kiên quyết nắm giữ các quyết định tôi đã có không ? Việc chia sẻ, là có thể nhìn chịu trống thiếu vì tha nhân. Tôi có vui vẻ chấp nhận cho người khác làm xáo trộn các chương trình của tôi không ? Tôi làm được gì hoàn toàn "vì họ " và không phải “vì tôi”.?
Thành người bị trui rèn, người của cầu nguyện, của từ bố, của tình yêu thì đáng giá hơn cả "núi vàng”.
Vì việc bỏ thí cứu khỏi chết, tẩy sạch tội lỗi, mang lại lòng từ bi và sự sống đời đời : Khi ông than khóc cầu nguyện, bỏ cơm trưa để chôn xác kẻ chết... Chính tôi đã dâng lời cầu nguyện của ông lên cùng Chúa.
Bố thí tẩy sạch tội lỗi ! Nó mang lại sự sống đời đời ?
Yêu mến... trao ban... Thiên Chúa không ngừng nói với chúng ta điều đó trong mọi trang Kinh thánh.
Nhưng chú ý, từ "tình yêu " là một từ cạm bẫy mập mờ. Khi người ta nói : "Tôi thích trái dâu".... Không phải người ta thích những trái dâu, mà là yêu mình. Khi một người mẹ xứng với danh nghĩa mẹ nói : “Tôi yêu con cái tôi Chính vì bà có khả năng hiến mình cho chúng”.
Như thế mục tiêu gắt gao của Tình yêu chân chính là “khả năng tự hiến" cho tình yêu . Không có tình yêu nào hơn là hiến mạng sống cho người mình yêu (Ga 10,13).
“Khi ông bỏ bữa ăn... Khi ông có thể chịu thiếu thốn vì người khác. . . " tác giả đầy kinh nghiệm nhân sinh của sách Tôbia đã nói như thế.
Và vì ông đã được đẹp lòng Chúa, nên cần phải có thử thách để thanh luyện ông.
Đây là một ý niệm rất tích cực về sự “cám dỗ" . Bạn thù nơi người ta chứng nghiệm tính chất của một sự vật.
Trước thử thách, chúng ta muốn nói “Tôi đã làm gì cho Chúa" ? Tôbia với cả truyền thống thiêng liêng của các hiền nhân và các thánh, nói với chúng ta ở đây rằng, thử thách không buộc phải là một hình phạt, một sự uy hiếp, nhưng nó có thể được coi như một chứng tích nhiệm mầu của tình yêu, một tình yêu khắt khe.
Tôi là Thiên thần Raphael, một trong bảy Thiên thần chầu chực trước mặt Chúa. Vậy đã đến lúc tôi phải trở về cùng Đấng đã sai tôi, còn các ngươi hãy chúc tụng Thiên Chúa, và cao rao mọi việc kỳ diệu của người.
Điều đó không nhắc với các bạn đoạn kết thúc Tin Mừng sao? Cựu ước nếu chúng ta biết đọc, sẽ báo trước cho ta Tân ước.
Bài đọc II : NĂM CHẴN : 2 Tm4,1-8
Trước mặt Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô, Đấng sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết, Cha tha thiết khuyên con... Hãy rao giảng lời Chúa".
Đây là một kiểu nói hết sức trang trọng. Điều mà Phaolô sắp nói ra thật quan trọng. Đàng khác, ngài trở lại một trong các đề tài mà người ưa thích nhất là : Tin Mừng…được loan báo. . Ngài cống hiến trọn cuộc đời để làm công việc ấy, Ngài truyền lại cho đệ tử ngài và cho các giám mục tương lai. Tuy có sự khác biệt, những tôi cũng có trách nhiệm với “Lời", trước mặt Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô.
Tôi đảm nhiệm công việc ấy thế nào ? Đối với con cái tôi ? Với những ai sống gần gũi tôi ?
Hãy lên tiếng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện, hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chú tâm dạy dỗ.
Có nhiều cách để “loan báo lời Chúa" : Loan báo Tin Mừng, phi bác các sai lạc, chống lại sự dữ dưới mọi hình thức, khuyên lơn ai ủi những ai đang gặp thử thách, nội dung hơn là giáo huấn.
Lạy Chúa, thỉnh thoảng con tự bào chữa vì rất ít "rao giảng lời Chúa”, viện lý rằng không có dịp tiện để nói về Chúa ; nơi Thiên Chúa loan truyền “Đức Giêsu " trong các cuộc đàm thoại thường ngày. Việc ít ai quen làm ! Nhưng đúng ra, có trăm nghìn cách để loan báo "Tin Mừng của Thiên Chúa”, chẳng hạn : ở can trường trước những nghịch cảnh, dựa vào niềm tin Chúa sống lại... làm tốt các công việc thường ngày, nhờ nghĩ mình đang tham gia vào việc hoàn thành công cuộc sáng tạo của Chúa. Dấn thân phục vụ anh em trong một khu vực tập thể của đời sống xã hội, khi tương lại lời Chúa đã nói : "tôi đến không phải để cho kẻ hầu người hạ, nhưng để phục vụ giáo dục con cái theo giá trị Tin Mừng.. chống lại sự dữ nơi chính mình hoặc trong mọi khu vực nếu có thể làm được. . . thăm viếng các bệnh nhân hoặc các người cô đơn v.v...
Có rất nhiều cuộc sống của cả người nam và người nữ, "họ loan báo Tin Mừng".. Và cũng có rất nhiều người làm ngược lại. Lạy Chúa, xin Người ghé ngang trên cuộc đời khốn khổ của chúng con.
Sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh nhưng sẽ theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy khác Họ sẽ ngoảnh tai đi không thèm nghe chân lý.
Bằng mọi cách, dù qua “lời nói" hoặc qua “hành động”, việc loan truyền Lời Chúa phải chính xác : Cũng sẽ luôn gặp nguy cơ để nói về chính mình hơn là nói sự thật của Thiên Chúa, sẽ luôn gặp nguy cơ để hướng theo "những triết thuyết" hay "ý thức hệ” loài người hơn là loan báo Tin Mừng cách nguyên vẹn. . . sẽ luôn gặp nguy cơ để chạy theo những ông thấy trần gian nhiều hiệp hội, nhiều giáo phái hơn là đứng vững trong lập trường của Giáo hội toàn cầu.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con biết thương mến giáo lý thánh thiện, yêu mến sự thật, vâng nghe Giáo hội và Chúa Thánh Thần.
Phần con, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của con.
Con hãy làm việc loan báo “Tin Mừng"... đó là một công việc chân chính, đòi hỏi phải có thẩm quyền, nhiệt tâm, khôn khéo, biết “lắng nghe " như có tài ăn nói, nghiên cứu các quá trình của ngành truyền thông , biết phó thác, biết cầu nguyện.
“Chu toàn chức vụ của con"... đó là một phục vụ đích thực đối với nhân loại.
Các anh em chúng ta cần việc đó hơn cầu cơm bánh ! Ai sẽ ban tặng họ thật đó ?
BÀI TIN MỪNG : Mc 12,38-44
Trong lúc giảng dạy Đức Giêsu nói rằng : “Anh em phải coi chừng mấy ông luật sĩ. Họ ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ngoài đường ngoài phố".
Ngày nay vẫn còn những Kitô hữu công phẫn trước những nỗ lực của Giáo hội đương thời nhằm tự trút bỏ mọi vẻ hào nhoáng bên ngoài. Tuy nhiên, cần phải nhận rằng, nỗ lực đó dù chưa hoàn chỉnh, vẫn đang theo đường hướng đúng đắn của Tin Mừng.
Giáo hội thuộc mọi thời đại đều có nguy cơ sa vào chước cám dỗ ghê gớm, là thích địa y), đặc ân, những bộ áo thụng" và những tước hiệu sáo rỗng.
Lạy Chúa xin giúp chúng con làm quen với một Giáo hội siêu thoát và khó nghèo; với những linh mục biết sống hòa đồng như mọi người... không dành những''đặc quyền”.
Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi chỗ nhất trong đám tiệc.
Lạy Chúa xin giúp các Kitô hữu đừng đề nghị những chỗ nhất, những chỗ danh dự cho những người đại diện Chúa. Chớ gì toàn thể dân Kitô giáo, Linh mục cũng như tín hữu, luôn sống trong sự giản đơn của Tin Mừng đừng để mình bị lôi cuốn trước những vẻ xa hoa thế tràn.
Họ nuốt hết tài sản của các bà góa, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ : Cho nên, họ sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn.
Ô ? Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi những giả hình, những bất công như thế. Những việc đó đôi khi làm méo mó khuôn mặt của Giáo hội Chúa.
Một hôm, Đức Giêsu ngồi đối diện với thùng tiền dâng cúng cho Đền thờ. Người quan sát xem dân chúng bỏ tiền vào đó ra sao ? Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền. Cũng có một bà góa nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền nhỏ...
Thật là tương phân, giữa những luật sĩ sùng đạo “nuốt hết tài sản của những người nghèo.. và bà góa nghèo đã cho tất cả những gì bà ta có”.
Đó là Giáo hội đích thực, Giáo hội mà Đức Giêsu yêu mến.
Bà Goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Bởi vì, mọi người khác có tiền dư bạc, thừa mới đem bỏ vào đó, chứ bà này, tuy thật túng thiếu đã bỏ vào đó tất cả...
Tôi cần phải suy gẫm tới hai từ "dư thừa" và "túng thiếu " mà Đức Giêsu sử dụng .
Người ta quan niệm cách đơn giản :
Tình trạng túng thiếu : đó là tình trạng của người không có cái cần thiết để cống.
- Cái cần thiết : là những đáp ứng tương xứng cao sự sống thông thường.
- Điều dư thừa : là tất cả những gì ta có nhiều hơn điều cần thiết.
Chắc chắn, đây không phải là những giá trị có tính số học cố định. Nhưng với tất cả những sắc thái hữu ích, người ta buộc lòng phải nhận ra những mức độ quá khác biệt giữa điều kiện sống của con người ngay trong một quốc gia, và nhất là giữa quốc gia này với quốc gia khác.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con theo ý Chúa, biết làm giảm bớt những bất bình đẳng nghịch lại chương trình của Chúa trên đây. Xin giúp chúng con trao ban cái dư thừa của mình cho những người đang sống trong tình trạng túng thiếu. Xin giúp chúng con luôn sống chia sẻ... Chúa đã cho chúng con gương bà góa nghèo biết cho đi những điều cần thiết của bà, để làm mẫu mực.
Bà này đã bỏ vào đó tất cả tài sản tất cả những gì bà ta có để nuôi sống mình.
Đó chính là hình ảnh của Thiên Chúa.
Để khích lệ- các tín hữu Côrintô biết sống chia sẻ, thánh Phaolô sẽ nói : “Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có" (2 Cr 9,8).
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Đồng xu của bà goá.
HOÀN CẢNH :
Sau khi Chúa khiển trách các thói hư tật xấu của các luật sư và biệt phái, Đức Giê-su trong lúc quan sát người ta dâng cúng tiền vào đền thờ, đã nhìn thấy và nêu cao gương sáng đạo đức đích thực của bà góa nghèo dâng cúng tiền vào đền thờ.
Ý CHÍNH :
Bài Tin Mừng hômnay ghi lại việc Đức Giê-su dựa vào tinh thần đạo đức đích thật qua việc dâng cúng tiền vào đền thờ để dạy chúng ta bài học : giá trị của việc dâng cúng không tùy thuộc số lượng của cải dâng cúng nhưng tùy thuộc tấm lòng thành.
TÌM HIỂU :
38-40 “Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh … “ :
Để kết thúc những lời giảng dạy, Đức Giê-su đã cảnh giác các môn đệ về những thói hư tật xấu của các luật sĩ như vụ hình thức, háo danh, ham địa vị, và nhất là lợi dụng các việc đạo đức để trục lợi vật chất.
41 “Đức Giê-su ngồi đối diện với thùng tiền …” :
Tại đền thờ, thường nhật và nhất là trong các dịp đại lễ, người ta đến bỏ tiền vào các hòm tiền xin khấn rất đông. Tại chỗ, thường có mấy thầy tư tế ngồi để chỉ định số tiền người ta phải dâng trong mỗi một nố xin khấn và để kiếm tiền. Ai dâng cúng nhiều ít, công chúng ở đó đều biết cả. Đức Giê-su ngồi đối diện với hòm tiền, nên Người nhận thấy các tín đồ bỏ tiền xin khấn rất đông.
42-43 “ Cũng có một bà goá nghèo … “ :
Những Người chỉ khen ngợi một bà goá nghèo cúng hai đồng tiền kẽm, trị giá một đồng tư bạc La Mã, rằng bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng tiền nhiều hơn ai hết.
44 “Quả vậy, mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ … “ :
Câu này, Đức Giê-su giải thích giá trị lớn lao của việc bà góa nghèo dâng cúng tiền bằng cách so sánh :
- Mọi người đều dâng cúng tiền dư bạc thừa, nghĩa là số tiền dâng cúng này không phải là nhu cầu cấp thiết của đời sống.
- Còn bà goá nghèo này, rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để sống.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
1. Nhìn vào Chúa Giê-su :
a) Xem việc Chúa làm :
Chúa Giê-su quan sát người ta dâng cúng tiền vào đền thờ, và Người đánh giá không do số lượng đồng tiền, nhưng do tấm lòng bên trong. Thiên Chúa ưa lòng tốt hơn của lễ; người đời cũng thường nói : thèm lòng chứ ai thèm thịt !
Noi gương Chúa, chúng ta đừng chỉ dựa vào hình thức bên ngoài qua số lượng hay kích thước, nhưng còn phải tìm hiểu bản chất, ý hướng và cử chỉ của từng người, trong từng việc để đánh giá cách khách quan và công bằng.
- Chúa nhìn thấy nhiều người dâng cúng tiền, nhưng Chúa chỉ khen bà góa nghèo dâng cúng hai đồng tiền kẽm.
+ Chúa không đánh giá theo hình thức bên ngoài nhưng theo bản chất bên trong.
+ Chúa không bị hình thức bên ngoài chi phối, bỏ nhiều tiền; nhưng Chúa khách quan và tự chủ để nhận ra sự thực từ ý hướng thâm sâu của con người qua lòng quảng đại của bà goá : dâng cả tài sản của mình dưới hình thức hai đồng tiền kẽm.
Đối với Chúa, chúng ta cần ý thức về bản chất, ý hướng của tâm hồn hơn là hình thức bên ngoài của công việc.
b) Nghe lời Chúa nói :
- “Thầy bảo thật anh em …” : biểu lộ lòng chân thành và tính xác thực của lời Chúa . Mỗi khi nghe, đọc lời Chúa, chúng ta phải tin tưởng sự chân thành và tính xác thực của lời Chúa để lời Chúa sinh hiệu quả cho chúng ta.
- “Bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng tiền nhiều hơn ai hết” : Chúa chỉ vẽ cho chúng ta cách thế đánh giá sự việc : nhìn bản chất bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài. Đồng thời lời này cũng cảnh giác chúng ta :
+ Đừng khinh dể những kẻ bé mọn, nghèo hèn, bởi vì nơi họ vẫn tìm được những nét đẹp của tâm hồn, lòng quảng đại trong hy sinh và nhiệt thành của lòng bác ái.
+ Chúng ta đừng mặc cảm về những thua thiệt bên ngoài, nhưng giữ vững được ý hướng và lòng tốt của tâm hồn vì Chúa ưa thích sự hy sinh hơn là lễ vật bên ngoài.
- “Mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của mình mà dâng cúng” : Chúng ta cần xét lại những việc công đức, chia sẻ bác ái từ thiện của mình bằng những đồng tiền dư bạc thừa không ?
- “Còn bà goá này, rút từ cái túng thiếu của mình …” : Chúa dạy chúng ta làm từ thiện bác ái hay dâng cúng phải phát xuất từ sự hy sinh của bản thân mình.
2. Nhìn vào bà goá nghèo :
- “Bà góa nghèo dâng cúng vào Đền Thờ hai đồng tiền kẽm …” : Của ít lòng nhiều, bà có bao nhiêu dâng bấy nhiêu. Giá trị của việc dâng cúng, bác ái và từ thiện trước mặt Chúa ở chỗ hy sinh chính bản thân mình, chứ không do hình thức số lượng nhiều hay ít.
- “Bà goá này bỏ và đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để sống” : Nghĩa cử cao đẹp, lòng hy sinh tận tình của bà góa biểu lộ :
+ Tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng đáng cho bà dâng hiến cả tài sản của mình.
+ Trông cậy vào sự quan phòng của Chúa vì của dâng cho Chúa không bị mất đi.
+ Yêu mến Chúa trên hết mọi sự vì chỉ có Thiên Chúa là Đấng bà đã phó thác mọi sự : tài sản và lẽ sống của bà.
Noi gương các nhân đức : tin, cậy, mến của bà goá trong việc chia sẻ của cải vật chất, tài năng, trí tuệ, thời giờ cho tha nhân, cho công việc chung …
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10