Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần V Mùa Chay (Ga 11:45-56) | Giáo Phận Phú Cường
Thiên Chúa tỏ mình như là “người tập hợp " : “Ta sẽ quy tụ chúng lại ". . . Chính Người, trong Người là cả một mầu nhiệm hợp nhất : Ba Ngôi chỉ là Một Chúa. Người tạo thành nhân loại theo hình ảnh Người...
Chú Giải Tin Mừng
Thứ BẢY TUẦN V MÙA CHAY NĂM A
TIN MỪNG: Ga 11:45-56
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : Ed 37,21-28
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu được trình bày Như đấng hiến mạng sống mình “để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác về một mối”.
Vị ngôn sứ đã khai triển đề tài này, về "việc quy tụ những người bị phân tán” vào thời lưu đày tại Babylon.
Đây Chúa là. . Thiên Chúa : "Này Ta sẽ đem con cái Israel ? ra khỏi các dân tộc mà chúng đang cư ngụ, từ khắp nơi. Ta sẽ quy tụ chúng lại"
Người ta mong mỏi sự hợp nhất. Đồng tâm nhất trí, yêu thương và được thương yêu.
Dầu vậy, nhân loại luôn bị xé mảnh, và hiển nhiên là những tranh chấp hôm nay thành sâu xa hơn bao giờ hết. Nhưng, ước vọng còn đó như một ước mơ hạnh phúc : ai lại không thích an bình trong gia đình hơn là sự xung đột của cha mẹ chúng ? Xí nghiệp nào mà các công nhân không muốn sự hòa hợp và liên đới hơn là bầu khí nghi ngờ và thống trị ? hợp tác và đối thoại hơn là đối đầu phong tỏa.
Thiên Chúa tỏ mình như là “người tập hợp " : “Ta sẽ quy tụ chúng lại ". . . Chính Người, trong Người là cả một mầu nhiệm hợp nhất : Ba Ngôi chỉ là Một Chúa. Người tạo thành nhân loại theo hình ảnh Người.
Tôi gợi lên trong trí những nỗ lực con người thực hiện để sống liên đới hơn, để hỗ trợ nhau, để đối thoại . Chính Thiên Chúa đang hành động.
Tôi cũng đi lên những tình thế ngược lại : Chủ nghĩa chủng tộc, chủ nghĩa quốc gia, những tranh chấp , những thinh lặng, từ chối đi bước đầu, tinh thần đảng phá, kiêu căng. . . Lạy Chúa, xin thứ tha.
Chúng sẽ không còn là hai dân tộc, cũng chẳng chia làm hai nước nữa.
Vị ngôn sứ nghĩ tới một trạng huống lịch sử cụ thể, sự phân rẽ thành vương quốc Giuđa ở miền Nam và Israel ở miền Bắc. Nhưng tình huống này biểu trưng mọi phân rẽ giữa anh em, vợ chồng, các quốc gia, các nhóm xã hội , giữa các Giáo hội .
Con cái một Cha, đều được Thiên Chúa yêu thương.
Mọi phân rẽ giữa anh em đều xé nát lòng Thiên Chúa trước hết. Mọi chia cắt giữa các dân tộc đều trái ngược với chương trình các Thiên Chúa và đối với Giáo hội , đây là một sự xấu hổ “chớ gì chúng nên một để thế gian tin ". "Ta ban cho các ngươi điều răn mới là các ngươi thương yêu nhau”.
Phúc cho những ai xây dựng an bình, họ được gọi là con Thiên Chúa.
Tôi nghe được lời mời gọi nào, qua những lời này của Thiên Chúa ? ở điểm nào của nhân loại tôi phải là "người tập họp ", là gạch nối, là yếu tố để đối thoại .
Ta sẽ là Chúa của chúng, là chúng sẽ là dân Ta. Các dân tộc sẽ biết rằng Ta là Chúa, Đấng thánh hóa Israel.
Danh tiếng của Thiên Chúa liên hệ đến, chứng tích của sự hiệp nhất mà một : cộng đoàn Kitô hữu thực hiện hay không. Sự phân rẽ của các Kitô hữu, sự từ khước đối thoại và tìm kiếm chung. . . ngăn trở việc nhận biết Thiên Chúa. "Các dân tộc sẽ không biết rằng Người là Chúa".
Nếu nỗ lực để hiệp nhất không được thực hiện.
BÀI TIN MỪNG : Ga 11,45-56
Vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta, đến nỗi đã ban Con Một Người.
Các thượng tế và các người Pharisêu triệu tập một phiên họp Thượng Hội Đồng chống phá Đức Giêsu.
Thượng Hội đồng họp công nghị. Quyết định đã rõ ràng.
Chúng ta sẽ thấy một thứ tường thuật của buổi hội, những điều thảo luận.
Chúng ta phải làm gì đây ? Nếu chúng ta cứ để ông ấy tiếp tục, thì mọi người sẽ tin vào ông ấy, rồi người Rôma sẽ đến phá hủy cả nơi thánh của ta lẫn dân tộc ta.
Chính vì một lý do nghiêm trọng mà họ kết án Chúa : lý do tôn giáo và quốc gia.
Có những lợi ích to lớn đang lâm nguy !
Nhưng cũng vì họ nhận thấy Chúa đang thu hút mạnh mẽ : “Mọi người sẽ tin vào ông ấy”.
Cai-pha làm thượng tế năm ấy, nói rằng : Các ông cũng chẳng thấy điều lợi cho các ông là : thà một người chết thay cho dân, còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt.
Thật là sự thay thế lạ lùng chỉ mình Chúa có thể thay thế cho tất cả.
Về phía họ, đó là một tính toán vụ lợi thật tệ hại, nhằm tránh khó nguy. Nhưng họ không tin rằng họ đang nói rất đúng. Vì đó là sự thật !
Ong không tự mình nói ra điều đó, nhưng vì ông là thượng tế năm ấy, nên đã nói tiên tri....
Cai-pha tưởng mình nói một lời khôn ngoan theo phương diện loài người. Thực sự, dù không biết, nhung ông đang hoàn thành chương trình của Thiên Chúa.
Trong đời sống cá nhân, thường tôi cũng không thấy rõ ràng. Lạy Chúa, xin làm cho con trở nên dụng cụ thực hiện chương trình của Chúa, dù con không thấy được.
Đức Giêsu sắp phải chết thay cho dân, và không chỉ thay cho dân mà thôi, nhưng còn để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi một mối.
Lạy Chúa, xin giúp con suy niệm lâu hơn lời nói trên.
Theo thánh Gioan, đó là điều bí mật về cái chết của Chúa. Chính vì lý do đó mà Chúa đã trao hiến mạng sống mình. Con bắt gặp được ở đây một trong những ý định thâm sâu nhất của Chúa.
Đó là mục đích Chúa mưu tìm.
Quy tụ mọi người về một mối.
Làm cho mọi người chia rẽ được thương yêu nhau.
Thúc đẩy những người đối nghịch, tiến lại gần nhau hơn. Không chỉ thực hiện nơi những người thuộc chủng tộc của Chúa nhưng đến tận cùng trái đất.
Bởi vì họ là con cái của cùng một Cha.
Đây không phải là một quan niệm chính trị, hay một cách nhìn thuần túy nhân loại hướng dẫn Chúa. Nó sâu sắc hơn hẳn mọi quan niệm nhân ái hay tình liên đới tự nhiên. Đó cũng là ý nghĩa sâu nhiệm của mỗi thánh lễ.
“Này là mình Thầy sẽ bị nộp”. “Này là Máu Thầy sẽ đổ ra”. Đức Giêsu hiến mình để lôi kéo toàn thể nhân loại vào hoạt động yêu thương của Người. Chúng con khiêm tốn nài xin Chúa, khi chúng con tham dự mình và Máu Đức Kitô, cũng được tập hợp trong cùng một Thân Thể ".
Toàn thể mối tình huynh đệ trong gia đình nhân loại (gia đình Thiên Chúa) đều là ân huệ của Chúa Cha, do công nghiệp của Máu Đức Giêsu . Nhân loại ngày nay đang bị xâu xé, rất cần đến sự hi sinh này. Phân biệt chủng tộc. Chống đối nhau. Giao tranh và bạo lực. Nhân loại là một thân thể vĩ đại đang bị chia cắt. Đức Kitô đã thí ban mạng sống, để nhân loại trở nên một Thân thể duy nhất của Người.
Còn tôi thì sao ?
Tôi có làm việc để góp phần thực hiện công trình to lớn của Thiên Chúa trên đây không ?
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Các thủ lãnh Do Thái quyết định giết Đức Giêsu
HOÀN CẢNH:
Phép lạ Đức Giêsu phục sinh Ladarô (Ga 11,1-44) làm cho nhiều người Do Thái tin Người, nhưng cũng không ít người còn nghi ngờ. Có người đi kể lại với các thầy thượng tế và nhóm Pha-ri-sêu về những việc Người đã làm. Nhóm biệt phái và thượng tế vốn sẵn định kiến nên hội đàm với nhau, lập một Thượng Hội Đồng để kết án tử Đức Giêsu.
Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay, thánh sử Gioan ghi lại câu chuyện các thủ lãnh Do Thái triệu tập Thượng Hội đồng, quyết định giết Đức Giêsu.
TÌM HIỂU:
45-46 “Trong số những người Do Thái …”:
Phép lạ thời danh, làm cho Ladarô chết sống lại, khiến có nhiều người tin vào Đức Giêsu, gây ra cho nhóm chống đối Người thêm giận dữ vì ghen tương.
47-48 “Vậy các thượng tế và các người Pha-ri-sêu…”:
Nhóm thủ lãnh Do Thái liên kết với nhau lập một Thượng Hội Đồng để lên án Đức Giêsu. Họ cho rằng những việc làm của Người có thể là lý do làm cho người La Mã tiêu diệt dân Do Thái phản động.
Rõ ràng những việc Đức giêsu là việc thiện, nhưng họ chống đối vì ghen tương, đã ghép tội chính trị để làm cớ hãm hại Người.
49-52 “Một người trong Thượng Hội Đồng có tên là Caipha…”:
Bấy giờ thượng tế Caipha, chủ tịch hội đồng cộng toà đề nghị một giải pháp đơn giản: nếu toàn dân gặp hiểm hoạ vì một người, thì người đó phải chết để toàn dân khỏi bị tiêu diệt. Nhưng theo cái nhìn của Gioan thánh sử, lời đề nghị đó được coi như một lời tiên tri: Đức Giêsu sẽ chết thay cho dân.
Cái chết của Đức Giêsu nhằm mục đích bảo đảm ơn cứu độ cho dân It-ra-en. Hơn thế nữa, còn quy tụ dân Do Thái cũng như tất cả mọi người trên khắp thế giới thành cộng đoàn con cái Thiên Chúa. Và ơn cứu độ còn trải dài mọi thời cho đến muôn đời.
53-54 “…họ quyết định giết Người …”:
Từ đấy, Đức Giêsu đã bị lên án tử. Vì thế Người không công khai đi lại nữa,lánh sang Ep-ra-im và ở lại đó với các môn đệ.
55-57 “Lễ Vượt Qua của người Do Thái …”:
Trong khi Đức Giêsu cùng các môn đệ ở Ep-ra-im, thì tại giáo đô Giêrusalem, khách thập phương về dự lễ Vượt Qua bàn tán, hỏi nhau về Người nhiều điều; đang khi đó nhà cầm quyền Do Thái ra thông báo, lệnh cho ai biết được Người ở đâu, thì phải báo, để họ bắt Người.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta có một số nhận thức sau đây:
1. Các nhà lãnh đạo Do Thái, trong bình diện chính trị, thường độc tài và độc ác đã kết án tử cho Đức Giêsu, vì đường lối và chủ trương của Người không theo ý họ muốn.
2. Đức Kitô Giêsu trên bình diện tôn giáo, Người mạc khải tình phụ tử của Thiên Chúa và tình huynh đệ đại kết mọi người. Qua công trình cứu chuộc với thái độ hiền lành và khiêm nhường, Người quy tụ hết mọi người trong mọi thời làm thành cộng đoàn con cái của Thiên Chúa.
3. Sống trong bất cứ cộng đoàn nào, chúng ta phải ở vị thế tôn giáo, để có những ý tưởng, lời nói và hành động có tính xây dựng hơn là phá đổ, liên kết không chia rẽ, tình thương hơn là hận thù … Nhờ đó, mới phát triển được Nước Chúa ở trần gian.
4. Lời đề nghị kết án tử cho Đức Giêsu của cai-pha, xét về mặt chính trị và xã hội, có lợi cho những nhà lãnh đạo Do Thái; nhưng qua cái nhìn siêu nhiên của thánh sử Gioan, đó là một lời tiên tri về sự cứu độ cho loài người.
Nếu chúng ta có thói quen, biết đánh giá theo tinh thần của Tin Mừng, mọi sự sẽ trở nên có giá trị cho việc đón nhận ơn cứu độ vì mọi sự xảy ra không ngoài ý muốn của Thiên Chúa.
5. Các nhà lãnh đạo Do Thái có thành kiến, tư tưởng hẹp hòi và lòng ham muốn tư lợi nên đã từ chối Chúa và đường lối của Chúa.
Trong đời sống đạo, chúng ta thường bị ảnh hưởng giống như họ, nên đã chối bỏ những giá trị theo Tin Mừng của Chúa trong một số vấn đề liên hệ đến nhu cầu cuộc sống như: ăn mặc, thú vui ở đời…
6. Nhìn vào Chúa Giêsu:
- Người đã làm phép cho Ladarô sống lại, khiến cho nhiều người hoặc tin hoặc chống đối và gây tai hoạ cho Người.
Một việc lành, một việc thiện chúng ta thực hiện, tuy có người hài lòng, thích thú và cảm phục, nhưng cũng không tránh khỏi những cái nhìn thành kiến, bè phái, hẹp hòi, ghen tuông … gây tai hại cho ta.
- Trước thái độ thù nghịch và lệnh truy nã của của các thủ lãnh Do Thái, Chúa Giêsu đã lánh đi không vì thua cuộc, cũng chẳng sợ hãi, nhưng để thi hành thánh ý Cha ‘vì giờ chưa đến’
Cũng vậy, chúng ta nhịn nhục và lánh đi trước sự bách hại của kẻ thù nhằm tránh sự tai hại do việc đối kháng, đồng thời thực thi thánh ý Chúa là tha thứ cho kẻ xúc phạm và khoan dung với kẻ tội lỗi xấu xa.
- Đức Giêsu tiến vào thành Giêrusalem trong tình hình nguy hiểm đến tính mạng. Điều đó chứng tỏ Người bất chấp sự bách hại để trung thành với thánh ý Cha: chịu chết để chuộc tội cho thiên hạ.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10