Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần VIII Thường Niên (Mc 11:27-33) | Giáo Phận Phú Cường

Đúng theo tập tục của Giáo Hội sơ khai phần cuối bức thư của Thánh Giuđa được lồng trong khuôn khổ một thánh thi về Thiên Chúa Ba Ngôi. Đây cũng là lược đồ chung cho nhiều kinh nguyện trong thánh Lễ :  Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời ". "Tôi tin kính Một 'Thiên Chúa…các kinh nguyện Thánh Thể…

Chú Giải Tin Mừng
Thứ Bảy Tuần VIII Thường Niên
TIN MỪNG: Mc 11:27-33

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : NĂM LẺ  : Hc 51, 12-20

Sách của Sira kết thúc bằng một thi khúc mà mọi câu bắt đầu bằng một mẫu tự thuộc hồi văn : Alef, Bet, Guimel, Daiet, He, v. v. . . Đây là một loại chơi chữ. . . phần nào như người yêu lặp lại cả nghìn cách tên người họ yêu. Ben Sira, bằng mọi âm giọng tình yêu của ông đối với “khôn ngoan ".  thường đồng hoá với chính Thiên Chúa.

Tôi tuyên xưng, ca ngợi và chúc tụng danh Thiên Chúa. Khi tôi còn trẻ, trước khi tôi đi đó đây tôi đã công khai tìm kiếm sự khôn ngoan trong khi cầu nguyên. Trước đền thờ Chúa,tôi đã xin sự khôn ngoan, và tôi sẽ còn tìm nó cho đến ngày cuối đời tôi.

Như vậy, đây là người chứa chan hạnh phúc. Ong đã không hối tiếc vì đã dấn mình trong công cuộc nhiệt tình tìm kiếm Chúa.

Tâm trạng ông luôn “tạ ơn”.

Hãy ghi nhận là “khôn ngoan” tìm gặp được "trong kinh nguyện".... và từ tuổi trẻ và người ta không bao giờ hết phải tìm kiếm.

Trước tinh hoa của sự  khôn ngoan, như chùm nho hồng, tâm hồn tôi vui sướng.

ông so sánh khôn ngoan với tin hoa ngon ngọt của cây nho hứa hẹn niềm vui : Tôi dừng lại giây lát trước hình ảnh đẹp này : “một bông hoa làm vui thỏa tấm lòng" Thiên Chúa làm như thế Đức Maria đã hát lên “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa. Thần trí tôi hớn hở reo mừng trong Chúa là Đấng cứu. độ tới” Thiên Chúa nguồn vui. Thiên Chúa tươi đẹp. Thiên Chúa triển nở. Thiên Chúa phong phú.

Chân tôi bước đi trên đường ngay chính. Từ buổi thanh xuân tôi đã tìm kiếm nó. Tôi đã lắng tai và nghe tiếng nó.Tôi đã tìm thấy trong tôi sự “khôn ngoan  cao cả" .

Vậy khôn ngoan đồng thời là :

Một thái độ cụ thể, một thái độ sống và luận lý “lắng tai nghe, ôi giáo huấn”…

Như thế, Đức tin luôn nối kết sự ưng nhận của trí lòng với nếp sống liên quan tới cả con người.

Nhờ nó, tôi đã được tiến triển nhiều. Tôi sẽ tôn vinh Đấng đã ban cho tôi sự khôn ngoan, vì tôi đã suy niệm đế đem nó ra thực hành.

Y tưởng về “sự tiến bộ”.

Khôn ngoan không phải điều thủ đắc một lần thay cho tất cả Đây là một thực tại sống động, phát triển và tăng trưởng. "Nhờ rèn mà nên thợ". Nhờ thực hành khôn ngoan nhờ  luyện tập người ta thêm khôn ngoan .

Linh hồn con đã chiến đấu....

Vậy đó không phải là truyện dễ dàng phải miệt mài tránh xa sự dữ.

Tôi lo lắng thực hành lề luật.

Đối với người Do thái, lề luật thuộc về cấu trúc đời sống :  Chúa được diễn tả trong những chi tiết cụ thể hàng ngày, nguồn của khôn ngôn.

Tôi đã giơ tay nên cao, và đã van khóc, vì đã “không biết đến nó".

Phải, điều đó đã không được hoàn hảo mọi ngày. Tìm kiếm lâu dài , "đôi tay giơ lên trời”.

Được khôn ngoan ,hướng dẫn, tôi đã được tâm thần, vì thế, tôi sẽ không hề từ bỏ khôn ngoan.

Kiểu nói đáng kinh ngạc : "Tôi đã có được tâm thần" (nguyên văn : tôi đã làm chủ lòng tôi) Lạy Chúa, hẳn đúng như vậy

Bài đọc II :  NĂM CHẴN : Gđ 17,20-25

Đây là một tập văn bản ngắn nhất của Bộ sách Tân ước Chắc chắn ông Giuđa này là anh em ông Giacôbê, và do đó là bà con với Đức Giêsu. ông đã là Giám mục Giêrusalem sau anh ông.

Bức thư  vang dộị này, cách riêng, là để chồng lại những kẻ tà giáo, những “ẩn sĩ giả hiệu " và trách cứ các giáo lý sai lạc cũng như hạnh kiểm xấu xa của họ.

“Anh em thân mến ! Phần anh em hãy nhớ lại những lời các tông đồ của Đức Giêsu đã nói với anh em".

Sách Tin Mừng là nơi để tham chiếu chân lý . . . những điều các tông đồ đã thuật lại. Đó là lời mời gọi trở về với “truyền thống". Chân lý không từ nó bịa ra. Nó phải được đón nhận.

Đối với ta, NGÀY NAY, đó là một lời mời gọi bổ sung giúp ta quy chiếu về Lời Chúa và tìm hiểu nó sâu xa hơn.

Chỉ lặp lại các từ ngữ của dĩ vãng thì chưa đủ cần phải tìm tòi tiêu chuẩn chân lý chứa đựng trong đó. Bổn phận chúng ta là diễn đạt chân lý ấy ra chứ không phản lại. Trách nhiệm của các Kitô hữu ngày nay thật nặng nề :nói về chân lý vĩnh cửu bằng ngôn ngữ của thời nay.

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con lòng trung thành và can đảm để  trở nên vừa là "Người của truyền thống" vừa là “Người của thời nay”.

Hãy cầu nguyện trong Thánh Thần. Hãy cố gắng sống mãi trong tình thương của Chúa.

Hãy chờ đợi lòng thương xót của Chúa Giêsu Kitô.

Đúng theo tập tục của Giáo Hội sơ khai phần cuối bức thư của Thánh Giuđa được lồng trong khuôn khổ một thánh thi về Thiên Chúa Ba Ngôi. Đây cũng là lược đồ chung cho nhiều kinh nguyện trong thánh Lễ :  Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời ". "Tôi tin kính Một 'Thiên Chúa…các kinh nguyện Thánh Thể…

Câu kết của mọi lời nguyện thánh lễ  nhắm về Ba Ngôi : "Nhờ Đức Giêsu  Kitô, Con Chúa, Chúa chúng con, Đấng thống trị với Chúa và Chúa Thánh Thần bây giờ và cho đến muôn đời.

Chúa Ba Ngôi có chiếm chỗ nào trong kinh nguyện của tôi không ?

Những người , do dự thì anh em phải thuyết phục họ, hãy lo lắng kéo họ ra khỏi lửa thiêu. Còn những người khác, anh em hãy gớm ghét ngay cả chiếc áo đã bị thân xác họ làm cho ra ô uế.

Ơ đây rõ ràng là cuộc bút chiến chống lại các kẻ rối đạo. Phải cố gắng cứu giúp họ khi tranh luận, nhưng đối với hạng người khác, phải chạy trốn họ. Kiểu nói ở đây mang sắc thái mạnh mẽ đặc biệt. Vào một vài thời kỳ trong lịch sử Giáo hội, có lẽ người ta đã quá nhấn mạnh về việc khai trừ nầy. Lạy Chúa, xin tha thứ cho những thời kỳ kết án dị giáo.

Vào thời đại chúng ta, có lẽ người ta gặp nguy cơ lẫn lộn ngược lại : đó là một chủ nghĩa tự do quá lố rộng rãi đến nỗi người ta không biết mình nghĩ gì nữa !

Một lần nữa, Lạy Chúa, xin ban cho chúng con, ban cho Hội Thánh. Chúa luôn nghiêm chỉnh suy tư đứng đắn và trung thực, biết có thái độ cởi mở, đầy thiện cảm đối với tư tưởng kẻ khác, với các biện bác của những người không tin hoặc của những người không đồng quan điểm với chúng con.

Xin kính dâng Đấng có quyền phép gìn giữ anh em khỏi sa ngã và cho anh em, đứng vững tinh tuyền trước vinh quang của Người, trong niềm hoan lạc, sức mạnh và quyền năng bây giờ và cho đến muôn đời. Amen. .

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con lãnh hội được ý nghĩa sâu sắc về vinh quang Chúa: Xin giúp chúng con mỗi ngày càng trở nên “không có gì đáng trách " và đầy hoan lạc !

Đức Giêsu và các môn đệ lại đến Giêrusalem. Đang khi Đức Giêsu đi đi lại lại trong Đền thờ thì các thượng tế, luật sĩ và kỳ lão đến hỏi Người.

Ngày thứ  ba của Đức Giêsu tại Giêrusalem đầy bận rộn vì phải tranh luận với những nhà chức trách và giới trí thức của thủ đô. Các vị  lãnh đạo tôn giáo, các nhà giáo dục, các học giả đương thời chất vấn Đức Giêsu.

Ong lấy quyền nào mà làm các điều ấy ? Ai đã cho ông quyền làm các điều ấy ?

Đức Giêsu vừa mới bày tỏ Người có quyền trên Đền thờ.

Trong bối cảnh lịch sử đó là một việc làm có ý nghĩa. ngày nay chúng ta chỉ trích để ý đến khía cạnh ngoạn mục của biến cố. Nhưng đối với mốt người Do Thái thời đó hành động như Đức Giêsu quả là một thứ tự phụ quyền hoặc Người đòi cho mình chủ quyền trên Nhà Thiên Chúa!  Và do đó Người hành xử như vậy là có ý chứng tỏ Người chu toàn các sấm ngôn loan báo về Đấng Mêsia mà toàn dân mong đợi.

Đức Giêsu , là con người thực, rất gần cận với chúng  qua biết bao chi tiết của đời Người.

Đức Giêsu, là Thiên Chúa thật, có một quyền uy siêu phàm.

“Uy quyền " Thiên Chúa trong Đức Giêsu, có cần thôi thúc tôi đặt lại vấn đề nào không ?

Đức Giêsu đáp : "Tôi chỉ xin hỏi các ông một điều thôi : phép rửa của ông Gioan là do trời hay do người ta ? Các ông trả lời cho tôi đi ?".

Đây chính là câu hỏi cũng được đặt ra về Đức Giêsu. Nhưng Đức Giêsu đã khôn khéo đặt một câu hỏi gián tiếp, liên hệ đến Gioan Tẩy giả. Thực vậy, Người biết trước mặt người là những kẻ đối thoại không chủ trương tìm kiếm chân lý . . . nhưng họ chỉ sẵn sàng bắt bẻ , tranh cãi . Họ không dễ dàng thay đổi ý kiến, cũng như thái độ họ tin nơi họ có chân lý. Nhân cách mầu nhiệm của Đức Giêsu.

Những lời người nói, các hành động lạ lùng của Người, không đặt thành vấn đề cho họ : họ bị khung cứng trong những xác tín riêng tư.

Còn tôi, đã thay đổi một điều nào đó, tôi có sẵn sàng đi bước trước để Đức Giêsu  hạch hỏi-" tôi không ?

Các ông trả lời cho tôi đi. Tôi chỉ xin hỏi các ông một điều thôi

Họ bàn với nhau : "Nếu mình nói : do Trời, thì ông ấy sẽ vặn Thế sao các ông lại không tin ông Gioan  ?”

Ngày nay, chúng ta cũng luôn giống như thế !

Chúng ta sợ bó buộc phải dấn thân, phải chấp nhận một số thay đổi. . . rồi chúng ta tự bằng lòng với mình để khỏi phải đáp trả những câu hỏi được nêu lên.

Lạy Chúa, xin hãy đến trợ lực cho sự yếu đuối của chúng con.

Nhưng chẳng lẽ mình nói :  Do người ta". Họ sợ dân chúng, vì ai nấy đều cho ông Gioan thật là một ngôn sứ.

Thật là giả hình ! Họ biết rõ mà.

- Cả chúng ta nữa, chúng ta cũng bị dồn vào đường cùng. Chỉ còn vài ngày nữa là bước vào cuộc Thụ khổ . . .người ta bày mưu tính kế, chia bè chia phái... không ai có  thể giữ thái độ trung lập được nữa ? Chúng ta cũng vậy thôi cần phải chọn lựa dứt khoát, hoặc ủng hộ hay chống lại Đức Giêsu... cần phải dấn thân trọn vẹn để theo Người.

Đức Giêsu liền bảo họ : "Tôi cũng vậy, tôi cũng không nói cho các ông là tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy.

Không ? Ta không mừng gì Đức Giêsu làm một việc thể hiện quyền năng Thiên Chúa cách giãy đừng, để áp đặt họ khi mà mấy ngày nữa, họ sẽ thách thức Người : Nếu người là con Thiên Chúa, hãy xuống khỏi thập giá xem sao ! ".  Người sẽ không xuống khỏi thật giá đâu ( Thiên Chúa chỉ luôn thống trị trên các tâm hồn tự do, những tâm hồn tự  hiến.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Tranh luận về quyền của Chúa Giê-su.

HOÀN CẢNH :

Sau việc Đức Giê-su đuổi những người buôn bán ra khỏi đền thờ, những người cầm đầu Do Thái căm giận Đức Giê-su. Họ đã ra lệnh bắt Người. Nhưng họ chưa dám cương quyết thi hành, vì sợ dân chúng. Trong lúc chờ cơ hội, họ tìm đến mở cuộc tranh luận với Đức Giê-su. Từ MC 11,27 đến 12,44 tác giả trình bày một loạt những cuộc tranh luận tại Giê-ru-sa-lem.

Ý CHÍNH :

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại cuộc tranh luận giữa các thượng tế, kinh sư và biệt phái với Đức Giê-su về quyền của Người.

TÌM HIỂU :

27 “Đức Giê-su và các môn đệ lại vào Giê-ru-sa-lem … “ :

Câu này giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh của cuộc tranh luận.

28 “Ong lấy quyền nào mà làm các việc ấy” :

Phần đông dân lương thiện thấy công việc Đức Giê-su làm đều nhận biết sứ mệnh của Người (Ga 3,2; 12,42). Nhưng các thượng tế, kỳ lão và biệt phái có quyền bính, xấu bụng, không muốn nhìn nhận thiên chức của Người. Họ cho các phép lạ Chúa làm là yêu pháp quỷ thuật … Đức Giê-su không muốn mất giờ tranh luận với họ; Người chỉ hỏi lại một lời về phép rửa và lời giảng của Gio-an.

29-32 “Tôi xin hỏi các ông một điều thôi …” :

Câu hỏi của Chúa đã thay đổi thế trận, làm cho họ phải lúng túng. Ngày trước họ sai người đến phỏng vấn Gio-an và nhìn nhận ông hành động theo sứ mệnh của trời và ông đã làm chứng Đức Giê-su thực là Đấng Cứu Thế (Ga 1,19-27; 29-35; 3,28-35). Ngày nay nếu họ từ chối sứ mệnh và lời giảng của Gio-an, họ sẽ bị dân chúng căm phẫn và ném đá. Nếu họ xưng sự thực ra, họ sẽ bị Chúa hỏi lại : Sao không tin ?

33 “Chúng tôi không biết” :

Bàn tán với nhau xong, họ đồng tình nhận rằng : trong 36 chước, đào vi thượng sách ! Họ trả lời câu hỏi của Chúa kiểu nói : “Chúng tôi không biết !”

Câu trả lời đó tỏ ra quyền bính của họ đã tới ngày tàn lụi và tinh thần của họ đến chỗ quẫn bách !

Đức Giê-su không muốn làm cho họ xấu hổ thêm. Quả vậy, Người là Đấng hiền từ mà I-sai-a đã ca tụng : Cây sậy đã dập, Người không nỡ bẻ gãy, ngọn bấc còn ngún khói, Người không nỡ dập tắt (Is 62,1). Người đã ôn tồn đáp lại : các ông không biết, thì tôi cũng không trả lời cho các ông”.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :

1. Nhìn vào Chúa Giê-su :

a) Xem việc Chúa làm :

- “Đức Giê-su và các môn đệ lại vào đền thờ Giê-ru-sa-lem” :

Cũng như những lần khác, lần cuối trong đời Chúa Giê-su đi Giê-ru-sa-lem để dự lễ Vượt Qua, Người đem theo các môn đệ. Việc đem theo các môn đệ trước nhất là để thuận tiện cho việc giáo huấn, sau nữa là để các môn đệ trực tiếp và chứng kiến và quan sát việc Chúa làm, để sau này các môn đệ rao giảng và làm chứng. Đàng khác, việc đem các môn đệ đi theo cũng để chứng tỏ : Thầy ở đâu trò ở đó : gắn bó với nhau.

Ngày nay chúng ta không ở trực tiếp với Chúa, nhưng chúng ta có thể quan sát, tiếp xúc với Chúa qua Lời Chúa và qua các bí tích. Vì vậy để trở thành chứng nhân đắc lực của Chúa và người rao giảng Tin Mừng giá trị, chúng ta phải luôn luôn sống gần Chúa, bám sát Chúa qua việc suy niệm và sống Lời Chúa, qua việc hiện diện trước nhan Chúa trong những giờ đạo đức.

- Trước lời chất vấn của các thượng tế, kỳ lão và biệt phái về quyền của Chúa, Chúa Giê-su thấy rõ lòng dạ xấu vì ác ý và sự cứng lòng tin của họ, nên Chúa đặt cho họ vấn nạn để tạo cho họ có cơ hội tỏ thiện chí : đó là gợi cho họ nhớ lại nguồn gốc phép rửa của Gioan Tẩy Giả.

Cách cư xử của Chúa tỏ ra Người khoan nhân và hiền lành đối với kẻ thù. Noi gương Chúa, chúng ta tỏ ra khoan nhân trong cách cư xử đối với kẻ ác đang gây tai hại cho ta.

- Thấy họ không trả lời, Chúa Giê-su cũng không trả lời cho họ :

Những người cầm đầu dân Do Thái không trả lời vì muốn trốn tránh trách nhiệm, nhưng việc Chúa Giê-su không muốn trả lời là vì Chúa thấy họ cố chấp, không muốn tin nên có nói thẳng ra, họ cũng không tin.

Thiên Chúa thấu suốt mọi tâm can, nghĩa là chúng ta không thể trốn tránh trách nhiệm trước mặt Chúa được, vì thế chúng ta phải tin tưởng vào Chúa để thành thực cởi mở với Chúa, khi đó chúng ta mới có thể tương quan tốt với Chúa để đón nhận hồng ân của Chúa được.

b) Nghe lời Chúa nói :

- “Tôi chỉ xin hỏi các ông một điều thôi …” :

Khi đến để được đón nhận hồng ân của Chúa, Chúa cũng tạo điều kiện để khơi dậy niềm tin của ta đối với Chúa. Vì nhờ niềm tin này chúng ta mới có tương quan thực với Chúa và xứng đáng để đón nhận ơn Chúa. Điều này đòi hỏi : khi đến với Chúa, chúng ta phải có lòng tin thực sự. Từ lòng tin đó chúng ta mới có những thái độ cử chỉ và tâm tình xứng đáng với Chúa.

- “Phép rửa của Gio-an do trời hay do người ta ? “ :

Đặt câu hỏi này, Chúa muốn chúng ta tin nhận vào Chúa thì cũng tin nhận các sứ giả của Chúa gửi đến : như các Đấng bản quyền, các vị bề trên hợp pháp …

2. Nhìn vào các thượng tế, kỳ lão và các biệt phái :

Những người này đều hỏi Chúa Giê-su lấy quyền đâu mà hành động như thế (đuổi con buôn ra khỏi đền thờ), trong thực tế họ là những người trước hết không chấp nhận con người Chúa Giê-su, dẫu Người nói gì hay làm gì. Trái tim họ đã ra đen tối vì thành kiến và vì tư lợi.

Điều này cũng nhắc nhủ chúng ta rằng một khi chúng ta chưa hiểu Chúa, chưa biết Chúa, nhất là chưa cảm nghiệm về Chúa, thì chúng ta thường thắc mắc, nghi ngờ những giáo huấn của Chúa, những chân lý về Chúa và về những công việc của Chúa làm.

- “Họ sợ dân chúng, vì ai nấy đều cho ông Gio-an thật là một ngôn sứ” :

Có tật giật mình, bóng tối sợ ánh sáng, họ có lỗi họ mới sợ. Thái độ sợ sệt của họ đã tố cáo họ là những người không công chính. Làm người trên, người có trách nhiệm với dân, chúng ta đừng làm gì, nói gì bất chính khiến chúng ta phải sợ người dưới; nhưng chúng ta nói và làm cách công chính khiến người ta vừa phục vừa mến.

- “Họ trả lời Đức Giê-su : chúng tôi không biết” :

Đó là cách trả lời của người trốn trách nhiệm và bất chính vì chối bỏ sự thật, phủ nhận chân lý. Thái độ lờ đi là cách từ chối trách nhiệm !

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10