Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng Thứ Hai Tuần IX Mùa Thường Niên (Mc 12:1-12) | Giáo Phận Phú Cường

Thiên Chúa là nguồn mạch ân sủng và bình an. Con người khi đã đặt hết lòng tin cậy vào sự che chở của Thiên Chúa thì không sợ bị đánh bại và phải xao xuyến. Tâm hồn người ấy sẽ được bình an trước mọi xáo trộn. “Ai có thể tách rời chúng ta ra khói tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là bắt bớ gian truân, khốn khổ, đói rách. Không, dầu là sự sống hay sự chết, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa” (Rm 8,35)... 

Chú Giải Tin Mừng
Thứ Hai Tuần IX Mùa Thường Niên
TIN MỪNG: Mc 12:1-12

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : NĂM LẺ : Tb 1,1a-2. 2,1-9

Sách Tôbia, được viết ra vào thế kỷ thứ III hay thứ II trước Chúa Giêsu Kitô, là một loại “tiểu thuyết giáo dục”. Người kể có được tài nghệ tường thuật cụ thể, sinh động và tươi thắm.

Ong muốn chỉ cho chúng ta thấy nhột tín hữu chịu đựng những khó khăn tồi tệ và cuối cùng Thiên Chúa tràn đổ hạnh phúc cho.

Tôbia người chị họ và thành Nephthali. Ông bị bắt lưu đây trong thời Salmanasar, vua xứ Assyria.

Vấn đề của người bị lưu đày, trước hết là chịu khổ đủ loại bật rễ, vì bị trộn lộn như thiểu số yếu ớt giữa các dân xa lạ. Những mối nguy trầm trọng nhất là bị mất căn tính riêng và đức tin của mình.

Các Kitô hữu hôm nay lại chẳng gặp phải một cảnh luống tương tự sao ? Là những nhóm thiểu số giữa một thế giới có những phong tục quá xa cách Tin mừng, phải sống đức tin của mình mạnh mẽ hơn, nhưng lại không được nâng đỡ bằng một . "Nước Kitô giáo”.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống Tin Mừng Chúa. Cả khi quanh chúng con đều nói ngược lại. Xin trợ giúp đặc biệt các Kitô hữu đơn độc trong các môi trường lương dân hay vô thần.

Mặc dầu bị lưu đày, ông không bỏ đường chân lý.

Lưu đày, đơn độc, thật là một thử thách đức tin.

Phải đứng vững. Nghĩa là tiếp tục con đường đã theo mặc cho rất nhiều những ngã rẽ hiện ra.

Lạy Chúa, xin đến hướng dẫn chúng con trong những chọn lựa hiện ra trên đường chúng con đi.

Khi đến lễ trọng kính Chúa, trong gia đình Tôbia có dọn bữa ăn thịnh soạn. ông nói với con trai ông rằng : "Con hãy đi mời mấy người thuộc chi họ chúng ta biết kính sợ Chúa, đến dự tiệc với chúng ta .

Đối với người không thể thực hành việc phụng sự một cách bình thường, vì không có hội đồng lẫn thánh đường, sự trung thành với Chúa được bày tỏ bằng những nghĩa cử nhân bản rất giản dị : người ta mừng lễ Ngũ quan bằng một bữa ăn gia đình. . . và người ta lo mời dự tiệc những người nghèo không có phương tiện để mừng lễ.

Khi một vài thói quen tôn giáo không thể thực hiện được tôi có lời nhập thể đức tin của tôi vào những thực tại khiêm tốn hàng ngày : chẳng hạn chia sẻ niềm vui . . . phục vụ người khác. . . chú ý tới những người nghèo hơn. . . . .

Con ông đi, rồi trở về báo tin cho ông hay rằng : "Một người con gái Israel bị bóp cổ chết nằm ngoài đường. Lập tức, ông bỏ bàn ăn, ra khỏi phòng, bụng còn đói, chạy đến chỗ tử thi ông lén vác xác về nhà, để chờ lúc mặt trời lặn, sẽ chôn cất cẩn thận...

Đó là thảm họa cắt ngang bữa tiệc dọn sẵn. Tôbia biết chấp nhận cái bất chợt của Đức tin, cuộc mạo hiểm liều lĩnh vì Chúa. Ong biết rằng những người lưu đày không có quyền chôn cất người chết của họ. Nhưng luật Chúa đòi buộc !

Đôi khi tôi có theo những xác tín sâu xa của lương tâm đặc biệt khó khăn, trong một cảnh huống đẩy tôi đến những thái độ ngược lại không ?

Tất cả các người bà con chỉ trích ông rằng : "ông đã bị lên án tử hình cùng tiệc đó, này ông lại đi chôn kẻ chết nữa".

Để có thể đứng vững, ngược lại cả với người thân cận, trong những trường hợp trầm trọng ! Lạy Chúa, xin cho chúng con được trong sáng với các bổn phận của chúng con. Không phải là hẹp hòi cứng đầu những vững vàng chịu trách nhiệm về những chọn lựa riêng của chúng con.

Nhưng Tôbia kính sợ Thiên Chúa hơn sợ nhà vua.

Cả các tông đồ khi đứng trước quyền lực sẽ nói rằng : “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là người ta” (Cv 4,19).

Niềm vui khi hành động theo lương tâm dưới ánh mắt nhìn của Thiên Chúa.

Bài đọc II : NĂM CHẴN : 2 Pr 1,2-7

Thưa anh em chúc anh em được đầy tràn ân sủng và bình an, nhờ được biết Thiên Chúa và Đức Giêsu, Chúa chúng ta.

“An sủng" là tặng phẩm của lòng khoan dung Thiên Chúa.

“Bình an" là tâm tình sung mãn hiện có trong ta, khi ta sống thân tình với Chúa và với anh em…

Đó là lời cầu chúc quen thuộc của Kitô hữu sơ khai.

Thiên Chúa là nguồn mạch ân sủng và bình an. Con người khi đã đặt hết lòng tin cậy vào sự che chở của Thiên Chúa thì không sợ bị đánh bại và phải xao xuyến. Tâm hồn người ấy sẽ được bình an trước mọi xáo trộn. “Ai có thể tách rời chúng ta ra khói tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là bắt bớ gian truân, khốn khổ, đói rách. Không, dầu là sự sống hay sự chết, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa” (Rm 8,35).

Lạy Chúa xin ban sự bình an của Chúa cho chúng con.

Xin làm cho chúng con nhận biết Chúa thực sự.

Ước gì mỗi ngày con càng khám phá ra Chúa nhiều hơn. Chớ gì mỗi biến cố mới xảy ra đều giúp con nhận ra lòng nhân hậu và kế hoạch của Chúa. Và ước gì mỗi ngày trong đời sống Chúa luôn gửi đến cho con một sự bình an sâu xa.

Quyền lực thần linh đã ban tặng chúng ta tất cả những gì giúp chúng ta sống đạo đức nhờ sự hiểu biết chắc chắn Đấng đã kêu gọi chúng ta.

“Tất cả những gì giúp chúng ta sống” . Tôi thích thú trước cách nhìn đó. Tôi tưởng nghĩ đến mọi vật đáng sống động.. .. Tội nghĩ rằng tất cả những điều ấy là một của hồi môn, một tạng phẩm. Sức mạnh phi thường của sự sống đang bao bọc hành tinh do Thiên Chúa tạo thành và duy trì.

Sự sống và lòng đạo đức …

Ngày nay chúng ta không có thói quen nối liến hai từ đó lại với nhau.

Sự thực đây là sự rủi ro của lịch sử ngôn ngữ, vì nó dần dần thay đổi ý nghĩa các tiếng, các chữ trong tâm trí loài người. Người ta không nói cùng một "từ" của thành Rôma cổ sơ, vào thời thánh Phêrô, bởi chữ ấy không gợi lên được một điếu gì trong tâm trí chúng ta. “Lòng đạo đức” đó là “sự sùng kính, sự tôn trọng, tình yêu con thảo và thánh thiện”. Đó là giá trị luôn cần thiết cho cuộc sống.

Sau những rối ren và thiếu sự tôn trọng, công cuộc khám phá lại lòng đạo đức đầy quan trọng trong những năm sắp tới, chắc chắn sẽ dành một sự tôn kính mới mẻ đối với tất cả những gì là “tự nhiên ".

Để nhờ đó anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa sau khi đã thoát khỏi cảnh hư đốn do dục vọng gây ra trong trần gian.

Nhân loại kỹ thuật đang trên đà khám phá ra ý niệm của sự ô uế, sự “đồi trụy của các thăng bằng sinh lý”. Cùng một lúc sự "đồi trụy luân lý" xem ra ngày càng tăng vọt trong nhân loại ngày nay.

Ơ đây thánh Phêrô quả quyết là con người thoát khỏi cảnh đồi trụy nhờ “thông dự vào bản tính Thiên Chúa”.

Đây là một lời quả quyết đúng suy gẫm. Tôi có thông phần với Thiên Chúa ? Tôi có hiệp thông với Người không ? Tôi có để cho tư tưởng, cách nhìn của Thiên Chúa ảnh hưởng trên tôi, tôi có hành động theo kế hoạch của Người trên thế giới, con người tôi có là “tình yêu”, cuộc sống thường ngày của tôi có là “tình yêu" như Thiên Chúa là “tình yêu” không ? Bản tính của tôi có là một phần của "bản tính Thiên Chúa” không ?

Chính vì thế, anh em hãy làm cao để khi đã có lòng tin thì có thêm đức độ, có đức độ thì thêm hiểu biết có hiểu biết, lại thêm tiết độ, có tiết độ lại thêm kiên nhẫn, có kiên nhẫn lại thêm đạo đức, có đạo đức lại thêm tình huynh đệ, có tình huynh đệ lại thêm bác ái...

Sự thông dự vào bản tính Thiên Chúa không phải là một cuộc thoát xác lý thuyết và trừu tượng, cũng không phải là một sự hiểu biết vô hiệu, nhưng nó được cụ thể hóa bằng bảy nhân đức thực hành.

Hãy lặp lại từng từ trên. Hãy điều chỉnh đời sống tôi với các nhân đức ấy !

Bài Tin Mừng : Mc 12,1-12

Chúng ta đừng quên, dụ ngôn chúng ta sắp đọc hôm nay, đã đuốc Đức Giêsu công khi tuyên bố tại Giêrusalem, vào tuần cuối cùng, trước đám đông bao gồm cả các môn đệ..lẫn những nhân vật của Tối cao pháp đình đang tìm dịp đế bắt Người.

Đức Giêsu bắt đầu dùng dụ ngôn mà nói với các luật sĩ và kỳ lão rằng . "Có người kia ông được một vườn nho ông rào giậu chung quanh, khoét bồn đạp nho và xây một vọng gác..."

Đối với một người Do Thái am tường Kinh thánh, thì ý nghĩa của dụ ngôn quá rõ ràng.

“Vườn nho" ở đây, là dân lsrael : mọi chi tiết như hàng giậu, bồn đạp nho, vọng gác đều biểu lộ sự ân cần chăm sóc của Thiên Chúa dành cho vườn nho của mình...Đó là một người trồng nho lành nghề. Ông yêu vườn nho của mình và mong chờ nó mang lại trái tốt, rượu ngon. Những chi tiết đó được trích ra từ Isaia 5,1-7 ; Giêrêmia2,21 ; Edeklen 17,6 - 19,10.

Trong thinh lặng, tôi thử gọi lên những hồng phúc của Thiên Chúa : Người đã dành cho tôi biết bao lo lắng, yêu thương chăm sóc, giữ gìn. Lạy Chúa, Chúa yêu con, Chúa yêu mỗi người. Chúa chờ đợi người ta mang nhiều hoa trái... Con cảm tạ Chúa vì…vì.

Ong cho tá điền canh tác rồi trẩy đi xa .

Lạy Chúa, con là cây nho của Chúa.

Thật là mầu nhiệm cao cả biết bao... Chúa đã để ý quan tâm đến con. Chúa đã coi con như thuộc về Chúa.

Thật là huyền nhiệm cao cả biết bao.. bề ngoài Chúa như ở xa, vắng mặt, giấu ẩn, nhưng thực sự Chúa rất gần, rất thương yêu...

Người đầy tớ nhất : họ đánh đập và đuổi về tay không...

Người thứ hai : họ đánh vào đầu anh ta và hạ nhục...

Người thứ ba : họ cũng giết luôn. Rồi nhiều người khác : kẻ thì họ đánh, người thì họ giết...

Máu đã đổ ra khá nhiều trong khắp vườn nho đó.

Cuộc Thụ khổ đã gần kề. Đức Giêsu cảm thấy nó đang đến

gần : Chỉ còn mấy ngày nữa thôi.

Nhưng, ông chủ vườn nho đó có vẻ như một người khùng dại! Thông thường; ta không có ý tiếp tục gửi thêm “những đầy tớ khác”, khi tất cả những đầy tớ đầu tiên trở về mình đầy thương tích hay đã không trở về nữa... Không ! Trình thuật của Đức Giêsu, nếu hiểu theo nghĩa đen, không thể có thực được. Nhưng Thiên Chúa, đứng ra chỉ mình Thiên Chúa, đã có sự nhẫn nhục, kiên trì, rồ dại như thế !

Thiên Chúa luôn gây thắc mắc cho ta. Với tình yêu của Người, Người có thể còn đi xa tới đâu nữa đây ?

ông chỉ còn một người nữa là người con yêu dấu, người cuối cùng ông sai đến gặp họ.

Điều này càng khó tin !

Nhưng đúng như vậy đó !

Tính từ “yêu dấu " không phải được dùng cánh ngẫu nhiên đâu. Đó là hình dung từ luôn được sử dụng khi một tiếng từ trời nói về căn tính của Đức Giêsu, khi Ngài chịu phép rửa, và lúc biến hình (Mc 1,11 - 9,7).

Cứu độ là một công trình của tình yêu, Thiên Chúa yêu vườn nho của Người, nhân loại của Người, Người con yêu dấu của Người.

Và lần đầu tiên, chính Đức Giêsu sử dụng từ này. Người đã đã nghe cha nói ngay. Người chịu phép rửa. Đến lượt ba môn đệ cũng nghe thầy như thế, trên núi biến hình. Và Đức Giêsu dùng đại từ đó để áp dụng cho mình. Sau nhiều lần yêu cầu giữ bí mật, cuối cùng Người đã vén màn lên để thông tỏ căn tính thâm sầu của mình : lúc này không còn sợ có thể bị Người ta hiểu lầm nữa . Việc tái lập triều đại Đavít hoàn toàn theo quan niệm trần thế đã trở lên hảo huyền rồi ? Cái chết đã gần kề với Đức Giêsu, sẽ xảy ra vào cuối tuần.

ông chủ vườn nho sẽ đến tru diệt cả tá điền, rồi giao vườn nho cho người khác : "Tảng đá thợ xây loại bỏ, lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mặt chúng ta.

Đức Giêsu trích dẫn Thánh Vịnh 118,22. Đó chính là những lời đám đông dân chúng sử dụng để tung hô Chúa, khi Người tiến vào thành trong tư thế là Đấng Thiên Sai. Vinh quang của Người cũng chỉ có thể đó. Không khi nào Đức Giêsu nói đến cái chết mà không gợi lên sự Phục sinh của Người.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Dụ ngôn những tá điền sát nhân.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :

1. Thấy những người cầm đầu dân Do Thái bất mãn, Chúa Giê-su đã giảng mấy dụ ngôn để cảnh giác và kêu gọi họ biến cải :

- Dụ ngôn hai người con (Mt 21,28-32).

- Dụ ngôn những người làm vườn nho sát nhân (Mc 12,1-10).

- Dụ ngôn viên đá góc tường (Mc 12,11-12).

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại hai dụ ngôn : những người làm vườn nho sát nhân và dụ ngôn viên đá góc tường.

- Các thủ lãnh tôn giáo ở Giê-ru-sa-lem hiểu Chúa Giê-su nhằm họ khi Người loan báo dụ ngôn những người làm vườn nho sát nhân.

- Các thủ lãnh Do Thái khai thác một vườn nho, đó là dân Chúa, nhưng họ đã dùng hoa quả thiêng liêng để trục lợi vật chất. Mỗi lần Chúa gửi các sứ giả tới (các tiên tri) để kéo dân chúng quay về với ơn gọi chân chính của mình, thì họ đã giết các sứ giả đó. Và cuối cùng họ đã giết ngay cả người con thừa tự, tức là con một Thiên Chúa, là Chúa Giê-su Ki-tô. Hậu quả ra sao ? Họ phải chuốc lấy thảm bại và hình phạt. Con Thiên Chúa sẽ trở nên viên đá góc một ngôi nhà mới là Hội Thánh . Dân Thiên Chúa, vườn nho của Chúa sẽ được giao cho các thủ lãnh khác trong thời Tân Ước. Bài Tin Mừng này loan báo một cách rõ ràng một cuộc biến cải Ít-ra-en theo xác thịt thành Ít-ra-en mới là Hội Thánh. Cuộc biến cải này được thực hiện qua mầu nhiệm sự chết và sống lại của Chúa Giê-su, Con Một Thiên Chúa.

2. Dụ ngôn này có một số chi tiết bất bình thường, nhưng chính cái bất bình thường ấy lại diễn tả những bài học quý giá :

- Ông chủ vườn trồng xong vườn nho, lẽ ra ông phải chăm bón để kiếm hoa lợi, nhưng ông lại cho các tá điền thuê ! Điều này nói lên ông chủ tín nhiệm các tá điền đến nỗi ông trao tài sản quý giá là vườn nho của ông cho họ. Cũng vậy, Thiên Chúa tôn trọng và tín nhiệm mỗi người chúng ta khi Người trao cho mỗi người chúng ta trách nhiệm phù hợp với khả năng của mình : bậc sống, địa vị, tài năng, phương tiện sống … : chúng ta nhận thức mình là tá điền trung tín làm việc sinh lời cho ông chủ, tức là làm vinh danh Chúa và mưu ích phần rỗi cho các linh hồn, hay là chúng ta bất trung, phản bội theo kiểu như các tá điền trên đây là hình ảnh các thượng tế, kinh sư và biệt phái từ chối Chúa Giê-su ?

- Ông chủ có nhiều đầy tớ trung thành; biết rằng đi vào chỗ chết mà họ vẫn cứ vâng lời ông chủ ! Điều này diễn tả các đầy tớ tin tưởng và yêu mến ông chủ hết lòng, hết linh hồn. Các thánh nhân, cụ thể là các thánh tử đạo, điển hình như Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, quả là những đầy tớ trung tín của Chúa. Bạn có trung tín với Chúa trong mọi cảnh huống của cuộc đời bạn không ?

- Ông chủ xem ra nhát đảm, khờ dại đến bất lực khi để cho bọn tá điền tự do hoành hành, giết hại các đầy tớ và thậm chí cả đứa con độc nhất của mình nữa ? Chính điều này đã diễn tả lòng khoan dung, nhẫn nại và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân. Quả vậy, “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một … “ (Ga 3,16).

Là tội nhân, chúng ta có nhìn thấy và nhận ra lòng khoan dung, nhẫn nại và đầy tình thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta không ? Bạn có đủ kiên trì, khoan dung và thương xót đối với ai đó xúc phạm làm phiền lòng và gây tai hại cho bạn trong đời sống không ?

- Những tá điền thực sự là ngu xuẩn khi đang tay đánh đập đầy tớ này, giết đầy tớ kia, và thậm chí giết cả người con duy nhất của ông chủ nữa ! Điều này chứng tỏ sự chai lỳ trong sự vô tâm vô tính, cố chấp trong tội và điên dại trong sự độc ác của các tá điền. Đó cũng là tình trạng của các tội nhân : chai lì trong tội, cố chấp trong sự bất trung phản bội Chúa.

- Ông chủ chỉ có người con duy nhất, thế mà đã sai con mình đi, đến nỗi các tá điền đã giết đi để hy vọng chiếm được gia tài của ông chủ ! Hành vi này của ông chủ làm nổi bật lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với mọi người và từng người trong chúng ta. Bạn có cảm nghiệm được điều đó không ?

Đàng khác, cái chết của Đức Giê-su, Con Một Thiên Chúa, trên thập giá đã trở thành viên đá góc tường trong tòa nhà Hội Thánh, và có nghĩa là giá cứu chuộc muôn dân.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10