Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng Thứ Hai Tuần VIII Thường Niên (Mc 10:17-27) | Giáo Phận Phú Cường

Cái nhìn của Đức Giêsu. Tôi cố tưởng tượng ra cái nhìn đó cũng đang hướng trên tôi... trên tất cả mọi người tôi đang chung sống, hay tôi đang có trách nhiệm đối với họ. Sự trìu mến của Đức Giêsu người yêu thương, Người âu yếm. Và tất cả những gì Người sắp nói tiếp, là một bằng chứng  của tình yêu này... 

Chú Giải Tin Mừng
Thứ Hai Tuần VIII Thường Niên
TIN MỪNG: Mc 10:17-27

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : Năm LẺ : Hc 17,24

Hôm nay, hiền nhân mời gọi chúng ta sám hối.

Thiên Chúa đã ban đường công chính cho người sám hối.

Ơ đó có một lời khuyên tốt đẹp : sự hối cải, chính là một cuộc trở lại. Dụ ngôn đứa con hoang đàng sẽ giải thích hình ảnh này cách khó quên.

Tội lỗi là một loại xa cách. Người ta giữ những khoảng cách của mình. Người ta giã biệt nhà cha. Bây giờ chúng ta biết rằng “Cha" đau khổ vì điều đó trước hết.

Do đó, hối cải là một chuyển động kép :

Chuyển động của tội nhân “trở lại" với Thiên Chúa...tự do.

Chuyển động của Thiên Chúa "mở đường trở lại "  ơn thánh.

Chúng ta thượng kinh nghiệm về sự bất lực không thể biến đổi chính mình nhờ bởi sức riêng của chúng ta.

Vậy phải bắt đầu là điều chúng ta có thể làm, khởi sự một cử chỉ theo hướng trở về..  Thiên Chúa nâng đỡ những kẻ mất niềm tin.

Thực sự Thiên Chúa như ở đó, chờ đợi cử động nhỏ bé đầu tiên của chúng ta, để hoàn thành, đưa tay phụ giúp.

Lạy Chúa, xin đến hoàn tất thiện chí vẫn thiếu kiên trì của con .

Phần của con người trong việc hối cải, Ben Sira diễn tả bằng ba công thức :

1. Hãy trở về với Thiên Chúa, hãy kêu cầu trước tôn nhan Chúa.
 

Hẳn thật, đây là khả năng duy nhất chúng ta còn lại.

“Khi người ta làm hết như không đợi gì ở Chúa, vẫn còn phải đợi chờ  Thiên Chúa, như người  ta không tự  mình làm gì "

“Tôi đã cố chống lỗi tội lỗi !".

“Hãy trở về với Thiên Chúa, hãy kêu cầu trước tôn nhan Chúa".

2. Hãy chấm dứt những điều xúc phạm...
 

Thường phương thế duy nhất để được là trốn !

Đó cũng là sự khôn ngoan bình dân. Người đặt mình vào những dịp sa ngã, sẽ ngã. Bởi đó, có trách nhiệm của môi trường, hoặc sẽ làm cho đời sống nhân đức được dễ dàng, hoặc sẽ làm cho nó bị khó khăn. Ngày Nay, người ta nói nhiều về sự tiếp cận. Mà, có một sự tiếp cận luân lý.

Khi sự dữ phơi bày, khi các hoàn cảnh được dễ dàng, người ta hiểu rằng, các sinh vật yếu đuối nhất -sẽ để mình bị chộp bắt.

Chúa Giêsu đề phòng những người nên có vấp phạm các trẻ nhỏ : "Thà cột cối xay vào cổ chúng mà ném xuống biển còn hơn" (Mt 29,6).

Đối với bản thân thật rõ rệt là kiểu sống biết tránh những dịp sa ngã, sẽ dễ làm cho đời sống lành mạnh hơn.

3. Hãy từ  bỏ tội lỗi... hãy lánh  xa những điều gian ác, và hãy chê ghét những điều xấu xa.

Đây là cuộc chiến trực tiếp . . . . .

Đời sống con người không phải là một sự yên tĩnh êm đềm phải biết không chỉ “tránh " sự dữ, mà còn “chống trả " nó nữa. Tôi có can đảm để bị tổn thương không ? Lạy Chúa, xin cho con được can đảm mà giao chiến.

Kẻ sống, người khang an sẽ ngợi khen Chúa.

Các triết gia sẽ nói tội lỗi là của "không hiện hữu”.

Sự dụ dỗ bởi hư không. Trái lại, người mạnh khỏe luân lý là kẻ sống khang an . Và đó là điều Thiên Chúa chờ đợi. Chính người đó tôn vinh Đấng Tạo Hóa, Điều Thiên Chúa muốn làm sự sống, triển nở, sức khỏe nghị lực. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con thành những kẻ sống.

Bài đọc II : NĂM CHẴN : 1 Pr 1,3-9

Bắt đầu hôm nay chúng ta đọc liên tục thư thứ nhất của thánh Phêrô. Viết vào năm 64 sau các thư của thánh Phaolô (được viết giữa các năm 50 và 64) nhưng trước các sách Tin Mừng  (được phép vào các năm từ 64 và 90).

Tập trung vào đề tài phép "rửa tội , bức thư này có thể là một bài diễn giải trong nghi thức vọng Phục sinh, thời gian tổ chức lễ rửa tội cho các người trưởng thành.

Và trước lúc ban lời diễn giải, người ta hát bài Thánh Thi hay bài ca Nhập Lễ để khai mạc lễ nghi.

Chúc tụng Thiên Chúa là Thân phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta : do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại, để được hưởng gia tài không thể hư hoại, vẩn đục tàn phai.

Đây là bài thánh ca cổ xưa diễn tả tâm tình hướng về sự trọn lành của những người lãnh nhận phép rửa tội : Cuộc tái tạo sự tái sinh, cuộc sống mới, niềm hy vọng.

Dấu chứng và nguyên nhân “của"cuộc tái sinh" này đặt trên cơ sở cuộc Phục sinh của Đức Giêsu, mà người ta mừng lễ đêm đó.

Tôi có sống Bí tích rửa tội không ? Đối với tôi, sự sống đó là gì ? Tôi có thể tạ ơn Thiên Chúa vì Phép rửa của tôi ? Tôi có dựa vào ơn Bí tích ta tội để “tái sinh " lần nữa hôm nay, để không ngừng bắt đầu lại như một người mới, được canh tân không ?

Gia tài này dành  ở trên trời cho anh em là những người nhờ lòng lin, được Thiên Chúa quyền năng gìn giữ, hầu được hưởng ơn cứu độ Người đã dành sẵn và sẽ bày tỏ ra trong thời sau hết.

Các Kitô hữu sơ khai, hơn chúng ta hôm nay, luôn hướng về sự trông đợi và niềm hy vọng thực hiện thời cánh chung : Tôi có hướng về tương lai sau cùng này mà Thiên Chúa khai sự dọn sắn cho tôi không ?

Anh em hãy vui mừng mặc dù còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách.

Lời giảng của thánh Phêrô rất thực tế.

Cuộc đời không buồn chán, thế nhưng. Người Kitô hữu là người diễm phúc, mặc dù phải nhiều thử thách.

Người ta có thể nói về tôi rằng tôi là người đang "hân hoan vui sướng" không ? Và trong trường hợp này, niềm hoan lạc của tôi dựa vào đâu ?

Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội.

Đức tin là ngon mạch của niềm hoan lạc. Thánh

Phêrô diễn tả ngạn hạnh phúc của đức tin rất trù tính :"Anh em nhảy mừng vì một niềm hoan lạc khôn tả là anh em thay hình đổi dạng”.

Chính các thử thách không tiêu diệt được niềm vui vì chúng làm cho đức tin thêm sâu đậm hơn.

Tôi dùng thời giờ để bình tỉnh suy nghĩ về các thử thách của tôi, của Giáo hội... Để nhận ra cách chúng làm tôi gắn bó hơn với Chúa.

Khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện, anh em yêu mến Người tuy không thấy, chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin.

Được thanh tẩy là được đặt vào mối liên kết yêu thương và tin tưởng, riêng tư  với Đức Giêsu …Đợi ngày được giáp mặt Người.

BÀI TIN MỪNG : Mc 10,17-27.

Chúa Giêsu vữa lên đường... Một người chạy lại quỳ gối trước Người và nói :  "Lạy Thầy nhân lành tôi phải làm gì để được sống đời đời”.

Quang cảnh thật sống động ! Một con người đầy ham muốn : Anh ta chạy... anh ta quỳ sụp xuống... thở hổn hển. Anh nêu câu hỏi. Đó là câu hỏi nồng cốt !

Sao ngươi gọi Ta là “nhân lành” ? Chẳng có ai là nhân lành trừ  một mình Thiên Chúa.

Một câu trả lời sắc bén tựa lưỡi dao ! Đức Giêsu là con người luôn nói tới Thiên Chúa trên môi miệng. Đó là sự quy chiếu thường xuyên của Người. Thiên Chúa Chỉ một mình Thiên Chúa . Tôi cầu nguyện dựa theo lời nói trên đây của Đức Giêsu.

Ngươi đã biết các giới răn... Lạy Thầy, những điều đó tôi đã giữ từ thuở nhỏ...

Đó là một người ngay thẳng, một người có lương tri.

Anh giữ lề luật. Anh sống mực thước. .

Khi đọc trình thuật này, các độc giả đầu tiên của Marcô có thể hiểu rằng, chu toàn lề luật thì chưa đủ để trở thành người môn đệ Lề luật, thì anh ta đã tuân giữ đầy đủ. Tuy nhiên, anh còn tiêu điều nào đó, để trở nên một môn đệ.

Bấy giờ, chăm chú nhìn người ấy, Chúa Giêsu đem lòng thương.

Cái nhìn của Đức Giêsu. Tôi cố tưởng tượng ra cái nhìn đó cũng đang hướng trên tôi... trên tất cả mọi người tôi đang chung sống, hay tôi đang có trách nhiệm đối với họ. Sự trìu mến của Đức Giêsu người yêu thương, Người âu yếm. Và tất cả những gì Người sắp nói tiếp, là một bằng chứng  của tình yêu này.

Ngươi chỉ còn thiếu một điều : “Ngươi hãy đi bán tất cả gia tài, đem bố thí cho người nghèo khó, và ngươi sẽ có một kho báu trên trời, rồi đến theo Ta !".

Chúng ta gặp lại những lời mà Đức Giêsu không ngừng lập lại :

Đó là lời kêu. gdi đầu tiên (Mc 1,18-19) : “Các anh hãy theo tôi . . họ liến bỏ chài lưới.. bỏ cha mình ở lại trên thuyền…”

Đó là giáo huấn đầu tiên  dành cho các môn đệ, khi sai các ông đi thi hành sứ vụ (Mc 6,8) : Người  chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, không được mang lương thực, bao bị, . tiền bạc giắt lưng... ".

Đó là hệ kết đầu tiên được rút ra từ lẫn loan báo thứ nhất về cuộc Thụ khổ (Mc 8,34) : “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình. . . ".

Đttc Giêsu kiên trì trong  ý kiến của mình. Người đòi hỏi cái "tuyệt đối ". Để theo Người, phải từ bỏ tất cả những gì còn lại. Đó là một yêu sách vô biên . Tin Mừng không phải là một chút thuốc an thần tốt, mà là một mạo hiểm kinh khủng nhất, một nguy cơ, một liều mạng.

Anh ấy buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải... Lúc đó Chúa Giêsu nhìn chung quanh và bảo các môn đệ rằng : "Những người giàu có vào Nước Thiên Chúa khó biết bao ?".

Các môn đệ kinh ngạc vì những lời đó.

Nhưng Chúa Giêsu lại nói. tiếp : "Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Thiên Chúa".

Các ông càng kinh ngạc hỏi nhau rằng : "Như vậy thì ai có thể được cứu độ ?":

Đối với loài người thì không thể được, nhưng không phải đối với Thiên Chúa, vì Thiên Chúa làm được mọi sự.

Đức Giêsu cũng tỏ ra khôi hài, khi hóm hỉnh so sánh “con lạc đà" và lỗ kim.

Nhưng Người lại nghiêm nghị nói : cái không thể được đó.

Dù có thể hiện những sự từ bỏ phi thường, dù có dùng mọi của cải giúp đỡ kẻ nghèo khó như thánh Phaolô cũng sẽ nói với các tín hữu  Côrintô (1 Cr18,3), chúng ta vẫn không thể vào được Nước Thiên Chúa.

Chỉ mình Thiên Chúa…mới có thể ! Tôi dựa vào câu này để cầu nguyện.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Theo Chúa phải khó nghèo.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :

1. Nhìn vào Chúa Giê-su :

a) Xem việc Chúa làm :

- Chúa Giê-su hướng sự nhân lành về Thiên Chúa, để khơi dậy lòng tin của người giàu có (Mt, 19, 16-23 gọi là chang thanh niên) đối với Người : Chỉ có Thiên Chúa mới nhân lành. Vậy người giầu có này gọi Chúa Giê-su là nhân lành, thì phải tin Người là Thiên Chúa. Điều này cho thấy Chúa Giê-su luôn luôn có lòng tốt trong việc thăng tiến con người; làm cho con người mỗi ngày nên tốt và hoàn hảo hơn.

Noi gương Chúa, chúng ta luôn có tinh thần nhạy cảm để thăng tiến tha nhân mỗi ngày tiến bộ hơn, hoàn hảo hơn.

- Chúa đưa mắt nhìn người giầu có này và đem lòng yêu mến : Thấy người giàu có này có lòng khao khát sự hoàn thiện, mong được sống đời đời, Chúa Giê-su nhìn anh và đem lòng yêu mến.

Chúa cũng nhìn và đem lòng yêu mến khi chúng ta có ý hướng nên thánh, có tinh thần muốn đạt đến sự sống đời đời. Chúa chúc lành và yêu mến khi chúng ta có lòng tốt, có ý hướng tốt, có việc làm và đời sống tốt.

- “Đức Giê-su rảo mắt nhìn chung quanh” :

Sau khi thấy người giàu có từ chối con đường sống khó nghèo để theo Chúa, Chúa Giê-su đưa mắt nhìn những người chung quanh như muốn tỏ bày :

+ Tiếc thay cho người giàu có đã bị của cải vật chất cản trở vào Nước Trời.

+ Đồng thời như mời gọi những người chung quanh phải hy sinh, chịu khó vì phải từ bỏ sự gắn bó với của cải vật chất để được thong dong đi theo Chúa.

- “Chúa Giê-su nhìn thấy các môn đệ  …” :

Đây là cái nhìn mời gọi sự tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa, nhất là khi phải đương đầu với những sự khó hoặc việc khó trong đời sống.

b) Nghe lời Chúa nói :

- Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa” :

Chúa hướng dẫn tôi phải tìm sự nhân lành ở nơi Thiên Chúa và như vậy, tôi tin tưởng vào Chúa nhân lành để tôi dễ dàng bỏ đàng tội lỗi để về với Thiên Chúa và đồng thời tôi phải chiêm ngắm và học hỏi sự nhân lành của Chúa để tôi cũng có lòng nhân lành đối với tha nhân.

- “Hẳn anh em đã biết các điều răn ?” :

Chúa nhắn nhủ tôi, muốn được sống đời đời thì phải biết và tuân giữ các điều răn của Chúa, vì “ai tuân giữ lời Chúa là kẻ có lòng mến Chúa” (1Ga 5,3).

- “Anh chì còn thiếu một điều … “ :

Giữ các điều răn Chúa, chưa đủ bảo đảm vào Nước Trời, vì vậy phải tuân giữ một điều nữa là gột rửa lòng dính bén với của cải vật chất để được thong dong theo Chúa, theo đường lối của Chúa.

- “Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa  …” :

Chúa cảnh giác lòng dính bén với của cải vật chất vì nó cản trở con đường vào Nước Trời.

- “Vào nước Thiên Chúa thật khó biết bao” :

Chúa đòi hỏi phải biết nỗ lực, thiện chí, hy sinh, và từ bỏ của cải vật chất để bảo đảm cho việc vào Nước Trời.

2. Nhìn vào người giàu có :

- Người này tìm đến Chúa để Chúa chỉ vẽ con đường nên thánh, con đường vào Nước Trời.

Chúng ta cần phải nói chuyện, bàn hỏi với Chúa, hoặc qua trung gian những người đại diện của Chúa, để được hướng dẫn đời sống trọn lành và được chỉ vẽ con đường vào Nước Trời.

- “Tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ” :

Tuân giữ mọi điều răn của Chúa quả là tốt, nhưng chưa trọn vẹn, đầy đủ, bảo đảm vì còn thiếu một điều nữa, đó là từ bỏ mọi quyến luyến đối với của cải vật chất. Chúng ta chăm chú giữ đạo ở nhà thờ, chịu khó tuân giữ mọi điều luật của Chúa … chưa đủ bảo đảm vào Nước Trời, nhưng còn phải gạt bỏ mọi dính bén với của cải vật chất trần gian chúng ta mới được thong dong theo Chúa, và như vậy mới bảo đảm vào Nước Trời.

- “Anh ta sầm nét mặt lại vì lời đó …” :

Đây là cái buồn vì thất bại do có nhiều của cải. Chúng ta nhận thức được rằng :

+ Lựa chọn bước theo Tin Mừng là thành công của con người, cũng như làm nô lệ cho tiền của thế gian khiến ta thất bại.

+ Tin Mừng luôn luôn nhắc lại cho ta chân lý này : Ai từ bỏ chính mình và thế gian vì muốn theo Đức Kitô sẽ hưởng được niềm vui vì đã thành công trong cuộc sống. Trái lại, ai từ chối Chúa Giê-su và thập giá của Người vì quá gắn bó với mình và với vật chất, sẽ u buồn vì đã thất bại trong đời mình.

3. Nhìn vào các môn đệ :

- “Các môn đệ sững sờ … các ông lại càng sững sờ hơn nữa … “ :

Điều kiện Chúa đòi hỏi phải sống khó nghèo thì trái với ý muốn của con người; Tiền của là mối nguy hại cho phần rỗi đời đời, lại càng làm cho các môn đệ sững sờ hơn nữa ! Chúng ta có thái độ giống các môn đệ không ?

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10