Chú Giải Tin Mừng Thứ Năm Tuần IX Mùa Thường Niên (Mc 12:28b-34) | Giáo Phận Phú Cường
Cần giữ hai điều răn này phân biệt nhau. Để phản ứng chống lại một thứ linh đạo nào đó trốn bỏ thế gian, người ta đã tuyên bố quá rõ ràng, điều răn thứ hai thay thế điều răn thứ nhất. Không ! Chủ trương như thế, hiển nhiên là coi thường tư tưởng của Đức Giêsu. Yêu người thân cận của mình chưa đủ. Cũng còn và trước hết phải yêu Thiên Chúa nữa...
Chú Giải Tin Mừng
Thứ Năm Tuần IX Mùa Thường Niên
TIN MỪNG: Mc 12:28b-34
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : NĂM LẺ : Tb 6,10-11. 7,9-17 - 8,4-10
Lời cầu xin của Tôbia, ông già mù và của Sara, cô gái bị chế nhạo. . . đã được nhậm lời: Được Rapilae hộ thủ, con của Rôbia đến nhà Sara.
Ơ đây có người tên là Raguel, người bà con thuộc chi tộc của anh ; và ông này có người con gái tên là Sara.
Tác giả rõ ràng nhấn mạnh đến các liên hệ về dòng giống. Thời đó, người ta cưới hỏi trong chi tộc mình. Đừng quên rằng ; đối với những người bị lưu đày, và di cư thuộc mọi thời; vấn đề chính là bảo tồn căn tính và đức tin của họ. Gia đình là tế bào cốt yếu để thông truyền các truyền thống, các xác tín sâu xa và thời điểm quyết định là hôn nhân. Cả tương lai tùy thuộc ở đó. Bởi vì nguy hiểm lớn lao, đối với những kẻ lưu đày, là dần dần bị đồng hóa với các dân tộc ngoại giáo, do kẽ hở tự nhiên của các cuộc hôn nhân. Bởi đó, có sự nhấn mạnh của sách Tôbia.
Lạy Chúa, con cầu xin cho những người trẻ đang chuẩn bị hôn nhân, để họ ý thức về sự nhập cuộc, năng những hệ lụy trong tương lai, những hệ lụy hiện rõ sau những tiếp xúc của họ. Lạy Chúa, xin gia tăng trong chúng con ý thức trách nhiệm.
Họ đi vào nhà Raguel và được Raguel vui mừng đón tiếp. Sau khi trò chuyện, Raguel bảo giết chiên đón tiếp.
Đây sẽ không phải là bữa ăn bình thường mà là tiệc mừng lễ. Người tá giết chiên. Y nghĩa của lòng hào hiệp ! Chúng ta có biết, trong cuộc sống đảo điên, biết luôn dùng thời giờ (và có thể nói là mất giờ nữa).
Raphae nói : "ông đừng sợ gả con gái ông cho người này, vì con gái ông xứng đáng làm vợ người này vốn hay kính sợ Thiên Chúa, do đó không ai khác cưới được nàng .
Đằng sau dáng vẻ giản dị của lập luận này, tôi thán phục "bài học đức tin " mà Raphae rút ra từ "biến cố " : Sau số mệnh phải chết của các hôn phu, người ta đâu là chỉ có thể dừng lại ở mức độ của "bạc phận” bất hạnh, óc thuật... người ta cũng có , thể đạt tới mức này sâu xa hơn. Phải, mọi biến cố đều có thể được giải thích trong một trường hợp rộng rãi hơn, tổng hợp theo chương trình của Thiên Chúa.
Trong sự việc xảy đến với tôi, tôi có ưu tư để nhìn xa hơn các biểu hiện trúc tiến không. Đặc biệt, cuộc gặp gỡ của hai người sắp tiến tới hôn nhân, có phải chỉ là một, trò chơi ngẫu nhiên, một xung động giản dị của các kích thích tố một tập tục xã hội, một cơ hội mua vui... hay là, tự trong thâm sâu của một điều kiện này, dầu rất thực tiễn có một điều gì khác không ?
Thiên Chúa hiện diện ở đó, sống động trong mọi hành động quyết định của con người.
Thái độ Đức tin là cố gắng nhận biết chương trình của Thiên Chúa và đáp tổng lại. Điều đó không miễn trừ mọi phân tích trong sáng của con người.
Bấy giờ Raguel thưa : "Tôi không còn hồ nghi. Vì Chúa đã chấp nhận lời tôi kêu cầu và nước mắt tôi chảy ra trước tôn nhan Người. Tôi cũng tin rằng vì thế mà Người khiến các người đến nhà tôi, để con gái tôi kết hôn với người trong thân tộc mình, theo luật Môsê... Tôi gả con gái tôi cho cháu ?": ông liền nắm tay con gái ông đặt vào lòng tay mặt của Tôbia và nói rằng : "Thiên Chúa Abraham, Thiên Chúa Isaac, Thiên Chúa Giacob ở cùng hai con, chính Người phối hợp hai con, xin Người ban tràn đầy ơn phúc hành của Người xuống cho hai con". Hai bên làm giấy hôn thú, và sau đó, họ ăn tiệc cưới cảm tạ Thiên Chúa.
Cảnh tượng cụ thể đáng ghi nhớ.
Không có “tư tế”, không có “cung thánh" hôn phối này bề ngoài là một hôn phối dân sự, phàm tục diễn ra trong nhân thế thường tình . Người ta thấy sự ưng thuận của cha mẹ . .. “việc gợi đến lề luật". . . " tay trong tay. . . “khế ước dưới hình thức tốt đẹp đòi buộc”. . . “bữa tiệc cưới”…
Dầu vậy, không có chi chỉ là phàm tục... Thiên Chúa ở đó giữa các thực tại nhân loại. Thần học Hôm Nay cũng như thời đó quả quyết rằng chính đôi tân hôn là “thừa tác viên" của bí tích họ cử hành : phúc cho những đôi bạn suốt đời sống lứa đôi. Ý thức được việc trao cho nhau ơn Chúa !
Bài đọc II : NĂM CHẴN : 2 Tm 2,8-15
Anh hãy nhớ đến Đức Giêsu Kitô, Đấng xuất thân từ dòng dõi Đavid, Đấng đã sống lại từ cõi chết : đó là Tin Mừng tôi loan báo.
Bài thánh ca ngày nay được hát trong nhiều nhà thờ biểu dương lại kiểu nói trên của thánh Phaolô mà ngài gọi là “Tin Mừng của Người”.
Đức Kitô, Đấng đã sống lại ! Đức Ki tô, Con vua Đavid.
Điều đó gồm tóm đức tin của chúng ta.
Sự “Phục sinh" chứng thực tính cách thần linh của Đức Giêsu.
Xuất thân từ “dòng dõi Đavit" chứng thực Người là con người thật.
Đức Giêsu không những chỉ là một chủ thể thần linh, mà cũng còn là một con người trọn vẹn, xuất thân từ một dòng họ gia đình trần thế.
Oi lạy Đức Kitô, nếu Chúa chỉ là một con người thôi, Chúa không thể mang lại cho điều con trông đợi nơi Người là : sự vững tin, lời hứa ban sự sống vĩnh cửu.
Những nếu Chúa cũng chỉ là một vị Thiên Chúa thôi, Chúa cũng không thể mạc khải tình thương Chúa một cách thiết thân với chúng con được.
Vì Tin Mừng ấy, tôi chịu khổ, tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi.
Đối với Phaolô, còn có một liên hệ giữa sự đau khổ của ông, người tông đồ với sự đau khổ của Đức Kitô cả hai đều thực hiện ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa. Tôi cầu nguyện cho những ai đang đau khổ.
Nhưng lời Chúa không bị xiềng xích.
Đó là một xác tín làm cho con người đứng thẳng lên.
Một niềm xác tín làm cho một người tuy phải tù đày, mà kể mình là người hoàn toàn tự do. Can đảm làm sao ! Sức dẻo dai cao giá đường nào !
Bởi vậy tôi cam chịu mọi sự để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn hầu cho họ cũng được hưởng vinh quang muôn đời.
Sự đau khổ có giá trị cứu chuộc. Nó làm cho ta hiệp nhất với Đức Giêsu, và bắt chước Người. Nó giúp ta cộng tác vào phần rỗi nhân loại. Đó không phải là một chân lý phát xuất tự nó. Nếu thoáng nhìn bề ngoài, đau khổ chỉ có sức phá hoại. Để đạt đến điều mà thánh Phaolô quả quyết và chính ngài đã sống trong thân xác ngài, phải có một niềm tin sâu đậm và phải chiêm ngưỡng lâu dài sự thương khó của Đức Giêsu Kitô.
Đây là lời đáng tin cậy : "Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người”.
Thật đúng vậy. Sống đồng hóa với Chúa, lạy Chúa. Chết với... để sống với... kẻ nào đang đau khổ và đạt được niềm xác tín này, thì tìm được ở đó ý nghĩa dứt khoát của tình trạng đau khổ? bệnh tật, già nua là : sống với Đức Giêsu, bắt chước cuộc đời Người, và thông phần vào công cuộc cứu thế.
Hãy cố gắng ra trước mặt Thiên Chúa như một người đã được thu luyện, một người thợ không có gì phải xấu hổ, một người thẳng thắn dạy lời chân lý.
Thẳng thắn - trung thành
Ước gì các vị hữu trách trong Hội Thánh Chúa Hôm Nay, được đầy tràn các đức tính ấy. Và ước gì toàn thể các tín hữu tin tưởng vào những người đã lãnh nhận đặc sủng này .
BÀI TIN MỪNG : Mc 12,28-34
Một luật sĩ tiến lại gần Đức Giêsu và hỏi Người rằng..
Đức Giêsu bị. . chất vấn. Đức Giêsu được bắt chuyện ngoài đường phố . . . Tôi có biết răn hỏi han Đức Giêsu không ?
Trong mọi điều răn, điều răn nào đứng hằng đầu ?
Các luật sĩ thích bàn luận nhiều về lề luật.
Đối với những sự việc thuộc, Thiên Chúa, tôi có say mê và ham thích tìm hiểu như thế không ? chúng ta có biết tìm kiếm điều cốt yếu không ?
Đức Giêsu trả lời : "Điều răn đứng hàng đầu là :
Nghe đây, hỡi israel, Đức Chúa, Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí và hết sức lực ngươi ?"
Yêu mến.
Điều răn đứng hàng đầu.
Thiên Chúa.
Được yêu mến trước nhất.
Các từ cứ tích dồn thêm."lòng tin, linh hồn, tâm trí uy lực muốn diễn tả sự sung mãn của tình yêu, nhằm tận dụng mọi khả năng yêu mến.
Tình yêu cần thiêu đốt chúng ta từ đầu tới chân, từ tinh thần đến thân xác, từ sáng chiều, từ chiều tới sáng, từ thơ trẻ đến tuổi già.
Tôi có yêu mến Thiên Chúa không ?
Tôi làm gì để chứng tỏ tình yêu đối với Chúa ?
Điều răn thứ hai là : "Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình".
yêu mến.
Điều răn thứ hai.
Người thân cận.
Tình yêu thứ hai.
Cần giữ hai điều răn này phân biệt nhau. Để phản ứng chống lại một thứ linh đạo nào đó trốn bỏ thế gian, người ta đã tuyên bố quá rõ ràng, điều răn thứ hai thay thế điều răn thứ nhất. Không ! Chủ trương như thế, hiển nhiên là coi thường tư tưởng của Đức Giêsu. Yêu người thân cận của mình chưa đủ. Cũng còn và trước hết phải yêu Thiên Chúa nữa.
Ông luật sĩ nói với Đức Giêsu : "Thưa Thầy, phải làm... làm như thế thì hơn là dâng mọi lễ toàn thiêu và hy lễ.
Cả ông luật sĩ này nữa, ông ta cũng thông thạo Kinh thánh ông trích dẫn sách Samuen quyển I, 15,22.
Đức Giêsu thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy, thì bảo : "ông không còn xa nước Thiên Chúa đâu ?"
Đây là đoạn văn duy nhất trong các sách Tin Mừng, ghi lại việc Đức Giêsu khen ngợi một luật sĩ. Thông thường, người tỏ ra rất chán nản về loại người này : quá tự mãn những hiểu biết tôn giáo của họ và giữ thái độ khư khư trong những xác tín của mình.
Ngay cả trong những đoạn văn song song giữa Tin Mừng Matthêu (22,35) và Tin Mừng Luca (10,25), rõ ràng đều nhấn mạnh câu hỏi của người luật sĩ hàm chứa ác ý “để gài bẫy” . Chỉ có Marcô đã muốn kết thúc một loạt những cuộc tranh luận bằng một ghi nhận có tính tích cực đó.
Không có một loại người nào bị Chúa tiên thiên loại bỏ cả ?
Chắc hẳn đã có những luật sĩ trở thành môn đệ.
Lạy Chúa, con cầu xin Chúa cho những người đang chân thành kiếm tìm chân lý. Và con cũng cầu xin Chúa cho những kẻ cứ khư khư, không tìm kiếm nữa. Xin Chúa giúp tất cả chúng con luôn sống cởi mở và trong tư thế sẵn sàng.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Giới răn nào trọng nhất.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
Ngoài việc tìm hiểu cũng như việc nhận thức và áp dụng trong Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 30 Thường niên năm A và Chúa Nhật 31 Thường niên năm B, chúng ta có thể nhận thức và áp dụng theo bài Tin Mừng hôm nay như sau :
1. Luật sĩ hỏi một giới răn : “điều răn nào trọng nhất”. Chúa Giê-su trả lời hai giới răn : Mến Chúa và yêu người. Điều này chứng tỏ : theo ý Chúa thì việc mến Chúa và yêu người đều quan trọng như nhau và đi đôi với nhau. Như vậy Chúa đòi hỏi chúng ta tình yêu hướng theo chiều dọc là mến Chúa, và hướng theo chiều ngang là yêu thương tha nhân.
- Hai tình yêu này đều quan trọng như nhau vì tất cả luật Mô-sê và các sách tiên tri đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy.
Điều này đòi hỏi chúng ta phải đặt mọi sinh hoạt của cuộc sống lên trên nền tảng mến Chúa và yêu người, vì đó là con đường dẫn đến sự sống đời đời. Ngược lại, những hoạt động nào ; tinh thần cũng như thể xác, lao động trí thức cũng như chân tay mà không phát xuất từ tình yêu mến Chúa và yêu tha nhân, thì sẽ dẫn đến sự diệt vong, nghĩa là không có giá trị siêu nhiên.
- Hai tình yêu này liên đới với nhau cách chặt chẽ như bóng với hình vậy.
Điều này đòi hỏi chúng ta : mến Chúa thì phải chứng thực bằng tình yêu thương tha nhân. Và yêu thương tha nhân vì Chúa.
2. “Mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực” :
Điều này có nghĩa chúng ta mến Chúa bằng cách :
- Dấn thân toàn bộ con người : Nội tâm (trái tim). Tư tưởng (tinh thần), và năng lực (thể xác).
- Lý do và mục đích vì “Chúa chúng ta là Chúa duy nhất”
3. “Phải yêu thương tha nhân như chính mình” :
Tình yêu đối với Chúa không giới hạn (hết lòng), còn tình yêu đối với tha nhân thì được đo lường bằng tình yêu đối với chính mình (thương người như thể thương thân).
4. “Nghe đây, hỡi Ít-ra-en” : đây là kiểu nói có ý nhấn mạnh và mời gọi lắng nghe : lắng nghe bằng con tim, bằng tiếng từ thâm sâu cõi lòng, nghĩa là lắng nghe Chúa thì con tim phải được đặt trong trạng thái cởi mở và đón nhận, chứ không như kiểu các luật sĩ khác lắng nghe bằng con tim chai đá, đóng kín khô khan, nên họ đã không nghe Chúa Giê-su để tin vào Người.
Điều này nhắc nhủ chúng ta khi lắng nghe Lời Chúa, chúng ta phải lắng nghe bằng con tim, để được cảm nghiệm về Chúa : nghĩa là biết Chúa là ai, và Người như thế nào đối với tôi.
5. Tình yêu tha nhân trải rộng ra đến tình yêu đối với kẻ thù : “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5,44).
Như vậy, tình yêu tha nhân được nổi bật tính cách vị tha, vô vị lợi và vô điều kiện.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10