Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần VIII Thường Niên (Mc 11:11-26) | Giáo Phận Phú Cường
Việc chuyển thông đức tin. Ngày nay chúng ta biết rằng nó không phải là tự động. Và nhiều cha mẹ đau khổ vì đã không có thể thông chuyển điều nắm giữ trong thâm tâm cõi lòng cho con cái họ. Nhưng điều đó không hề miễn trước khỏi cố gắng và ít là nên các chứng nhân “Đức tin " tới con cái họ. Phần còn lại là bí mật của Thiên Chúa...
Chú Giải Tin Mừng
Thứ Sáu Tuần VIII Thường Niên
TIN MỪNG: Mc 11:11-26
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : NĂM LẺ : Hc 44, 1-9-13
Bảy chương cuối sách của Sira là một loại lược qua lịch sử. Trước Comêliô Nêpas và Phitarque, và lấy lại một loại văn khắc kỷ, ông triển lãm "các chân dung những vĩ nhân " . Hênoc, Abrahaln, Isaac, Giacob, Mô sê, Aaron, Giosuê, Culeb, Samuel, Natan, David, Salomon, Elia, Êlisêô, Êđêkiel, Zorababel, Nêhêmia, Simon.
Chúng ta hãy ca tụng những vĩ nhân và các tổ phụ chúng ta .
Việc thờ kính tổ tiên vẩn hằng có trong mọi nền văn minh. Như vậy chiêm ngưỡng “thiên nhiên" mà chúng ta tuỳ thuộc, việc chấp nhận tổ tiên của chúng ta là nguồn sự khiêm tốn sâu xa. Chúng ta được như HÔM NAY, chỉ vì những người khác, trước chúng ta đã sống, chiến đấu, suy tư, cầu nguyện... Tôi, tôi chỉ là một mắt trọng chuỗi dây xích này.
Có những người không ai nhớ đến nữa. Họ qua đi như không bao giờ có họ, họ sinh ra như thể không có họ sinh ra, và con cháu của họ cũng thế.
Phải, bên cạnh các vĩ nhân đã ghi dấu bước tiến của lịch sử có những người khiêm tốn vô danh.
Trong gia đình tôi, tôi nghĩ đến ông bà tôi, đến các tổ tiên xa xưa nữa. .. đến mọi người mà tôi có dòng máu họ đồng huyết quản. Có vài điều thuộc về tội lỗi hay về nhân đức của họ chắc chắn đã chuyển qua tôi. Tôi cầu nguyện cho họ. Nếu HÔM NAY tôi có đức tin, chắc chắn tôi phải mắc nợ những tìm kiếm và quảng đại của họ. Chính Chúa Giêsu đã có một gia phả gồm các tội nhân ! Các kẻ tin và các kẻ bất tín.
Ý tưởng này làm cho tôi nghĩ tới trách nhiệm của riêng tôi : những chiến đấu hiện thời ghi dấu vào dòng họ, vào mối liên đới. Tôi sẽ chuyển thống gì, một cách khiêm tốn, vào các thế hệ mai sau ?
Có những người nhân hậu mà việc thiện của họ không bao giờ bị lãng quên.
Ben Sira đề cao “lòng nhân hậu ", như một trong các giá trị chắc chắn tồn tại vững chắc.
Làm việc lành. Các việc thiện.
Có những "việc lành " nào tôi bỏ qua ? Đừng đợi đến ngày mai.
Tôi có tốt lành ? nhân hậu ? Đây là một đòi hỏi cốt yếu của Tin Mừng, mà Chúa Giêsu tin là tốt khi lặp lại cho chúng ta trong mọi kinh nguyện : "như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.”
Tôi dành thời gian để xét duyệt lại đới sống cụ thể và những liên hệ của tôi, về đề tài này.
Dòng dõi họ được hưởng hạnh phúc, và họ sẽ có con cháu nối gióng.
Người ta rất ngạc nhiên khi thấy qua những dòng như thế này, là hy vọng của những người đạo đức trong Cựu ước còn bao nhiêu là bất toàn. Họ chưa được-mạc khải của Chúa Giêsu Kitô qua việc phục sinh. Bởi đó, họ chỉ có thể bám vào niềm hi vọng mong manh “sống còn" trong con cháu họ... và trong sự thương nhớ của những người tiếp sau ? Thật ít ỏi quá.
Đừng quên rằng, đó là hy vọng duy nhất ngay cả HÔM NAY, của bao nhiêu là anh em không tin vào sự sống lại.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con niềm hi vọng chân thật.
Xin cho chúng con thực sự sống đức tin của chúng con vào mầu nhiệm phục sinh.
Xin làm cho chúng con nên chứng nhân của mầu nhiệm này, giữa anh em không có niềm hy vọng.
Miêu duệ họ trung thành với lời giao ước và con cái họ nhờ họ cũng được trung thành.
Việc chuyển thông đức tin. Ngày nay chúng ta biết rằng nó không phải là tự động. Và nhiều cha mẹ đau khổ vì đã không có thể thông chuyển điều nắm giữ trong thâm tâm cõi lòng cho con cái họ. Nhưng điều đó không hề miễn trước khỏi cố gắng và ít là nên các chứng nhân “Đức tin " tới con cái họ. Phần còn lại là bí mật của Thiên Chúa. Ý tưởng này gợi cho tôi kinh nguyện nào ?
Bài đọc II : NĂM CHẴN : 1 Pr 4,7-13
Bức thư của Thánh Phêrô đề cập tới : nghĩa vụ cụ thế của Kitô hữu trong các cuộc giao tiếp thông thường của đời sống:
Nghĩa vụ “công dân." đối với quyền bính dân sự
Nghĩa vụ “tôi tớ” đối với chủ mình.
Nghĩa vụ “vợ chồng " đối với nhau.
Nghĩa vụ “làm người" đối với anh em mình...
Hôm nay chúng ta đọc một phần rất nhỏ trong đoạn cuối bức thư.
Thưa anh em, thời cùng tận của vạn vật gần đến "rồi".
Cộng đoàn này đang sống trong bầu không khí của một cuộc bách hại sắp đến. Xa hơn, Thánh Phêrô sẽ nói : đừng ngạc nhiên khi thấy “đám cháy” đã xây đến để thử thách anh em". Chúng ta đừng quên chính Thánh Phêrô sẽ chết tử đạo vào năm 64 hoặc 67, nghĩa là một vài năm sau bức thư này. Vả lại, gợi lại thời cùng tận của vạn vật thay vì làm suy giảm lòng can đảm, lại trở thành một yếu tố khích lệ.
Anh em hãy sống chừng mực và hết độ để có thể sẵn sàng mà cầu nguyện.
Thánh Phêrô dặn dò các người tân tòng biết sống "tiết độ” để dọn đường bước vào cầu nguyện.
Sự bực dọc, các đam mê quá độ; thời giờ quá bận rộn, làm cho các nỗ lực cầu nguyện trở nên khó khăn. Chúng ta biết rõ điều đó Hãy tập sống trong tình trạng bình an để dễ cầu nguyện hơn.
Trước hết, anh em hãy yêu thương nhau nồng nàn, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi (Cách ngôn 10,12).
Thánh Phêrô trở lại điều căn bản này.. Được thanh tẩy là dấn thân yêu thương. Để minh chứng điều này, thánh nhân đã trích dẫn Kinh thánh Cựu ước (có 62 trích dẫn Cựu ước trong bức thư vắn vòi này).
Lạy Chúa, xin giúp con biết yêu mến nồng nàn để tình thương “che phủ tội lỗi con ". Đúng vậy, yêu thương người khác, phục vụ họ là đền bù tội lỗi có thể tạm ở nơi khác Đức ái sẽ che phủ tội lỗi ta và Thiên Chúa chỉ nhìn thấy đức ái như thể nó che giấu tội lỗi ta trước nhan Người.
Hãy tiếp đón nhau...
ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác.
Thánh Phêrô chỉ dẫn hai cách cụ thể để yêu thương :
- Sự tiếp đón, lòng hiếu khách (sát từ chữ, có nghĩa là : tình thương đối với khách lạ). Lòng hiếu khách rất quý giá đối với tâm hồn đông phương và trung bình người Phương tây dễ bỏ lỡ hơn được thanh tẩy là trở nên hiếu khách .
- Chia sẻ cho nhau những “đặc sủng"... đem ân huệ riêng của ta để phục vụ mọi người : được thanh tẩy là chia sẻ điều mình có với kẻ khác.
Ai có tài nói thì nói lời Thiên Chúa. Ai phục vụ thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban.
Thiên Chúa ở đó, Người đang hiện diện, Người ở sát mặt ta luôn mãi.
“Các ơn đoàn sủng" (ơn ta nhận được) cũng bởi Người ban cho. Ta không thể ích kỷ giữ riêng cho mình.
Được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki tô bao nhiêu anh em hãy vui mừng. . . .
Lạy Thánh phêrô, tử đạo, bị đóng đinh như Đức Giêsu . . cầu cho chúng con.
BÀI TIN MỪNG : Mc 11, 11-25
Đức Giêsu vào Giêrusalem và đi vào Đền thờ.
Trong việc phân chia các bài đọc trong tuần; người ta đã bỏ qua trang Tin Mừng thuật lại cuộc tiễn vào thành cách long trọng của Đức Giêsu, bởi vì đoạn văn này sẽ được chọn đọc trong ngày Lễ Lá.
Sau khi rảo mắt nhìn xem mọi sự, Người ra khỏi thành vì giờ đã muộn, và tiến về Bêtania cùng với Nhóm Mười Hai.
Đức Giêsu tiến vào Đền thờ. Những Người không làm vì cả Thật là kỳ cục. Cuộc biểu dương của Đấng Thiên sai kết thúc đột ngột. Thật là khác thường. Nhưng trước khi ra khỏi Đền thờ, Đức Giêsu rảo mắt nhìn rất kỹ mọi chỗ. Cái nhìn của Người chứa đầy ý nghĩa : việc Người sẽ làm ngày mai, đã được suy nghĩ cẩn thận trước... Đó là cái nhìn của một người đang chuẩn bị cho cuộc đụng độ hôm sau : việc xua đuổi các kẻ buôn bán ra khỏi Đền thờ .
Hôm sau, khi Thầy trò rời khỏi Bêtania, thì Đức Giêsu cảm thấy đói. Trong thấy ở đằng xa có một cây vả tốt lá... Vì không phải là mùa vả. Người lên tiếng bảo cây vả : "Từ nay không còn ai ăn trái của mày nữa!". Các môn đệ đã nghe Người nói thế.
Mốt lời chúc dữ thật kỳ lạ ? Đối với Đức Giêsu, nếu chỉ nhằm thỏa mãn cơn đói, thì cử chỉ trên xem ra là cách phản ứng của kẻ tâm trí bất bình thường : nổi giận với một cây vào mùa không thể sinh hoa trái ! Như.vậy, không thể giải thích lời chúc dữ này theo mức độ vật chất. Đức Giêsu đã muốn làm một cử chỉ “bí ẩn”, và Marcô nhấn mạnh tính kỳ lạ của nó : các tông đồ nghe nhưng không muốn tin là thật. Chỉ ngày hôm sau, các ông mới rất đỗi ngạc nhiên, khi nhận thấy lời chúc dữ đó được thực hiện.
Bí ẩn sẽ được giải quyết sau. Nếu việc “thanh tẩy" Đền thờ được đặt xen kẽ giữa hai phần của đoạn văn mô tả “Cây vả bị chúc dữ” như bánh mì kẹp giò, thì đó không phải là tình cờ.
Thầy trò đến Giêrusalem Đức Giêsu vào Đền thờ. Người bắt đầu đuổi những kẻ đang mua bán trong đền thờ, lật bàn của những người đổi bạc và xô ghế của những kẻ bán bồ câu..Người giảng dạy và nói với họ : "Nào đã chẳng có lời chép rằng : Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện mọi dân sao ? Thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp".
Đức Giêsu trích dẫn lời Ngôn sứ Giêrêmia 7,11 . Cần đọc lại toàn văn mạch trong câu trích dẫn này : Vị ngôn sứ trách mắng những người động thời đã tụt hóa việc thờ tục hoá việc phụng tự trong Đền thờ là dối trá, vì người ta không hoán cải. “Miệng các ngươi đầy lời tế tự, các ngươi nói “Đền thờ của Giavê, đền thờ của Giavê, Đền thờ của Giavê", nhưng các ngươi áp bức khách ngụ cư, mồ côi, quả phụ. Các người trộm cắp, giết người rồi các người lại đến chầu trước nhan Ta.., Đền thờ này, phải chăng là một hang trộm cướp ?
Đức Giêsu cũng trích dẫn lời Ngôn sứ Isaia 56,7. Đó là lời quả quyết gây ngỡ ngàng : Đền thờ Do thái sẽ được “mở rộng đón tiếp mọi dân ngoại” Điều này nối tiếp đề tài truyền giáo thường xuyên của Tin mừng Maccô.
Đức Giêsu thể hiện một việc làm của Đấng Mêsia đã được ngôn sứ Dacaria 14,21 loan báo ; "Ngày ấy sẽ không còn phường lái buôn nữa nơi nhà Giavê các cơ binh". Đó là cuộc thanh tẩy nơi Thiên Chúa hiện diện. Đức Giêsu muốn đưa Đền thờ trở lại tình trạng thanh sạch nguyên thủy của nó, đúng với mục đích thiêng thánh của nó. Người còn nhấn mạnh rằng, nơi thánh đó được "dành cho mọi người”. Thật là một mở rộng có tính phổ quát.
Tôi có cảm nghĩ thế nào về cầu nguyện ? Về điều thánh thiêng ? về Thiên Chúa hiện diện ?
Các thượng tế và luật sĩ nghe thấy vậy thì tìm cách giết Đức Giêsu. Chiều đến, Đức Giêsu và các môn đệ ra khỏi thành.
Chúng ta đã ghi nhận, Đức Giêsu đã chuẩn bị cuộc xung đột của Người. Đối với Người, đó là một việc làm chủ yếu. Đó là một thách thức đầy sáng suốt. Vì thế mà Người sẽ phải chết.
Sáng hôm sau, khi đi ngang cây vả, các Ngài thấy nó đã chết khô tận gốc.
Đây là chìa khóa giải mở điều bí ẩn kỳ lạ hôm trước : Đức Giêsu không nhắn tới cây vả, nhưng là Đền thờ. Bởi vì Đền thờ phụng đáp lại sự trông chờ của Thiên Chúa được nữa, nó khởi dậy cơn “phẫn nộ của Thiên Chúa" và nó sẽ bị tàn phá (Mc 13,2).
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Chúa Giê-su lên đền thờ và xua đuổi con buôn.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
1. Chúng ta cần tìm hiểu những hình ảnh trong bài Tin Mừng hôm nay :
a) Cây vả :
Trong Sách Thánh, cựu cũng như Tân Ước, cây vả hoặc cây nho, hay nói chung là loại cây ăn trái, vẫn được dùng như hình ảnh dân tộc Ít-ra-en.
Ở đây Chúa Giê-su dùng một tác động mang ý nghĩa dụ ngôn để ám chỉ số phận Ít-ra-en bạc nhược : dân tộc này từ sau thời lưu đầy đã hồi sinh dần, như cây vả đang giữa mùa xuân. Thế nhưng bên trong cái vẻ huy hoàng tráng lệ (Đền thờ do Hê-rô-đê xây) là sự trống rỗng, vì không có lòng tin khi được Thiên Chúa thăm viếng.
Cây vả tự nhiên không thể có trái ngoài mùa : nhưng Ít-ra-en hay bất cứ con người nào không thể nói rằng lúc này đây chưa phải là thời để ăn năn sám hối (tin).
Chúa Giêsu dùng quyền của Người làm một việc xem ra nghịch lý : “đời đời không có ai ăn trái của mày nữa”. Thế nhưng các môn đệ không thắc mắc gì về chuyện Chúa tìm trái vả trái mùa; họ chỉ ngạc nhiên về hiệu năng của lời Chúa. Đó là vì đối với người Do Thái, cây vả chết, cái chết Thiên Chúa muốn, thì không có gì là nghịch lý. Chỉ có con người không có sẵn hoa trái của lòng sám hối khi Chúa đến, mới là nghịch lý. Nhất là đối với Ít-ra-en đã được vun trồng, chăm sóc từ bao thế kỷ.
b) Cây vả bị Chúa rủa chết khô.
Thiên Chúa có quyền dùng hết mọi tạo vật theo ý định của Người. Trong trường hợp này, Chúa muốn làm một phép lạ hiển nhiên để củng cố lòng tin yếu kém của các môn đệ. Thứ nữa, Chúa muốn để lại cho dân Do Thái và các tín hữu về sau bài học : Phải làm việc đạo đức luôn luôn. Cây cối cứ mùa sinh hoa kết quả, nhưng người ta không phải chỉ giữ đạo đức từng kỳ, nhưng phải sống lúc nào cũng đạo đức. Và sự đạo đức phải có thực trước mặt Chúa, chứ không phải chỉ có dáng điệu bên ngoài như biệt phái (cũng như cây có lá không quả).
c) Liên kết sự việc cây vả không trái và việc Chúa thanh tẩy Đền Thờ.
Hai sự việc này có ý dạy bài học về đời sống nội tâm.
Quả vậy, bài học cây vả không trái và Đền Thờ đã trở thành cái hang trộm cướp có ý dạy rằng : dân Do Thái đã quên mất ý nghĩa thờ phượng đích thực, mà chỉ còn bám vào nghi thức bên ngoài, và lo tìm lợi lộc vật chất. Họ thiếu đức tin và tinh thần cầu nguyện.
2. Cây vả không sinh hoa trái, tượng trưng cho Ít-ra-en đã từ chối tin vào Đức Giê-su.
Ít-ra-en đã sinh ra Đức Kitô làm người : Về phương diện xác thể, Chúa Giê-su thuộc dòng máu Ít-ra-en, nhưng Ít-ra-en đã không kết trái đơm bông theo như đức tin mà họ phải có và phải sinh ra, nghĩa là một Đức Ki-tô và sứ điệp của Người đâm rễ sâu vào trong toàn dân. Vì lẽ ấy Ít-ra-en đã trở thành một gốc cây khô.
Đời sống kitô hữu chúng ta nếu không nỗ lực thánh hóa bản thân thì cũng trở thành một kitô hữu biến chất, một gốc cây khô.
3. Các người buôn bị đuổi khỏi Đền Thờ. Chính việc lợi dụng ở nơi Đền Thờ để trục lợi vật chất đã khiến Đức Ki-tô nổi giận.
Chúa Giê-su đuổi con buôn và thanh tẩy Đền Thờ khỏi vết nhơ lợi lộc tham lam vật chất.
- Điều này muốn nhắc nhở người Do Thái rằng : ngôi đền sống động là Ít-ra-en đã bị ô uế vì những tư tưởng quá phàm tục và vì lợi lộc trần thế. Sẽ có một ngày Đền Thờ bị hủy diệt và Ít-ra-en sẽ phải tản mác. Hội Thánh sẽ thay thế.
- Điều này cũng nhắc nhủ chúng ta ngày nay :
+ Đời sống đạo không chỉ chu toàn các nghi thức bên ngoài, nhưng còn phải có đời sống nội tâm dồi dào do lòng tin cậy và mến Chúa nữa.
+Những việc đạo đức không chỉ có hình thức bên ngoài, nhưng phải có ý hướng ngay lòng bên trong nữa.
+Mỗi khi đến với Chúa qua những việc đạo đức,nhất là khi lãnh nhận các bí tích, chúng ta phải thanh tẩy tâm hồn bằng việc sám hối và ý thức việc mình làm bằng cách giục lòng tin, lòng cậy, lòng mến Chúa.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10