Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần IX Mùa Thường Niên (Mc 12:18-27) | Giáo Phận Phú Cường
Tác giả sách Tôbia gợi ý đó cho chúng ta, khi bằng cách cảm kích chỉ cho chúng ta thấy hai lời cầu nguyện cùng “hội tụ " nỗi lòng Thiên Chúa.Và phần tiếp nối của tường thuật sắp chỉ cho chúng ta thấy rằng hai định mệnh này sắp thành đạt để gặp nhau : con của Tôbia sắp thực hiện một cuộc du hành 300km và sẽ cưới Sara...
Chú Giải Tin Mừng
Thứ Tư Tuần IX Mùa Thường Niên
TIN MỪNG: Mc 12:18-27
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : NĂM LẺ : Tb 3,1-11.24-25 .
Trang. sách chúng ta sắp đọc cho thấy rõ tính cách ước định của sách Tôbia. Nhưng đằng sau sự trùng hợp khó tin (như bút pháp tiểu thuyết) tác giả mở ra cho chúng ta niềm xác tín đáng cảm kích về sự hữu hiệu của lời cầu nguyện.
Tôbia thổn thức và khóc lóc cầu nguyện.
Con người ngay thật và trung thành dưới các biến cố bất hạnh này. Không phải là người vô cảm. Ong biết, đau khổ than khóc, rên rỉ là gì. Nhưng điều đó nơi ông chuyển thành kinh nguyện.
Đừng quên nỗi xao xuyến lớn lao của con người này : ông đã già, ông đã sống đời công chính và đạo đức... và như phần thưởng cho sự tận tụy của ông đối với những người bất hạnh, ông bất ngờ bị mù. . một cách can đảm, ông đi đầu và tiếp tục cuộc sống ngay thẳng. Mà đây lại chất đầy sự khốn khổ : Chính vợ ông cũng bỏ rơi ông, nguyền. rủa ông bà phiền trách về nhân đức của ông.
Cũng trong ngày đó, xảy ra là Sara con gái ông Raguel, người thành Mê đi, cũng bị một đứa đầy tớ gái của cha cô lăng mạ...Nghe lời đó cô liền đi thẳng lên lầu nhà cô, và trong ba ngày đêm, không ăn uống gì cả, cô chỉ cầu nguyện, khóc lóc than van cùng Thiên Chúa.
Ơ đầu bên kia của bình nguyên 300km, cách xa ông già đau khổ đang cầu nguyện, có một lời kinh đau khổ khác dâng lên Chúa.
Đây là một nỗi khốn khổ khác, của một thiếu nữ muốn lập gia đình đàng hoàng. Nhưng theo nguyên tắc, lại "bị bỏ bùa”. Mọi mơ ước về tương lai của cô đều gãy đổ vì một con quỷ ác độc, đã liên tục sát hại bảy hôn phu của cô, vào ngay buổi chiều ngày cưới. Chính vì lý do này mà đứa đầy tớ gái của cô đã nguyền rủi cô : đồ sát chồng, chớ gì người ta không nhìn thấy con trai, con gái của bà trên mặt này”. Sara tan nát vì nỗi bất hạnh của mình và vì sự tố giác hiểm độc này, nàng cầu nguyện.
Chúng ta hãy chấp nhận văn loại và liên kết nắm lấy những cảnh huống được gợi lên ở đây đằng sau những chi tiết xem ra khó tin.
Trọn nỗi khốn cùng của con người được tóm kết ở đây, với những khía cạnh của các tai nạn phi lý, của định mệnh không hiểu nổi, của sự độc dữ bất ngờ thêm vào.
Tôi có thể nhớ lại những khốn khổ mà tôi biết mường tượng ra nỗi đớn đau của mọi người khốn cực trên trái đất Hôm Nay nữa.
Lúc ấy, lời cầu nguyện của hai người trước tôn nhan vinh quang của Thiên Chúa cao cả, được chấp nhận.
Như thế các đau khổ của con người không thể là không có lối thoát.
Tác giả sách Tôbia gợi ý đó cho chúng ta, khi bằng cách cảm kích chỉ cho chúng ta thấy hai lời cầu nguyện cùng “hội tụ " nỗi lòng Thiên Chúa.Và phần tiếp nối của tường thuật sắp chỉ cho chúng ta thấy rằng hai định mệnh này sắp thành đạt để gặp nhau : con của Tôbia sắp thực hiện một cuộc du hành 300km và sẽ cưới Sara.
Chúa liền sai thánh thiên thần Raphae đến, đế cứu giúp hai người trong chính lúc họ dâng lời cầu nguyện lên trước tôn nhan Chúa.
Sự giả tạo của hoàn cảnh được nhấn mạnh bằng hai tên riêng, biểu trưng trọn tường thuật :
“Asmôđê” , quỷ độc dữ, có nghĩa là “kẻ sát hại ". . .
“Ráphae” , thiên thần Chúa sai đến , có nghĩa là đấng cứu chữa ".
Lạy Chúa, Chúa công bình, mọi đường lối của Chúa là từ bi và chân lý. Xin đừng nhớ đến những lỗi lầm của tôi... bởi chúng tôi đã không vâng theo các giới răn của Chúa, nên Chúa để cho chúng tôi bị tù đẩy... Xin hãy cho linh hồn tôi được an nghỉ, vì thà tôi được chết còn hơn sống.
Đó là lời kinh cảm động của Tôbia. Trong viễn tượng quen thuộc cổ xưa, ông coi các thử thách là một loại hình phạt và ông cầu xin ơn tha thứ.
Bài đọc II : NĂM CHẴN : 2 Tm1,1-2
Đây là các bức thư vào cuối đời của thánh Phaolô, người đang lo lắng củng cố đức tin của các cộng đoàn của ngài bị đe dọa vì những giáo thuyết sai lạc và các âm mưu phá hoại giữa các đoàn thể.
Tôi là Phaolô, tông đồ của Đức Kitô Giêsu, do ý muốn của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con là linh mục, tu sĩ, giáo dân, niềm xác tín vững mạnh, rằng chúng con có một chỗ đứng, một ơn gọi từ Thiên Chúa đến.
Đời tôi không như một "bong bóng xà bông chóng vỡ” Nó không phải là kết quả của ngẫu nhiên.
Thiên Chúa đã muốn cho tôi thế này. Tôi phải tận lực sống cho tương xứng.
Tôi phụng thờ Thiên Chúa với lương tâm, trong sạch...Tôi tạ ơn Người ... Tôi không ngừng cầu nguyện, đêm cũng như ngày, nhắc nhớ đến anh không ngừng.
Phaolô biểu lộ tất cả tận tình trong các lời: khác thường này là con người bị Thiên chúa bắt lấy ! Con người ở trước nhan Chúa : Con người sống kết hiệp với Đấng vô hình phần tôi,..tôi đã làm cho đời sống tôi phong phú thế nào ?
Anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh.
Ơ đây chúng ta đoán được nỗi lo lắng của Phaolô. Thực sự cho đến lúc này, ông đã đóng một vai trò đảm trách các giáo đoàn ông thành lập.Ong còn tiếp tục theo dõi họ, viết thư cho họ, thu xếp các vấn đề đang nổi cộm lên tại đó.
Nhưng đây cũng là thời gian chuẩn bị một cuộc thay hình đổi dạng quan trọng của Hội Thánh sơ khai. Nghĩa là trước khi các tông đồ không còn nữa, thì phải thành lập “Hàng Giáo Phẩm”. Timôtê sẽ là một trong các người kế nghiệp đầu tiên các tông đồ, từ đó phát sinh ra Hàng Giám mục .
Đây không đặt vấn đề “quyền bính" hay "cơ cấu” tổ chức, những là vấn đề đặc sủng ơn “bí tích" nhận được, do việc đặt tay trên người tiến chức, đó là một ân huệ của Thiên Chúa.
Giữa thời đại mà con người đang đặt lại vấn đề về quyền bính, chúng ta hãy cầu xin cho những vị đã lãnh trách nhiệm điều khiển trong Hội Thánh Hôm Nay.
Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một Thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát nhưng là một Thần khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương và biết tự chủ.
Tất cả điều đó cũng chưa rắc rối lắm. Đầy sức mạnh. Đầy tình thương. Biết tự chủ... các đức tính Chúa ban. Đó là ơn của chức Giám mục.
Thiên Chúa đầu tư vào các giá trị tầm thường nhân loại.
Nhưng không Phải chỉ dùng cho các Giám mục mà thôi.
Anh đừng hổ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, và cũng đừng hổ thẹn vì tôi, người tù của Chúa.
Nhiệm vụ đầu tiên của hàng Giáo Phẩm là Phục vụ “Tin Mừng" : là làm chứng cho Chúa chúng ta. Sức mạnh, tình thương, biết tự chủ, được ban cho vì mục đích ấy.
Hãy đồng lao cộng khổ với tôi để loan báo Tin Mừng.
Đó là nhiệm vụ của các giám mục và các linh mục.
Có lẽ không nên nghĩ rằng, nhất là Ngày Nay, người ta trao hoàn toàn trách nhiệm loan Tin Mừng cho những Giám mục, Linh mục ... đó cũng là phận vụ của mỗi Kitô hữu nữa.
Sự đóng góp của tôi vào việc rao giảng Tin Mừng như thế nào ?
Tôi không hổ thẹn vì tôi biết tôi tin vào ai.
Đau khổ ư ? Đúng. Nhưng không bị đè bẹp. Nỗ lực ư ? Đúng. Nhưng không phải chán nản. Và luôn luôn vì một lý do : một liên hệ cá nhân với một nhân vật nào đó. Tôi biết tôi tin vào ai ! Phaolô và Đức Giêsu sống với nhau.
Bài Tin Mừng : Mc 12,18-27
Có những người thuộc Nhóm Xađốc đến gặp Đức Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. Họ hỏi Người...
Đức Giêsu thường gặp gỡ giới “trí thức” thời Người. Loạt bài Tin Mừng mà ta đọc trong thời gian này, rõ ràng là một tập hợp của Marcô về những cuộc tranh luận khá gay gắt giữa Đức Giêsu và các Nhóm thức giả tại thủ đô : Các thành viên của Hội đồng quốc gia, các hoạt náo chính trị (Nhóm Hêrôđê, Nhóm Xađốc).
Nhóm Xađốc, là những người duy lý hoài nghi, tiêu biểu khá rõ một xu hướng vẫn còn hiện diện trong thời đại chúng ta.
Vấn đề sống lại ư ? Chỉ làm cho chúng ta thêm nực cười ! Làm gì có chuyện đó !”
Thưa Thầy, ông Môsê có viết cho chúng ta điều luật này : Nếu anh hay em của người nào chết đi, để lại vợ góa mà không có con...
Thời đó, có được một miên duệ đông đúc thì cả là một vinh dự bậc nhất : vì thế người vợ góa không còn tự thấy mình bị bó buộc phải tái giá với anh em của người chồng mình đã quá cố.
Nhóm người Sađốc dựa vào tình trạng hỉ hữu này để chế nhạo việc sống lại.
Khi họ sống lại, bà ấy sẽ là vợ của ai trong bảy anh em ? Đức Giêsu nói : "Chẳng phải vì các ông không biết Kinh thánh và quyền năng Thiên Chúa mà các ông làm ư ?".
Câu trả lại thứ nhất thật sơ đẳng : sự sống lại thuộc lãnh vực của Thiên Chúa, và như thế vượt khỏi phạm vi tưởng tượng.
Các ông không hiểu biết ? Điều đó không thể là một lý do biện minh cho một sự việc không hiện hữu được ! Sự sống lại vượt trên sự hiểu biết của các ông thuộc "Thẩm quyền của Thiên Chúa".
Có biết bao thực tại khác đang hiện hữu, nhưng hoàn toàn ta cũng không nắm bắt được : chẳng hạn như hiện tượng sự sống con người.
Lạy Chúa, đúng vậy ! Con không thể hiểu rằng chúng con sẽ sống. lại như thế nào, chúng con muốn tin cậy Chúa. Con có Đức tin. Con xin tin.
Quả vậy, khi người ta từ cõi chết sống lại thì chẳng còn lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời.
Kiểu diễn tả mầu nhiệm.
Đức Giêsu không khi nào làm giảm giá trị hôn nhân và các thực tại giới tính : Người còn đặt chúng ở mức độ rất cao (Mc 10,1-12). Chắc chắn, kiểu nói trên đơn thuần chỉ muốn diễn tả, khi đã sống lại, chúng ta sẽ không còn mối bận tâm nào khác, ngoài việc phụng sự và ca tụng Thiên Chúa (Mt 18,10)
Đó chỉ là hướng dẫn còn mơ hồ. Nhưng nó đang hướng đến một công cuộc linh hóa con người. Và tại sao lại không làm được ? Thân xác là sự thiên tốt đẹp, những tinh thần cũng là một điều kỳ diệu. Được thông minh và thiện hảo, không giá trị hơn là chỉ đóng vai “động vật xinh đẹp” sao ?
Các ông đã không đọc trong sách Môsê sao : “Ta là Chúa của Abraham. Chúa của Isaac và Chúa của Giacóp. Người không phải là Chúa của kẻ chết. Nhưng là của kẻ sống. Các ông lầm to".
Họ đề cập đến Kinh thánh, Đức Giêsu lật ngược lý chứng của họ, bằng cách trích dẫn một đoạn trong Ngũ kinh (Xh 3,6), là sách thánh duy nhất được Nhóm Xa Đốc thừa nhận.
Một lần nữa, chúng ta khám phá ra một Giêsu hiểu biết Kinh thánh rất tinh tường có thể trích dẫn theo trí nhớ từng câu một để chống lại mọi cuộc tranh luận.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết yêu mến Kinh thánh và mở rộng tâm trí chúng con hiểu rõ Lời Chúa.
Lạy Thiên Chúa của kẻ sống, xin dạy chúng con yêu mến sự sống đời này, cho tới sự sống đời đời. Con muốn phó thác cho Chúa. Con biết rằng Chúa đã trao ban sự sống là Chúa có quyền nắm giữa. Dựa vào lời Chúa, con tin rằng những người quá cố của con vẫn luôn sống động.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Kẻ chết sống lại.
HOÀN CẢNH :
Sau các biệt phái và phái Hê-rô-đê, hôm nay phái Xa-đốc, là phe của các thượng tế không tin có sự sống lại, đến tranh luận với Đức Giê-su.
Ý CHÍNH :
Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại việc những người thuộc phái Xa-đốc đến tranh luận với Đức Giê-su về sự sống lại.
TÌM HIỂU :
18-19 “Còn những người thuộc nhóm Xa-đốc …” :
Những người thuộc nhóm Xa-đốc hợp thành một phe mang tính chính trị hơn là tôn giáo. Phần đông thuộc giới tư tế. Tên nhóm của họ bắt nguồn từ tên của tư tế Xa-đốc thay thế cho ông Ep-gia-tha làm đầu hàng tư tế (1V 2,35.4,4). Nhóm này không tin có sự sống lại.
Để làm sáng tỏ tính cách vô lý của niềm tin vào sự sống lại, một vài kẻ trong họ đặt ra một vấn nạn nhằm chứng tỏ những sai lạc mà niềm tin này dẫn tới : họ dựa vào luật nối dõi tông đường của Mô-sê : cho phép người ta cưới chị dâu khi người này bị goá và không con, để người anh quá cố có kẻ nối dòng (Đnl 25,5-10).
20-23 “Đức Giê-su nói …” :
Câu trả lời của Đức Giê-su gồm hai điểm :
+ Quan niệm của họ về cuộc sống sau phục sinh còn quá thô sơ và không biết đến quyền năng của Thiên Chúa.
+ Họ không hiểu được ý nghĩa phục sinh hàm chứa trong câu Thiên Chúa tự xưng là Thiên Chúa của các tổ phụ Ap-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, nghĩa là Thiên Chúa của kẻ sống chứ không phải của kẻ chết.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
1. Nhìn vào Chúa Giê-su :
a) Xem việc Chúa làm :
- Đứng trước thái độ có vẻ châm biếm và chối sự thật về sự sống lại của phái Xa-đốc, Chúa Giê-su bình tĩnh cho họ biết : thắc mắc của họ là tại họ không hiểu Thánh Kinh và không tin vào quyền năng của Thiên Chúa mà ra.
Điều này nhắc nhủ chúng ta cần phải bình tĩnh trước những trêu trọc, châm biếm hoặc từ chối sự thực của tha nhân để sáng suốt giải thích lý do sai lầm của họ để chinh phục họ.
- Để chứng minh có sự sống lại sau khi chết, Chúa Giê-su đã dựa vào sách Ngũ Kinh, là sách mà phái Xa-đốc tin nhận, để trích một đoạn nói về Thiên Chúa của kẻ sống (Xh 3,6).
Noi gương Chúa Giê-su, chúng ta muốn khuất phục tha nhân, muốn chinh phục những người không tin cái thực tại thiêng liêng, chúng ta cần dựa vào Thánh Kinh, để giải thích và làm chứng. Học hỏi giáo lý qua Tin Mừng là cách hữu hiệu, để khơi dậy, nuôi dưỡng và phát triển đức tin cho tân tòng.
b) Nghe lời Chúa nói :
- “Chẳng phải vì không biết Thánh Kinh và quyền năng Thiên Chúa mà các ông lầm sao ?” :
Chúa khiển trách nhóm Xa-đốc không tin nhận sự sống lại chỉ vì không biết Thánh Kinh và quyền năng của Thiên Chúa.
Cũng vậy Thiên Chúa khiển trách chúng ta không hiểu biết để tăng thêm niềm tin, cậy, mến vào các thực tại thiêng liêng chỉ vì chúng ta không học hỏi Kinh Thánh và tin vào quyền năng Thiên Chúa. Muốn tin và sống các chân lý siêu nhiên, chúng ta cần có ơn Chúa, nhưng chúng ta cũng còn phải nỗ lực học hỏi Kinh Thánh nữa.
- “Khi người ta từ cõi chết sống lại, thì chẳng còn lấy vợ lấy chồng, nhưng sẽ giống như các thiên thần trên trời” :
Câu này Chúa dạy chúng ta về sự sống lại :
+ Có một sự khác biệt tận căn giữa cuộc sống trần gian và cuộc sống mới mà người ta được hưởng khi sống lại. Ở đời này con người sinh ra rồi chết; tính dục cần để bảo đảm việc duy trì nòi giống, nên có việc dựng vợ gả chồng. Còn những kẻ vào ngày phán xét, mà Chúa xét là đáng hưởng phúc đời sau, và khi họ sống lại, họ sẽ không chết nữa; như vậy sự bất tử sẽ loại bỏ sự sinh sản nên không còn có tính liên quan theo kiểu vợ chồng nữa.
+ Kiểu nói “giống như các thiên thần” : có ý khẳng định rằng việc kẻ chết sống lại không phải là trở lại đời sống trần thế, nhưng là một sự tái tạo dựng, không thể tưởng tượng được, một biến đổi tận căn của hữu thể nhân linh. Giáo huấn này dạy về tình trạng của những kẻ sống lại được kết thúc bằng sự khẳng định : “họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái của sự sống lại” (Lc 20,36), điều này làm cho họ sinh ra trong tình trạng thiên quốc, là tình trạng của các thiên thần. (St 6,2).
- “Còn về vấn đề kẻ chết sống lại …” :
Chúa Giê-su trưng ra lời Kinh Thánh ở đây (Xh 3,6) trực tiếp làm chứng linh hồn bất tử. Nhận linh hồn bất tử; đồng thời cũng nhận có sự sống lại trong ngày phán xét. Quả vậy, vì người ta phải có xác hồn hoà hợp với nhau mới là con người đầy đủ. Cả đời người ta xác hồn hợp nhau để phụng sự Thiên Chúa hay phản bội Người, không lẽ chỉ có nguyên linh hồn hay xác được thưởng hay bị phạt ?
2. Nhìn vào nhóm Xa-đốc :
Những người thuộc nhóm Xa-đốc bịa đặt câu chuyện người đàn bà có bảy đời chồng mà không có con, để trêu chọc những người tin có sự sống lại. Họ khoái chí và đắc thắng khi trình bày câu chuyện như vậy. Nhưng thực tế, qua giáo huấn của Chúa Giê-su, chúng ta thấy họ tưởng lầm rằng sống lại chỉ là việc quay lại cuộc sống hiện tại. Chứng tỏ họ không hiểu tí gì về mầu nhiệm sự sống con người mà Thiên Chúa muốn.
Rút kinh nghiệm về sự sai lầm của phái Xa-đốc, chúng ta đừng tự mãn về các chân lý siêu nhiên mà chúng ta chỉ dựa vào sự suy luận của lý trí con người, hay chúng ta chỉ dựa vào bình diện trần thế để suy ra bình diện trên trời. Lầm to !
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10