Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần V Mùa Chay (Ga 8:31-42) | Giáo Phận Phú Cường
Họ sống trong Đức tin họ gặp Đấng "tuyệt đối " một ý nghĩa. Họ đã gặp một lẽ sống quan trọng hơn cả mạng sống họ. Họ hoàn toàn tự do. Chính sự chết đã không ảnh hướng tới họ, không làm cho họ phải sợ, không làm hại sự tự do của họ, không làm cho họ phải co rút lại...
Chú Giải Tin Mừng
Thứ TƯ TUẦN V MÙA CHAY NĂM A
TIN MỪNG: Ga 8:31-42
Noel Quesson - Chú Giải
Bài đọc I : Dn 3,14-28
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu quả quyết rằng : "Ai phạm tội thì làm nô lệ" và sự thực giải thoát các người".
Những người tự do thì luôn hiên ngang vui vẻ, như "ba thiếu niên" quyết không lụy phục ai. . .ngoài một mình Thiên Chúa thôi !
Có phải các ngươi không chịu thờ các thần của Ta, và lạy tượng vàng .Ta đã dựng không ?
"Ba thiếu niên" của sách Đaniel can đảm phi thường.
Vua Babylon cho dựng một tượng thần giữa cánh đồng rộng mênh mông. Ong tụ họp dân chúng lại với những quyến rũ của "lễ lạc" và ca nhạc : mọi người xếp hàng, "theo lệnh Ta", theo tiếng nhạc ; sẽ đồng loạt làm cùng một cử chỉ. Những người máy, được cơ giới hóa mà người ta áp đặt một quốc giáo : cấm không được suy nghĩ khác với nhà vua, hay đấng cầm quyền. Và nếu từ khước, người ta bị đưa vào hỏa lò (những lò thiêu của các chế độ độc tài, những trại tập trung ngày nay không còn nữa).
Tâu lạy Vua, chúng tôi không cần trả lời cùng vua về việc này. Vua nên biết rằng, chúng tôi không thờ các thần của vua.
Đấy là những người dám đứng thẳng, những người tự do.
Trước mọi quyến rũ hay những nhiễm độc tập thể, họ chọn một lập trường riêng: Họ không muốn phục tùng ai, ngoại trừ Thiên Chúa.
Thiên Chúa chúng tôi thờ có thể cứu thoát chúng tôi khỏi lò lửa cháy bừng, và khỏi tay đức vua; nhược bằng Thiên Chúa chúng tôi không muốn, thì tâu lạy vua, vua nên biết rằng chúng tôi không thờ các thần của vua.
Họ sẵn sàng chết.
Công thức thứ hai "nhược bằng Thiên Chúa chúng tôi không muốn" , bảy tỏ một quan niệm rất tinh ròng về Thiên Chúa : Thật sự Thiên Chúa không bị ràng buộc, Người tự do... Người bị ép buộc phải làm một phép lạ. Và nếu như Người không làm, chúng ta vẫn tiếp tục tin vào Người.
Họ sống trong Đức tin họ gặp Đấng "tuyệt đối " một ý nghĩa. Họ đã gặp một lẽ sống quan trọng hơn cả mạng sống họ. Họ hoàn toàn tự do. Chính sự chết đã không ảnh hướng tới họ, không làm cho họ phải sợ, không làm hại sự tự do của họ, không làm cho họ phải co rút lại.
Bị ném vào trong lò lửa... Họ ca ngợi tán tụng Chúa Thiên Chúa tổ phụ.
Mừng tôn danh bất hủ muôn đời.
Người ta không thể trói buộc tinh thần.
Tôi có cảm nghĩ là Chúa giải cứu tôi không ?
Chúa Giêsu, trên thánh giá cũng bị trói buộc, bị đóng đinh vào cây gỗ…vẫn hoàn toàn tự do nội tại.
Lạy chúa, xin cho con theo Chúa, tự ý, mặc dầu đôi khi phải ngược dòng.
Những dịp để làm anh hùng thật hạn hữu... Tử đạo, dưới dạng thức tàn bạo thì hiếm hoi.
Nhưng thực sự có bao nhiêu là Kitô hữu phải chịu một loại tử đạo dưới ngọn lửa riu : Trung thành với Chúa, và chống tất cả . . . giữ vững những điều người ta đã đoàn kết... tiếp tục làm việc bổn phận tốt đẹp cả khi mệt mỏi... theo đuổi một nỗ lực đã khởi đầu dầu có vẻ không tiến triển. . . . bắt đầu lại không tìm ngưng nghỉ một cuộc chiến đấu với khuyết điểm làm ta phải đau khổ… lấy lại một dốc quyết để làm cả ngàn lần. Lạy Chúa, con không tin ở mình…con tin ở Chúa.
Bài Tin Mừng : Ga 8,31-42
Trong Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa biến chúng ta trở thành những con người tự do.
"Hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tôi .
Tôi có cảm nghiệm điều này không ?
Tôi có cảm thấy tội lỗi trói buộc và xiềng xích tôi không?
Thánh Phaolô nói : "Tôi không làm điều tốt tôi muốn, nhưng tôi lại làm điều xấu tôi không muốn... Ai sẽ giải thoát tôi ?"
Tôi dành thời gian để suy nghĩ về tội lỗi của tôi, và để xác nhận rằng lời của Đức Giêsu đúng thực biết bao !
Nếu các ông trung thành giữ lời tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi, các ông sẽ biết sự thật và sự thật, sẽ giải phóng các ông.
Trở nên môn đệ Chúa, nghĩa là lắng nghe Lời Chúa.
Xin ban cho con lòng yêu mến lời đó.
Lạy Chúa, xin giải thoát con.
Trong khi theo Chúa, người ta sẽ không đi đến tình trạng nô lệ, đến một "sự sống giảm thiểu" , nhưng hướng tới tự do, tới sự triển nở toàn diện, tới "sự sống trọn đầy".
Tự do. Từ này đang làm tôi phấn khởi. Sống tự do.
Tự do có gợi lên cho tôi điều gì không ? Sống tự do. Sống trong sự thanh thản nội tâm. Sống không xiềng xích, không cản trở. Biết bao điều đang xiềng xích tôi : những thói quen, những hạn hẹp, những tội lỗi của tôi... Lạy Chúa, xin giải thoát con.
Kẻ nô lệ thì không được ở trong nhà luôn mãi, người con mới được ở luôn mãi.
Đức Giêsu gợi lên tình trạng rất khác biệt, lúc đó vẫn còn diễn ra trong thế giới cổ xưa, giữa tên nô lệ và "người con trong nhà".
Hãy ở trong nhà mình ! Hãy luôn sống trong nhà Cha, luôn ở với Thiên Chúa.
Vậy nếu người Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do.
Đôi khi cũng xảy ra trùng hợp, một "người con trong nhà" kết tình bạn hữu hết sức thân mật với một người tôi tớ của mình, đến nỗi ước muốn "giải phóng kẻ đó"... để họ khỏi phải sống trong tình trạng lệ thuộc nhục nhã nữa.
Đó là điều mà Đức Giêsu đã làm đối với chúng ta. Người đã dẫn đưa chúng ta vào nhà Người, vào trong gia đình của Người. Nhờ Người, chúng ta được tự do, được giải phóng.
Mùa chay là thời gian giải phóng đặc biệt. Hôm nay, con có để cho Chúa giải thoát con khỏi điều gì không ? Con sẽ bẻ gãy những xiềng xích nào, cùng với Chúa ?
Tôi thì tôi nói những điều đã thấy nơi Cha tôi.
Đức Giêsu hoàn toàn tự do, vì Người hoàn toàn là Con.
Người yêu Cha Người . Người không ngừng nói về Người.
Người tự do vì Người yêu mến : Người không có một quyến luyến cá nhân nào trong bản thân mình, không có gì ngăn chặn được Người. Không khi nào trở lại trên mình. Không chút ích kỷ, không cản trở nào đối với tình yêu.
Giá như Thiên Chúa là Cha các ông, hẳn các ông phải yêu mến tôi, vì tôi phát xuất từ Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa mà đến.
Chúa chỉ nói đến tình yêu.
Yêu Thiên Chúa. Yêu Đức Giêsu. Đức Giêsu mong ước ta yêu mến Người.
Và điều đó có sức giải thoát ! Yêu một mình Thiên Chúa đích thực. Lệ thuộc một Thiên Chúa đích thực. Đó là phương thế duy nhất để khỏi phải lệ thuộc vào điều gì khác, để giải thoát mình khỏi mọi thần tượng. Lạy Chúa, xin giải thoát con khỏi những thần tượng con tôn thờ, khỏi tất cả những gì đang trói buộc tự do của con.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Đức Giêsu và ông Ap-ra-ham
HOÀN CẢNH:
Cuộc tranh luận giữa Đức Giêsu và nhóm Pha-ri-sêu càng lúc càng sôi động và căng thẳng. Trong đoạn Tin Mừng này chủ đề nổi bật là ông Ap-ra-ham: Ap-ra-ham và người Do Thái; Ap-ra-ham và Đức Giêsu.
Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay đề cập đến vấn đề Ap-ra-ham và Đức Giêsu.
TÌM HIỂU:
C.31: Đức Giêsu định nghĩa bản chất người môn đệ đích thật của Người, là ở lại trong lời Người:lắng nghe, thực hành và kiên trì mãi như vậy.
C.32: Chính việc ở lại lời Chúa, người môn đệ mới thông hiểu được sự thật là các chân lý của Chúa. Các chân lý này sẽ hướng dẫn người môn đệ sống đúng với phẩm giá con cái của Chúa, con cái của sự tự do.
C.33: Nghe nói đến tự do, người Do Thái không tin, vội chất vấn Đức Giêsu: “Chúng tôi là dòng dõi Áp-ra-ham…”
Người nói về sự làm nô lệ cho tội lỗi, nhưng họ không hiểu ra.
C.34-36: Người giải thích về nô lệ và tự do:
Ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội. Những người Do Thái tuy là dòng dõi Áp-ra-ham, vì họ là dân được Chúa tuyển chọn, nhung họ vẫn mang thân phận nô lệ, vì họ chưa tin nhận Đức Giêsu.
C.37-38: Người giải thích rằng tuy họ là con cái Ap-ra-ham, nhưng họ đã tìm cách giết Người, vì đã không tin vào lời Người.Vì thế họ cũng là con cái ma qủy.
C.39-42: Đức Giêsu giải thích về danh nghĩa con cái: con cái nhận Thiên Chúa là Cha và Đức Giêsu đặt mình về phía con cái Thiên Chúa: bởi Chúa Cha mà sinh ra. Nếu người Do Thái tự hào là con cái Thiên Chúa, thì hẳn cũng phải nhìn nhận Đức Giêsu, vì Người cũng là con Thiên Chúa. Trong thực tế, họ không nhìn nhận Người, nên họ không phải là con cái Thiên Chúa.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Nhìn vào Chúa Giêsu:
a) Xem việc Chúa làm:
+ Chúa Giêsu đối thoại với người Do Thái không tin vào Người.
Noi gương Chúa, chúng ta cần đối thoại với Người chống đối, để tìm cách giải quyết vấn đề, và nhất là có cơ hội để trình bày chân lý và sự thật.
+ Chúa Giêsu đối thoại, nhưng thất bại vì họ đã không tin vào Người.
Khi đối thoại, chúng ta cũng phải can đảm chấp nhận thất bại trong hiện tại, nhưng hy vọng giúp ích cho nhiều người khác qua việc đối thoại ấy.
2. Nghe lời Chúa nói:
- “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi…”
Chúa Giêsu đưa ra điều kiện để trở thành môn đệ của Chúa, đó là ở lại trong lời Người. Bao lâu chúng ta lắng nghe và thực hành lời Chúa, thì bấy lâu chúng ta còn là môn đệ của Người: Một mẫu gương Maria bên chân Chúa, vì bà đã chọn phần tốt nhất.
- “Các ông sẽ biết sự thật...”
Lời Chúa là ánh sáng chỉ dẫn chúng ta sống theo Người, và lời Chúa là sức sống để nuôi dưỡng chúng ta.
- “Hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội …”:
Ở trong tình trạng tội lỗi, tội nhân bị nô lệ cho ma qủy. Vì thế:
+ Về phương diện tâm lý: tội nhân thường có mặc cảm về tội của mình, nên cần thông cảm.
+ Về phương diện tâm linh: Tội nhân thường khô khan, chai lì vì thế cần ơn Chúa.
+ Về phương diện luân lý: Tội nhân yếu đuối và bất lực, nên cần sự giúp đỡ.
- “Phần tôi, tôi nói những điều đã thấy nơi Cha tôi”:
Là con cái Chúa, chúng ta cũng phải noi gương Chúa Giêsu: nói và làm theo Chúa, để chứng thực về Chúa.
- “Còn các ông, các ông làm những việc cha các ông làm”: thuộc về ma qủy do tội lỗi của mình.
Chúng ta thường muốn chiều theo sự cám dỗ của xác thịt, thế gian và ma qủy, đi ngược lại với đường lối của Thiên Chúa. Đó là bản năng yếu đuối của con người và sự cám dỗ của ma qủy.Vì thế chúng ta cần khắt khe với bản thân và tránh xa những dịp tội.
- “Giả như Thiên Chúa là Cha các ông, hẳn các ông phải yêu mến tôi”:
Nhận thức mình là con cái Thiên Chúa thì phải biết lắng nghe và thực hành lời Chúa, nếu không chỉ là con cái mang danh nghĩa chứ không phải đích thật.
3. Bài Tin Mừng hôm nay đặt vào tâm tình Mùa Chay, Hội Thánh nhắn nhủ chúng ta:
- Phải sám hối tội lỗi để trở về với phẩm giá là con cái Thiên Chúa, con cái của sự tự do.
- Để làm chứng là con cái Thiên Chúa, chúng ta phải biết tin nhận Chúa Giêsu, bằng cách nghe và sống Lời Chúa.
- Để thực sự là con cái Chúa thì đừng phạm tội nữa. Vì phạm tội là cách từ chối Chúa Giêsu, Đấng cứu độ chúng ta.
4. Nhìn vào những người Do Thái không tin Chúa Giêsu:
Khi nói đến những người biệt phái thù nghịch với Chúa Giêsu, Tin Mừng thường dùng kiểu nói ‘Các thầy ký lục và biệt phái’, tiêu biểu cho một nhóm trí thức gia nhuốm mùi chính trị ít nhiều và lòng họ khép kín trước sứ điệp của Chúa Giêsu.Vì những lý do nào ? Cha Bonsirven đưa ra những lý do sau đây:
+ Họ ghen tức vì thấy xuất hiện một bậc thầy không thuộc phe phái mình.
+ Thêm vào đó, còn có sự lo ngại về việc cải cách hoàn cảnh hiện tại mà họ đang được ưu thế.
Tất cả những điều ấy khiến Chúa Giêsu đưa ra một lời cảnh cáo: “Các ngươi làm công việc của cha các ngươi” (ma qủy)
(Xem lương thực hằng ngày, cuốn 1 trang 160)
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10