Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần VIII Thường Niên (Mc 10:32-45) | Giáo Phận Phú Cường

Bức thư này là một phần trong việc chuẩn bị tốt nhất, giúp các bậc cha mẹ lo việc Rửa tội cho con mình mà họ trông đợi và phó thác nó cho Chúa trong khi cầu nguyện. Và đây cũng còn là một bài suy gẫm tốt để làm sống lại trong ta ân sủng của phép Rửa tội...

Chú Giải Tin Mừng
Thứ Tư Tuần VIII Thường Niên
TIN MỪNG: Mc 10:32-45

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : NĂM LẺ : Hc 30,1 -17

Lạy Chúa muôn loài, xin thương xót chúng con.

Bên Sira là một người có học thức, cởi mở với những ý tưởng nhân bản thời mình . Chúng ta có một dẫn chứng về điều đó trong danh hiệu ông đặt cho Thiên Chúa : "Chúa muôn loài”. Thực sự  đây là cách gọi không thuộc truyền thống Kinh thánh, nhưng khá quen nơi các triết gia khắc kỷ.

Sau toan tính của A-lệ-xan (Alexandre) nhằm hợp nhất toàn thế giới bằng vũ lực, thu hợp mọi người vào một quốc gia các cuộc chiến của A-lệ-xan (từ 334-323) cùng ước vọng hợp nhất vẫn tiếp tục con đường của ông Hy Lạp hóa là dòng tư tưởng cố hợp nhất các dân tộc vào một nền văn hóa chung. Chính các hiền nhân Do Thái, đã thừa nhận giấc mộng lớn này, khi mang Đức tin riêng của họ vào đó.

Tôi có chú ý tới những luồng tư tưởng lớn đang thịnh hành trong thế giới Hôm Nay không, để nhận ra những người đang đi trong đường lối kế hoạch Chúa ?

Tôi có biết cầu nguyện từ các biến cố trên toàn thế giới không ?

Xin cho mọi người sống trên trần gian biết-rằng Người là Thiên Chúa, Đấng thống trị muôn loài.

Vào thời đại của chúng ta khi mà sự cảm thông giữa các nền văn minh khác nhau được đề cao. Nói về vai trò của Hội Thánh, Công đồng Vatican II đã viết : 'Những hoàn cảnh hiện tại làm cho nhiệm vụ của Hội Thánh thêm khẩn thiết hơn, để ngày nay mọi người liên kết chặt chẽ hơn bơi nhiều ràng buộc xã hội, mỹ thuật văn hóa cũng được hiệp nhất trọn vẹn trong Chúa Kitô " (Gh 1).

Phải, sự hiệp nhất của thế giới đã hiện hữu ngay trong lòng Thiên Chúa, là Cha độc nhất của mọi người.

Và nếu đôi khi chúng ta có vẻ ảo tưởng khi nghĩ rằng một ngày kia tình huynh đệ đại đồng có thể dựa vào Đức tin chúng ở một Thiên Chúa độc nhất chúng ta phải tiếp tục “tin tưởng" và cầu nguyện  cho điều đó.

Giữa các tranh chấp đủ loại, các chủ nghĩa dân tộc và chủng tộc trầm trọng, Đức tin của các Kitô hữu phải kiến tạo nên an bình thế giới, một cách thực tiễn. . . Khi liên kết các ước vọng và các phong trào hiện nay.

Xin cho các dân tộc nhận biết Chúa như chính chúng con đã nhận biết Chúa, vì lạy Chúa ngoài Chúa ra, không có Chúa nào khác.

Người tín hữu Do Thái không làm mất tánh danh mình khi thừa nhận giấc mơ vĩ đại hợp nhất hoàn cầu. Trái lại, họ định giá "một vai trò mình” phải thủ giữ' hạt nhân của “những người đã tin vào Thiên Chúa thật" có thể thực hiện phận vụ "lôi kéo”, mời gọi, chúng ta, giữa lòng một nhân loại ngoại giáo hay không tin tưởng.

Xin Chúa quy tụ mọi chi tộc nhà Giacob... Xin Chúa đoái thương đến dân Chúa, một dân được mừng danh thánh Chúa, là Israel mà Chúa- đã đặt làm con, đầu lòng của Chúa...Xin cũng thương mến thành thánh Giêrusalem, nơi Chúa ẩn ngự.

Khi cầu cho cả thế giới, Ben Sira cũng cầu cho dân " mình". Làm sao nhân loại có thể tiến tới tình huynh đệ, nếu dân Chúa chia rẽ ? Làm sao “tình không biên giới" có cơ thành sự nếu trong mức độ hạn hẹp hơn người ta không thể yêu thương nhau ngay giữa những  vị nhân loại nhỏ bé, các quốc gia, các giáo hội, các gia đình ?

Cả Chúa Giêsu nữa, khi nghĩ tới sự hiệp nhất mọi người trong Nước Cha, đã cầu nguyện trước hết cho sự hiệp nhất của các môn đệ (Ga 17,20).

Lạy Chúa, xin bảo tồn trong chúng con cả ước muốn phổ quát vĩ đại này, lẫn ý chí quyết thực hiện điều chúng con có thể làm được khắp nơi điều đó cho phép làm.

Bài đọc II : NĂM CHẴN : 1 Pr 1,18-25

Thánh  Phêrô tiếp tục việc dạy giáo lý về phép rửa tội.

Bức thư này là một phần trong việc chuẩn bị tốt nhất, giúp các bậc cha mẹ lo việc Rửa tội cho con mình mà họ trông đợi và phó thác nó cho Chúa trong khi cầu nguyện. Và đây cũng còn là một bài suy gẫm tốt để làm sống lại trong ta ân sủng của phép Rửa tội.

Thưa anh em, anh em hãy đem lòng kính sợ mà sống cuộc đời tạm gởi này. Hãy sống trong sự kính sợ Chúa.

Dịch một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác là điều khó Trung ngôn ngữ Kinh thánh; tiếng mẹ đẻ của Phêrô, “sợ” không có nghĩa như' tiếng “sợ hãi" của ta. Tốt hơn là phải dịch : "Hãy sống trong sự kính "sợ Thiên Chúa" đó lập tâm tình của ta đối với cha mẹ trần gian.. . đó là lòng kính sợ mà con cái có đối với cha mà mình, khi chúng cảm biết mình được cái ngài yêu thương nồng thắm.

Như thế điều mà thánh Phêrô đề xướng cho các người tân tòng là sống “trước nhan Thiên Chúa, sống với Thiên Chúa" như những con cái "trong một gia đình. Đây là cơ hội để duyệt lại thái độ làm cha làm mẹ của chúng ta. Đây là dịp đòi hỏi ta tỏ thái độ con thảo đối với Thiên Chúa, như chúng ta yêu cầu con cái mình đối xử với chúng ta.

Thực sự  được rửa tội “sẵn sàng vâng lời Thiên Chúa” vâng ý Người vì  tình mến, "chấp nhận kế hoạch của Người trên thế gian” , "trở  nên người con đích thục của Người”… Đây không phải là một vinh dự mà thôi, mà còn là một trách nhiệm nữa. Phép rửa tội là một “cam kết" theo ngôn ngữ ngày nay.

Dần dần chúng ta phải có khả năng nói với các bạn hữu vô tín ngưỡng của ta bằng một thứ ngôn ngữ mà chúng hiểu được thế nào là phép Rửa tội, như chúng ta hiểu. Song bằng cách chấp nhận kế hoạch của Thiên Chúa.

Nhờ vâng phục chân lý anh em đã thanh luyện tâm hồn để thực thi tình huynh đệ chân thành.

Chỉ vỏn vẹn một câu mà diễn tả : sự thánh thiện, sự trọn lành... vâng phục chân lý, thuận theo kế hoạch của Thiên Chúa, bình thường huynh đệ...

Đối với thánh Phêrô, đó là nội dung của cuộc sống mà ta cam kết qua phép rửa. Điều Thiên Chúa chờ đợi nơi ta là sự trọn lành của tình mến. Thực thi điều đó là ta “vâng phục chân lý” . Nói như thế có nghĩa là ta thực hiện điều mà vì đó ta được tạo thành, điều mà Thiên Chúa tiền định cho ta.

Được Thanh Tẩy là sống liên hệ với Chúa, là thiết lập mối  bang giao giữa Thiên Chúa và chúng ta.

Anh em hãy tha thiết yêu mến nhau với tâm hồn trong sạch vì anh em đã được tái sinh, không phải do hạt giống mục nát mà lo hạt giống bất diệt : nhờ lời Chúa hằng sống và tồn tại mãi mãi.

Thiên Chúa là tình yêu.

Liên hệ với Chúa là yêu mến. Trước tiên chúng ta được sinh ra làm người là do kết quả của một tình yêu, tình yêu của cha mẹ chúng ta. Cuộc tái sinh của ta cũng xuất phát từ chính hạt giống của Thiên Chúa. Tình yêu…một hạt giống, không mục nát, sống động và trường tồn.

Chịu thanh tẩy là để Lời Chúa gieo vào trong ta.

Lạy Chúa, xin làm cho chúng con sống Lời Chúa. Chớ gì Lời Chúa làm cho đại chúng con trở nên phì nhiêu. Chớ gì đời chúng con, nhờ ảnh hưởng của ân sủng Chúa, trở nên tình yêu.

Mọi tạo vật đều như cỏ... đều như hoa đồng nội... Cỏ thì khô héo hoa thì tàn rụng. Nhưng Lời Chúa vẫn tồn tại đến muôn thuở muôn đời.

Đây là một hình ảnh tuyệt diệu để diễn tả phép Rửa tội Một đóa hoa tươi nở mãi. Con người tự nhiên là phù vân là mỏng dòn : mà Thiên Chúa làm nó trở nên vĩnh cửu !

BÀI TIN MỪNG  : Mc 10,32-45

Các môn đệ đang trên đường Giêrusalem và Đức Giêsu dẫn đầu các ông.  Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi...

Đó là một cảnh sống động cụ thể. Ta hãy chiêm ngắm. Theo Marcô và qua cấu trúc trình  thuật của ông, thì đây là lần đầu tiên Nhóm Mười hai  lên Giêrusalem. Cho đến lúc này, mọi việc đều diễn ra tại Galilê hãy trong miền dân ngoại. Và bây giờ họ đang tiến lên thủ đô. Đức Giêsu đi trước .

Đức Giêsu lại kéo riêng Nhóm Mười Hai ra, và bắt đầu nói với các ông về những điều sắp xảy đến cho mình.

Đằng sau Chúa, mọi người đều sợ hãi.

Đức Giêsu tỏ cử chỉ thân tình. Người tụ họp các ông quây quần “bên cạnh Người”, để một lần nữa tỏ lộ cho cả ông điều bí mật... lần loan báo thứ ba về cuộc Thụ khổ và Phục  sinh của Người".

Nay chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và luật sĩ. Họ sẽ lên án xử tử Người và sẽ nộp Người cho dân ngoại. Họ nhạo báng Người, nhổ vào Người, họ sẽ đánh đòn và giết chết Người. Ba ngày sau, Người sẽ sống lại.

Chúng ta ghi nhận, từ lần loan báo đầu tiên đến lần loan báo thứ ba này, dần dần các chi tiết càng thêm rõ ràng, Đức Giêsu biết điều gì đang chờ đón mình ! Cái chết của Người không phải là một tai nạn bất ngờ trong đời sống... Người tiến lên đón nhận nó ? Cũng không phải là một định mệnh không thể thoát được.. Người tình nguyện hướng tới cái chết!

Và đây cũng không phải là một điểm tầm thường vô vọng mà là một cuộc vượt qua đến sự sống. Đích điểm là sự sống lại là vinh quang : Điều đó có ý nghĩa gì đối với tôi ? Điều đó có gợi ý giúp tôi cầu nguyện không ?

Giacôbê và Gioan đến gần Đức Giêsu và nói : "Khi Thầy ngự trên ngai vinh hiển, xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu; một người được ngồi bên tả Thầy". Đức Giêsu bảo : “Các anh không biết điều các anh xin đâu”

Các tông đồ vẫn còn ở trong tình trạng như thế đó : Họ tranh giành chỗ cao họ kiếm cách "tiến thân ", họ vẫn giữ những giấc mộng thiên sai của dân tộc mình. Đối với họ và có thể đối với chúng ta hôm nay nữa ? Đấng Thiên Sai vẫn là vị chiến thắng vinh hiển, sẽ dùng quyền năng và “hơi thở từ môi miệng Người" điều khiển mọi sự.

Các anh có uống nổi chén đắng Thầy sắp uống, hay chịu  phép rửa. Thầy sắp chịu không ?

Đức Giêsu có làm cho họ nhận ra con đường đạt tới vinh quang là gì con đường mà Người đang đi. Cần lưu ý tới hai biểu tượng : Chén đắng, là hình ảnh một điều gì khó nuốt. . . và phép rửa, là hình ảnh một cuộc lặn chìm có nguy cơ bị cuốn trôi…

Các anh có thể chịu chôn chìm dưới dòng nước cuốn này cùng với Thầy nghĩa là tham dự vào cái chết của Thầy không ?

Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan..

Họ tức tối bởi vì chính họ cũng có "tham vọng - như vậy.

Anh em biết những người được coi là thủ lĩnh các nước thì cai trị dân như những bạo chúa, những người làm lớn thì lấy quyền mà áp chế dân. Nhưng giữa anh em thì không như vậy được ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm kẻ hầu hạ anh em. Ai muốn làm đầu giữa anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được kẻ hầu người hạ, nhưng đế hầu hạ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.

Đối với Đức Giêsu, con đường thập giá không nhất thiết là chịu khổ, mà là phục vụ? Và đó là lề luật được thiết lập cho cộng đoàn các môn đệ trong đó mỗi người phải trở nên kẻ phục vụ, làm đầy tớ mọi người. Tại sao thế ? Là để làm như Đức Giêsu.

Nếu mọi người đều bắt tay vào việc “phục vụ” thì đó là một cuộc cách mạng thực sự.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Theo Chúa phải phục vụ mọi người.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :

1. Nhìn vào Chúa Giê-su :

a) Xem việc Chúa làm :

- “Người dẫn đầu các ông …” :

Đức Giê-su dẫn đầu các môn đệ, tiến về Giê-ru-sa-lem, nơi Người sẽ chịu chết. Sự việc này diễn tả thái độ quả cảm, cương quyết của Người. Còn các môn đệ lại cảm thấy sợ hãi, kinh hoàng.

Là những người đứng đầu, có trách nhiệm với những người khác, phải tỏ ra can đảm, cương quyết những tình thế khó khăn, hay khi gặp phải những đe dọa, thử thách để khích lệ tinh thần những người khác; không được do dự, nhút nhát, sợ hãi, kinh hoàng kẻo làm nhụt chí những người chung quanh.

- Chúa Giê-su gọi riêng Nhóm Mười Hai ra :

Những người có trách nhiệm phải được huấn luyện riêng.

- “Đức Giê-su gọi các ông lại” :

Thấy các môn đệ ganh tỵ nhau, Chúa Giê-su gọi các ông lại và sửa sai ngay : Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết; hơn nữa, Chúa Giê-su đã từng cầu nguyện cho Hội Thánh được hợp nhất, vả lại, sự hợp nhất là sức mạnh có tính thu phục thế gian. Vì thế những ai có trách nhiệm với cộng đoàn, cần phải bảo vệ sự hợp nhất và phải tỉnh thức canh phòng; nếu có dấu hiệu chia rẽ, ganh tỵ, cạnh tranh … thì phải noi gương Chúa Giê-su tìm cách hàn gắn, giáo dục, sửa sai ngay.

2. Nghe lời Chúa nói :

- “Nào chúng ta lên Giê-ru-sa-lem” :

Kiểu nói “nào chúng ta” diễn tả sự liên đới, hiệp thông, giữa Chúa Giê-su và các môn đệ. Quả vậy, Chúa Giê-su dẫn các môn đệ cùng lên Giê-ru-sa-lem để chứng kiến tận mắt việc Người chịu thương khó, tử nạn và phục sinh để các môn đệ làm chứng và đồng thời cũng để các ông sẽ chịu đồng số phận với Người khi các môn đệ chịu bách hại và tử đạo.

Lời này nhắc nhủ mỗi người chúng ta phải can đảm đón nhận mọi thánh giá để cùng chết với Chúa Giê-su thì sẽ được sống lại với Người.

- “Và Con Người sẽ bị nộp … “ :

Chúa Giê-su loan báo lời này cho tôi hôm nay và bây giờ cho tôi nhìn ngắm, suy niệm và cảm nghiệm việc Chúa chịu thương khó, tử nạn và phục sinh. Từ cảm nghiệm, tôi đem lòng cảm phục Chúa vì Chúa đã chịu chết cho tôi, và Chúa đã sống lại để đem lại sự sống đời đời cho tôi. Từ sự cảm phục Chúa, tôi can đảm chấp nhận và đón nhận những sự thương khó và thánh giá xảy đến cho tôi, theo tinh thần cứu thế của Chúa Giê-su Ki-tô.

Lạy Chúa , con chịu khó việc này, chịu đựng việc kia để đền tội …

- “Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì ?” :

Chúa Giê-su tỏ ra quan tâm đến các môn đệ .

Chúng ta cần quan tâm đến tha nhân bằng cách tìm hiểu những nhu cầu của tha nhân để chúng ta phục vụ cách thích hợp và hiệu quả.

- “Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống …” :

Chúa Giê-su đặt câu hỏi để các mời gọi các môn đệ tự ý thức và chọn lựa con đường tử nạn để theo Chúa. Những thánh giá chúng ta phải vác tuy có giá trị, nhưng những thánh giá chúng ta tự hiến vì tự do chọn lựa thì có giá trị hơn. Vì thế, “từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Chúa” là môn đệ đích thực của Chúa.

- “Ai muốn làm lớn giữa anh em …” :

Chúa Giê-su dạy tôi bài học phục vụ trong khiêm nhường : Được đứng đầu trong cộng đoàn là để phục vụ từng người và hết mọi người trong cộng đoàn chứ không phải để hưởng thụ uy quyền và chức vị.

- “Con Người đến không phải để người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn dân” :

Là người tông đồ của Chúa, là người lãnh nhận sứ mạng Chúa trao ban, chúng ta cần suy niệm và đặt lời Chúa trên đây làm đèn soi sáng cho hoạt động và cách thế thi hành việc tông đồ và sứ vụ của mình. Lời trên đây cảnh giác chúng ta không được hống hách, cha chú và quan liêu trong cung cách cư xử với tha nhân, nhưng đòi hỏi chúng ta phải phục vụ trong khiêm nhường.

3. Nhìn vào các môn đệ :

- “Các ông kinh hoàng, còn những kẻ theo sau cũng sợ hãi …” :

Tâm trạng của các môn đệ khi nghe và theo Chúa Giê-su lên Giê-ru-sa-lem để chứng kiến việc Chúa Giê-su tử nạn và phục sinh, cũng là tâm trạng của chúng ta khi nghe biết mình phải đương đầu với những sự khó, việc khó hay những thử thách xảy đến ! Rút kinh nghiệm của các Tông Đồ ở đây, chúng ta phải tin tưởng vào Chúa Giê-su Phục sinh để chúng ta can đảm, và sẵn sàng đón nhận mọi khó khăn thử thách trong đời sống, trong sứ vụ.

- Noi theo các môn đệ được Chúa gọi riêng ra, để chúng ta tôn trọng và quý mến những thời gian được dành riêng cho việc cầu nguyện, tĩnh tâm, linh thao, đào tạo, tu nghiệp, thường huấn …

- “Mười một môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Gia-cô-bê và Gio-an” : Thái độ ganh tỵ của các môn đệ ở đây cũng là tâm trạng chung của con người và của mỗi người chúng ta trong đời sống cộng đoàn mỗi khi thấy người khác hơn mình, trổi vượt hơn mình, đặc ân hơn mình vì quá tự ái và ham danh ham địa vị. Rút kinh nghiệm, chúng ta phải biết quên mình để phục vụ cách vị tha, cách vô vị lợi và vô điều kiện.

4. Nhìn vào Gia-cô-bê va Gio-an :

Thái độ ham danh, ham địa vị của Gia-cô-bê và Gio-an cũng là tâm trạng của con người và của mỗi người chúng ta khi phải luồn cúi, chạy chọt, hối lộ để được đặc ân này, địa vị kia trong xã hội, trong cộng đoàn cũng như trong bộ máy chính quyền.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10