ĐGH Phanxicô - Lòng thương xót làm thay đổi lịch sử
Bài Giáo Lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi triều yết chung Thứ Tư hàng tuần tại Quảng Trường Thánh Phêrô...
Bài Giáo Lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi triều yết chung Thứ Tư hàng tuần tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ngày 24/02/2016.
Anh Chị Em Thân Mến, xin chào buổi sáng!
Chúng ta tiếp tục với những bài giáo lý về lòng thương xót trong Kinh Thánh. Trong vài đoạn có nói về những người quyền thế, về các vị vua, về những con người “ở trên ấy” và cũng nói về sự ngu muội của họ và về sự lạm quyền của họ. Sự giàu có và quyền lực là những thực tại có thể là tốt và hữu ích cho thiện ích chung, nếu được đặt vào việc phục vụ cho người nghèo và tất cả mọi người, bằng công lý và bác ái. Tuy nhiên, như đã quá thường xảy ra, là nếu người ta sử dụng tất cả những thứ này như là đặc quyền, bằng chủ nghĩa duy ngã và sự kiêu ngạoc, thì chúng sẽ bị biến thành những công cụ của sự tham nhũng và sự chết. Đó là điều đã xảy ra trong vườn nho của ông Na-vốt, được thuật lại trong Sách Các Vua Quyển Thứ I, chương 21, mà chúng ta sẽ suy tư hôm nay.
Được nhắc đến trong bản văn này là A-kháp, Vua Israen, muốn mua vườn nho của một người có tên là Na-vốt, bởi vì vườn nho của ông ở cạnh cung điện. Lời đề nghị dường như là hợp pháp, thập chí là đại lượng nhưng, ở Israen, tài sản đất đai được coi là bất khả xâm phạm. Thực ra, Sách Lêvi qui định: Đất đai không được bán đứt; vì đất đai là của Ta, còn các ngươi chỉ là ngoại kiều và dưới quyền của Ta. “Đất thì không được bán đứt, vì đất là của Ta, còn các ngươi chỉ là ngoại kiều, là khách trọ nhà Ta” (Lv 25:23). Đất đai là thánh thiêng, bởi vì đó là một quà tặng của Thiên Chúa, như thế vốn phải được bảo vệ và giữ gìn, theo đúng tinh thần là dấu chỉ của phúc lành thánh, vốn chuyển từ đời này đến đời kia và là một bảo chứng phẩm giá của tất cả mọi người. Do đó, người ta hiểu được câu trả lời tiêu cực của ông Na-vốt đối với Nhà Vua: "Xin ĐỨC CHÚA đừng để tôi nhượng gia sản của tổ tiên tôi cho ngài!" (1 V 21:3).
Vua A-kháp phản ứng lại trước lời từ chối này bằng sự đắng cay và coi thường. Ông cảm thấy bị xúc phạm, ông, Nhà Vua, rất quyền thế! Ông cảm thấy bị suy giảm trong quyền bính của mình như là quyền tối thượng, và tuyệt vọng trong khả năng làm thoả mãn lòng khao khát chiếm hữu của ông. Nhìn thấy ông quá bất mãn, vợ ông là I-de-ven, một hoàng hậu dân ngoại người vốn làm gia tăng việc thờ cúng ngẫu tượng và đã giết chết các ngôn sứ của Thiên Chúa (x. 1 V 18:4), - bà không nhỏ mọn, bà là sự dữ! – quyết định can thiệp vào. Hãy nghe sự dữ ở phía sau người đàn bà này: "Vua cai trị Ít-ra-en hay thật! Mời vua dậy mà ăn cho lòng phấn khởi lên! Thiếp sẽ tặng vua vườn nho của Na-vốt người Gít-rơ-en” (c. 7). Bà đã nhấn mạnh đến uy tín và quyền lực của Nhà Vua mà, theo cách nhìn vào đó của bà, được đặt vấn đề lại bởi sự từ chối của ông Na-vốt. Một quyền lực mà bà coi là tuyệt đối, và đều làm cho mọi người muốn của Nhà Vua đầy quyền lực trở thành một mệnh lệnh. Thánh Am-brô-xi-ô vĩ đại đã viết một cuốn sách nhỏ về cảnh này. Cuốn sách có tên là “Na-vốt”. Thật tốt cho chúng ta khi đọc cuốn sách này trong Mùa Chay này. Cuốn sách rất hay; cuốn sách rất cụ thể.
Nhắc lại những điều này, Chúa Giêsu nói với chúng ta "Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20:25-27). Nếu chiều kích của sự phục vụ mất đi, thì quyền lực sẽ được biến thành một sự kiêu ngạo và trở thành sự thống trị và áp bức. Rõ ràng là điều này đã xảy ra ở trong cảnh tượng khu vường của ông Na-vốt. Một cách bất công, hoàng hậu I-de-ven quyết định loại trừ ông Na-vốt và đưa kế hoạch của bà vào hành động. Bà tận dụng những vẻ bề ngoài đầy quyến rũ của một sự hợp pháp ngoan cố: bà gửi các lá thư dưới danh nghĩa của Nhà Vua cho các kỳ mục và thân hào trong thành ra lệnh rằng những nhân chứng giả tố cáo ông Na-vốt cách công khai vì đã nguyền rủa Thiên Chúa và Nhà Vua, một tội ác bị phạt bằng cái chết. Do đó, câu chuyện kết thúc, với cái chết của Na-vốt Nhà Vua có thể chiếm hữu vườn nho của ông. Và đây không phải là câu chuyện của thời nào khác, đó là câu chuyện của ngày hôm nay, của những kẻ có quyền là những người có nhiều tiền hơn, khai thác người nghèo, khai thác con người. Đó là câu chuyện của việc buôn người, lao động nô lệ, của người nghèo làm việc với đồng lương tối thiểu để làm giàu cho người có quyền lực. Đây là câu chuyện của các chính trị gia tham nhũng là những người luôn muố nhiều hơn nữa và hơn nữa! Do đó, tôi đã nói rằng thật tốt cho chúng ta khi đọc cuốn sách về Na-vốt của Thánh Am-brô-xi-ô, bởi vì đó là một cuốn sách hợp thời đại.
Hãy nhìn xem nơi mà việc thi hành quyền lực dẫn đến mà không tôn trọng sự sống, không có công lý, không có lòng thương xót. Và hãy nhìn xem việc khát quyền lực dẫn tới mức nào: nó trở nên tính tham lam muốn sở hữu mọi thứ. Theo đó, một bản văn của tiên tri Isaia soi sáng cách đặc biệt. Ở trong đó, Thiên Chúa đặt con người vào việc cảnh giác trước lòng tham muốn của những chủ đất giàu có luôn luôn muốn sở hữu nhiều nhà và đất hơn nữa. Tiên tri Isaia nói:
Khốn thay những kẻ tậu hết nhà nọ đến nhà kia
nối thêm ruộng này đến ruộng khác,
tới mức không còn chỗ trống nào
và chỉ còn một mình các người ở lại trong xứ! (Isaia 5:8).
Và tiên tri Isaia không phải là một Người Cộng Sản! Tuy nhiên, Thiên Chúa thì lớn lao hơn sự bất công và những trò dơ bẩn mà con người đang chơi. Trong lòng thương xót của Ngài, Ngài đã sai tiên tri Êlia đến để giúp Vua A-kháp hoán cải. Giờ đây, chúng ta lật sang trang, và câu chuyện tiếp diễn thế nào? Thiên Chúa nhìn thấy tội ác và gõ trên cánh cửa tâm hồn của Vua A-kháp và, đối diện với tội lỗi của ông, Nhà Vua hiểu, hạ mình và xin sự tha thứ. Thật tốt lành biết bao nếu thế lực bóc lột của thời nay biết làm điều tương tự! Thiên Chúa sẽ chấp nhận sự ăn năn của ông; tuy nhiên, một người vô tội đã bị giết, và sự xúc phạm đã thực hiện sẽ có những hậu quả khó lường. Thực ra, sự dữ đã được thực hiện, sẽ để lại những dấu vết đau thương, và lịch sử con người mang các thương tích.
Cũng trong trường hợp này, lòng thương xót cho thấy một con đường hoàn chỉnh cần phải đi theo. Lòng thương xót có thể chữa lành các vết thương và thay đổi lịch sử. Nhưng hãy mở tâm hồn bạn ra cho lòng thương xót! Lòng thương xót Chúa thì mạnh hơn tội lỗi của con người. A-kháp là một điển hình của điều này! Chúng ta biết sức mạnh của lòng thương xót, khi chúng ta gợi nhắc lại sự ngự đến của Con Vô Tội của Thiên Chúa Đấng đã làm người để huỷ diệt sự dữ bằng sự tha thứ của Ngài. Đức Giêsu Kitô là Vua thật, nhưng quyền bính của Ngài thì hoàn toàn khác. Ngai toà của Ngài là thập giá. Ngài không phải là một Vị Vua giết chóc mà, trái lại, Ngài ban sự sống. Sự ngự đến của Ngài với tất cả mọi người, đặc biệt là những người yếu thế nhất, vượt thắng sự cô tịch và định mệnh của sự chết mà tội lỗi dẫn đến. Với sự gần gũi và sự dịu dàng của Ngài, Đức Giêsu Kitô dẫn các tội nhân đi vào vùng đất của ân sủng và sự tha thứ. Và đây là lòng thương xót của Thiên Chúa.
Anh Chị Em Thân Mến, xin chào buổi sáng!
Chúng ta tiếp tục với những bài giáo lý về lòng thương xót trong Kinh Thánh. Trong vài đoạn có nói về những người quyền thế, về các vị vua, về những con người “ở trên ấy” và cũng nói về sự ngu muội của họ và về sự lạm quyền của họ. Sự giàu có và quyền lực là những thực tại có thể là tốt và hữu ích cho thiện ích chung, nếu được đặt vào việc phục vụ cho người nghèo và tất cả mọi người, bằng công lý và bác ái. Tuy nhiên, như đã quá thường xảy ra, là nếu người ta sử dụng tất cả những thứ này như là đặc quyền, bằng chủ nghĩa duy ngã và sự kiêu ngạoc, thì chúng sẽ bị biến thành những công cụ của sự tham nhũng và sự chết. Đó là điều đã xảy ra trong vườn nho của ông Na-vốt, được thuật lại trong Sách Các Vua Quyển Thứ I, chương 21, mà chúng ta sẽ suy tư hôm nay.
Được nhắc đến trong bản văn này là A-kháp, Vua Israen, muốn mua vườn nho của một người có tên là Na-vốt, bởi vì vườn nho của ông ở cạnh cung điện. Lời đề nghị dường như là hợp pháp, thập chí là đại lượng nhưng, ở Israen, tài sản đất đai được coi là bất khả xâm phạm. Thực ra, Sách Lêvi qui định: Đất đai không được bán đứt; vì đất đai là của Ta, còn các ngươi chỉ là ngoại kiều và dưới quyền của Ta. “Đất thì không được bán đứt, vì đất là của Ta, còn các ngươi chỉ là ngoại kiều, là khách trọ nhà Ta” (Lv 25:23). Đất đai là thánh thiêng, bởi vì đó là một quà tặng của Thiên Chúa, như thế vốn phải được bảo vệ và giữ gìn, theo đúng tinh thần là dấu chỉ của phúc lành thánh, vốn chuyển từ đời này đến đời kia và là một bảo chứng phẩm giá của tất cả mọi người. Do đó, người ta hiểu được câu trả lời tiêu cực của ông Na-vốt đối với Nhà Vua: "Xin ĐỨC CHÚA đừng để tôi nhượng gia sản của tổ tiên tôi cho ngài!" (1 V 21:3).
Vua A-kháp phản ứng lại trước lời từ chối này bằng sự đắng cay và coi thường. Ông cảm thấy bị xúc phạm, ông, Nhà Vua, rất quyền thế! Ông cảm thấy bị suy giảm trong quyền bính của mình như là quyền tối thượng, và tuyệt vọng trong khả năng làm thoả mãn lòng khao khát chiếm hữu của ông. Nhìn thấy ông quá bất mãn, vợ ông là I-de-ven, một hoàng hậu dân ngoại người vốn làm gia tăng việc thờ cúng ngẫu tượng và đã giết chết các ngôn sứ của Thiên Chúa (x. 1 V 18:4), - bà không nhỏ mọn, bà là sự dữ! – quyết định can thiệp vào. Hãy nghe sự dữ ở phía sau người đàn bà này: "Vua cai trị Ít-ra-en hay thật! Mời vua dậy mà ăn cho lòng phấn khởi lên! Thiếp sẽ tặng vua vườn nho của Na-vốt người Gít-rơ-en” (c. 7). Bà đã nhấn mạnh đến uy tín và quyền lực của Nhà Vua mà, theo cách nhìn vào đó của bà, được đặt vấn đề lại bởi sự từ chối của ông Na-vốt. Một quyền lực mà bà coi là tuyệt đối, và đều làm cho mọi người muốn của Nhà Vua đầy quyền lực trở thành một mệnh lệnh. Thánh Am-brô-xi-ô vĩ đại đã viết một cuốn sách nhỏ về cảnh này. Cuốn sách có tên là “Na-vốt”. Thật tốt cho chúng ta khi đọc cuốn sách này trong Mùa Chay này. Cuốn sách rất hay; cuốn sách rất cụ thể.
Nhắc lại những điều này, Chúa Giêsu nói với chúng ta "Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20:25-27). Nếu chiều kích của sự phục vụ mất đi, thì quyền lực sẽ được biến thành một sự kiêu ngạo và trở thành sự thống trị và áp bức. Rõ ràng là điều này đã xảy ra ở trong cảnh tượng khu vường của ông Na-vốt. Một cách bất công, hoàng hậu I-de-ven quyết định loại trừ ông Na-vốt và đưa kế hoạch của bà vào hành động. Bà tận dụng những vẻ bề ngoài đầy quyến rũ của một sự hợp pháp ngoan cố: bà gửi các lá thư dưới danh nghĩa của Nhà Vua cho các kỳ mục và thân hào trong thành ra lệnh rằng những nhân chứng giả tố cáo ông Na-vốt cách công khai vì đã nguyền rủa Thiên Chúa và Nhà Vua, một tội ác bị phạt bằng cái chết. Do đó, câu chuyện kết thúc, với cái chết của Na-vốt Nhà Vua có thể chiếm hữu vườn nho của ông. Và đây không phải là câu chuyện của thời nào khác, đó là câu chuyện của ngày hôm nay, của những kẻ có quyền là những người có nhiều tiền hơn, khai thác người nghèo, khai thác con người. Đó là câu chuyện của việc buôn người, lao động nô lệ, của người nghèo làm việc với đồng lương tối thiểu để làm giàu cho người có quyền lực. Đây là câu chuyện của các chính trị gia tham nhũng là những người luôn muố nhiều hơn nữa và hơn nữa! Do đó, tôi đã nói rằng thật tốt cho chúng ta khi đọc cuốn sách về Na-vốt của Thánh Am-brô-xi-ô, bởi vì đó là một cuốn sách hợp thời đại.
Hãy nhìn xem nơi mà việc thi hành quyền lực dẫn đến mà không tôn trọng sự sống, không có công lý, không có lòng thương xót. Và hãy nhìn xem việc khát quyền lực dẫn tới mức nào: nó trở nên tính tham lam muốn sở hữu mọi thứ. Theo đó, một bản văn của tiên tri Isaia soi sáng cách đặc biệt. Ở trong đó, Thiên Chúa đặt con người vào việc cảnh giác trước lòng tham muốn của những chủ đất giàu có luôn luôn muốn sở hữu nhiều nhà và đất hơn nữa. Tiên tri Isaia nói:
Khốn thay những kẻ tậu hết nhà nọ đến nhà kia
nối thêm ruộng này đến ruộng khác,
tới mức không còn chỗ trống nào
và chỉ còn một mình các người ở lại trong xứ! (Isaia 5:8).
Và tiên tri Isaia không phải là một Người Cộng Sản! Tuy nhiên, Thiên Chúa thì lớn lao hơn sự bất công và những trò dơ bẩn mà con người đang chơi. Trong lòng thương xót của Ngài, Ngài đã sai tiên tri Êlia đến để giúp Vua A-kháp hoán cải. Giờ đây, chúng ta lật sang trang, và câu chuyện tiếp diễn thế nào? Thiên Chúa nhìn thấy tội ác và gõ trên cánh cửa tâm hồn của Vua A-kháp và, đối diện với tội lỗi của ông, Nhà Vua hiểu, hạ mình và xin sự tha thứ. Thật tốt lành biết bao nếu thế lực bóc lột của thời nay biết làm điều tương tự! Thiên Chúa sẽ chấp nhận sự ăn năn của ông; tuy nhiên, một người vô tội đã bị giết, và sự xúc phạm đã thực hiện sẽ có những hậu quả khó lường. Thực ra, sự dữ đã được thực hiện, sẽ để lại những dấu vết đau thương, và lịch sử con người mang các thương tích.
Cũng trong trường hợp này, lòng thương xót cho thấy một con đường hoàn chỉnh cần phải đi theo. Lòng thương xót có thể chữa lành các vết thương và thay đổi lịch sử. Nhưng hãy mở tâm hồn bạn ra cho lòng thương xót! Lòng thương xót Chúa thì mạnh hơn tội lỗi của con người. A-kháp là một điển hình của điều này! Chúng ta biết sức mạnh của lòng thương xót, khi chúng ta gợi nhắc lại sự ngự đến của Con Vô Tội của Thiên Chúa Đấng đã làm người để huỷ diệt sự dữ bằng sự tha thứ của Ngài. Đức Giêsu Kitô là Vua thật, nhưng quyền bính của Ngài thì hoàn toàn khác. Ngai toà của Ngài là thập giá. Ngài không phải là một Vị Vua giết chóc mà, trái lại, Ngài ban sự sống. Sự ngự đến của Ngài với tất cả mọi người, đặc biệt là những người yếu thế nhất, vượt thắng sự cô tịch và định mệnh của sự chết mà tội lỗi dẫn đến. Với sự gần gũi và sự dịu dàng của Ngài, Đức Giêsu Kitô dẫn các tội nhân đi vào vùng đất của ân sủng và sự tha thứ. Và đây là lòng thương xót của Thiên Chúa.
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)
Nguồn: http://muoianhsang.com
Nguồn: http://muoianhsang.com