ĐGH Phanxicô - Về lòng đạo đức
Anh Chị Em Thân Mến, xin chào buổi sáng! Hôm nay có vẻ như không được tốt lắm [trời mưa], nhưng các bạn thật can đảm và các bạn đã đến khi trời mưa. Xin cám ơn các bạn!...
ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT

VỀ LÒNG THƯƠNG XÓT

Bài Giáo Lý Năm Thánh Thương Xót vào Thứ Bảy 14/05/2016 tại Quảng Trường Thánh Phêrô.
Anh Chị Em Thân Mến, xin chào buổi sáng!
Hôm nay có vẻ như không được tốt lắm [trời mưa], nhưng các bạn thật can đảm và các bạn đã đến khi trời mưa. Xin cám ơn các bạn! Buổi tiếp kiến này được tổ chức ở hai nơi: người đau yếu thì ở trong Hội Trường Phaolô VI, vì mưa. Họ sẽ thoải mái hơn ở đó và họ theo dõi chúng ta trên màn hình lớn. Còn chúng ta ở đây. Chúng ta hiệp nhất với họ, và tôi cho rằng các bạn nên chào họ bằng một tràng pháo tay. Không dễ dàng gì để vỗ tay khi cầm dù trên tay!
Trong số nhiều khía cạnh của lòng thương xót, có một khía cạnh hệ tại ở cảm thấy chạnh lòng thương hoặc cảm động khi đối diện với những người đang cần tình yêu. Tuy nhiên, Pietas – lòng đạo đức – là một khái niệm được trình bày trong thế giới La-Hy, nơi mà, từ này nói đến một hành động phục tùng các cấp trên: trước hết là thái độ thờ tự dành cho các vị thần, sau đó là sự tôn trọng của con cái đối với cha mẹ họ, đặc biệt là người già cả. Ngày nay, thay vào đó, chúng ta phải cẩn thận để không đồng hoá lòng đạo đức với chủ nghĩa sùng mộ bị gây bối rối, điều vốn chỉ là một cảm giác hời hợt và xúc phạm đến phẩm giá của người khác. Cùng một cách, lòng đạo đức này phải không được lẫn lộn hoặc với tình thương mà chúng ta dành cho các loài động vật đang sống với chúng ta, mà vẫn thờ ơ khi đối diện với những nỗi thống khổ của anh em. Quá thường xuyên chúng ta thấy người ta gắn bó với các con chó và mèo, là những người bỏ mặc người thân cận của họ mà không giúp đỡ gì người ấy, người phụ nữ thân cận đang cần giúp đỡ...Điều này không đúng.
Lòng đạo đức mà chúng ta muốn nói đến là một biểu hiện của lòng thương xót của Thiên Chúa. Đó là một trong bảy ơn của Chúa Thánh Thần mà Chúa ban cho các môn đệ của Ngài để làm cho họ “ngoan ngoãn trong việc vâng theo những động lực thánh” (Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, 1830). Được tường thuật trong Tin Mừng quá nhiều lần là tiếng kêu khóc tự nhiên mà người đau yếu, người bị áp bức, người nghèo, người đau khổ đã thưa lên cùng Chúa Giêsu:“Xin dủ lòng xót thương” (x. Mc 10:47-48); Mt 15:22; 17:15). Chúa Giêsu đáp trả tất cả họ bằng một cái nhìn của lòng thương xót và sự ủi an của sự hiện diện của Ngài. Trong những lời khẩn cầu sự giúp đỡ hay kêu xin lòng thương xót này, mỗi người cũng thể hiện niềm tin của họ vào Chúa Giêsu, gọi Ngài là “Thầy”, “Con Vua Đa-vít” và “Chúa”. Họ linh cảm rằng có một điều gì đó lạ thường ở nơi Ngài, điều giúp họ thoát ra khỏi tình trạng đau buồn mà họ thấy mình đang ở trong ấy. Họ nhìn thấy ở nơi Ngài tình yêu rất gần gũi của Thiên Chúa. Và ngay khi cả đám đông vây quanh Người, Chúa Giêsu vẫn biết đến những lời khẩn xin lòng thương xót này và Ngài đã xúc động, đặc biệt khi Ngài thấy những người đau khổ và bị thương tổn trong phẩm giá của họ, như trường hợp của người phụ nữ bị bệnh loạn huyết. Ngài kêu gọi họ hãy có niềm tin vào Ngài và vào Lời Ngài (x. Ga 6:48-55). Đối với Chúa Giêsu thì việc cảm thấy xót thương thì tương đương với việc chia sẻ nỗi buồn khổ của người mà Ngài gặp gỡ nhưng đồng thời hoạt động cách cá nhân để biến nỗi buồn thành niềm vui.
Chúng ta cũng được mời gọi để nuôi dưỡng ở nơi bản thân chúng ta một thái độ thương xót khi đối diện với quá nhiều hoàn cảnh của cuộc sống, thoát ra khỏi sự vô cảm vốn ngăn chặn chúng ta khỏi việc nhận ra nhu cầu của nhiều anh em xung quanh chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi tình trạng nô lệ cho sự giàu có vật chất (x. 1 Tm 6:3-8).
Chúng ta hãy nhìn lên gương mẫu của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã chăm sóc từng người con của Mẹ và, đối với chúng ta là những người tin, là biểu tượng của lòng thương xót. Dante Alighieri đã diễn tả điều này trong lời cầu nguyện lên Mẹ ở trong đỉnh cao của Thiên Đàng: “Ở nơi Ngài là sự dịu dàng, ở nơi Ngài là thương xót, trong sự khoan dung, ở nơi Ngài hiệp nhất bất cứ điều gì ở nơi một tạo vật là sự tuyệt hảo” (XXX, 19-21). Xin cám ơn các bạn.
Josseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)
Nguồn: http://hdgmvietnam.org
Nguồn: http://hdgmvietnam.org