ĐGH Phanxicô - Về Lòng Thương Xót và Sự Sửa Dạy
Bài Giáo Lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi Triều Yết Chung vào Thứ Tư hàng tuần tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ngày 02/03/2016.
Bài Giáo Lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi Triều Yết Chung vào Thứ Tư hàng tuần tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ngày 02/03/2016.

Anh Chị Em Thân Mến, xin chào buổi sáng!
Trong khi nói về lòng thương xót thánh, chúng ta thường gợi nhắc đến hình tượng người cha của một gia đình, người yêu thương con cái mình, giúp đỡ chúng, và chăm sóc chúng, tha thứ cho chúng. Và, trong tư cách một người cha, ông giáo dục con và sửa dạy chúng khi chúng phạm lỗi, nuôi dưỡng sự phát triển của chúng trong sự tốt lành.
Do đó, Thiên Chúa được trình bày trong chương thứ nhất của Sách Tiên Tri Isaia, mà trong đó Thiên Chúa, như là một Người Cha đầy lòng trìu mến nhưng cũng chú ý và nghiêm khắc, nói với dân Israen, tố cáo họ về sự bất trung và hư hỏng, đưa dân về con đường công chính. Bản văn của chúng ta bắt đầu thế này:
Trời hãy nghe đây, đất lắng tai nào, vì ĐỨC CHÚA phán:
"Ta đã nuôi nấng đàn con, cho chúng nên khôn lớn,
nhưng chúng đã phản nghịch cùng Ta.
Con bò còn biết chủ, con lừa còn biết cái máng cỏ nhà chủ nó.
Nhưng Ít-ra-en thì không biết, dân Ta chẳng hiểu gì.
Ngang qua vị tiên tri, Thiên Chúa nói với dân bằng sự đắng cay của một người cha thất vọng: Ngài đã giúp cho con cái Ngài lớn lên, và giờ đây chúng lại nổi loạn chống lại Ngài. Ngay cả thú vật còn trung thành với chủ của chúng và nhận ra bàn tay nuôi nấng chúng; còn người dân thì không còn nhận ra Thiên Chúa, họ từ chối hiểu biết. Mặc dù mang thương tích, nhưng Thiên Chúa để cho tình yêu lên tiếng, và Ngài kêu gọi lương tâm của những người con được sinh ra để họ sẽ sám hối và để cho chính bản thân họ được yêu trở lại. Đây là điều Thiên Chúa thực hiện! Ngài đến với chúng ta để chúng ta để cho bản thân chúng ta được Ngài yêu lại, được chính Thiên Chúa của chúng ta yêu.
Mối quan hệ cha-con, điều mà các tiên tri thường tham chiếu đến khi nói về giao ước mối quan hệ giữa Thiên Chúa và dân của Ngài, đã bị lầm đường lạc lối. Sứ mạng giáo dục của các bậc cha mẹ được tạo nên để làm cho chúng lớn lên trong sự tự do, để làm cho chúng biết chịu trách nhiệm, biết làm những việc tốt cho chính bản thân chúng và cho người khác. Thế nhưn, vì tội lỗi, sự tự do trở thành lời tuyên bố đối với sự tự trị và sự kiêu ngạo dẫn đến sự đối nghịch và tới sự ảo tưởng về sự tự chu cấp của bản thân.
Thế rồi, hãy nhìn xem cách Thiên Chúa kêu gọi dân Ngài trở lại: “Ngươi đã lầm đường lạc lối”. “Một cách đầy trìu mến và đắng cay Ngài nói dân ‘ta’, - Thiên Chúa không bao giờ không nhìn nhận chúng ta, chúng ta là dân của Ngài, người tội lỗi nhất trong số đàn ông, người tội lỗi nhất trong số phụ nữ, dân tộc tội lỗi nhất trong số các dân tộc đều là con cái của Ngài. Và Thiên Chúa thì giống như thế này: Ngài không bao giờ, không bao giờ, không nhìn nhận chúng ta! Ngài luôn luôn nói: “Con ơi, hãy đến”. Và đây là tình yêu của Cha chúng ta; đây là lòng thương xót của Thiên Chúa. Điều này mang lại cho chúng ta niềm hy vọng để có một Người Cha như thế; điều này mang lại cho chúng ta niềm tin. Sự thuộc về này cần phải được sống trong niềm tin và trong sự vâng phục, với sự ý thức rằng mọi sự đều là một quà tặng, và rằng nó xuất phát từ tình yêu của Chúa Cha. Và rồi, hãy nhớ sự hư vinh, sự ngu muội, và ngẫu tượng.
Vì thế giờ đây vị tiên tri hướng về dân này cách trực tiếp với những lời nghiêm khắc, để giúp họ hiểu về sức nặng cuả tội lỗi của họ:
Khốn thay dân tộc phạm tội, dân chồng chất lỗi lầm,
giống nòi gian ác, lũ con hư hỏng!
Chúng đã bỏ ĐỨC CHÚA,
đã khinh Đức Thánh của Ít-ra-en, mà quay lưng đi. (c. 4)
Hậu quả của tội là một tình trạng đau khổ, các hậu quả mà một quốc gia cũng phải chịu, bị tàn phá và sụp đổ giống như một sa mạc, đến mức mà Xion – có nghĩa là Giêrusalem – trở nên không thể sống nổi. Nơi nào có sự loại trừ Thiên Chúa, loại trừ tình phụ tử của Ngài, thì sự sống không còn khả thể, sự hiện hữu mất đi cội rễ của nó, mọi thứ dường như lại lối và bị tiêu diệt. Tuy nhiên, thời khắc đau đớn này cũng ở trong tầm nhìn của ơn cứu độ. Thử thách được ban để người dân có thể kinh nghiệm được sự đắng cay của người bỏ mặc Thiên Chúa, và do đó, bị đối diện với sự trống trải tuyệt vọng của một sự chọn lựa sự chết. Đau khổ, hậu quả tất yếu của một quyết định tự huỷ hoại phải làm cho tội nhân suy tư, mở lòng mình ra với sự hoán cải và sự tha thứ.
Và đây là con đường của lòng thương xót thánh: Thiên Chúa không đối xử với chúng ta theo lỗi phạm của chúng ta (x. Tv 103:10). Sự trừng phạt trở thành một công cụ để gợi lên một sự suy tư. Do đó người ta hiểu rằng Thiên Chúa tha thứ cho dân của Ngài, ban ân sủng và không huỷ diệt mọi thứ, nhưng luôn luôn để cho cánh cửa mở ra cho niềm hy vọng. Ơn cứu độ chứa đựng quyết định lắng nghe và để cho bản thân được hoán cải, nhưng đó luôn luôn là một quà tặng nhưng không. Do đó, trong lòng thương xót của Ngài, Thiên Chúa cho thấy một cách vốn không phải là cách của những hy lễ, mà thay vào đó là công lý. Việc thờ phượng bị lên án không phải bởi vì nó vô ích ngay trong chính nó, nhưng bởi vì, thay vì thể hiện sự hoán cải, thì nó giả vờ để thay thế sự hoán cải, và vì thế trở thành việc tìm kiếm công lý của riêng bản thân, tạo nên một sự xác tính đầy cám dỗ rằng chính các hy lễ sẽ cứu, chứ không phải là lòng thương xót thánh tha thứ tội lỗi. Để hiểu rõ điều này: khi một người bệnh thì đi đến bác sĩ; khi người ta cảm thấy mình là một tội nhân thì đi đến với Chúa. Tuy nhiên, nếu thay vì đi đến bác sĩ, mà người ta lại đi đến với một nhà ma thuật, thì người đó không được chữa lành. Quá nhiều lần chúng ta không đi đến với Chúa, nhưng thích đi theo những con đường lầm lạc, tìm kiếm sự biện minh, công lý và hoà bình ở ngoài Thiên Chúa. Thiên Chúa, tiên tri Isaia nói, không yêu thích với máu của chiên và bò (c. 11), đặc biệt nếu lễ dâng được thực hiện bằng bàn tay đã nhuốm máu của anh em mình (c. 15). Tuy nhiên, tôi nghĩ đế một số nhà hảo tâm của Giáo Hội là những người đến với một lễ vật – “Hãy nhận lễ dâng này vì Giáo Hội” – vốn là hoa trái của quá nhiều người bị bóc lột, bị đối xử tồi tệ, bị nô lệ hoá với đồng lương công việc tồi tệ! Tôi muốn nói với những người này: “Xin vui lòng, hãy cầm lấy ngân phiếu của quý vị, hãy đốt nó đi”. Dân Thiên Chúa, có nghĩa là Giáo Hội, không cần những đồng tiên dơ bẩn; Giáo Hội cần những tâm hồn biết mở ra cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Thật cần thiết để đến với Thiên Chúa bằng đôi bàn tay sạch, tránh sự tội và làm điều thiện và công bằng. Cách thế mà vị tiên tri kết thúc thật là tuyệt vời:
Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết,
và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta.
Đừng làm điều ác nữa.
Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình,
sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi,
biện hộ cho quả phụ. (c. 16-17)
Nghĩ về nhiều người tị nạn đang đi vào Châu Âu và không biết đi đâu. Thế rồi Thiên Chúa nói ngay cả tội lỗi của ngươi có đỏ tựa vải thiều, thì chúng sẽ trở nên trắng như tuyết, sạch như len, và người dân sẽ được ăn của tốt lành của đất và sống trong hoà bình (c. 9).
Đây là phép lạ của sự tha thứ mà Thiên Chúa, như là Cha, muốn ban cho dân của Ngài. Lòng thương xót của Thiên Chúa được ban tặng cho hết mọi người, và những lời này của vị tiên tri cũng có giá trị đối với tất cả chúng ta ngày nay, được mời gọi để sống như là con cái của Thiên Chúa. Xin cám ơn các bạn.
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)
http://muoianhsang.com/
Trong khi nói về lòng thương xót thánh, chúng ta thường gợi nhắc đến hình tượng người cha của một gia đình, người yêu thương con cái mình, giúp đỡ chúng, và chăm sóc chúng, tha thứ cho chúng. Và, trong tư cách một người cha, ông giáo dục con và sửa dạy chúng khi chúng phạm lỗi, nuôi dưỡng sự phát triển của chúng trong sự tốt lành.
Do đó, Thiên Chúa được trình bày trong chương thứ nhất của Sách Tiên Tri Isaia, mà trong đó Thiên Chúa, như là một Người Cha đầy lòng trìu mến nhưng cũng chú ý và nghiêm khắc, nói với dân Israen, tố cáo họ về sự bất trung và hư hỏng, đưa dân về con đường công chính. Bản văn của chúng ta bắt đầu thế này:
Trời hãy nghe đây, đất lắng tai nào, vì ĐỨC CHÚA phán:
"Ta đã nuôi nấng đàn con, cho chúng nên khôn lớn,
nhưng chúng đã phản nghịch cùng Ta.
Con bò còn biết chủ, con lừa còn biết cái máng cỏ nhà chủ nó.
Nhưng Ít-ra-en thì không biết, dân Ta chẳng hiểu gì.
Ngang qua vị tiên tri, Thiên Chúa nói với dân bằng sự đắng cay của một người cha thất vọng: Ngài đã giúp cho con cái Ngài lớn lên, và giờ đây chúng lại nổi loạn chống lại Ngài. Ngay cả thú vật còn trung thành với chủ của chúng và nhận ra bàn tay nuôi nấng chúng; còn người dân thì không còn nhận ra Thiên Chúa, họ từ chối hiểu biết. Mặc dù mang thương tích, nhưng Thiên Chúa để cho tình yêu lên tiếng, và Ngài kêu gọi lương tâm của những người con được sinh ra để họ sẽ sám hối và để cho chính bản thân họ được yêu trở lại. Đây là điều Thiên Chúa thực hiện! Ngài đến với chúng ta để chúng ta để cho bản thân chúng ta được Ngài yêu lại, được chính Thiên Chúa của chúng ta yêu.
Mối quan hệ cha-con, điều mà các tiên tri thường tham chiếu đến khi nói về giao ước mối quan hệ giữa Thiên Chúa và dân của Ngài, đã bị lầm đường lạc lối. Sứ mạng giáo dục của các bậc cha mẹ được tạo nên để làm cho chúng lớn lên trong sự tự do, để làm cho chúng biết chịu trách nhiệm, biết làm những việc tốt cho chính bản thân chúng và cho người khác. Thế nhưn, vì tội lỗi, sự tự do trở thành lời tuyên bố đối với sự tự trị và sự kiêu ngạo dẫn đến sự đối nghịch và tới sự ảo tưởng về sự tự chu cấp của bản thân.
Thế rồi, hãy nhìn xem cách Thiên Chúa kêu gọi dân Ngài trở lại: “Ngươi đã lầm đường lạc lối”. “Một cách đầy trìu mến và đắng cay Ngài nói dân ‘ta’, - Thiên Chúa không bao giờ không nhìn nhận chúng ta, chúng ta là dân của Ngài, người tội lỗi nhất trong số đàn ông, người tội lỗi nhất trong số phụ nữ, dân tộc tội lỗi nhất trong số các dân tộc đều là con cái của Ngài. Và Thiên Chúa thì giống như thế này: Ngài không bao giờ, không bao giờ, không nhìn nhận chúng ta! Ngài luôn luôn nói: “Con ơi, hãy đến”. Và đây là tình yêu của Cha chúng ta; đây là lòng thương xót của Thiên Chúa. Điều này mang lại cho chúng ta niềm hy vọng để có một Người Cha như thế; điều này mang lại cho chúng ta niềm tin. Sự thuộc về này cần phải được sống trong niềm tin và trong sự vâng phục, với sự ý thức rằng mọi sự đều là một quà tặng, và rằng nó xuất phát từ tình yêu của Chúa Cha. Và rồi, hãy nhớ sự hư vinh, sự ngu muội, và ngẫu tượng.
Vì thế giờ đây vị tiên tri hướng về dân này cách trực tiếp với những lời nghiêm khắc, để giúp họ hiểu về sức nặng cuả tội lỗi của họ:
Khốn thay dân tộc phạm tội, dân chồng chất lỗi lầm,
giống nòi gian ác, lũ con hư hỏng!
Chúng đã bỏ ĐỨC CHÚA,
đã khinh Đức Thánh của Ít-ra-en, mà quay lưng đi. (c. 4)
Hậu quả của tội là một tình trạng đau khổ, các hậu quả mà một quốc gia cũng phải chịu, bị tàn phá và sụp đổ giống như một sa mạc, đến mức mà Xion – có nghĩa là Giêrusalem – trở nên không thể sống nổi. Nơi nào có sự loại trừ Thiên Chúa, loại trừ tình phụ tử của Ngài, thì sự sống không còn khả thể, sự hiện hữu mất đi cội rễ của nó, mọi thứ dường như lại lối và bị tiêu diệt. Tuy nhiên, thời khắc đau đớn này cũng ở trong tầm nhìn của ơn cứu độ. Thử thách được ban để người dân có thể kinh nghiệm được sự đắng cay của người bỏ mặc Thiên Chúa, và do đó, bị đối diện với sự trống trải tuyệt vọng của một sự chọn lựa sự chết. Đau khổ, hậu quả tất yếu của một quyết định tự huỷ hoại phải làm cho tội nhân suy tư, mở lòng mình ra với sự hoán cải và sự tha thứ.
Và đây là con đường của lòng thương xót thánh: Thiên Chúa không đối xử với chúng ta theo lỗi phạm của chúng ta (x. Tv 103:10). Sự trừng phạt trở thành một công cụ để gợi lên một sự suy tư. Do đó người ta hiểu rằng Thiên Chúa tha thứ cho dân của Ngài, ban ân sủng và không huỷ diệt mọi thứ, nhưng luôn luôn để cho cánh cửa mở ra cho niềm hy vọng. Ơn cứu độ chứa đựng quyết định lắng nghe và để cho bản thân được hoán cải, nhưng đó luôn luôn là một quà tặng nhưng không. Do đó, trong lòng thương xót của Ngài, Thiên Chúa cho thấy một cách vốn không phải là cách của những hy lễ, mà thay vào đó là công lý. Việc thờ phượng bị lên án không phải bởi vì nó vô ích ngay trong chính nó, nhưng bởi vì, thay vì thể hiện sự hoán cải, thì nó giả vờ để thay thế sự hoán cải, và vì thế trở thành việc tìm kiếm công lý của riêng bản thân, tạo nên một sự xác tính đầy cám dỗ rằng chính các hy lễ sẽ cứu, chứ không phải là lòng thương xót thánh tha thứ tội lỗi. Để hiểu rõ điều này: khi một người bệnh thì đi đến bác sĩ; khi người ta cảm thấy mình là một tội nhân thì đi đến với Chúa. Tuy nhiên, nếu thay vì đi đến bác sĩ, mà người ta lại đi đến với một nhà ma thuật, thì người đó không được chữa lành. Quá nhiều lần chúng ta không đi đến với Chúa, nhưng thích đi theo những con đường lầm lạc, tìm kiếm sự biện minh, công lý và hoà bình ở ngoài Thiên Chúa. Thiên Chúa, tiên tri Isaia nói, không yêu thích với máu của chiên và bò (c. 11), đặc biệt nếu lễ dâng được thực hiện bằng bàn tay đã nhuốm máu của anh em mình (c. 15). Tuy nhiên, tôi nghĩ đế một số nhà hảo tâm của Giáo Hội là những người đến với một lễ vật – “Hãy nhận lễ dâng này vì Giáo Hội” – vốn là hoa trái của quá nhiều người bị bóc lột, bị đối xử tồi tệ, bị nô lệ hoá với đồng lương công việc tồi tệ! Tôi muốn nói với những người này: “Xin vui lòng, hãy cầm lấy ngân phiếu của quý vị, hãy đốt nó đi”. Dân Thiên Chúa, có nghĩa là Giáo Hội, không cần những đồng tiên dơ bẩn; Giáo Hội cần những tâm hồn biết mở ra cho lòng thương xót của Thiên Chúa. Thật cần thiết để đến với Thiên Chúa bằng đôi bàn tay sạch, tránh sự tội và làm điều thiện và công bằng. Cách thế mà vị tiên tri kết thúc thật là tuyệt vời:
Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết,
và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta.
Đừng làm điều ác nữa.
Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình,
sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi,
biện hộ cho quả phụ. (c. 16-17)
Nghĩ về nhiều người tị nạn đang đi vào Châu Âu và không biết đi đâu. Thế rồi Thiên Chúa nói ngay cả tội lỗi của ngươi có đỏ tựa vải thiều, thì chúng sẽ trở nên trắng như tuyết, sạch như len, và người dân sẽ được ăn của tốt lành của đất và sống trong hoà bình (c. 9).
Đây là phép lạ của sự tha thứ mà Thiên Chúa, như là Cha, muốn ban cho dân của Ngài. Lòng thương xót của Thiên Chúa được ban tặng cho hết mọi người, và những lời này của vị tiên tri cũng có giá trị đối với tất cả chúng ta ngày nay, được mời gọi để sống như là con cái của Thiên Chúa. Xin cám ơn các bạn.
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)
http://muoianhsang.com/