Clock-Time

Lòng thương xót mà không có hành động là lòng thương xót chết

Đức Thánh Cha đã chia sẻ bài giảng về những công việc của lòng thương xót, được khởi nguồn cảm hứng từ bài đọc của thánh tông đồ Matthêu.

LÒNG THƯƠNG XÓT MÀ KHÔNG CÓ

HÀNH ĐỘNG LÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CHẾT


Đức Thánh Cha nói với các đoàn hành hương rằng Thiên Chúa mời gọi chúng ta hãy tự vấn lòng mình cách nghiêm túc, hãy tự xét mình. Đức Thánh Cha nói điều này khi ngài chủ sự buổi tiếp kiến chung trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Buổi tiếp kiến chung này được tổ chức công khai và được lên chương trình vào mỗi thứ Bảy của tháng trong suốt Năm Thánh Lòng Thương Xót. Đức Thánh Cha đã chia sẻ bài giảng về những công việc của lòng thương xót, được khởi nguồn cảm hứng từ bài đọc của thánh tông đồ Matthêu 25:31.

Thực vậy, hãy đừng bao giờ quên rằng lòng thương xót không phải là một từ trừu tượng mà lòng thương xót chính là một lối sống. Chỉ có một điều để nói về lòng thương xót và một điều khác về cách sống với lòng thương xót. Diễn giải lời của Thánh Giacobe tông đồ, chúng ta có thể nói rằng: lòng thương xót mà không có việc làm thì tự nó đã chết rồi. Thực tế điều này đúng là như vậy.

Đức Thánh Cha nói, “điều gì đã làm cho lòng thương xót nên sống động, có phải chính sự năng động của nó trong việc luôn đáp ứng những nhu cầu cần thiết của tha nhân?” Lòng thương xót có mắt để nhìn thấy, có tai để nghe, và có tay để giúp đỡ và đỡ nâng người khác.

Lời cảnh báo:

Đức Thánh Cha than vãn rằng, có rất nhiều người thường xuyên không nhận biết nhu cầu và sự đau khổ của người khác hoặc họ hoàn toàn giữ một thái độ thờ ơ lãnh đạm với tha nhân.

Đôi khi chúng ta chứng kiến những thảm cảnh của sự đói nghèo và dường như rằng điều này không can dự đến chúng ta; mọi thứ vẫn cứ tiếp diễn như thể chẳng có chuyện gì trong một sự thờ ơ lãnh đạm và cuối cùng điều này đã biến chúng ta trở thành kẻ giả hình mà chính chúng ta không còn nhận ra nữa. Và hậu quả của nó là tạo ra một tâm hồn vô cảm và làm cho cuộc sống tinh thần của ta trở nên khô khăn cằn cỗi.

Đức Thánh Cha chia sẻ, những ai đã từng cảm nghiệm lòng thương xót của Chúa trong chính cuộc đời mình thì không thể còn giữ thái độ vô cảm với những nhu cầu của người anh em mình. Đức Thánh Cha nói rằng Chúa Giêsu đã dạy chúng ta không được lãng tránh mà cần phải kêu gọi sự giúp đỡ đối với những ai cần giúp đỡ; những người đói khát, những ai trần truồng, người lạ, người đau yếu bệnh tật và những người bị tù đày. Chúng ta buộc phải xoắn tay áo mình lên để hành động và để xoa dịu nỗi đau của những người chịu đau khổ.

Do bởi những thay đổi trong một thế giới toàn cầu hóa, sự đói nghèo về cả vật chất và tinh thần đang gia tăng. Vì thế, chúng ta hãy thực hiện công việc bác ái theo cách thức hành động mới, nhờ đó đường hướng của lòng thương xót sẽ trở nên cụ thể hơn bao giờ hết. Điều đòi buộc chúng ta là phải giữ sự thận trọng để không xảy ra trường hợp là mặc dù có sự đói nghèo do bởi nền văn hóa thịnh vượng tạo ra nhưng đôi mắt của người Kitô hữu bị mờ đi hay trở nên bất lực không nhìn ra những yếu tố cần thiết này.

Hành hương trong tình huynh đệ, hòa bình.

Trước khi kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha đã nhắc đến chuyến tông du gần đây của ngài đến đất nước Armenia - “Quốc gia đầu tiên đi theo Kitô giáo. Họ là một dân tộc có bề dày lịch sử đã làm chứng cho đức tin Kitô bằng chính sự tử đạo của mình”.

Đức Thánh Cha đã cảm ơn Tổng thống Armenia và Đức Tổng Thượng phụ Karekin II, các Giám mục Công giáo và toàn dân Armenia đã đón tiếp ngài cách nồng nhiệt như một khách hành hương trong tình huynh đệ và hòa bình.

Ngài cũng nhắc nhỡ rằng ngài đã chấp nhận lời mời đến viếng thăm Georgia và Azerbaijan từ ngày 28-30 tháng 9 với hai lý do: để tri ân cội nguồn Kitô giáo cổ xưa hiện diện trong những vùng đấy này, luôn luôn sống trong một tinh thần đối thoại với những tôn giáo và nên văn hóa khác; và mặt khác để cổ vũ cho những hy vọng và đường hướng hòa bình.

Đức Thánh Cha nói, nền lịch sử đã dạy chúng ta rằng con đường dẫn đến hòa bình đòi hỏi tính kiên trì cao độ và những bước tiến liên tục, bắt đầu bằng những bước đi nhỏ bé và từng chút, từng chút một để từ đó sẽ có những bước tiến xa hơn, người này sẽ đến gặp gỡ người kia. Quả thật, do bởi mong ước của tôi là mỗi người và trong tất cả chúng ta hãy góp phần vào công cuộc hòa giải này.

Nguyên văn Tiếng Anh 

 
POPE AT JUBILEE AUDIENCE: MERCY WITHOUT WORKS IS DEAD
 
 ‘Today, the Lord Invites Us to Make Serious Examination of Conscience,’ Francis Tells Pilgrims.

This morning, the Pope said this when he held his eighth “Jubilee Audience.” The jubilee audiences are open to the public and are generally scheduled one Saturday a month during the Year of Mercy, but last weekend Pope Francis was on his 14th Apostolic Visit abroad to the nation of Armenia, July 24-26.

The Holy Father reflected during his address on works of mercy, drawing inspiration from today’s reading from the Gospel of Matthew 25:31.
 “In fact, it is good never to forget that mercy is not an abstract word, but a style of life. It is one thing to speak of mercy and another to live mercy. Paraphrasing the words of Saint James the Apostle, (cf. 2:14-17), we can say: mercy without works is dead in itself. It is in fact thus!”
What renders mercy alive, he explained, is its constant dynamism in going to meet the needs and necessities of others.  “Mercy has eyes to see, ears to listen, hands to resolve,” he said.

Warning

The Pope lamented that so often, so many are unaware of the suffering and needs of others, or remain completely indifferent.

 “Sometimes we pass before dramatic situations of poverty and it seems that they do not touch us; everything continues as if there were nothing, in an indifference that in the end renders us hypocrites and, without realizing it, it results in a form of spiritual lethargy, which renders our mind insensitive and our life sterile.”

Roll up Sleeves

“One who has experienced the Father’s mercy in his own life cannot remain insensitive in face of the needs of brothers,” Francis said, noting Jesus’ teachings do not allow for escapes, but call for helping those who hunger and thirst, the naked, the stranger, the sick and those in prison (cf. Mt25:35-36).

“They oblige one to rollup one’s sleeves to alleviate suffering,” Francis said.

 “Because of the changes of our globalized world, some material and spiritual poverties have multiplied,” he continued, “hence let us make room for the imagination of charity to identify new operative ways. Thus the way of mercy will become ever more concrete. Requested of us, therefore, is to remain vigilant as watchmen, so that it will not happen that, in face of the poverties produced by the culture of wellbeing, the eyes of Christians are weakened and become incapable of looking at the essential.”

Pilgrim in Fraternity, Peace

Before concluding, Pope Francis recalled his recent visit to Armenia, “the first nation to have embraced Christianity,” whose people, he noted, “in the course of its long history, have witnessed the Christian faith with martyrdom.”

Francis then thanked the President of Armenia and the Catholicos Karekin II, the Partriarch, the Catholic bishops and the Armenian people for welcoming him as a pilgrim in fraternity and peace.

He also reminded those gathered that he has accepted to visit Georgia and Azerbaijan, Sept. 28-30, for a twofold reason: on one hand to appreciate the ancient Christian roots present in those lands – always in a spirit of dialogue with the other religions and cultures – and, on the other, to encourage hopes and paths of peace.

 “History teaches us that the path of peace requires great tenacity and continuous steps, beginning with small ones and, little by little, making them grow, one going to encounter the other. In fact because of this my wish is that each and all may make their contribution to reconciliation,” he said.

Maria An Bình
********************************************************************************************************
On ZENIT’s Web page:
Full English translation to be made available shortly 
Source: 
https://zenit.org/articles/pope-at-jubilee-audience-mercy-without-works-is-dead