GIÁO LÝ VỚI PHỤNG VỤ
Vì thế, đối với phụng vụ, giáo lý viên nhất thiết cần nuôi dưỡng những thái độ này nơi các em.
"Có một điều làm tôi thất vọng nhất là khi tham dự Thánh lễ Chúa Nhật, lễ cưới, hoặc rước lễ lần đầu, tôi thấy một số em có vẻ không quan tâm gì cả. Tôi nghĩ rằng phụng vụ là một thực tại linh thánh, các em phải tham dự sống động sốt sắng, nhưng chúng ta không cảm thấy hứng thú gì. Tôi có thể làm gì để giúp chúng tìm ra được ý nghĩa của thánh lễ và các bí tích?"
Điều suy nghĩ của bạn cũng là mối quan tâm chung của các giáo lý viên. Tương quan giữa giáo lý và phụng vụ rất sống động như thường trong thực tế ta không thấy được điều đó.
Bạn nên lưu ý đến dấu chỉ của phụng vụ là phần quan trọng trong nội dung giáo lý. Có hiểu rõ các dấu chỉ này người ta mới dễ hướng đến việc thờ phượng và cầu nguyện.
Ngay từ đầu Giáo Hội đã nhận thấy phụng vụ và giáo lý bổ túc cho nhau. Giáo lý chuẩn bị người ta tham dự phụng vụ cách tích cực và sống động (qua việc giúp đỡ họ hiểu biết về bản chất, lễ nghi và dấu chỉ của nó), đồng thời cũng bắt nguồn từ phụng vụ, để một khi cảm nghiệm thế nào là cộng đoàn thờ phượng, giáo lý sẽ nối kết họ với đời sống hằng ngày và làm tăng trưởng đức tin nơi họ.
Do đó, trách nhiệm của giáo lý viên là phải quan tâm hướng dẫn các em trước và sau khi tham dự phụng vụ. Bạn có thể làm nhiều việc trong lớp học để giúp các em hiểu hơn về Phụng vụ và khuyến khích các em tham dự Phụng vụ một cách tích cực hơn.
GIÁO LÝ, PHỤNG VỤ, ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY.
Kinh nghiệm cho thấy rằng trọng tâm của giáo lý - phụng vụ liên kết với nhau trong 4 lãnh vực:
1. Thái độ của người Kitô hữu: Các giáo lý viên nên khuyến khích và giúp các em biết cầu xin, cám ơn, sám hối, phó thác và cởi mở tâm hồn với những người khác trong đời sống hằng ngày. Những tâm tình đó chính là hồn sống của phụng vụ…
Chẳng hạn, nếu không có thái độ tạ ơn thì bí tích Thánh Thể sẽ thiếu đi cái hồn của nó. Nếu không có lòng sám hối thực sự thì sẽ không có bí tích Hòa Giải.
Vì thế, đối với phụng vụ, giáo lý viên nhất thiết cần nuôi dưỡng những thái độ này nơi các em. Chúng ta thực hiện điều này bằng gương sáng của chính mình hơn là chỉ bằng việc cổ vũ bên ngoài.
2. Nhạy cảm với các dấu chỉ: Giúp các em hiểu biết thế giới của các dấu chỉ là điều rất quan trọng. Phụng vụ được thể hiện qua các hành động và các sự vật mang tính biểu tượng như bẻ bánh, xức dầu thánh, trao nhẫn cho nhau.
Học sinh của chúng ta sống trong một thế giới và nhà trường chỉ quan tâm đến khoa học, toán học, điện toán và những điều có thể thử nghiệm, đong đếm, mua bán hơn là những tư duy, thơ phú, nghệ thuật, văn chương, lễ nghi và các dấu chỉ.
Vì thế giáo lý viên cần rèn luyện cho các em có kinh nghiệm sáng tạo, suy tư, thơ phú, kịch nghệ. Nếu không có cảm thức về ngôn ngữ biểu tượng của phụng vụ thì các em không thể hiểu gì về phụng vụ cả.
Thực vậy, theo James Dunning, giáo lý đầy dẫy biểu tượng và truyện tích, điều kỳ diệu và việc cầu nguyện, im lặng và huyền nhiệm, tưởng tượng và cảm kích. Phụng vụ là thế đấy.
3. Nền tảng Kinh Thánh: Biểu tượng phụng vụ được tìm thấy trong các câu truyện Kinh Thánh và các hình ảnh cũng như biểu tượng tự nhiên. Chẳng hạn, việc đổ nước trong bí tích rửa tội mang biểu tượng tự nhiên của nước là làm sạch, làm tươi mát, làm cho sống và làm cho tái sinh. Nhưng nước rửa tội nói lên ý nghĩa phong phú hơn rút ra từ những câu truyện Kinh Thánh về nước, chẳng hạn: câu truyện sáng tạo, lụt hồng thủy, vượt qua biển đỏ, băng qua sông Jordan tiến về đất hứa.
Việc viết những câu truyện Kinh Thánh và ý của nó rất cần thiết để thấu hiểu những lễ nghi phụng vụ. Giáo lý viên có trách nhiệm hướng dẫn các em về sự phong phú của các câu truyện Kinh Thánh.
4. Nối kết phụng vụ với giáo lý: Bằng mọi nỗ lực bạn phải nối kết lớp học của bạn với tâm tình phụng vụ.
Một số giáo lý viên phối hợp cả hai, và xậy dựng toàn bộ giáo lý xung quanh các bài đọc trong Thánh lễ. Các bài đọc trong phụng vụ dùng cho việc dạy giáo lý là nét đặc trưng dành cho dự tòng người lớn cũng như trẻ em….
Một số giáo lý viên khác áp dụng trong lớp học những yếu tố phụng vụ như:
a. Mùa phụng vụ: Bồi dưỡng kiến thức phụng vụ trong các bài học, không những chỉ đề cập đến mà thôi nhưng còn áp dụng nó. Chẳng hạn trong mùa Vọng có màu sắc mùa Vọng, nghệ thuật, những câu truyện Kinh Thánh mùa Vọng, những bài hát dân gian, hoặc những tấm hình nói lên sự mong mỏi chờ đợi.
b. Lời nguyện phụng vụ: Áp dụng ngay trong lớp những lời nguyện thích hợp lấy từ Thánh lễ hay Các Giờ kinh Phụng vụ. Nhiều lời nguyện rất thích hợp cho giáo lý có thể trở thành đề tài cho một buổi học.
c. Thánh vịnh và thánh ca: Chúng ta nên cho các em hát những Thánh vịnh ngày Chúa Nhật để tạo cầu nối giữa lớp học và nhà thờ. Nên dùng sách Thánh vịnh mà giáo xứ đang dùng.
d. Biểu tượng và lễ nghi phụng vụ: Một vài cử chỉ điệu bộ, phong cách, và những vật dụng được dùng làm biểu tượng trong phụng vụ có thể làm cho bài học sống động hơn.
Việc nối kết các yếu tố phụng vụ và giáo lý không khó lắm một khi bạn đã cảm nhận được giá trị của nó.
Chúc bạn có nhiều cố gắng để giúp các em ngày càng hiểu biết hơn về phụng vụ của Giáo Hội.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thịnh
Ủy ban Giáo lý Đức tin
c. Thánh vịnh và thánh ca: Chúng ta nên cho các em hát những Thánh vịnh ngày Chúa Nhật để tạo cầu nối giữa lớp học và nhà thờ. Nên dùng sách Thánh vịnh mà giáo xứ đang dùng.
d. Biểu tượng và lễ nghi phụng vụ: Một vài cử chỉ điệu bộ, phong cách, và những vật dụng được dùng làm biểu tượng trong phụng vụ có thể làm cho bài học sống động hơn.
Việc nối kết các yếu tố phụng vụ và giáo lý không khó lắm một khi bạn đã cảm nhận được giá trị của nó.
Chúc bạn có nhiều cố gắng để giúp các em ngày càng hiểu biết hơn về phụng vụ của Giáo Hội.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thịnh
Ủy ban Giáo lý Đức tin