Clock-Time

CHÚT SUY TƯ VỀ CHÚA NHẬT NIỀM VUI – Chúa Nhật III Mùa Vọng Năm A

 “Con sẽ bước tới bàn thờ Thiên Chúa, tới gặp Thiên Chúa, nguồn vui của lòng con” (Tv 42: 4), thật vậy, làm sao chúng ta mang nét mặt và tâm hồn buồn sầu khi đến cùng Thiên Chúa là nguồn vui? Đó cũng chính là lý do mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta sống niềm vui, vì “một người Ki-tô hữu mà không vui tươi thì người ấy không phải là một Ki-tô hữu đúng nghĩa. Niềm vui của tâm hồn làm cho chúng ta tiến bước và mang lại cho chúng ta sự can đảm”

BÀI SUY TƯ
 
CHÚT SUY TƯ VỀ CHÚA NHẬT NIỀM VUI


Phụng vụ Giáo Hội Công Giáo chuẩn bị bước vào Chúa Nhật III Mùa Vọng. Đây là Chúa Nhật của niềm vui, của niềm hoan hỷ (Gaudete Sunday). Cụm từ “niềm vui” với nguyên nghĩa tiếng Latin “gaudium,” tiếng Anh là “to rejoice,” “be glad,”[1] đã giúp người Ki-tô hữu ý thức hơn sự cận kề của biến cố trọng đại Con Thiên Chúa đến trong thế giới loài người.
 
Đây là Chúa Nhật của niềm vui vì chúng ta được chính Thiên Chúa Ba Ngôi yêu thương, Đấng “đến tìm chúng ta, gọi chúng ta và ban cho chúng ta tình bằng hữu của Ngài, và để xin tình bạn của chúng ta”[2]. Chúng ta vui, chúng ta hạnh phúc vì được chính Thiên Chúa đến cứu chúng ta khỏi sự chết đời đời: “Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi” (Lc 1: 47). Hơn nữa, chúng ta là con Thiên Chúa, con Thiên Chúa phải có hạnh phúc; vui khi buồn, vui khi đau khổ, vui khi thất bại vì trong đức tin chúng ta biết rằng mọi sự đều trong Thánh ý Thiên Chúa.

 “Con sẽ bước tới bàn thờ Thiên Chúa, tới gặp Thiên Chúa, nguồn vui của lòng con” (Tv 42: 4), thật vậy, làm sao chúng ta mang nét mặt và tâm hồn buồn sầu khi đến cùng Thiên Chúa là nguồn vui? Đó cũng chính là lý do mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta sống niềm vui, vì “một người Ki-tô hữu mà không vui tươi thì người ấy không phải là một Ki-tô hữu đúng nghĩa. Niềm vui của tâm hồn làm cho chúng ta tiến bước và mang lại cho chúng ta sự can đảm”[3]. Sống niềm vui là phương cách duy nhất giúp chúng ta theo sát Chúa Ki-tô hơn trong tình yêu hiến dâng cuộc đời mình cho Thiên Chúa và phục vụ anh chị em, những người đang sống chung, sống cùng với mình.

thánh hiến nhân dịp cử hành năm của Đời Sống Thánh Hiến, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã mời gọi hết tất cả mọi người, cách riêng những người sống đời thánh hiến, hãy “đánh thức thế giới với sức mạnh, với niềm hân hoan, và hãy là chứng tá về sự thánh thiện”[4].

“Đánh thức thế giới!” Khi nào và như thế nào? Câu trả lời không gì khác hơn nơi chính Con Thiên Chúa - Đấng trong mầu nhiệm Giáng Sinh đã tự nguyện bước vào đời sống nhân loại và đồng hành với con người trong những cuộc chiến đấu nội tâm, trong những niềm vui, đau khổ và hy sinh hằng ngày của chúng ta. Ngài mời gọi từng Ki-tô hữu hãy hân hoan, sống niềm vui rạng ngời cho tha nhân. Chính khi cùng với Ngài sống niềm vui, chúng ta biết tha thứ cho người khác như Chúa đã tha thứ cho chúng ta, chúng ta biết an ủi dân Người (Is 40:1-2), chúng ta biết thương xót người khác.

Trong hết mọi sự, chúng ta chỉ có thể làm được tất cả nếu chúng ta đặt Thiên Chúa, Tin Mừng của Ngài và ý muốn của Ngài vào trung tâm cuộc sống của chúng ta, để chính Ngài dạy chúng ta trở thành những người Ki-tô hữu thánh thiện, biết sống hiền lành và khiêm nhường như Ngài (Mt 11: 29).

Hội Dòng Mẹ Nhân ái

[1] Father Michael Van Sloun, “Gaudete Sunday – The Third Sunday of Advent,” at https://thecatholicspirit.com/commentary/hotdish/gaudete-sunday-the-third-sunday-of-advent/
[2] Maria Boulding, The Coming of God (Norwich, Great Britain: The Canterbury Press, 2001), p. 66
[3] ĐGH Phanxicô, “Bài giảng ngày 12/12/2016,” Giáo huấn số 3, Lịch Công Giáo - Giáo Phận Phú Cường, Chúa Nhật III Mùa Vọng.
Trong Tông thư gửi tất cả những người
[4] ĐGH Phanxicô, “Tông thư gửi tất cả những người Thánh hiến nhân dịp cử hành Năm của Đời Sống Thánh Hiến,” (21/11/2014), số 1.