Muối Men Cho Đời 261 | Bài Giảng Chúa Nhật XXXI Mùa Thường Niên - Năm A | Mt 23:1-12 | Lm. Antôn Hà Văn Minh
Bài Giảng Chúa Nhật XXXI Mùa Thường Niên - Năm A. Tin mừng: Mt 23:1-12. Suy Niệm: Lm. Antôn Hà Văn Minh...
MUỐI MEN CHO ĐỜI
Bài Giảng Chúa Nhật XXXI Mùa Thường Niên - Năm A
Tin mừng: Mt 23:1-12
LINH MỤC Antôn Hà Văn Minh
Chúa Giêsu chỉ ra một thực trạng xã hội đương thời của Chúa, một thực trạng đáng buồn, bởi những kinh sự là những người được tuyển chọn để phục vụ dẫn Chúa, có nhiệm vụ hướng dẫn dân Chúa bước đi trên đường ngày nẻo chính. Nhưng thật trớ trêu, các kinh sư trong khi chỉ cho dân đi trên con đường ngày chính thì chính các ông lại đi trên con đường gian dối. Lợi dụng quyền bính được trao ban để mưu cầu lợi lộc cho chính mình, thay vì phục vụ dân theo lệnh truyền của Chúa, họ lại tôn tạo cho mình một chiếc ghế danh vọng, để tôn vinh chính mình. Chúa Giêsu lên án họ, Chúa không chấp nhận kiểu cách của họ, vì tất cả chỉ là sự giả hình.
Vâng sự giả hình nói như Đức Phanxicô: “Giả hình là kẻ thù tồi tệ nhất của cộng đoàn Kitô hữu”. Vì kẻ giả hình không có khả năng chia sẻ và yêu thương chân thành, giả hình thể hiện lối sống xa rời sự thật, trở nên ích kỷ, dập tắt ngọn lửa hiệp thông và rồi sẽ dẫn đến cái chết lạnh lẽo bên trong tâm hồn. Mang lấy tâm tình của Chúa Giêsu, Đức Phanxicô cũng đang nói lên thực trạng giả hình của người thời đại hôm nay: “Có rất nhiều tình huống mà thói giả hình đang diễn ra. Nó thường được che giấu ở nơi làm việc, nơi ai đó tỏ ra thân tình với đồng nghiệp của họ, trong khi đồng thời, đâm sau lưng họ do sự cạnh tranh lẫn nhau. Trong lĩnh vực chính trị, chẳng có gì lạ khi tìm thấy những kẻ đạo đức giả, những người sống theo cách này ở nơi công cộng nhưng ở nơi riêng tư thì lại sống khác” và ngài nói tiếp: “Một cuộc sống chỉ lo trục lợi và lợi dụng hoàn cảnh để gây hại cho người khác thì chỉ có nhận lấy cái chết bên trong tâm hồn mình. Có bao nhiêu người nói rằng mình gần gũi với Giáo hội, bạn hữu với các linh mục, giám mục, trong khi họ chỉ tìm kiếm lợi ích riêng mình. Đây là những kẻ giả hình chỉ phá hủy Giáo hội".
Đói diện với những kẻ giả hình, Chúa Giê-su đã đưa ra chỉ dẫn: cần phải lượng giá lời giảng và thái độ sống của các kinh sư, cân phải phân biệt lời nào là “lời nói đúng”, lời nào là “lời nói sai”, phân biệt giữa “việc làm đúng” và “việc làm sai”. Có thể nói Chúa Giê su đang dạy chúng ta cần phải có khả năng phân định, để kiến tạo một đời sống Kitô hữu đích thực, hầu trở thành nhân chứng cho Tin Mừng, bởi vì khả năng phân định giúp chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều điều mà không vội đánh giá hay xét đoán người khác. “Đúng” hay “sai” cũng có thể học hỏi. “Nói đúng”, “làm đúng” thì học để theo, “nói sai”, “làm sai” thì học để tránh.
Để kiến tạo một khả năng phân định giúp người Kitô đạt tới mức trưởng thành, cần có trí năng, kỹ năng, và ý chí để làm một chọn lựa đúng đắn. Và nó cũng đòi một cái giá phải trả để sự phân định có thể trở nên hiệu lực. Đức Thánh cha Phanxicô đã đưa ra lời đề nghị:
- Trước hết về lòng khao khát tìm kiếm Thiên Chúa, Đức Thánh Cha nói tìm kiếm Thiên Chúa trước hết trong Lời Chúa, trong việc suy niệm Lời Chúa hằng ngày. Tiếp đến, tìm kiếm Thiên Chúa được thể hiện trong khi chiêm ngắm thụ tạo, trong việc để cho mình được chất vấn bởi các sự kiện hàng ngày, trong việc sống công việc như một lời cầu nguyện, đến mức biến chính phương tiện làm việc của mình thành những công cụ chúc phúc, và cuối cùng là nơi mọi người, anh chị em mà Chúa Quan Phòng cho chúng ta gặp nhau. Trong tất cả những điều này, chúng ta được mời gọi trở thành những người tìm kiếm Thiên Chúa.
- Thứ hai là lòng nhiệt thành đối với Tin Mừng. Đức Thánh Cha cho rằng theo gương các đan sĩ, những người sống theo tinh thần Thánh Biển Đức cũng được mời gọi biến đổi nơi mình sống như men trong bột, với khả năng và trách nhiệm, đồng thời với sự dịu dàng và trắc ẩn, như Công đồng Vatican II mời gọi. Tất cả lòng nhiệt thành này đều xuất phát từ lòng nhiệt thành với Tin Mừng. Ngày nay, trong một thế giới toàn cầu hóa nhưng phân mảnh, vội vã và tập trung vào tiêu dùng, trong bối cảnh mà nguồn gốc gia đình và xã hội đôi khi dường như như biến mất, không cần những Kitô hữu chỉ tay, nhưng cần những chứng nhân nhiệt thành lan tỏa Tin Mừng “trong cuộc sống qua cuộc sống”.
Khi có khả năng phân định như thế, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra lời Chúa Giêsu trong phần 2 của đoạn Tin Mừng về mối tương quan quyền bính. Chắc chắn Chúa Giêsu giáo huấn chúng ta về quyền bính tỏng mối tương quan thế trần, nhưng ngài dựa dựa trên những gì các kinh sư và những người Pha-ri-sêu đã làm để giáo huấn chúng ta về mối tương giao thần linh. Thật vậy, khi chúng ta được qui tụ vào trong long Giáo Hội, qua Bí tích rủa tội, mỗi người chúng ta được tháp nhập vào Thân thể nhiệm mầu Của Đức Kitô, được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu, chúng ta được gọi là con Thiên Chúa, và trong cái nhìn thần học nầy chúng ta chỉ có một Cha là Thiên Chúa, chỉ có một Thầy là Đức Giê-su, chỉ có một vị lãnh đạo là Đức Ki-tô, còn tất cả là anh em với nhau. Do đó, cho dẫu chúng ta ở trong Giáo hội có thuộc về một dân tộc nào đi nữa, tất cả chúng ta cũng chỉ nhận được một thần khí duy nhất, và tất cả chúng ta đều đòng thanh kêu lewen Abba : Cha ơi, và trong mối tương quan nầy, tất cả chúng ta là anh em với nhau, là con cùng một Cha trên trời.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tràn đầy thần khí Chúa, để chúng con sáng suốt chọn lựa cho mình cách thế tốt nhất để sống đời Kitô cách trọn hảo, nhờ đó chúng con luôn hãnh diện tuyên xưng Chúa là Cha của chúng ocn và chúng con tất cả mọi người đều là anh em với nhau. Amen