Clock-Time

​Ngày 06 tháng hai: CHIỀU KÍCH XÃ HỘI CỦA SỰ KHIÊM NHƯỜNG

Khiêm nhường có ba chiều kích:

 
Khiêm nhường có ba chiều kích:

* Chiều kích xã hội: một lời cư xử
* Chiều kích cá nhân: một nhận thức nào đó về mình
* Chiều kích thần học: một liên hệ nào đó với Thiên Chúa

Chiều kích xã hội một mặt là không có tự phụ, và mặt khác là sự quantâm đến người khác. Thánh Phaolô đã nói: “Tôi xin nói với anh em mà không tự phụ chẳng nghĩ gì riêng cho mình, nhưng là quan tâm tới mỗi người trong anh em”. “Nhưng như Thiên Chúa đã xét chúng tôi đáng được Người ký thác cho việc rao giảng Tin Mừng thế nào, thì chúng tôi cũng rao giảng thế ấy: không cần làm đẹp lòng người ta nhưng là Thiên Chúa, Đấng hạch xét lòng dạ chúng tôi. Vì chúng tôi không hề xa vào thói xiểm mị, như anh em biết, hay vịn cớ mà trục lợi, có Thiên Chúa chứng giám, không cầu vinh với người đời, với anh em hay với ai khác, dẫu rằng vì là tông đồ của Đức Kitô, chúng tôi có thể đòi được người ta phục dịch. Trái lại, chúng tôi đã ở dịu hiền giữa anh em: không khác chi mẹ nuôi con dại ấp ủ con mình, chúng tôi thật gắn bó với anh em đến nỗi không chỉ muốn chia sẻ Tin Mừng của Thiên Chúa với anh em, mà thì cả mạng sống chúng tôi nữa” (1Th 2,4-8).

Khiêm nhường, trong phạm vi xã hội, nghĩa là không tự phụ và đầy lòng thương xót, chăm sóc và yêu mến. Nó bao gồm sự phân biệt, chính xác, sự dè dặt nào đó, sự giáo dục sâu xa và sự khéo léo chế ngự được con tim, vì khiêm nhường không đơn thuần chỉ là một sự diễn tả cách xử sự bên ngoài.

Không có gì gây cảm kích hơn đối với những người biết chờ đợi ít nơi xã hội hơn là nhận thấy nơi chính mình được đối xử một cách tôn trọng triệt để và được nhìn nhận giá trị của mình.
 

Trích: Hành Trình Với Chúa Mỗi Ngày