Clock-Time

Ngày 18 tháng 3: TÍNH CỨU ĐỘ NƠI HÀNH VI CHỐI THẦY CỦA PHÊRÔ

Phêrô theo Thầy của mình, nhưng chỉ theo Người ở xa xa. Ông theo Đức Giêsu vì ông yêu mến Người. Ông giữ một khoảng cách với Thầy vì ông không thể trò chuyện cách công khai được nữa.
Phêrô theo Thầy của mình, nhưng chỉ theo Người ở xa xa. Ông theo Đức Giêsu vì ông yêu mến Người. Ông giữ một khoảng cách với Thầy vì ông không thể trò chuyện cách công khai được nữa. Phêrô không còn hiểu: Đức Giêsu muốn gì?

Thế rồi, Phêrô chạm trán với người buộc tội đầu tiên: “Cả bác này cũng đã ở với ông ấy!”. Nhưng Phêrô đã chối và nói rằng: “Này chị, tôi có biết ông ấy đâu”. Lời chối của Phêrô có một phần sự thật nào đó ở trong chính tâm trí ông, bởi vì Đức Giêsu không còn là Đấng để Phêrô tin tưởng, nghĩa là một thủ lĩnh và một người chiến thắng mà có thể vượt qua bất cứ tình huống đối nghịch nào. Phêrô không còn biết Đức Giêsu. Phêrô không còn hiểu con người bị bỏ mặc cho quân thù của Người. Phêrô không còn biết Đức Giêsu muốn gì nữa.

 Khi Phêrô bị chạm trán lại, “cả bác nữa, bác cũng thuộc bọn chúng!’ Nhưng ông chối: “Này anh, không phải đâu!”. Đoạn văn viết rằng: “ khoảng một giờ sau”. Ta có thể hình dung sự khủng hoảng tận căn tính  mà Phêrô đang trải qua. Tôi là ai? Tôi muốn gì? Cuộc sống của tôi là gì? Điều gì trong tôi mà đã làm cho tôi đi theo người này? Cái gì hay ai đã làm cho tôi điều này? Và tôi vẫn còn tin Người và muốn duy nhất sự tốt lành của Người. Người có lẽ đã không phụ lòng tin của tôi theo cách thức này.

Đây là bước ngoặt của một nguòi quảng đại đã dấn thân vào một con đuòng, nhưng hiện tại không còn hiểu kế hoạch Thiên Chúa dành cho mình nữa. Cái gì Thiên Chúa muốn tôi lúc này? Trước kia tôi đã có thể nói. Mãi đến một ít giờ trước tôi đã sẵn sàng chết cùng Người. Bây giờ tôi không biết Thiên Chúa muốn gì. Đó là một thời điểm khủng khiếp cho Phêrô.

Thế rồi,”có người khác lại quả quyết: ‘Đúng là bác này cũng đã ở với ông ấy, vì bác ta cũng là người Galilê”. Nhưng Phêrô trả lời: “Này anh, tôi không biết anh nói gì!”. Sự thử thách của Phêrô là một trong những sự thử thách khủng khiếp nhất mà một người có thể trải qua được. Phêrô đi tới nghi ngờ tất cả những gì đã góp phần hình thành niềm tin nơi ông. Đây có phải là Thiên Chúa mà tôi đã tin vào hay tôi  đã phạm phải một sai lầm?

Nếu Phêrô đã vượt qua được điều đó, ông đã vượt qua vì toàn thể Giáo Hội, vì chúng ta, như Đức Giêsu đã nói trước “để củng cố anh em” của ông. Vì thế nó là một lời thử thách mà ông đã trải qua trong tư cách là đầu Giáo Hội. Tình trạng khó xử của Phêrô có thể diễn tả như sau: Phêrô muốn cứu Chúa Giêsu, nhưng thực ra chính Đức Giêsu là người đã cứu Phêrô. Phêrô đã phải nhận ra rằng ông đã được Đức Giêsu cứu, ông đã được Đức Giêsu tha thứ. Thực vậy, ông đã là bạn tâm phúc đầu tiên của sự tha thứ và lòng thuong xót trong Tin Mừng.

Phêrô đã trả giá đắt cho cơn thử thách này,  vì ông quá cố chấp về lòng trung thành và trong khả năng để có thể là người  ngay chính và đáng tín cẩn.

Thay vì vậy, Thiên Chúa đã làm cho ông hiểu rằng cũng có lúc ông mắc phải sai lầm nghiêm trọng . Vì thế, nếu ông muốn rao giảng Tin Mừng, ông phải có một sự hiểu biết vô hạn về tình thương cứu độ của Thiên Chúa và một khả năng trắc ẩn vô hạn đối với anh em trong Giáo Hội.

Tại thời điểm này, bản văn tiếp tục: “Ngay lúc ông còn đang nói thì gà liền gáy”. Ở tiếng gà gáy có sự cự tuyệt của Phêrô đối với tội lỗi của ông. Nhìn xem bạn ra nông nỗi nào. Bạn là người muốn chiếm hữu Nước Trời và Tin Mừng. Bạn là người mà muốn trở nên người bảo vệ Thầy.


Trích: Hành Trình Với Chúa Mỗi Ngày