Ngày 19 tháng giêng GIÁO HỘI LÀ TÌNH HIỆP THÔNG
Ngày 19 tháng giêng GIÁO HỘI LÀ TÌNH HIỆP THÔNG

Đức Giêsu là Người Con của Thiên Chúa, là trưởng tử giữa những người anh em, là trung tâm của lịch sử nhân loại, và là khuôn mẫu về tình hiệp thông với Thiên Chúa. Giáo Hội là cộng đoàn của những người sống tình bằng hữu bởi Đức Ki-tô và Giáo Hội tỏ tình thông hiệp này với hết mọi người. Trong cái nhìn như vậy về tình hiệp thông hoặc sự thông hiệp do Công đồng xác quyết cách rõ ràng (Lumen Gentium), Giáo Hội khẳng định ân sủng to lớn của Đức Ki-tô giành cho Giáo Hội là Chúa Thánh Thần, là Đấng đến lượt mình là nguồn mạch mọi ân sủng mà qua đó mọi người đi vào sự thông hiệp với Đức Ki-tô. Trong ánh sáng của Thần Khí và ân sủng của Người, việc tham dự vào đời sống của Giáo Hội đạt được những chiều kích mới không ngờ được.
Chính nhờ những thao thức cho tự do, cho tinh thần và cho bác ái, Giáo Hội làm cho những tương quan có tính cơ cấu, tính chức vụ và xã hội của mình trở nên sống động.
Chính khi ưu tư cho phẩm giá và trách nhiệm chung của người tín hữu mà Giáo Hội nhìn ra ranh giới nền tảng cần thiết cho việc phân chia cho những chức vụ và ơn gọi.
Cùng những chức vụ và ơn gọi như vậy nhưng được hiểu theo một chiều kích mới và sâu sắc hơn. Ví dụ như, việc suy tư lại khái niệm quyền bính, đặc biệt chú trọng đặt vào khung cảnh cộng đoàn và trách nhiệm thầy dạy trong việc phục vụ Dân Chúa.
Giáo Hội ta cũng được thúc bách đặt lại hình ảnh người giáo dân. Đó là hình ảnh một lòng nhiệt thành không chỉ tiêu tán trong những thúc bách của những thực tế chỉ có tính trần thế, nhưng mang nơi mình cái thao thức trong toàn cảnh của việc tham dự vào nhiệm thể Đức Ki-tô với những trách nhiệm mới trong cộng đoàn Ki-tô hữu (Apostolicam Actuositatem).
Hơn nữa, trong sự soi sáng của Thần Khí, Giáo Hội cũng tự đánh giá lại sự liên lạc của mình với những con người bên ngoài ranh giới cơ cấu của mình (cho dẫu chưa hoàn thiện đi chăng nữa). Phong trào đại kết, đối thoại với những tôn giáo ngoài Ki-tô giáo, đó là sự thấy trước và những suy tư rất bình tĩnh về hiện tượng vô tín ngưỡng ; tất cả là kết quả của việc đánh giá lại mình.( Nostra Aetate, Unitatis Redintegratio).
Trích: Hành Trình Với Chúa Mỗi Ngày
Chính nhờ những thao thức cho tự do, cho tinh thần và cho bác ái, Giáo Hội làm cho những tương quan có tính cơ cấu, tính chức vụ và xã hội của mình trở nên sống động.
Chính khi ưu tư cho phẩm giá và trách nhiệm chung của người tín hữu mà Giáo Hội nhìn ra ranh giới nền tảng cần thiết cho việc phân chia cho những chức vụ và ơn gọi.
Cùng những chức vụ và ơn gọi như vậy nhưng được hiểu theo một chiều kích mới và sâu sắc hơn. Ví dụ như, việc suy tư lại khái niệm quyền bính, đặc biệt chú trọng đặt vào khung cảnh cộng đoàn và trách nhiệm thầy dạy trong việc phục vụ Dân Chúa.
Giáo Hội ta cũng được thúc bách đặt lại hình ảnh người giáo dân. Đó là hình ảnh một lòng nhiệt thành không chỉ tiêu tán trong những thúc bách của những thực tế chỉ có tính trần thế, nhưng mang nơi mình cái thao thức trong toàn cảnh của việc tham dự vào nhiệm thể Đức Ki-tô với những trách nhiệm mới trong cộng đoàn Ki-tô hữu (Apostolicam Actuositatem).
Hơn nữa, trong sự soi sáng của Thần Khí, Giáo Hội cũng tự đánh giá lại sự liên lạc của mình với những con người bên ngoài ranh giới cơ cấu của mình (cho dẫu chưa hoàn thiện đi chăng nữa). Phong trào đại kết, đối thoại với những tôn giáo ngoài Ki-tô giáo, đó là sự thấy trước và những suy tư rất bình tĩnh về hiện tượng vô tín ngưỡng ; tất cả là kết quả của việc đánh giá lại mình.( Nostra Aetate, Unitatis Redintegratio).
Trích: Hành Trình Với Chúa Mỗi Ngày