Chú Giải Tin Mừng - Chúa Nhật II Phục Sinh B
Tin mừng Ga 20: 19-31: Tô ma sau khi đã được cảm nghiệm về Chúa phục sinh, ông đã tin, một niền tin đầy đủ nhất " Lạy Chúa tôi " .
Cv 4,32-35; 1Ga 5,1-6
Tin mừng: Ga 20: 19-31
Học viện Piô Giáo hoàng - Chú Giải
SỨ MỆNH CỦA CHÚA KITÔ ĐƯỢC
ỦY THÁC CHO GIÁO HỘI (Ga 20,19-31)
ỦY THÁC CHO GIÁO HỘI (Ga 20,19-31)
(Xin xem thêm Chú Giải Phúc âm Chúa Nhật năm A và C)
CÂU HỎI GỢI Ý :
1. Đoạn văn này đã lấy lại, theo kiểu đóng khung, những dữ kiện nào trong các chương trước? Và có thêm gì không
2. Thử làm một bản đối chiếu Ga 20,19-29 với Lc 24,34-53.
3. Xin nêu lên các ý tưởng hay yếu tố chính của trình thuật. Chúng xoay quanh chủ đề nào?
4. Trình thuật này nặng về phương diện lịch sử hay phương diện thần học, và nói lên một khung cảnh nào?
5. Toàn bộ giai thoại mời ta suy nghĩ về cái chi ?
Nhờ khía cạnh hấp dẫn thú vị, giai thoại về Tôma dễ làm ta chỉ chú tâm đến nó. Tuy nhiên, bản văn ghi lại hai cuộc hiện ra: một cho các môn đồ và một cho Tôma. Sự chen lẫn ấy có lý do của nó và cả hai giai thoại dều soi sáng cho nhau.
Hơn nữa, Chúa Giêsu ban Thánh Thần cho các môn đồ sai họ đi truyền giáo vào chính chiều ngày Phục sinh. Cách trình bày như thế xem ra mâu thuẫn với lối trình bày của Tin Mừng Nhất lãm. Chắc chắn nó nói lên một chủ ý quan trọng của tác giả Tin mừng thứ tư.
I.VĂN MẠCH VÀ CƠ CẤU BẢN VĂN.
a. Được đặt lại trong toàn bộ cuốn sách, và nếu để ý chương 21 là một phụ lục, thì đoạn văn này xuất hiện như là phần kết thúc toàn bộ Tin mừng thứ tư.
Ở vị thế đó, ý nghĩa của đoạn văn sẽ được sáng tỏ rõ ràng nếu ta xem làm sao nó lấy lại, theo kiểu đóng khung, một số dữ kiện đã được đề ra ngay từ chương đầu tiên. Đối ứng với "lúc khởi nguyên" của Bài Tựa (1,1) là "ngày thứ nhất trong tuần" (20, 1) củ a cuộc Sáng tạo mới (20,22). Đối ứng với lời loan báo của Gioan Tẩy giả: "Chính Người là Đấng thanh tẩy trong Thánh Thần" (1,33) mà Chúa Giêsu đã dùng lại trong diễn từ giã biệt (14,16-18.26) là việc thực hiện: "Hãy nhận lấy Thánh Thần" (20,22). Đối ứng với nỗi sợ hãi của các sứ đồ chiều thứ Năm tuần thánh và với lời Chúa Giêsu hứa ban bình an (14, 1.27) là việc họ đang khiếp sợ người Do thái và sự bình an Chúa Giêsu đem đến cho họ (cc. 19-21) ; đối ứng với niềm vui được loan báo cùng chiều hôm đó (16,20-24) là niềm vui đang tràn ngập các môn đồ (c.20); sau cùng, đối ứng với cạnh sườn bị đâm thủng (19,34) là cạnh sườn đang được tỏ cho thấy. Như thế, có thể xem Tin mừng thứ tư như một sự quảng diễn lời rao giảng Tin Mừng sơ khai trong một khung cảnh phụng vụ: hoàn tất Thánh kinh (1; đặc biệt là 1,45) trong con người Chúa Giêsu (2, 12) tự hiến trong cuộc khổ nạn vinh hiển (13,19) cùng thông ban Thánh Thần và quyền tha tội cho cộng đoàn môn đồ (ch.20.). Được đặt lại trong kết cấu chung như vậy, đoạn văn mặc trọn vẹn chiều kích của nó: chứa đựng một suy tư về công trình cứu độ phổ quát được hoàn tất nhờ Chúa Giêsu.
Đi ngày trước và liền sau bản văn là những giai thoại nhằm đặc biệt soi chiếu nó. Đoạn đi trước nói về Maria Mađalêna, là người lúc đầu cứng tin như Tôma, rồi vắng mặt khi các môn đồ đến viếng mộ như Tôma đã vắng mặt lúc Chúa Giêsu hiện ra cho nhóm sứ đồ, và chừng như ông, bà đã tuyên tín khi nghe Chúa Giêsu nói một câu nhỏ, trong cả hai trường hợp, đều là vấn đề đi từ niềm ao ước một sự hiện diên thể lý của Chúa Giêsu sang niềm ao ước sự hiện diện mới mẻ của Người, là từ nay chỉ cảm nhận được nhờ đức tin.
Sau cùng, bản văn được tiếp nối bằng câu kết thúc toàn bộ Tin mừng' "Các điều đã viết đây là để anh em tin . . ." (c.31) một câu kết luận dĩ nhiên cũng áp dụng vào bản văn sau hết đó. Thành thử ta như đang đứng trên một đỉnh cao đưa vào xác thực tại chủ yếu nhất đối với đức tin.
b. Cơ cấu của bản văn là một cơ cấu tam phần, như trong trình thuật hiện ra cho nhóm 11 của Lc. Việc đối chiếu trình thuật này giúp làm nổi bật hơn các sắc thái, tiểu dị riêng biệt của Gioan (xem trang bên)
Các điểm tương hợp thật rõ ràng. Các điểm dị biệt được gồm tóm như sau:
Nơi Lc, "sứ mệnh" là một diễn từ có kèm theo lời hứa và đứng một mình, độc lập với việc "nhận biết"; nơi Gioan trái lại, yếu tố thứ hai được lồng vào trong yếu tố thứ nhất và chứa đựng một cử chỉ.
Nơi Lc, yếu tố "nhận biết" có nhiệm vụ cho thấy Đấng Phục sinh không phải là ma; nơi Gioan, nó nhằm gây xác tín về sự đồng nhất giữa Đấng Phục sinh với Đấng mà các môn đồ đã biết bằng xương bằng thịt.
Sau cùng nơi Lc, lòng cứng tin hòa lẫn với niềm vui và việc nhận biết không xảy ra lập tức; nơi Gioan trái lại, lòng cứng tin hoàn toàn tập trung trên Tôma, trong lúc việc nhận biết xảy ra tức thì và niềm vui thật thật trọn vẹn.
Cả hai thánh sử hẳn là tùy thuộc cùng một nguồn liệu. Nhưng bản văn Gioan vừa giản dị vừa nặng tính chất thần học hơn. Tác giả muốn phân biệt cái có liên hệ đến sự cứng lòng tin với cái liên hệ đến sứ mệnh của các môn đồ. Vì thế, như thường thấy trong thánh sử thứ tư, mỗi cảnh đều trở thành đặc thức của chủ đề ông trình bày. Tuy nhiên cả hai quang cảnh đều được nối kết mật thiết bởi khung cảnh không gian và thời gian phụng vụ (cc.19-26). Cả hai biến cố quả là có tầm mức Giáo Hội vậy.
Vì phần liên hệ đến "sứ mệnh" sẽ được nghiên cứu về sau (xem bài Chú giải lễ Hiện xuống), nên đoạn còn lại của giai thoại chia làm hai phần:
- Hiện ra cho tôm: cc.24-29.
Kết luận của Tin mừng: cc.30-31 .
Trình thuật về chính cuộc hiện ra được kết cấu như sau:
Nhận biết :
Nỗi hoài nghi của Tôma và vai trò của cộng đoàn: cc.24-25. Cuộc hiện ra của Chúa Giêsu: c.26a
- không thể nhận ra: c.26b
- sáng kiến bằng cách nói một lời: c.27
Đức tin của Tôma: c.28
kết luận :
Liên quan đến Tôma: c.29a
Liên quan đến tất cả Kitô hữu: c.29b
II. CÁC Ý TƯỞNG CHÍNH CỦA BẢN VĂN
Thành thử các yếu tố chính của bản văn đều xoay quanh đức tin và có thể được nghiên cứu dưới ba khía cạnh.
1. Thái độ của Tôma trước tiên cho thấy: dù được tiếp nhận qua trung gian của cộng đoàn, đức tin vẫn là một hành động cá nhân, có tính cách phê phán.
Tôma được đề cập (c.24) ntlư là "một người trong nhóm Mười hai" và nhóm này được nhắc đến hai lần (cc.24-25) Thành ngữ "nhóm Mười hai" rất hiếm nơi Gioan, điều đó. Gợi lên tầm quan trọng của sứ đồ đoàn trong việc khơi dậy đức tin : chính vì chứng từ của họ mà Tôma đã tự vấn (c.25) và đã được đặt trên con đường "nhận ra" Chúa Giêsu.
Hơn nữa, nhóm Mười hai này đã lại hội nhau "tám ngày sau đó" (c.26). Tiểu chú này, đi tiếp theo tiểu chú "ngày thứ nhất trong tuần" (c.19) hay ngày phục sinh, chắc chắc là dấu chứng nói lên khung cảnh của cộng đoàn sơ thủy, trong đó hình thành bài giáo lý về cuộc hiện ra cho Tôma. Tiểu chú này còn được tăng cường bằng một nét khác là lời chào "Bình an cho các ngươi" mà nay vẫn còn được dùng trong các cuộc cử hành Thánh Thể.
Tất cả các điều này nói lên tầm quan trọng của việc tụ họp và cử hành phụng vụ cũng như của vai trò các tham dự viên trong việc đưa dẫn một người nào đó đi vào mầu nhiệm Chúa Giêsu Phục sinh.
Để quán triệt tiến trình của Tôma và đích điểm ông sẽ đến là không thấy mà tin, phải quan sát ông phát xuất từ chỗ nào. Một- đoạn văn khác soi sáng điểm này được : đoạn văn nói về cuộc đàm đạo giữa Chúa Giêsu với các môn đồ trước khi ra đi (14,1-12). Trong trình thuật đó Tôma xuất hiện như là kẻ không hiểu rõ hai nghĩa mà Chúa Giêsu muốn nói. Người bảo thế này: "Và Ta đi đâu, các người biết đường rồi", Tôma hỏi: "Thưa Ngài, chúng tôi không biết Ngài đi đâu, làm sao biết con đường được". Thế nhưng Chúa Giêsu lại nói đến con đường là chính Người. Tính tình thực tiễn đó của Tôma cũng tỏ hiện trong phản ứng của ông là chỉ nghĩ đến cái chết khi Chúa Giêsu gợi lên vinh quang của Người (11, 15-16). Bấy giờ Philíp đặt một câu hỏi và được trả lời như sau: "Philíp, ai thấy Ta là đã thấy Cha; làm sao ngươi nói: xin tỏ cho chúng tôi thấy Cha? Ngươi không tin . . . ?". .
Do đó, thấy" Chúa Giêsu là thấy người về phương diện nhân loại, bằng xương bằng thịt, nhưng nhất là, bên trên cái khả giác đối với mắt trần, đạt đến ngôi vị của Người và biết bằng cách tin vào ngôi vị đó. thành ra sự hiểu biết này đồng thời là một sự "nhận biết". Có thể đi sát cánh một người không biết nhân cách sâu xa của họ. Chỉ về sau, khi nhân cách này được biểu lộ hoặc bởi lời nói hoặc bởi hiệu quả của làm đương sự trên kẻ khác, thì nó mới được biết rõ ràng hơn ; có thể bảo rằng nó được "nhận ra" vậy.
Gioan luôn nối kết hai hạn từ "thấy" (oran) và tin (pistouein) trong mục đích làm nổi bật khía cạnh đặc biệt sau đây của niềm tin: tin là "thấy" ngang qua các sự kiện cụ thể hay chính con người Chúa Giêsu. Nó hoàn toàn khác với một thứ trực quan hay với một thứ ý thức hệ nào đó: nó là niềm tin vào một vị Thiên Chúa làm người. Ay là tất cả ý nghĩa đặc biệt Gioan gán cho chữ "chứng nhân martys, thường dùng trong Tin mừng của ông. Cái làm các môn đồ thành "chứng nhân" không chỉ là sự kiện đã được thấy Chúa kitô bằng xương bằng thịt : điều này đã xảy ra cho nhiều kẻ từng đi bên cạnh Người mà chả nhận biết Người là ai. Cái các ông làm chứng phát xuất từ thái độ tiếp nhận của các ông, thái độ đã giúp các ông nhận ra một lời mời gọi tin vào, Chúa Giêsu, ngang qua các dấu chỉ mà Người đã thực hiện. ó đây, đức tín của Tôma được tóm kết trong một chữ gói trọn tất cả kinh nghiệm của ông: ông đã "thấy" Chúa Giêsu khi Người còn sống, theo nghĩa "thấy" thông thường, và ông đã thấy Người, theo nghĩa "đã nhận biết", trong đức tin sau khi Người phục sinh.
2. Đức tin là một cuộc tiếp xúc với Chúa Giêsu, một Giêsu Chúa-Thiên Chúa, qua việc đón nhận lại Người.
Trái với điều mà nhiều nhà giảng thuyết lẫn thần học gia đôi khi đưa ra quá vội, bản văn không hề bảo Tôma đã tin sau khi làm cử chỉ ông yêu cầu. Giải thích cuộc hiện ra theo kiểu đó là đi vào đường hướng của Lc chứ không trung xác với Gioan, vì đối với Gioan thì Chúa Giêsu, kể từ khi sống lại, là Đấng người ta chẳng còn có thể chạm đến, như đã thấy trong trình thuật trước về Maria Mađalêna. Khi bảo "Hãy đem ngón tay ngươi đặt đây . . .", Chúa Giêsu chỉ lặp lại mối bận tâm của Tôma và chính sự kiện nhận ra mình bị "thấy" đã hoán cải vị sứ đồ, như Nathanael (1,48) và một cách khác như Maria Mađalêna (20,16). Chính trên lời đó của Chúa Giêsu mà ông đã lập tức thốt lên tiếng kêu đức tin: "lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi".
Tước hiệu được gán cho Chúa Giêsu như vậy không lặp lại ở đâu khác, cả trong Gioan, trong Công vụ lẫn trong Phaolô. Theo Công vụ, chữ "Chúa", Kyrios, mà các dịch giả của bản 70 dùng thay tên riêng của Thiên Chúa, đã được áp dụng cho Chúa Kitô trong lời rao giảng của Giáo hội sau lễ ngũ Tuần, khi các sứ đồ đã có một niềm tin dứt khoát vào thần tính của Chúa Giêsu. Ở đây, thánh sử đưa từ ngữ về thời tiền Hiện xuống, và kết hợp nó với tước hiệu Thiên Chúa để không ai còn nghi ngờ gì về ý nghĩa hành vi đức tin của Tôma.
Thành ngữ "Thiên Chúa của tôi", được áp dụng vào Chúa Giêsu, gây ngạc nhiên không ít. Vẫn biết Chúa Kitô được gọi là Thiên Chúa" ở nhiều chỗ trong Tân ước (1Tm 16; Cl 1,15) và trong Tin Mừng Gioan (1, 1), nhưng việc nối kết "Chúa-Thiên Chúa" là điều bất thường. Để giải thích, cần phải nhờ đến Cựu ước. Việc nối kết này thường gặp dưới các công thức như: "Lạy Chúa là Thiên Chúa" (2sm 7,28; Tv 30,2). Thành thử Tôma áp dụng cho Chúa Kitô một tước hiệu nói lên thần tính của Người, và nếu được đặt lại trong văn mạch Gioan (5,23; 14,9 . . . ) thì tước hiệu có thể diễn giải: "Lạy Chúa tôi, Đấng trong đó tôi nhận ra Chúa Cha". Vị sứ đồ không thể diễn tả toàn vẹn hơn niềm tin của mình, và nhờ chủ từ đại danh từ "của tôi", ông góp thêm một tính chất cá vị vào cái mà Phụng vụ gán cho ông nói dưới hình thức lập thể : Lạy Chúa và là Thiên Chúa chúng tôi" (Kh 4,11).
3. Đức tin là sự đi vào trong bình an và hạnh phúc, hoa quả của cuộc Khổ nạn vinh hiển.
Có mối liên hệ chặt chẽ nối kết sự "bình an" mà Chúa Kitô ban tặng cho môn đồ Người (c.26) với dấu chỉ là Người đề xuất trong lời nói (c.27). Chào các sứ đồ bằng chữ "bình (shalom) là sử dụng thành ngữ thông thường nhất, một thành ngữ không chỉ diễn tả tài tình mà còn diễn tả việc ban phúc lành của Thiên Chúa. Hơn nữa, kể từ cuộc Phục sinh, ban tặng này thực hiện cái Chúa Giêsu đã hứa (14,27; 33) và đã chiếm-hữu được nhờ cuộc Khổ nạn vinh hiển. Đó là điều được nhấn mạnh qua việc đề cập đến các vết thương ở tay và cạnh sườn (chi tiết sau chỉ có Gioan đề cập, khác với Luca). Đức tin tin vào sự đồng nhất ngôi vị giữa Đấng bị đóng đinh và Chúa hằng sống, Đấng ban Thánh Thần. Chính khi đã mặc lấy thân phận con người như vậy mà Chúa Kitô mới chuyển đạt tình yêu và bình an của người cho những kẻ đón nhận Người trong đức tin.
Như thế, Tôma chỉ nhận ra thần tính Chúa Giêsu qua cách Người đã sống cuộc sống con người, kể cả và nhất là cái chết, khi ông tiếp nhận ánh sáng đã được dấu chỉ ấy ban cho ông. Một trong những nét chủ yếu của Tin mừng thứ tư là đấy cuốn Tin mừng hằng bận tâm làm nổi bật điều này là: niềm tin phát sinh từ một sáng kiến nhưng không của Chúa Kitô, nhưng đồng thời cũng đòi con người làm một hành vi tự ý để tiếp nối sáng kiến đó.
Bấy giờ xuất hiện một mối chân phúc mà tầm quan trọng càng tăng vì là mối phúc duy nhất được Gioan ghi lại trong Tin mừng của ông. "Phúc cho": tiếng kêu này được áp dụng suốt bộ Cựu ước cho những kẻ tin vào Thiên Chúa và vào sự hiện diện của Ngài trong đời họ. Với Chúa Kitô, mối phúc mặc trọn ý nghĩa: chính trong Người giờ đang sống mãi, có sự hiện diện của Thiên Chúa, phúc cho ai tin nhận Người.
Thành thử mối phúc này nhắm đến tất cả những kẻ đã tin hay sẽ tin, bắt đầu từ chính các sứ đồ, đặc biệt là Tôma, người đã được gói trọn trong nối phúc đó. Quả thế, bản văn do ông đã "tin" và đây là điều làm ông "hạnh phúc". Toàn giai thoại về việc "nhận biết" chỉ có ý nghĩa với cách giải thích như vậy về mối phúc kết thúc giai thoại ấy! nhưng dữ kiện này được Gioan đưa ra với một lối biện chứng cần được làm sáng tỏ Chúa Giêsu nói: "Bởi thấy Ta, ngươi đã tin. Phúc cho, những ai không thấy là tin". Đây là một cách bảo rằng: đức tin của Tôma là nguyên kiểu của đức tin mọi Kitô hữu về sau. Nếu khác, có lẽ đức tin sẽ không thể truyền đạt và mất sức lôi cuốn đối với những người đã chẳng biết Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt. Thành thử đức tin của ông và của họ có một cái gì chung và khác nhau.
Cái mà Tôma có chung với toàn thể Kitô hữu, là ông chẳng có đủ bằng chứng, theo nghĩa ngày nay người ta gán cho chết này trong ngôn ngữ thông dụng, nhưng là có một lời nói. Thế mà trong ngôn ngữ Thánh kinh, gán một lời nói cho Thiên Chúa là khẳng định sự hiện diện thực sự của Ngài, sự hiện diện được nhận thấy trong đức tin, vượt lên trên mọi biểu tượng.
" Cái khác biệt, ngoại trừ cường độ của hành động Chúa Gisêu trong ông và việc ông đáp trả hành động đó, là cái ông
phải tin : Chúa Giêsu đang sống bây giờ trong một điều kiện không có tính cách vật chất như trước kia cũng là kẻ mà ông biết bằng xương bằng thịt và đã bị đóng đinh thập giá. Như trong mọi hành vi đức tin, chẳng những chỉ lý trí mà toàn thể con người ông đều mở rộng và khăng khít với một ánh sáng. Sau khi đã biết và tìm cách nhận ra Chúa Giêsu, thì giác quan của ông nhận được một sự dột lại của chức tin trên chúng, phù hợp với hoàn cảnh đặc biệt này. Tôma là thành viên của nhóm mà Gioan đã đề cập: "Chúng tôi đã được ngắm vinh quang Người" (1,14): "chúng tôi" đây không phải là một tiếng số nhiều trang trọng, cũng chẳng chỉ tất cả mọi người, nhưng chỉ nhóm nhỏ chứng nhân đã mục kích cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu, chỉ những kẻ sau đó đã "nhận biết" người đang sống mãi. Chính sự nhận biết thích hợp và vượt quá kinh nghiệm giác quan ấy là yếu tố đặc thù của đức tin các môn đồ. Từ đó, đức tin của các Kitô hữu chỉ làm họ nhận biết được Chúa Giêsu xuyên qua điều mà các sứ đồ đã nói cho họ hay. Đức tin của họ dựa trên kinh nghiệm đầu tiên này vậy.
Còn lại giáo huấn của phần kết thúc. Giáo huấn này được gởi đến các Kitô hữu và tóm tắt cách nào đó toàn bộ sứ điệp Tin mừng thứ tư trong mục đích giúp họ tiến lên trong đức tin. Nó được chứa đựng trong các chữ : dấu chỉ, tin, Chúa Kitô. Con Thiên Chúa, sự sống.
III. MÔI TRƯỜNG LỊCH SỬ CỦA BẢN VĂN
Có nhiều yếu tố giúp định vị bản văn trong môi trường lịch sử của lần biên soạn nó sau cùng.
Tác giả ngỏ lời với các cộng đoàn mà chủ yếu là gồm những kẻ chẳng trực tiếp kinh nghiệm về các cuộc hiện ra và phải tin dầu không bao giờ được biết Chúa Kitô bằng xương bằng thịt. Ông muốn minh chứng rằng, nhờ đức tin, họ thông sự một cách đầy đủ, trọn vẹn vào cùng niềmvuì như các sứ đồ: vì dù có khác về hoàn cảnh lịch sử, kinh nghiệm của các sứ đồ vẫn chẳng kém bao hàm một hành vi đức tin tương tự như họ.
Bản văn ăn sâu tron.g lột cử hành của cộng đoàn. Nó mặc khải cho thấy các Kitô hữu, vào cuối thế kỷ I, đã chú tâm đến thời gian (ngày Chúa nhật), nơi chốn và các công thức bình an cho các ngươi") có tính cách phụng vụ còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Thành thử ý nghĩa của việc tụ họp ngày Chúa nhật là để "nhận biết" Chúa không ngừng.
Nguyên việc giai thoại được tường thuật trong 5 câu và với một cấu trúc thần học rõ ràng, đủ nói lên rằng tác giả không có ý cung cấp những chi tiết chính xác về biến cố. Ông chỉ đưa ra điều cốt tủy, trình bày một quét có chung với mọi lời tuyên xưng đức tin sơ khởi khác : các sứ đồ ý thức mình đã tin dựa vào các sáng kiến của chua Giêsu, Đấng mà họ nhận biết đang còn sống qua các biến cố của đời họ. Đặc biệt, việc đồng hóa Chúa Giêsu đang sống với Chúa Giêsu mà họ đã biết trước đây và đã chết, lại được chứng thực trong bản văn song song với Luca (24,36-43). Chính kinh nghiệm độc nhất vô nhị đó đã làm nền tảng cho đức tin của họ, và rồi đến lượt đức tin này lại làm cơ sở cho đức tin của mọi Kitô hữu. Đó là điều mà lời rao giảng xưa nhất do Phaolô ghi lại đã minh chứng (1 Cr 15,3).
Ngoài ra, nếu tác giả trình bày những người có tính khí dễ bốc đồng, bồng bột, thì ta có thể nghi ngờ điều ông nói. Vì thế nhưng ông lại cho thấy một Tôma với tính tình thực tiễn. Chống lại mọi sự nhẹ dạ, dễ tin, nên càng kêu lời ta tin hơn vào xác thực tính của sự kiện.
Sau cùng, phải ghi nhận sự đóng góp của đoạn văn này đối với kiến thức sử học của chúng ta về việc Chúa Giêsu chịu đóng đinh thập giá. Thân hình tử tội có thể bị cột hoặc bị đóng đinh. Chính là nhờ trình thuật hiện ra cho Tôma mà chúng ta biết phương thức nào trong hai phương thức trên đã được sử dụng trong trường hợp Chúa Giêsu. Năm 1968, người ta đã khám phá, trong một nghĩa địa phía đông Bắc Giêrusalem, bộ xương của một kẻ bị đóng đinh cách đây 2000 năm. Đây là lần đầu tiên những cái đinh được tìm thấy trong thạch mộ, khiến thói tục mà thánh sử cho thiết càng được chính xác hơn trong lãnh vực các sự kiện.
IV. SỨ ĐIỆP CỦA BẢN VĂN
Toàn bộ giai thoại này mời gọi Kitô hữu suy nghĩ về đức tin: đức tin là sự "nhận biết" một hữu thể đang sống nhưng vô hình; nó giả thiết một hành vi tự phát cá nhân và sự chấp nhận chứng từ của các môn đồ tiên khởi; cuối cùng, nó là nguồn hạnh phúc đích thực của con người.
Xét trên bình diện nhân loại, mọi tương giao với một con người giả thiết một niềm tin nào đó. Không thể nghĩ đến việc muốn kiểm chứng mọi lời kẻ ấy nói được. Để tin, chỉ cần có các dấu chỉ là đủ. Trong trường hợp Chúa Giêsu, dấu chỉ người đưa ra là dấu chỉ về sự sống và sự chết của Người: người đã sống và chết phù hợp hoàn toàn với ý Cha Người. Chính vì thế mà Người đã được mặc khải là Chúa-Thiên Chúa. Điều đó đòi buộc người môn đồ tiếp nhận. Người phải vượt lên trên mọi biểu tượng khả giác. Ngay cả những kẻ đã biết Người về phương diện thể lý cũng phải thoát ra khỏi các hình ảnh họ đã lưu giữ về Người. Việc một kẻ thực tế và do dự như Tôma mà cũng đã làm cái bước nhảy đó, khích lệ các Kitô hữu không ngừng bị hăm dọa bởi sự vô tín hằng giam hãm Chúa Giêsu trong một biểu tượng.
Vì thuộc về một nhóm mà tất cả đều đã bắt đầu tin, Tôma nhắc cho mọi Kitô hữu đã sinh ra hay đang sống trong một hoàn cảnh tương tự điều này là: đức tin trước tiên là hành vi tự phát và kinh nghiệm cá nhân. Thật là thường tình khi con người từ chối dấn thân vì một lời kẻ khác nói, bao lâu mình "chưa cảm nghiệm được trong chính mình sáng kiến của Đấng Phục sinh. Nhưng ngược lại sẽ là ba phải chủ nghĩa hay tôn giáo xã hội học chứ chẳng phải là đức tin.
Ngoài kinh nghiệm đó là kinh nghiệm về Thần khí xuất phát từ trái tim Chúa Giêsu ra, thì đức tin của tín hữu dựa trên chứng từ của các môn đồ tiên khởi mà nay được cộng đoàn Giáo hội truyền lại. Kẻ không tìm xem mình đã đạt tới đức tin thế nào nhưng tìm kiếm cơ sở niềm tin của mình, thì sẽ luôn luôn thấy sự kiện này là những ai đã biết Chúa Giêsu đều nói Người là, Đấng sống lại. Tính cách cộng đoàn đó của đức tin cũng nhắc nhở những kẻ thấy khó chấp nhận ý kiến chung của cộng đoàn và vì thế đang phải "khủng hoảng", hãy sống niềm tin bằng cách diễn tả nó ra ngay chính trong cộng đoàn, là việc lắng nghe Lời Chúa trong buổi lội họp phụng vụ sẽ là một yếu tố để soi sáng họ .
Gilles Becquet, Lecture d'évangiles . . . année B,
rang 378-388
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
1. Khi nghe các bạn sứ đồ báo tin Chúa sống lại và hiện ra cho họ, Tôma đã phản ứng mãnh liệt. Vì việc sống lại ra Chúa vừa khó tin, vừa gây bực bội. Tôma giới hạn tri giác thực tại và khả năng tri thức vào tiêu chuẩn của kinh nghiệm hay của khả năng suy tư. Những gì ông không thể hiểu, không thể đo lường, sờ chạm, đều bị ông chối từ. Thật là một nhà duy vật chủ nghĩa hạng nặng. Phải chăng Tôma thứ hai chính là tôi? Trong những lúc nghi ngờ và khủng hoảng, hãy lập lại lời khiêm nhường của Tin Mừng : "Lạy Chúa, con tin nhưng xin ban thêm đức tin cho con".
2. Nhiều khi ta trách Tôma sao lại không tin lời các bạn sứ đồ, nhưng có lẽ phải trách các sứ đồ mới đúng. Lý do: Họ nói "Chúng tôi đã thấy Chúa, đã được Thánh Thần, đã được sai đi . . ." thế mà 8 ngày sau vẫn còn ngồi ì một chỗ mà run sợ, thì thử hỏi các ông tin Chúa đã sống lại ở chỗ nào? Nếu chính các ông không tin, không tỏ dấu chỉ là tin, thì làm sao khiến cho Tôma tin được ? Thái độ bất động, không thay đổi của họ có lẽ càng làm cho Tôma xác tín là ông đang bị các bạn đùa dai, chứ thực ra làm gì có chuyện sống lại và hiện ra của Chúa! Tôma đâu cần phải lý luận chi xa xôi, cứ nhìn vào các sứ đồ kia thì đủ mà nghi rằng làm gì có được chuyện Chúa sống lại và hiện ra với các ông. Cho nên câu Chúa nói như để trách sự cứng lòng của Tôma: "Phúc cho những ai không thấy mà tin"' còn có thể hiểu như một câu gián tiếp kết tội "lòng tin" không việc làm" của các sứ đồ . . . Dùng lời lẽ chứng minh cho đức tin là tốt, nhưng tốt hơn và cần hơn là hành độn.g cho người khác thấy được niềm tin của mình. Đó chính là điều mà "các bạn của Tôma" lẽ ra phải có nhưng đã không có. Còn tôi ?
3. Tất cả là nhắm để ta tin vào Thiên Chúa, tin vào Đấng Thiên Chúa sai đến là Chúa Giêsu Kitô, để nhờ tin mà ta được sống muôn đời. Sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã tìm hết cách để các môn đồ nhận ra Người và tin vào N. Chúa sẵn sàng làm tất tả để họ tin: hiện ra, đàm dạo, ăn uống, chỉ các vết thương, cho phép đụng đến các giấu đinh . . . Mục đích duy nhất của lòng ưu ái, nhân nhượng, khoan dung ấy là: "Chớ cứng lòng nhưng hãy tin", vì có tin mới được sống. chính trong hoàn cảnh đó Chúa Giêsu Kitô đã thêm vào tám mối phúc thật" một mối phúc thật thứ chín (hay là mối phúc duy nhất theo Tin mừng Gioan): "Phúc cho nhữnng ai không thấy mà tin".
Noel Quession - Chú Giải
1. Đoạn văn này đã lấy lại, theo kiểu đóng khung, những dữ kiện nào trong các chương trước? Và có thêm gì không
2. Thử làm một bản đối chiếu Ga 20,19-29 với Lc 24,34-53.
3. Xin nêu lên các ý tưởng hay yếu tố chính của trình thuật. Chúng xoay quanh chủ đề nào?
4. Trình thuật này nặng về phương diện lịch sử hay phương diện thần học, và nói lên một khung cảnh nào?
5. Toàn bộ giai thoại mời ta suy nghĩ về cái chi ?
Nhờ khía cạnh hấp dẫn thú vị, giai thoại về Tôma dễ làm ta chỉ chú tâm đến nó. Tuy nhiên, bản văn ghi lại hai cuộc hiện ra: một cho các môn đồ và một cho Tôma. Sự chen lẫn ấy có lý do của nó và cả hai giai thoại dều soi sáng cho nhau.
Hơn nữa, Chúa Giêsu ban Thánh Thần cho các môn đồ sai họ đi truyền giáo vào chính chiều ngày Phục sinh. Cách trình bày như thế xem ra mâu thuẫn với lối trình bày của Tin Mừng Nhất lãm. Chắc chắn nó nói lên một chủ ý quan trọng của tác giả Tin mừng thứ tư.
I.VĂN MẠCH VÀ CƠ CẤU BẢN VĂN.
a. Được đặt lại trong toàn bộ cuốn sách, và nếu để ý chương 21 là một phụ lục, thì đoạn văn này xuất hiện như là phần kết thúc toàn bộ Tin mừng thứ tư.
Ở vị thế đó, ý nghĩa của đoạn văn sẽ được sáng tỏ rõ ràng nếu ta xem làm sao nó lấy lại, theo kiểu đóng khung, một số dữ kiện đã được đề ra ngay từ chương đầu tiên. Đối ứng với "lúc khởi nguyên" của Bài Tựa (1,1) là "ngày thứ nhất trong tuần" (20, 1) củ a cuộc Sáng tạo mới (20,22). Đối ứng với lời loan báo của Gioan Tẩy giả: "Chính Người là Đấng thanh tẩy trong Thánh Thần" (1,33) mà Chúa Giêsu đã dùng lại trong diễn từ giã biệt (14,16-18.26) là việc thực hiện: "Hãy nhận lấy Thánh Thần" (20,22). Đối ứng với nỗi sợ hãi của các sứ đồ chiều thứ Năm tuần thánh và với lời Chúa Giêsu hứa ban bình an (14, 1.27) là việc họ đang khiếp sợ người Do thái và sự bình an Chúa Giêsu đem đến cho họ (cc. 19-21) ; đối ứng với niềm vui được loan báo cùng chiều hôm đó (16,20-24) là niềm vui đang tràn ngập các môn đồ (c.20); sau cùng, đối ứng với cạnh sườn bị đâm thủng (19,34) là cạnh sườn đang được tỏ cho thấy. Như thế, có thể xem Tin mừng thứ tư như một sự quảng diễn lời rao giảng Tin Mừng sơ khai trong một khung cảnh phụng vụ: hoàn tất Thánh kinh (1; đặc biệt là 1,45) trong con người Chúa Giêsu (2, 12) tự hiến trong cuộc khổ nạn vinh hiển (13,19) cùng thông ban Thánh Thần và quyền tha tội cho cộng đoàn môn đồ (ch.20.). Được đặt lại trong kết cấu chung như vậy, đoạn văn mặc trọn vẹn chiều kích của nó: chứa đựng một suy tư về công trình cứu độ phổ quát được hoàn tất nhờ Chúa Giêsu.
Đi ngày trước và liền sau bản văn là những giai thoại nhằm đặc biệt soi chiếu nó. Đoạn đi trước nói về Maria Mađalêna, là người lúc đầu cứng tin như Tôma, rồi vắng mặt khi các môn đồ đến viếng mộ như Tôma đã vắng mặt lúc Chúa Giêsu hiện ra cho nhóm sứ đồ, và chừng như ông, bà đã tuyên tín khi nghe Chúa Giêsu nói một câu nhỏ, trong cả hai trường hợp, đều là vấn đề đi từ niềm ao ước một sự hiện diên thể lý của Chúa Giêsu sang niềm ao ước sự hiện diện mới mẻ của Người, là từ nay chỉ cảm nhận được nhờ đức tin.
Sau cùng, bản văn được tiếp nối bằng câu kết thúc toàn bộ Tin mừng' "Các điều đã viết đây là để anh em tin . . ." (c.31) một câu kết luận dĩ nhiên cũng áp dụng vào bản văn sau hết đó. Thành thử ta như đang đứng trên một đỉnh cao đưa vào xác thực tại chủ yếu nhất đối với đức tin.
b. Cơ cấu của bản văn là một cơ cấu tam phần, như trong trình thuật hiện ra cho nhóm 11 của Lc. Việc đối chiếu trình thuật này giúp làm nổi bật hơn các sắc thái, tiểu dị riêng biệt của Gioan (xem trang bên)
Các điểm tương hợp thật rõ ràng. Các điểm dị biệt được gồm tóm như sau:
Nơi Lc, "sứ mệnh" là một diễn từ có kèm theo lời hứa và đứng một mình, độc lập với việc "nhận biết"; nơi Gioan trái lại, yếu tố thứ hai được lồng vào trong yếu tố thứ nhất và chứa đựng một cử chỉ.
Nơi Lc, yếu tố "nhận biết" có nhiệm vụ cho thấy Đấng Phục sinh không phải là ma; nơi Gioan, nó nhằm gây xác tín về sự đồng nhất giữa Đấng Phục sinh với Đấng mà các môn đồ đã biết bằng xương bằng thịt.
Sau cùng nơi Lc, lòng cứng tin hòa lẫn với niềm vui và việc nhận biết không xảy ra lập tức; nơi Gioan trái lại, lòng cứng tin hoàn toàn tập trung trên Tôma, trong lúc việc nhận biết xảy ra tức thì và niềm vui thật thật trọn vẹn.
Cả hai thánh sử hẳn là tùy thuộc cùng một nguồn liệu. Nhưng bản văn Gioan vừa giản dị vừa nặng tính chất thần học hơn. Tác giả muốn phân biệt cái có liên hệ đến sự cứng lòng tin với cái liên hệ đến sứ mệnh của các môn đồ. Vì thế, như thường thấy trong thánh sử thứ tư, mỗi cảnh đều trở thành đặc thức của chủ đề ông trình bày. Tuy nhiên cả hai quang cảnh đều được nối kết mật thiết bởi khung cảnh không gian và thời gian phụng vụ (cc.19-26). Cả hai biến cố quả là có tầm mức Giáo Hội vậy.
Vì phần liên hệ đến "sứ mệnh" sẽ được nghiên cứu về sau (xem bài Chú giải lễ Hiện xuống), nên đoạn còn lại của giai thoại chia làm hai phần:
- Hiện ra cho tôm: cc.24-29.
Kết luận của Tin mừng: cc.30-31 .
Trình thuật về chính cuộc hiện ra được kết cấu như sau:
Nhận biết :
Nỗi hoài nghi của Tôma và vai trò của cộng đoàn: cc.24-25. Cuộc hiện ra của Chúa Giêsu: c.26a
- không thể nhận ra: c.26b
- sáng kiến bằng cách nói một lời: c.27
Đức tin của Tôma: c.28
kết luận :
Liên quan đến Tôma: c.29a
Liên quan đến tất cả Kitô hữu: c.29b
II. CÁC Ý TƯỞNG CHÍNH CỦA BẢN VĂN
Thành thử các yếu tố chính của bản văn đều xoay quanh đức tin và có thể được nghiên cứu dưới ba khía cạnh.
1. Thái độ của Tôma trước tiên cho thấy: dù được tiếp nhận qua trung gian của cộng đoàn, đức tin vẫn là một hành động cá nhân, có tính cách phê phán.
Tôma được đề cập (c.24) ntlư là "một người trong nhóm Mười hai" và nhóm này được nhắc đến hai lần (cc.24-25) Thành ngữ "nhóm Mười hai" rất hiếm nơi Gioan, điều đó. Gợi lên tầm quan trọng của sứ đồ đoàn trong việc khơi dậy đức tin : chính vì chứng từ của họ mà Tôma đã tự vấn (c.25) và đã được đặt trên con đường "nhận ra" Chúa Giêsu.
Hơn nữa, nhóm Mười hai này đã lại hội nhau "tám ngày sau đó" (c.26). Tiểu chú này, đi tiếp theo tiểu chú "ngày thứ nhất trong tuần" (c.19) hay ngày phục sinh, chắc chắc là dấu chứng nói lên khung cảnh của cộng đoàn sơ thủy, trong đó hình thành bài giáo lý về cuộc hiện ra cho Tôma. Tiểu chú này còn được tăng cường bằng một nét khác là lời chào "Bình an cho các ngươi" mà nay vẫn còn được dùng trong các cuộc cử hành Thánh Thể.
Tất cả các điều này nói lên tầm quan trọng của việc tụ họp và cử hành phụng vụ cũng như của vai trò các tham dự viên trong việc đưa dẫn một người nào đó đi vào mầu nhiệm Chúa Giêsu Phục sinh.
Để quán triệt tiến trình của Tôma và đích điểm ông sẽ đến là không thấy mà tin, phải quan sát ông phát xuất từ chỗ nào. Một- đoạn văn khác soi sáng điểm này được : đoạn văn nói về cuộc đàm đạo giữa Chúa Giêsu với các môn đồ trước khi ra đi (14,1-12). Trong trình thuật đó Tôma xuất hiện như là kẻ không hiểu rõ hai nghĩa mà Chúa Giêsu muốn nói. Người bảo thế này: "Và Ta đi đâu, các người biết đường rồi", Tôma hỏi: "Thưa Ngài, chúng tôi không biết Ngài đi đâu, làm sao biết con đường được". Thế nhưng Chúa Giêsu lại nói đến con đường là chính Người. Tính tình thực tiễn đó của Tôma cũng tỏ hiện trong phản ứng của ông là chỉ nghĩ đến cái chết khi Chúa Giêsu gợi lên vinh quang của Người (11, 15-16). Bấy giờ Philíp đặt một câu hỏi và được trả lời như sau: "Philíp, ai thấy Ta là đã thấy Cha; làm sao ngươi nói: xin tỏ cho chúng tôi thấy Cha? Ngươi không tin . . . ?". .
Do đó, thấy" Chúa Giêsu là thấy người về phương diện nhân loại, bằng xương bằng thịt, nhưng nhất là, bên trên cái khả giác đối với mắt trần, đạt đến ngôi vị của Người và biết bằng cách tin vào ngôi vị đó. thành ra sự hiểu biết này đồng thời là một sự "nhận biết". Có thể đi sát cánh một người không biết nhân cách sâu xa của họ. Chỉ về sau, khi nhân cách này được biểu lộ hoặc bởi lời nói hoặc bởi hiệu quả của làm đương sự trên kẻ khác, thì nó mới được biết rõ ràng hơn ; có thể bảo rằng nó được "nhận ra" vậy.
Gioan luôn nối kết hai hạn từ "thấy" (oran) và tin (pistouein) trong mục đích làm nổi bật khía cạnh đặc biệt sau đây của niềm tin: tin là "thấy" ngang qua các sự kiện cụ thể hay chính con người Chúa Giêsu. Nó hoàn toàn khác với một thứ trực quan hay với một thứ ý thức hệ nào đó: nó là niềm tin vào một vị Thiên Chúa làm người. Ay là tất cả ý nghĩa đặc biệt Gioan gán cho chữ "chứng nhân martys, thường dùng trong Tin mừng của ông. Cái làm các môn đồ thành "chứng nhân" không chỉ là sự kiện đã được thấy Chúa kitô bằng xương bằng thịt : điều này đã xảy ra cho nhiều kẻ từng đi bên cạnh Người mà chả nhận biết Người là ai. Cái các ông làm chứng phát xuất từ thái độ tiếp nhận của các ông, thái độ đã giúp các ông nhận ra một lời mời gọi tin vào, Chúa Giêsu, ngang qua các dấu chỉ mà Người đã thực hiện. ó đây, đức tín của Tôma được tóm kết trong một chữ gói trọn tất cả kinh nghiệm của ông: ông đã "thấy" Chúa Giêsu khi Người còn sống, theo nghĩa "thấy" thông thường, và ông đã thấy Người, theo nghĩa "đã nhận biết", trong đức tin sau khi Người phục sinh.
2. Đức tin là một cuộc tiếp xúc với Chúa Giêsu, một Giêsu Chúa-Thiên Chúa, qua việc đón nhận lại Người.
Trái với điều mà nhiều nhà giảng thuyết lẫn thần học gia đôi khi đưa ra quá vội, bản văn không hề bảo Tôma đã tin sau khi làm cử chỉ ông yêu cầu. Giải thích cuộc hiện ra theo kiểu đó là đi vào đường hướng của Lc chứ không trung xác với Gioan, vì đối với Gioan thì Chúa Giêsu, kể từ khi sống lại, là Đấng người ta chẳng còn có thể chạm đến, như đã thấy trong trình thuật trước về Maria Mađalêna. Khi bảo "Hãy đem ngón tay ngươi đặt đây . . .", Chúa Giêsu chỉ lặp lại mối bận tâm của Tôma và chính sự kiện nhận ra mình bị "thấy" đã hoán cải vị sứ đồ, như Nathanael (1,48) và một cách khác như Maria Mađalêna (20,16). Chính trên lời đó của Chúa Giêsu mà ông đã lập tức thốt lên tiếng kêu đức tin: "lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi".
Tước hiệu được gán cho Chúa Giêsu như vậy không lặp lại ở đâu khác, cả trong Gioan, trong Công vụ lẫn trong Phaolô. Theo Công vụ, chữ "Chúa", Kyrios, mà các dịch giả của bản 70 dùng thay tên riêng của Thiên Chúa, đã được áp dụng cho Chúa Kitô trong lời rao giảng của Giáo hội sau lễ ngũ Tuần, khi các sứ đồ đã có một niềm tin dứt khoát vào thần tính của Chúa Giêsu. Ở đây, thánh sử đưa từ ngữ về thời tiền Hiện xuống, và kết hợp nó với tước hiệu Thiên Chúa để không ai còn nghi ngờ gì về ý nghĩa hành vi đức tin của Tôma.
Thành ngữ "Thiên Chúa của tôi", được áp dụng vào Chúa Giêsu, gây ngạc nhiên không ít. Vẫn biết Chúa Kitô được gọi là Thiên Chúa" ở nhiều chỗ trong Tân ước (1Tm 16; Cl 1,15) và trong Tin Mừng Gioan (1, 1), nhưng việc nối kết "Chúa-Thiên Chúa" là điều bất thường. Để giải thích, cần phải nhờ đến Cựu ước. Việc nối kết này thường gặp dưới các công thức như: "Lạy Chúa là Thiên Chúa" (2sm 7,28; Tv 30,2). Thành thử Tôma áp dụng cho Chúa Kitô một tước hiệu nói lên thần tính của Người, và nếu được đặt lại trong văn mạch Gioan (5,23; 14,9 . . . ) thì tước hiệu có thể diễn giải: "Lạy Chúa tôi, Đấng trong đó tôi nhận ra Chúa Cha". Vị sứ đồ không thể diễn tả toàn vẹn hơn niềm tin của mình, và nhờ chủ từ đại danh từ "của tôi", ông góp thêm một tính chất cá vị vào cái mà Phụng vụ gán cho ông nói dưới hình thức lập thể : Lạy Chúa và là Thiên Chúa chúng tôi" (Kh 4,11).
3. Đức tin là sự đi vào trong bình an và hạnh phúc, hoa quả của cuộc Khổ nạn vinh hiển.
Có mối liên hệ chặt chẽ nối kết sự "bình an" mà Chúa Kitô ban tặng cho môn đồ Người (c.26) với dấu chỉ là Người đề xuất trong lời nói (c.27). Chào các sứ đồ bằng chữ "bình (shalom) là sử dụng thành ngữ thông thường nhất, một thành ngữ không chỉ diễn tả tài tình mà còn diễn tả việc ban phúc lành của Thiên Chúa. Hơn nữa, kể từ cuộc Phục sinh, ban tặng này thực hiện cái Chúa Giêsu đã hứa (14,27; 33) và đã chiếm-hữu được nhờ cuộc Khổ nạn vinh hiển. Đó là điều được nhấn mạnh qua việc đề cập đến các vết thương ở tay và cạnh sườn (chi tiết sau chỉ có Gioan đề cập, khác với Luca). Đức tin tin vào sự đồng nhất ngôi vị giữa Đấng bị đóng đinh và Chúa hằng sống, Đấng ban Thánh Thần. Chính khi đã mặc lấy thân phận con người như vậy mà Chúa Kitô mới chuyển đạt tình yêu và bình an của người cho những kẻ đón nhận Người trong đức tin.
Như thế, Tôma chỉ nhận ra thần tính Chúa Giêsu qua cách Người đã sống cuộc sống con người, kể cả và nhất là cái chết, khi ông tiếp nhận ánh sáng đã được dấu chỉ ấy ban cho ông. Một trong những nét chủ yếu của Tin mừng thứ tư là đấy cuốn Tin mừng hằng bận tâm làm nổi bật điều này là: niềm tin phát sinh từ một sáng kiến nhưng không của Chúa Kitô, nhưng đồng thời cũng đòi con người làm một hành vi tự ý để tiếp nối sáng kiến đó.
Bấy giờ xuất hiện một mối chân phúc mà tầm quan trọng càng tăng vì là mối phúc duy nhất được Gioan ghi lại trong Tin mừng của ông. "Phúc cho": tiếng kêu này được áp dụng suốt bộ Cựu ước cho những kẻ tin vào Thiên Chúa và vào sự hiện diện của Ngài trong đời họ. Với Chúa Kitô, mối phúc mặc trọn ý nghĩa: chính trong Người giờ đang sống mãi, có sự hiện diện của Thiên Chúa, phúc cho ai tin nhận Người.
Thành thử mối phúc này nhắm đến tất cả những kẻ đã tin hay sẽ tin, bắt đầu từ chính các sứ đồ, đặc biệt là Tôma, người đã được gói trọn trong nối phúc đó. Quả thế, bản văn do ông đã "tin" và đây là điều làm ông "hạnh phúc". Toàn giai thoại về việc "nhận biết" chỉ có ý nghĩa với cách giải thích như vậy về mối phúc kết thúc giai thoại ấy! nhưng dữ kiện này được Gioan đưa ra với một lối biện chứng cần được làm sáng tỏ Chúa Giêsu nói: "Bởi thấy Ta, ngươi đã tin. Phúc cho, những ai không thấy là tin". Đây là một cách bảo rằng: đức tin của Tôma là nguyên kiểu của đức tin mọi Kitô hữu về sau. Nếu khác, có lẽ đức tin sẽ không thể truyền đạt và mất sức lôi cuốn đối với những người đã chẳng biết Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt. Thành thử đức tin của ông và của họ có một cái gì chung và khác nhau.
Cái mà Tôma có chung với toàn thể Kitô hữu, là ông chẳng có đủ bằng chứng, theo nghĩa ngày nay người ta gán cho chết này trong ngôn ngữ thông dụng, nhưng là có một lời nói. Thế mà trong ngôn ngữ Thánh kinh, gán một lời nói cho Thiên Chúa là khẳng định sự hiện diện thực sự của Ngài, sự hiện diện được nhận thấy trong đức tin, vượt lên trên mọi biểu tượng.
" Cái khác biệt, ngoại trừ cường độ của hành động Chúa Gisêu trong ông và việc ông đáp trả hành động đó, là cái ông
phải tin : Chúa Giêsu đang sống bây giờ trong một điều kiện không có tính cách vật chất như trước kia cũng là kẻ mà ông biết bằng xương bằng thịt và đã bị đóng đinh thập giá. Như trong mọi hành vi đức tin, chẳng những chỉ lý trí mà toàn thể con người ông đều mở rộng và khăng khít với một ánh sáng. Sau khi đã biết và tìm cách nhận ra Chúa Giêsu, thì giác quan của ông nhận được một sự dột lại của chức tin trên chúng, phù hợp với hoàn cảnh đặc biệt này. Tôma là thành viên của nhóm mà Gioan đã đề cập: "Chúng tôi đã được ngắm vinh quang Người" (1,14): "chúng tôi" đây không phải là một tiếng số nhiều trang trọng, cũng chẳng chỉ tất cả mọi người, nhưng chỉ nhóm nhỏ chứng nhân đã mục kích cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu, chỉ những kẻ sau đó đã "nhận biết" người đang sống mãi. Chính sự nhận biết thích hợp và vượt quá kinh nghiệm giác quan ấy là yếu tố đặc thù của đức tin các môn đồ. Từ đó, đức tin của các Kitô hữu chỉ làm họ nhận biết được Chúa Giêsu xuyên qua điều mà các sứ đồ đã nói cho họ hay. Đức tin của họ dựa trên kinh nghiệm đầu tiên này vậy.
Còn lại giáo huấn của phần kết thúc. Giáo huấn này được gởi đến các Kitô hữu và tóm tắt cách nào đó toàn bộ sứ điệp Tin mừng thứ tư trong mục đích giúp họ tiến lên trong đức tin. Nó được chứa đựng trong các chữ : dấu chỉ, tin, Chúa Kitô. Con Thiên Chúa, sự sống.
III. MÔI TRƯỜNG LỊCH SỬ CỦA BẢN VĂN
Có nhiều yếu tố giúp định vị bản văn trong môi trường lịch sử của lần biên soạn nó sau cùng.
Tác giả ngỏ lời với các cộng đoàn mà chủ yếu là gồm những kẻ chẳng trực tiếp kinh nghiệm về các cuộc hiện ra và phải tin dầu không bao giờ được biết Chúa Kitô bằng xương bằng thịt. Ông muốn minh chứng rằng, nhờ đức tin, họ thông sự một cách đầy đủ, trọn vẹn vào cùng niềmvuì như các sứ đồ: vì dù có khác về hoàn cảnh lịch sử, kinh nghiệm của các sứ đồ vẫn chẳng kém bao hàm một hành vi đức tin tương tự như họ.
Bản văn ăn sâu tron.g lột cử hành của cộng đoàn. Nó mặc khải cho thấy các Kitô hữu, vào cuối thế kỷ I, đã chú tâm đến thời gian (ngày Chúa nhật), nơi chốn và các công thức bình an cho các ngươi") có tính cách phụng vụ còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Thành thử ý nghĩa của việc tụ họp ngày Chúa nhật là để "nhận biết" Chúa không ngừng.
Nguyên việc giai thoại được tường thuật trong 5 câu và với một cấu trúc thần học rõ ràng, đủ nói lên rằng tác giả không có ý cung cấp những chi tiết chính xác về biến cố. Ông chỉ đưa ra điều cốt tủy, trình bày một quét có chung với mọi lời tuyên xưng đức tin sơ khởi khác : các sứ đồ ý thức mình đã tin dựa vào các sáng kiến của chua Giêsu, Đấng mà họ nhận biết đang còn sống qua các biến cố của đời họ. Đặc biệt, việc đồng hóa Chúa Giêsu đang sống với Chúa Giêsu mà họ đã biết trước đây và đã chết, lại được chứng thực trong bản văn song song với Luca (24,36-43). Chính kinh nghiệm độc nhất vô nhị đó đã làm nền tảng cho đức tin của họ, và rồi đến lượt đức tin này lại làm cơ sở cho đức tin của mọi Kitô hữu. Đó là điều mà lời rao giảng xưa nhất do Phaolô ghi lại đã minh chứng (1 Cr 15,3).
Ngoài ra, nếu tác giả trình bày những người có tính khí dễ bốc đồng, bồng bột, thì ta có thể nghi ngờ điều ông nói. Vì thế nhưng ông lại cho thấy một Tôma với tính tình thực tiễn. Chống lại mọi sự nhẹ dạ, dễ tin, nên càng kêu lời ta tin hơn vào xác thực tính của sự kiện.
Sau cùng, phải ghi nhận sự đóng góp của đoạn văn này đối với kiến thức sử học của chúng ta về việc Chúa Giêsu chịu đóng đinh thập giá. Thân hình tử tội có thể bị cột hoặc bị đóng đinh. Chính là nhờ trình thuật hiện ra cho Tôma mà chúng ta biết phương thức nào trong hai phương thức trên đã được sử dụng trong trường hợp Chúa Giêsu. Năm 1968, người ta đã khám phá, trong một nghĩa địa phía đông Bắc Giêrusalem, bộ xương của một kẻ bị đóng đinh cách đây 2000 năm. Đây là lần đầu tiên những cái đinh được tìm thấy trong thạch mộ, khiến thói tục mà thánh sử cho thiết càng được chính xác hơn trong lãnh vực các sự kiện.
IV. SỨ ĐIỆP CỦA BẢN VĂN
Toàn bộ giai thoại này mời gọi Kitô hữu suy nghĩ về đức tin: đức tin là sự "nhận biết" một hữu thể đang sống nhưng vô hình; nó giả thiết một hành vi tự phát cá nhân và sự chấp nhận chứng từ của các môn đồ tiên khởi; cuối cùng, nó là nguồn hạnh phúc đích thực của con người.
Xét trên bình diện nhân loại, mọi tương giao với một con người giả thiết một niềm tin nào đó. Không thể nghĩ đến việc muốn kiểm chứng mọi lời kẻ ấy nói được. Để tin, chỉ cần có các dấu chỉ là đủ. Trong trường hợp Chúa Giêsu, dấu chỉ người đưa ra là dấu chỉ về sự sống và sự chết của Người: người đã sống và chết phù hợp hoàn toàn với ý Cha Người. Chính vì thế mà Người đã được mặc khải là Chúa-Thiên Chúa. Điều đó đòi buộc người môn đồ tiếp nhận. Người phải vượt lên trên mọi biểu tượng khả giác. Ngay cả những kẻ đã biết Người về phương diện thể lý cũng phải thoát ra khỏi các hình ảnh họ đã lưu giữ về Người. Việc một kẻ thực tế và do dự như Tôma mà cũng đã làm cái bước nhảy đó, khích lệ các Kitô hữu không ngừng bị hăm dọa bởi sự vô tín hằng giam hãm Chúa Giêsu trong một biểu tượng.
Vì thuộc về một nhóm mà tất cả đều đã bắt đầu tin, Tôma nhắc cho mọi Kitô hữu đã sinh ra hay đang sống trong một hoàn cảnh tương tự điều này là: đức tin trước tiên là hành vi tự phát và kinh nghiệm cá nhân. Thật là thường tình khi con người từ chối dấn thân vì một lời kẻ khác nói, bao lâu mình "chưa cảm nghiệm được trong chính mình sáng kiến của Đấng Phục sinh. Nhưng ngược lại sẽ là ba phải chủ nghĩa hay tôn giáo xã hội học chứ chẳng phải là đức tin.
Ngoài kinh nghiệm đó là kinh nghiệm về Thần khí xuất phát từ trái tim Chúa Giêsu ra, thì đức tin của tín hữu dựa trên chứng từ của các môn đồ tiên khởi mà nay được cộng đoàn Giáo hội truyền lại. Kẻ không tìm xem mình đã đạt tới đức tin thế nào nhưng tìm kiếm cơ sở niềm tin của mình, thì sẽ luôn luôn thấy sự kiện này là những ai đã biết Chúa Giêsu đều nói Người là, Đấng sống lại. Tính cách cộng đoàn đó của đức tin cũng nhắc nhở những kẻ thấy khó chấp nhận ý kiến chung của cộng đoàn và vì thế đang phải "khủng hoảng", hãy sống niềm tin bằng cách diễn tả nó ra ngay chính trong cộng đoàn, là việc lắng nghe Lời Chúa trong buổi lội họp phụng vụ sẽ là một yếu tố để soi sáng họ .
Gilles Becquet, Lecture d'évangiles . . . année B,
rang 378-388
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
1. Khi nghe các bạn sứ đồ báo tin Chúa sống lại và hiện ra cho họ, Tôma đã phản ứng mãnh liệt. Vì việc sống lại ra Chúa vừa khó tin, vừa gây bực bội. Tôma giới hạn tri giác thực tại và khả năng tri thức vào tiêu chuẩn của kinh nghiệm hay của khả năng suy tư. Những gì ông không thể hiểu, không thể đo lường, sờ chạm, đều bị ông chối từ. Thật là một nhà duy vật chủ nghĩa hạng nặng. Phải chăng Tôma thứ hai chính là tôi? Trong những lúc nghi ngờ và khủng hoảng, hãy lập lại lời khiêm nhường của Tin Mừng : "Lạy Chúa, con tin nhưng xin ban thêm đức tin cho con".
2. Nhiều khi ta trách Tôma sao lại không tin lời các bạn sứ đồ, nhưng có lẽ phải trách các sứ đồ mới đúng. Lý do: Họ nói "Chúng tôi đã thấy Chúa, đã được Thánh Thần, đã được sai đi . . ." thế mà 8 ngày sau vẫn còn ngồi ì một chỗ mà run sợ, thì thử hỏi các ông tin Chúa đã sống lại ở chỗ nào? Nếu chính các ông không tin, không tỏ dấu chỉ là tin, thì làm sao khiến cho Tôma tin được ? Thái độ bất động, không thay đổi của họ có lẽ càng làm cho Tôma xác tín là ông đang bị các bạn đùa dai, chứ thực ra làm gì có chuyện sống lại và hiện ra của Chúa! Tôma đâu cần phải lý luận chi xa xôi, cứ nhìn vào các sứ đồ kia thì đủ mà nghi rằng làm gì có được chuyện Chúa sống lại và hiện ra với các ông. Cho nên câu Chúa nói như để trách sự cứng lòng của Tôma: "Phúc cho những ai không thấy mà tin"' còn có thể hiểu như một câu gián tiếp kết tội "lòng tin" không việc làm" của các sứ đồ . . . Dùng lời lẽ chứng minh cho đức tin là tốt, nhưng tốt hơn và cần hơn là hành độn.g cho người khác thấy được niềm tin của mình. Đó chính là điều mà "các bạn của Tôma" lẽ ra phải có nhưng đã không có. Còn tôi ?
3. Tất cả là nhắm để ta tin vào Thiên Chúa, tin vào Đấng Thiên Chúa sai đến là Chúa Giêsu Kitô, để nhờ tin mà ta được sống muôn đời. Sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã tìm hết cách để các môn đồ nhận ra Người và tin vào N. Chúa sẵn sàng làm tất tả để họ tin: hiện ra, đàm dạo, ăn uống, chỉ các vết thương, cho phép đụng đến các giấu đinh . . . Mục đích duy nhất của lòng ưu ái, nhân nhượng, khoan dung ấy là: "Chớ cứng lòng nhưng hãy tin", vì có tin mới được sống. chính trong hoàn cảnh đó Chúa Giêsu Kitô đã thêm vào tám mối phúc thật" một mối phúc thật thứ chín (hay là mối phúc duy nhất theo Tin mừng Gioan): "Phúc cho nhữnng ai không thấy mà tin".
Noel Quession - Chú Giải
Ga 20,19-31
Vào chiều hôm ấy, ngày thứ nhất trong tuần... các môn đệ khi đó tụ tập lại... Tám ngày sau, các môn đệ lại ở trong nhà...
Trang Tin Mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta hai sự hiện tỏ của Đức Giêsu đã sống lại, cách khoảng 8 ngày. Một cách tự nhiên, chúng ta có xu hướng tập trung chú ý vào cuộc hiện ra lần thứ hai, đó là với Tôma... bởi vì chúng ta thường khi tự động hóa mình với ông, và tìm được một giải pháp thực tiễn là có dưới tay mình một người nào đó hoài nghi, một người nào đó khó tin... và tìm ra được nơi ông một thứ biện minh cho sự thiếu lòng tin của chính chúng ta.
Nhưng những sự thông đồng của chúng ta với Tôma không ngăn chúng ta đọc toàn thể văn bản. Trước hết chúng ta lưu ý rằng Đức Giêsu hằng sống hiện ra, chuyện đó có phải tình cờ không ? Vào Chúa nhật. Ngày thứ nhất trong tuần. Chúng ta biết rất rõ những Kitô hữu ban đầu không họp nhau mỗi ngày đâu. Chính họ, họ cũng có cuộc sống hằng ngày của mình. Họ không thể luôn luôn ở với nhau được. Vì thế, chính trong khuôn khổ cuộc gặp gỡ hằng tuần của họ, mà Đức Giêsu sống lại đến thăm. Chúng ta có thể sai lầm khi nghĩ rằng đức tin là một công việc có nhiều tính cách riêng tư hay cá nhân : chúng ta nhận thấy rằng sự hiện diện của Đức Kitô sống lại chủ yếu được người ta thử nghiệm, nhận biết, cảm thấy trong khuôn khổ một cuộc gặp gỡ cộng đoàn. Họ ở với nhau,...hội họp lại... trong Giáo Hội.
Các môn đệ đã gài chốt các cửa nơi họ ở, bởi vì họ sợ. Đức Giêsu hiện đến và ở giữa họ.
Khi thánh Gioan viết điều đó, thì lúc ấy luôn luôn là thời gian sợ hãi và bách hại. Các môn đệ của Chúa Giêsu có thói quen khi hội họp ở nhà người này, khi ở nhà kia. Họ đón tiếp nhau... Họ tin cậy nhau. Có những vụ bỏ cuộc, những người bỏ đức tin và nhóm... Họ cũng sợ... Họ cài chốt các cửa lại. Nhưng ở mỗi Chúa nhật, dấu chỉ của phòng tiệc ly được làm lại, Chúa nhật đầu tiên này : một cách huyền nhiệm, Đức Kitô lẻn vào giữa những người thân của Người, tại nơi họ đang ở : E-phê-sô, Cô-rin-tô, Giêrusalem, Roma. Vâng, mỗi Chúa nhật, chính là lễ Phục sinh ! Chúa ở đó, ngay giữa cuộc đời chúng con, và chính Chúa đã làm cho chúng con được sống... Không thấy Chúa, chúng con vẫn tin.
Lạy Chúa hôm nay, chúng con cũng bị cám dỗ cài chết cữa nhà một cách sợ hãi. Khi Thần Khí thổi vào, chớ chi các bức tường trong nhà tù của chúng con sập đổ, chớ chi thời giờ ca hát của chúng con trở lại : Chúng ta hãy mở cửa nhà chúng ta cho Đức Kitô sống lại !
Trước khi đi xa hớn trong cuộc suy niệm Tin Mừng này chúng ta hãy xin Đức Kitô, để giải thoát chúng ta, làm cho chúng ta sống lại khỏi tình huống chết chóc nào. Như tội lỗi, như thử thách về sức khỏe, như những gò bó đau đớn và tuyệt vọng, như khó khăn gia đình và nghề nghiệp... Nơi mà ở đó họ đã gài then cửa !
Người nói với họ : "Bình an cho anh em !".Nói xong Người cho họ xem bàn tay và cạnh sườn Người. Các môn đệ tràn ngập vui mừng khi thấy Chúa. Đức Giêsu lại nói với họ : "Bình an cho anh em !"
Niềm vui Phục sinh, niềm vui Kitô giáo trước hết không phải là một niềm vui dễ dãi, niềm vui tự phát, thứ niềm vui nâng chúng ta lên cao khi mọi chuyện xuông xẻ, khi sức khỏe được tốt lành, tuổi trẻ ở đó đầy sức sống, khi các doanh nghiệp của chúng ta thành công, khi các quan hệ bạn bè và gia đinh được dễ chịu. Niềm vui Phục sinh, chính là niềm vui đến sau sợ hãi ! Đó là niềm vui và sự bình an đi trở lên từ một tinh huống về cơ bản là thất vọng (cái chết của một Đấng bị đóng đinh) mà không gì có thể tước đoạt được ! Đó là niềm vui và sự bình an đến từ lòng tin vào Đức Giêsu, ở mỗi cuộc hội họp Chúa nhật, giống như ngày đó, Đức Giêsu nguyện chúc sự bình an qua tiếng nói của vị linh mục : "Bình an cho anh chị em !". Và Công đồng Vatican II đã lập lại truyền thống xưa "hôn bình an : các Kitô hữu được mời ban bình an cho nhau, nhân danh Đức Kitô. Trao cho nhau một cái bát tay, ôm lấy nhau, mỉm cười với nhau, trong khi vừa chúc với nhau : Bình an Đức Kitô. Đó không phải là một cử chỉ tầm thướng... chính là "trở nên Đức Kitô" với người gần ta..., khi nhiều người họp nhau lại nhân danh Ta. Ta sẽ ở giữa họ.
"Như Chúa Cha đã sai Thầy. Thầy cũng sai anh em.."
Đấy ! Chúng ta không tin là nói quá tốt như thế !chính Đức Kitô nói lại với chúng ta... Tôi, người đàn ông đáng thương người đàn bà đáng thương, tôi là "Giêsu" được sai đến cùng anh em tôi... đúng như Người đã được Cha mình sai đi. Ta đừng đi quá nhanh trên các từ này. Ta đừng đi quá nhanh để bắt kịp Tôma, người cứng lòng tin. Hãy nán lại trên các từ về Đức Giêsu. Chúng ta hãy nghe trách nhiệm cao vời mà Người trao cho chúng ta : "sứ mệnh" của Đức Kitô được trao cho Giáo Hội, cho tôi, một phần. Tôi được Đức Giêsu sai đi... như Đức Giêsu đã được Cha sai đi ! Tôi còn phải khám phá ra ý nghĩa của hai từ này, thêm một lần nữa, đó là những từ Latinh và Hy Lạp không được dịch ra, hỡi ôi. "Sứ mệnh" có nghĩa "sự sai đi" (từ missus trong Latinh)... và "tông đồ có nghĩa là "người được sai đi" (từ Apostolos trong tiếng Hy Lạp)...
Khi tôi gặp gỡ một người nào, trong công việc của tôi, trong môi trường cuộc cống của tôi, tôi không ở đó chỉ nhân danh riêng tôi, vì lợi ích của tôi : Tôi được Đức Giêsu sai đến đó nhân danh Người, vì lợi ích của chính Người ! Như Đức Giêsu đã được Cha Người sai đi ! Tôi còn phải nói với một sứ điệp của Đức Giêsu : chính Người nói cho bạn biết điều mà tôi sắp nói với bạn... người đang sống trong tôi là đôi môi và thân xác của Người, ở gần với Người, để tỏ ra cho bạn tình yêu của Chúa Cha.
Khi đã nói xong. Người thổi hơi trên họ và Người nói với các ông: "Anh em nhận lấy Thánh Thần".
Ơn huệ của Thánh Thần, sự sáng tạo mới... Thần Khí của Đức Giêsu được truyền đạt cho các môn đệ của Người. Đức Giêsu đã chết, "trở lại cùng với Cha". Nhưng người Kitô hữu nhận lấy đà tiếp sức ! Họ là những người mang hơi thở đầy sinh lực và Thần Khí Người... họ đi theo công trình của Người : Thánh Phaolô sẽ nói : "Anh em là Thân thể Đức Ki- tô, anh em là Đền Thờ của Thánh Thần. Thánh Gioan, chính ông cho chúng ta thấy, vì lợi ích chính mình, Đức Giêsu lập lại cử chỉ của Thiên Chúa Sáng Tạo trong sách Sáng Thế (St 2,7) : "Lạy Thần Khí Sáng Tạo, xin hãy đến (Veni, Creator Spintua)".
Đối với Gioan, Lễ Hiện Xuống, chính là buổi chiều ngày Lễ PS cái chính yếu trong hoạt động của Đức Giêsu sau khi Người chiến thắng cái chết, chính là ơn huệ của Chúa Thánh Thần, Người đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ trong những kẻ chết (Rm 8,11). Trong kinh Tin Kính, đó là điều mà chúng ta khẳng định một cách chính yếu về Chúa Thánh Thần : Ngài là Đức Chúa, và Ngài ban sự sống. Thánh Thần được ban cho con người ngay chính chiều ngày Phục sinh, và Ngài sẽ tỏa sáng rực rỡ trên công trường năm mươi ngày sau, vào ngày lễ Hiện Xuống, chính cùng một Thánh Thần này, vừa mới thành công một đòn bậc Thầy nếu ta cấm nói như thế, bằng cách kéo Đức Giêsu khỏi sự chết, đồng thời mạc khải Người là Con Thiên Chúa nhờ sự Phục sinh. "Nhờ sự Phục Sinh Người được lập là Con Thiên Chúa theo Chúa Thánh Thần".
"Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha.."
Trói buộc, và tháo gỡ, tha thứ và cầm buộc... các tội lỗi. Lời lẽ này là một công thức ngữ pháp aramên : người ta dùng hai từ trái nghĩa để khẳng định mạnh mẽ hơn nữa một thực tại, và nhấn mạnh lên từ "tích cực". Vì thế, khi ban cho họ Thần Khí của Người, Đức Giêsu cũng ban cho các môn đệ của Người quyền tháo gỡ con người khỏi sự xấu của mình : Từ nay, trên trần gian này, họ là những người mang theo lòng thương xót của Thiên Chúa... như Đức Giêsu khi trước : "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em". Các Kitô hữu được mặc lấy sứ mệnh mà chính Đức Giêsu đã nói là của Người, trong giáo đường Na-da-rét, đầu tác vụ của Người : Thần Khí Thiên Chúa ngự trên tôi, Thần Khí Thiên Chúa đã thánh hóa tôi. Người đã sai tôi đi mang Tin Mừng cho người nghèo khó, loan báo một năm hồng ân do bởi Thiên Chúa, giải thoát những người tù đầy " (Lc 4,18-19). Tôi có phải là người mang tinh thần đó, Thần Khí giải phóng, của Thần Khí ban sự sống, của Thần Khí yêu thương, và tha thứ nhân danh Đức Giêsu không ? Sự tha thứ là một ân huệ Phục sinh.
Một trong Nhóm Mười Hai, Tôma, lúc đó không ở với các ông, khi Đức Giêsu hiện đến... ông tuyên bố : "Nếu tôi không thấy... tôi sẽ không tin..."
Đấy là "người đến trễ, đến sau cuộc lễ Gặp gỡ. Tôma, luôn luôn, trong Tin Mừng, là người chỉ tin vào lương tri của mình, con người tích cực ngờ vực những hành vi táo bạo của Đức Giêsu . "Lạy Chúa, chúng con không biết Chúa đi đâu" (Ga 14,15). Khi Đức Giêsu nói về sự sống lại của La-da-rô, thì chính Tôma chỉ thấy sự chết (Ga11,15-16).
Tám ngày sau ... Đức Giêsu lại đến : "Đặt ngón tay anh vào đây, hãy xem tay Thầy, đừng cứng lòng tin nữa..."
Đức Giêsu, dù đã sống lại, vẫn có tính khôi hài ? Người đã để cho Tôma, bên ngoài, xem ra có lý trong một tuần. Chính với một cách mỉm cười mà tôi đã xem Đức Giêsu nói thẳng với Tôma. Đức Giêsu như có vẻ nói với ông : Anh bạn đáng thương của tôi ơi, bạn đã tưởng tôi chết, và vắng mặt, khi bạn nói với các bạn khác, bảo với họ là bạn không tin... nhưng tôi vẫn ở đó, vô hình, có nghe chuyện bạn nói. Dẫu vậy, tôi không tỏ mình cho bạn lúc đó. Ôi ! Sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Người luôn có tất cả thời gian của Người.
Tôma nói : "Lạy Chúa của con và Thiên Chúa của con".
Đó chính là tiếng kêu đức tin của một người mà đối với anh ta, sự đụng chạm cũng thành vô ích. Anh ta đã hiểu rằng Đức Giêsu, dù vồ hình, vẩn có ở đó. Ngay giờ phút ông hoài nghi, thì Người cũng có mặt ở đó.
Vì đã thấy Thầy nên anh tin . Phúc thay những ai không thấy mà tin.
Một mối phúc thật, mối phúc cuối cùng. Người ta không thể trông thấy những thực tại cao cả nhất của Thiên Chúa. Chỉ có đức tin mới đưa chúng ta tới đó. Đó chính là hạnh phúc đích thực.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Trang Tin Mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta hai sự hiện tỏ của Đức Giêsu đã sống lại, cách khoảng 8 ngày. Một cách tự nhiên, chúng ta có xu hướng tập trung chú ý vào cuộc hiện ra lần thứ hai, đó là với Tôma... bởi vì chúng ta thường khi tự động hóa mình với ông, và tìm được một giải pháp thực tiễn là có dưới tay mình một người nào đó hoài nghi, một người nào đó khó tin... và tìm ra được nơi ông một thứ biện minh cho sự thiếu lòng tin của chính chúng ta.
Nhưng những sự thông đồng của chúng ta với Tôma không ngăn chúng ta đọc toàn thể văn bản. Trước hết chúng ta lưu ý rằng Đức Giêsu hằng sống hiện ra, chuyện đó có phải tình cờ không ? Vào Chúa nhật. Ngày thứ nhất trong tuần. Chúng ta biết rất rõ những Kitô hữu ban đầu không họp nhau mỗi ngày đâu. Chính họ, họ cũng có cuộc sống hằng ngày của mình. Họ không thể luôn luôn ở với nhau được. Vì thế, chính trong khuôn khổ cuộc gặp gỡ hằng tuần của họ, mà Đức Giêsu sống lại đến thăm. Chúng ta có thể sai lầm khi nghĩ rằng đức tin là một công việc có nhiều tính cách riêng tư hay cá nhân : chúng ta nhận thấy rằng sự hiện diện của Đức Kitô sống lại chủ yếu được người ta thử nghiệm, nhận biết, cảm thấy trong khuôn khổ một cuộc gặp gỡ cộng đoàn. Họ ở với nhau,...hội họp lại... trong Giáo Hội.
Các môn đệ đã gài chốt các cửa nơi họ ở, bởi vì họ sợ. Đức Giêsu hiện đến và ở giữa họ.
Khi thánh Gioan viết điều đó, thì lúc ấy luôn luôn là thời gian sợ hãi và bách hại. Các môn đệ của Chúa Giêsu có thói quen khi hội họp ở nhà người này, khi ở nhà kia. Họ đón tiếp nhau... Họ tin cậy nhau. Có những vụ bỏ cuộc, những người bỏ đức tin và nhóm... Họ cũng sợ... Họ cài chốt các cửa lại. Nhưng ở mỗi Chúa nhật, dấu chỉ của phòng tiệc ly được làm lại, Chúa nhật đầu tiên này : một cách huyền nhiệm, Đức Kitô lẻn vào giữa những người thân của Người, tại nơi họ đang ở : E-phê-sô, Cô-rin-tô, Giêrusalem, Roma. Vâng, mỗi Chúa nhật, chính là lễ Phục sinh ! Chúa ở đó, ngay giữa cuộc đời chúng con, và chính Chúa đã làm cho chúng con được sống... Không thấy Chúa, chúng con vẫn tin.
Lạy Chúa hôm nay, chúng con cũng bị cám dỗ cài chết cữa nhà một cách sợ hãi. Khi Thần Khí thổi vào, chớ chi các bức tường trong nhà tù của chúng con sập đổ, chớ chi thời giờ ca hát của chúng con trở lại : Chúng ta hãy mở cửa nhà chúng ta cho Đức Kitô sống lại !
Trước khi đi xa hớn trong cuộc suy niệm Tin Mừng này chúng ta hãy xin Đức Kitô, để giải thoát chúng ta, làm cho chúng ta sống lại khỏi tình huống chết chóc nào. Như tội lỗi, như thử thách về sức khỏe, như những gò bó đau đớn và tuyệt vọng, như khó khăn gia đình và nghề nghiệp... Nơi mà ở đó họ đã gài then cửa !
Người nói với họ : "Bình an cho anh em !".Nói xong Người cho họ xem bàn tay và cạnh sườn Người. Các môn đệ tràn ngập vui mừng khi thấy Chúa. Đức Giêsu lại nói với họ : "Bình an cho anh em !"
Niềm vui Phục sinh, niềm vui Kitô giáo trước hết không phải là một niềm vui dễ dãi, niềm vui tự phát, thứ niềm vui nâng chúng ta lên cao khi mọi chuyện xuông xẻ, khi sức khỏe được tốt lành, tuổi trẻ ở đó đầy sức sống, khi các doanh nghiệp của chúng ta thành công, khi các quan hệ bạn bè và gia đinh được dễ chịu. Niềm vui Phục sinh, chính là niềm vui đến sau sợ hãi ! Đó là niềm vui và sự bình an đi trở lên từ một tinh huống về cơ bản là thất vọng (cái chết của một Đấng bị đóng đinh) mà không gì có thể tước đoạt được ! Đó là niềm vui và sự bình an đến từ lòng tin vào Đức Giêsu, ở mỗi cuộc hội họp Chúa nhật, giống như ngày đó, Đức Giêsu nguyện chúc sự bình an qua tiếng nói của vị linh mục : "Bình an cho anh chị em !". Và Công đồng Vatican II đã lập lại truyền thống xưa "hôn bình an : các Kitô hữu được mời ban bình an cho nhau, nhân danh Đức Kitô. Trao cho nhau một cái bát tay, ôm lấy nhau, mỉm cười với nhau, trong khi vừa chúc với nhau : Bình an Đức Kitô. Đó không phải là một cử chỉ tầm thướng... chính là "trở nên Đức Kitô" với người gần ta..., khi nhiều người họp nhau lại nhân danh Ta. Ta sẽ ở giữa họ.
"Như Chúa Cha đã sai Thầy. Thầy cũng sai anh em.."
Đấy ! Chúng ta không tin là nói quá tốt như thế !chính Đức Kitô nói lại với chúng ta... Tôi, người đàn ông đáng thương người đàn bà đáng thương, tôi là "Giêsu" được sai đến cùng anh em tôi... đúng như Người đã được Cha mình sai đi. Ta đừng đi quá nhanh trên các từ này. Ta đừng đi quá nhanh để bắt kịp Tôma, người cứng lòng tin. Hãy nán lại trên các từ về Đức Giêsu. Chúng ta hãy nghe trách nhiệm cao vời mà Người trao cho chúng ta : "sứ mệnh" của Đức Kitô được trao cho Giáo Hội, cho tôi, một phần. Tôi được Đức Giêsu sai đi... như Đức Giêsu đã được Cha sai đi ! Tôi còn phải khám phá ra ý nghĩa của hai từ này, thêm một lần nữa, đó là những từ Latinh và Hy Lạp không được dịch ra, hỡi ôi. "Sứ mệnh" có nghĩa "sự sai đi" (từ missus trong Latinh)... và "tông đồ có nghĩa là "người được sai đi" (từ Apostolos trong tiếng Hy Lạp)...
Khi tôi gặp gỡ một người nào, trong công việc của tôi, trong môi trường cuộc cống của tôi, tôi không ở đó chỉ nhân danh riêng tôi, vì lợi ích của tôi : Tôi được Đức Giêsu sai đến đó nhân danh Người, vì lợi ích của chính Người ! Như Đức Giêsu đã được Cha Người sai đi ! Tôi còn phải nói với một sứ điệp của Đức Giêsu : chính Người nói cho bạn biết điều mà tôi sắp nói với bạn... người đang sống trong tôi là đôi môi và thân xác của Người, ở gần với Người, để tỏ ra cho bạn tình yêu của Chúa Cha.
Khi đã nói xong. Người thổi hơi trên họ và Người nói với các ông: "Anh em nhận lấy Thánh Thần".
Ơn huệ của Thánh Thần, sự sáng tạo mới... Thần Khí của Đức Giêsu được truyền đạt cho các môn đệ của Người. Đức Giêsu đã chết, "trở lại cùng với Cha". Nhưng người Kitô hữu nhận lấy đà tiếp sức ! Họ là những người mang hơi thở đầy sinh lực và Thần Khí Người... họ đi theo công trình của Người : Thánh Phaolô sẽ nói : "Anh em là Thân thể Đức Ki- tô, anh em là Đền Thờ của Thánh Thần. Thánh Gioan, chính ông cho chúng ta thấy, vì lợi ích chính mình, Đức Giêsu lập lại cử chỉ của Thiên Chúa Sáng Tạo trong sách Sáng Thế (St 2,7) : "Lạy Thần Khí Sáng Tạo, xin hãy đến (Veni, Creator Spintua)".
Đối với Gioan, Lễ Hiện Xuống, chính là buổi chiều ngày Lễ PS cái chính yếu trong hoạt động của Đức Giêsu sau khi Người chiến thắng cái chết, chính là ơn huệ của Chúa Thánh Thần, Người đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ trong những kẻ chết (Rm 8,11). Trong kinh Tin Kính, đó là điều mà chúng ta khẳng định một cách chính yếu về Chúa Thánh Thần : Ngài là Đức Chúa, và Ngài ban sự sống. Thánh Thần được ban cho con người ngay chính chiều ngày Phục sinh, và Ngài sẽ tỏa sáng rực rỡ trên công trường năm mươi ngày sau, vào ngày lễ Hiện Xuống, chính cùng một Thánh Thần này, vừa mới thành công một đòn bậc Thầy nếu ta cấm nói như thế, bằng cách kéo Đức Giêsu khỏi sự chết, đồng thời mạc khải Người là Con Thiên Chúa nhờ sự Phục sinh. "Nhờ sự Phục Sinh Người được lập là Con Thiên Chúa theo Chúa Thánh Thần".
"Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha.."
Trói buộc, và tháo gỡ, tha thứ và cầm buộc... các tội lỗi. Lời lẽ này là một công thức ngữ pháp aramên : người ta dùng hai từ trái nghĩa để khẳng định mạnh mẽ hơn nữa một thực tại, và nhấn mạnh lên từ "tích cực". Vì thế, khi ban cho họ Thần Khí của Người, Đức Giêsu cũng ban cho các môn đệ của Người quyền tháo gỡ con người khỏi sự xấu của mình : Từ nay, trên trần gian này, họ là những người mang theo lòng thương xót của Thiên Chúa... như Đức Giêsu khi trước : "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em". Các Kitô hữu được mặc lấy sứ mệnh mà chính Đức Giêsu đã nói là của Người, trong giáo đường Na-da-rét, đầu tác vụ của Người : Thần Khí Thiên Chúa ngự trên tôi, Thần Khí Thiên Chúa đã thánh hóa tôi. Người đã sai tôi đi mang Tin Mừng cho người nghèo khó, loan báo một năm hồng ân do bởi Thiên Chúa, giải thoát những người tù đầy " (Lc 4,18-19). Tôi có phải là người mang tinh thần đó, Thần Khí giải phóng, của Thần Khí ban sự sống, của Thần Khí yêu thương, và tha thứ nhân danh Đức Giêsu không ? Sự tha thứ là một ân huệ Phục sinh.
Một trong Nhóm Mười Hai, Tôma, lúc đó không ở với các ông, khi Đức Giêsu hiện đến... ông tuyên bố : "Nếu tôi không thấy... tôi sẽ không tin..."
Đấy là "người đến trễ, đến sau cuộc lễ Gặp gỡ. Tôma, luôn luôn, trong Tin Mừng, là người chỉ tin vào lương tri của mình, con người tích cực ngờ vực những hành vi táo bạo của Đức Giêsu . "Lạy Chúa, chúng con không biết Chúa đi đâu" (Ga 14,15). Khi Đức Giêsu nói về sự sống lại của La-da-rô, thì chính Tôma chỉ thấy sự chết (Ga11,15-16).
Tám ngày sau ... Đức Giêsu lại đến : "Đặt ngón tay anh vào đây, hãy xem tay Thầy, đừng cứng lòng tin nữa..."
Đức Giêsu, dù đã sống lại, vẫn có tính khôi hài ? Người đã để cho Tôma, bên ngoài, xem ra có lý trong một tuần. Chính với một cách mỉm cười mà tôi đã xem Đức Giêsu nói thẳng với Tôma. Đức Giêsu như có vẻ nói với ông : Anh bạn đáng thương của tôi ơi, bạn đã tưởng tôi chết, và vắng mặt, khi bạn nói với các bạn khác, bảo với họ là bạn không tin... nhưng tôi vẫn ở đó, vô hình, có nghe chuyện bạn nói. Dẫu vậy, tôi không tỏ mình cho bạn lúc đó. Ôi ! Sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Người luôn có tất cả thời gian của Người.
Tôma nói : "Lạy Chúa của con và Thiên Chúa của con".
Đó chính là tiếng kêu đức tin của một người mà đối với anh ta, sự đụng chạm cũng thành vô ích. Anh ta đã hiểu rằng Đức Giêsu, dù vồ hình, vẩn có ở đó. Ngay giờ phút ông hoài nghi, thì Người cũng có mặt ở đó.
Vì đã thấy Thầy nên anh tin . Phúc thay những ai không thấy mà tin.
Một mối phúc thật, mối phúc cuối cùng. Người ta không thể trông thấy những thực tại cao cả nhất của Thiên Chúa. Chỉ có đức tin mới đưa chúng ta tới đó. Đó chính là hạnh phúc đích thực.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
" Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến "
BÀI TIN MỪNG : Ga 20. 19 - 31
I. Ý CHÍNH :
Bài tin mừng này, Gioan kể lại hai lần Chúa hiện ra với các Tông đồ cách nhau một tuần .
Một lần hiện ra ngay chính buổi chiều ngày Chúa sống lại khi không có mặt Tôma . Và lần sau có mặt Tôma . Mục đích Chúa hiện ra là làm cho các Tông đồ tin rằng NGÀI ĐÃ SỐNG LẠI THẬT .
II. SUY NIỆM :
1 / " Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần " :
Theo người Do thái, ngày thứ bảy là ngày cuối tuần và là ngày lễ nghỉ, ngày thứ nhất trong tuần tức là ngày Chúa nhật bây giờ và là ngày Chúa sống lại . Thời Tân ước, Giáo Hội lấy ngày thứ nhất trong tuần tức là ngày Chúa nhật, ngày lễ nghỉ, ngày Chúa phục sinh .
+ Những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín vì sợ người Do thái : Từ khi có biến cố ngôi mộ trống vào ngày thứ nhất trong tuần, dân chúng thì xôn xao, nhà cầm quyền thì điên đầu vì khó xử, các môn đệ nửa tin nửa ngờ, qui tụ nhau để bàn bạc, cầu nguyện, nhưng vì có tiếng đồn là các môn đệ đã lấy trộm xác Chúa nên các ngài sợ bị theo dõi vì thế đã đóng kín hết các cửa của phòng họp .
2 / " Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói " :
* Việc Chúa Giêsu hiện đến trong phòng đóng cửa kín cho thấy thân xác phục sinh của Chúa không còn bị giới hạn bởi không gian nữa .
* Việc Chúa hiện đến đứng giữa các ông và nói : nêu lên ý nghĩa Chúa Giêsu chịu đóng đinh và chịu chết thì bây giờ đã sống lại thật .
3 / " Bình an cho các con " :
Lời này được Chúa Giêsu nói sau khi Người phục sinh có ý diễn tả :
+ Ơn tha thứ cho các môn đệ : vì biến cố thương khó tử nạn đã làm cho các tông đồ sợ và đã bất trung với Thầy mình .
+ Ơn giao hoà giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau : vì Chúa Giêsu chịu chết đã chuộc tội cho nhân loại và Chúa Giêsu phục sinh đem lại sự sống cho nhân loại .
+ Ơn phúc lành : sự hiện diện của Chúa phục sinh là một phúc lành vì Người là sự bình an cho những ai đón nhận Người . Các tông đồ đã tin nhận Chúa phục sinh đem lại an bình, can đảm và dấn thân trong sứ mệnh truyền giáo .
4 / " Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người " :
Việc cho xem các vết thương này có mục đích cho thấy có sự liên tục giữa thân xác Chúa đã chịu khổ nạn và thân xác Chúa đã phục sinh là một .
5 / " Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con " :
Việc Chúa Giêsu xác định về giá trị của ơn gọi để làm phấn khởi các môn đệ :
+ Việc sai các môn đệ đi vào thế gian sau phục sinh chứng tỏ biến cố phục sinh là nền tảng ơn gọi và sứ mạng của các môn đệ .
+ Ơn gọi các môn đệ rập theo khuôn mẫu ơn gọi của Chúa Giêsu .
+ Trong bài Tin Mừng này không thấy Gioan nói tới sứ mạng phổ quát của các môn đệ là đi giảng dậy muôn dân, có lẽ vì điều này đã được các Tin Mừng nhất lãm nói trước rồi ( Mt 28, 19 ; Lc 24, 47 ; Mc 16, 25 ) .
6 / " Nói thế rồi, Người thổi hơi ..." :
Tác động này tương tự việc tạo dựng con người ( St 2, 7 ) và cho thấy ở đây cũng có thể kể như một cuộc tạo dựng mới, đó là cuộc tạo dựng trong Thánh Thần .
7 / " Các con hãy nhận lấy Thánh Thần " :
+ Chúa Thánh Thần như đã được hứa trong bài diễn văn sau bữa tiệc ly ( Ga 10, 16 - 26 ; 16, 7 - 13 ) chỉ được ban đầy đủ vào lễ Ngũ tuần ( Cv 2, 1 - 12 ) . Còn ở đây ( Ga 20, 22 ) chỉ là nhận một phần đầu tiên của ơn Chúa Thánh Thần để cho các tông đồ có thể lãnh quyền tha tội, vì tuy có nhiều đặc ân khác nhau nhưng chỉ có một Chúa Thánh Thần ( 1Cr 12, 4 ) .
+ Các con tha tội ... các con cầm tội ai ... : Chúa thiết lập Bí tích Giải tội bằng cách ban quyền giải tội cho các môn đệ . Quyền này được tiếp tục trong Giáo Hội .
8 / " Có ông Tôma gọi là Dyđimô không cùng ở với các ông " :
+ Tô ma biệt hiệu là Dyđimô ( con sinh đôi ) vốn là người có tính thẳng thắn, rõ ràng và thực tiễn :
+ Khi Chúa nói với các môn đệ rằng : Con đường Thầy đi sau này các con cũng sẽ đi, Tôma liền thưa : nhưng chúng con không biết Thầy đi đâu, thì làm sao biết được đường lối của Thầy ( Ga 14, 5 ) .
Khi Thấy Chúa Giêsu dứt khoát muốn lên Giêrusalem bất chấp nguy hiểm thì Tôma lại bảo anh em : Nào cả chúng ta nữa, hãy lên Giêrusalem để chịu chết với Người .
+ Tôma vẫn giữ tính đó khi nghe nói Chúa sống lại, Tô mà đã không căn cứ vào sự kiện mồ trống, những bài Thánh Kinh, nhất là lời Chúa Giêsu nói trước về sự sống lại, ngay cả việc Chúa đã hiện ra với các môn đệ khác vào chiều thứ trong tuần . Nhưng Tôma đòi những điều kiện khả giác chắc chắn là nhìn thấy vết đinh, thọc ngón tay vào lỗ đinh ...
9 / " Tám ngày sau, các môn đệ họp nhau trong nhà, có Tôma ở với các ông " :
Đây là lần thứ hai Chúa hiện ra với các tông đồ trong cùng một quang cảnh như lần trước, nhưng lần này có cả Tôma và Tôma như là một các cớ để Chúa hiện ra lần này .
Việc Chúa hiện ra ở đây nói lên rằng : Người kiên nhẫn và hiền lành chấp những điều kiện Tôma đưa ra . Nhưng khi Chúa hiện ra, ta không thấy Tin Mừng nói Tôma có sỏ ngón tay và bàn tay như ông đã đòi hỏi hay không . Nhưng ta hiểu Tôma đã không kiểm nghiệm như ông đã đòi hỏi . Chỉ nguyên việc gặp gỡ và nghe Lời Chúa đã đủ để đánh động con người ông .
10 / " Chờ cứng lòng nhưng hãy tin " :
Diễn tả kiểu nói không được tiếp tục công việc đang làm tức là hãy đừng cứng lòng, nhưng hãy tin . Sự hiện diện của Chúa như một mệnh lệnh bảo Tôma đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin vào Người .
11 / " Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi ! " :
Đây là lời tuyên xưng của Tôma, Tôma là môn đệ cuối cùng tin Chúa sống lại, nhưng lại là người đầu tiên tuyên xưng Chúa cách đầy đủ nhất : lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của tôi !
+ Tôma thường bị mang tiếng là cứng lòng tin . Nhưng các môn đệ khác ở vào trường hợp ông cũng không hơn gì . Đàng khác, qua lời tuyên xưng, ta thấy Tôma có yếu kém phần nào về đức tin việc Chúa sống lại, thì Tôma lại đáng khen khi qua đó ông tuyên xưng Người là Thiên Chúa . Bản tính Thiên Chúa thì Tô ma đã không trông thấy nhưng ông đã tin .
12 / " Phúc cho những ai đã không trông thấy mà tin " :
+ Cái " Phúc " này đã được áp dụng suốt bộ Cựu ước cho những kẻ tin vào Thiên Chúa và vào sự hiện diện của Người trong đời họ .
+ Với Chúa Kitô, mối phúc này mang ý nghĩa : chính trong người Đấng đã phục sinh, có sự hiện diện của Thiên Chúa . Phúc cho những ai tin nhận Người .
Vì vậy, mối phúc này nhắm đến tất cả những ai đã hay sẽ tin, bắt đầu từ chính các môn đệ, tin nhận Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa .
13 / " Để anh em tin " :
Cũng mang nghĩa " Anh em tiếp tục tin " , vì ở đây nói với những người đã có đức tin . Vì vậy, nói lời này thánh Gioan muốn củng cố các tín hữu trong đức tin .
III . ÁP DỤNG :
A / Áp dụng theo Tin Mừng :
Giáo Hội dùng bài Tin Mừng này của thánh Gioan để mời gọi chúng ta suy nghĩ về đức tin .
1 / Việc Chúa Giêsu hiện ra hai lần với nhóm mười một tông đồ là để củng cố niềm tin cho các ông . Giáo Hội cũng muốn chúng ta suy niệm bài Tin Mừng này để xác tín vào việc Chúa Giêsu phục sinh hầu giúp cho ta phấn khởi sống theo niềm tin ấy mà hy vọng vào sự phục sinh của mình ngày sau .
2 / Biến cố phục sinh là nền tảng ơn gọi và sứ mệnh của các tông đồ . chúng ta chỉ có thể làm tông đồ cho Chúa khi chúng ta xác tín vào Thiên Chúa .
Chúng ta chỉ có thể hướng dẫn người ta về sự sống đời sau khi chúng ta xác tín và sống hướng về sự sống đời sau .
3 / Đức tin là nguồn hạnh phúc đích thực của con người vì " Phúc cho những ai không thầy mà tin " và " để anh em tin mà được sống nhờ danh Người " .
B / Áp dụng thực hành :
1 / Nhìn vào Chúa Giêsu :
a / Chúa Giêsu đã sống lại như lời Người đã hứa : chúng ta thường hứa điều này, dốc quyết điều kia, nhưng chúng ta có dùng ý chí để thực hiện điều mình hứa hay dốc quyết không ?
b / Chúa Giêsu hiện đến và ban bình an cho các ông : chúng ta là người thuộc về Chúa Kitô, khi hiện diện ở đâu với ai ... thì cũng tạo nên sự bình an vui vẻ, hoà thuận hiệp nhất ... ở đó .
c / Chúa Giêsu đã kiên nhẫn và nhân từ đối với sự cứng lòng của Tôma : chúng ta có đủ kiên nhẫn và quảng đại, dịu hiền đối với những người có thái độ cứng cỏi đối với chúng ta không ?
d / Nhìn vào Tôma : những gì ông không thể hiểu, không thể đo lường, sờ chạm đến, đều bị ông từ chối . Thật là nhà duy vật chủ nghĩa hạng nặng .
Phải chăng Tô ma thứ hai chính là tôi : nhưng " Phúc cho kẻ không thấy mà tin " .
+ Tô ma sau khi đã được cảm nghiệm về Chúa phục sinh, ông đã tin, một niền tin đầy đủ nhất " Lạy Chúa tôi " . Chúng ta chỉ được vững mạnh về đức tin khi chúng ta có cảm nghiệm về niềm tin đó . Chúng ta tin vào tình thương Chúa khi chúng ta có cảm nghiệm bằng cách đón nhận tình thương của Chúa trong cuộc sống của mình qua đời sống cầu nguyện, thực hành lời Chúa và siêng năng lãnh nhận các Bí tích .
I. Ý CHÍNH :
Bài tin mừng này, Gioan kể lại hai lần Chúa hiện ra với các Tông đồ cách nhau một tuần .
Một lần hiện ra ngay chính buổi chiều ngày Chúa sống lại khi không có mặt Tôma . Và lần sau có mặt Tôma . Mục đích Chúa hiện ra là làm cho các Tông đồ tin rằng NGÀI ĐÃ SỐNG LẠI THẬT .
II. SUY NIỆM :
1 / " Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần " :
Theo người Do thái, ngày thứ bảy là ngày cuối tuần và là ngày lễ nghỉ, ngày thứ nhất trong tuần tức là ngày Chúa nhật bây giờ và là ngày Chúa sống lại . Thời Tân ước, Giáo Hội lấy ngày thứ nhất trong tuần tức là ngày Chúa nhật, ngày lễ nghỉ, ngày Chúa phục sinh .
+ Những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín vì sợ người Do thái : Từ khi có biến cố ngôi mộ trống vào ngày thứ nhất trong tuần, dân chúng thì xôn xao, nhà cầm quyền thì điên đầu vì khó xử, các môn đệ nửa tin nửa ngờ, qui tụ nhau để bàn bạc, cầu nguyện, nhưng vì có tiếng đồn là các môn đệ đã lấy trộm xác Chúa nên các ngài sợ bị theo dõi vì thế đã đóng kín hết các cửa của phòng họp .
2 / " Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói " :
* Việc Chúa Giêsu hiện đến trong phòng đóng cửa kín cho thấy thân xác phục sinh của Chúa không còn bị giới hạn bởi không gian nữa .
* Việc Chúa hiện đến đứng giữa các ông và nói : nêu lên ý nghĩa Chúa Giêsu chịu đóng đinh và chịu chết thì bây giờ đã sống lại thật .
3 / " Bình an cho các con " :
Lời này được Chúa Giêsu nói sau khi Người phục sinh có ý diễn tả :
+ Ơn tha thứ cho các môn đệ : vì biến cố thương khó tử nạn đã làm cho các tông đồ sợ và đã bất trung với Thầy mình .
+ Ơn giao hoà giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau : vì Chúa Giêsu chịu chết đã chuộc tội cho nhân loại và Chúa Giêsu phục sinh đem lại sự sống cho nhân loại .
+ Ơn phúc lành : sự hiện diện của Chúa phục sinh là một phúc lành vì Người là sự bình an cho những ai đón nhận Người . Các tông đồ đã tin nhận Chúa phục sinh đem lại an bình, can đảm và dấn thân trong sứ mệnh truyền giáo .
4 / " Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người " :
Việc cho xem các vết thương này có mục đích cho thấy có sự liên tục giữa thân xác Chúa đã chịu khổ nạn và thân xác Chúa đã phục sinh là một .
5 / " Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con " :
Việc Chúa Giêsu xác định về giá trị của ơn gọi để làm phấn khởi các môn đệ :
+ Việc sai các môn đệ đi vào thế gian sau phục sinh chứng tỏ biến cố phục sinh là nền tảng ơn gọi và sứ mạng của các môn đệ .
+ Ơn gọi các môn đệ rập theo khuôn mẫu ơn gọi của Chúa Giêsu .
+ Trong bài Tin Mừng này không thấy Gioan nói tới sứ mạng phổ quát của các môn đệ là đi giảng dậy muôn dân, có lẽ vì điều này đã được các Tin Mừng nhất lãm nói trước rồi ( Mt 28, 19 ; Lc 24, 47 ; Mc 16, 25 ) .
6 / " Nói thế rồi, Người thổi hơi ..." :
Tác động này tương tự việc tạo dựng con người ( St 2, 7 ) và cho thấy ở đây cũng có thể kể như một cuộc tạo dựng mới, đó là cuộc tạo dựng trong Thánh Thần .
7 / " Các con hãy nhận lấy Thánh Thần " :
+ Chúa Thánh Thần như đã được hứa trong bài diễn văn sau bữa tiệc ly ( Ga 10, 16 - 26 ; 16, 7 - 13 ) chỉ được ban đầy đủ vào lễ Ngũ tuần ( Cv 2, 1 - 12 ) . Còn ở đây ( Ga 20, 22 ) chỉ là nhận một phần đầu tiên của ơn Chúa Thánh Thần để cho các tông đồ có thể lãnh quyền tha tội, vì tuy có nhiều đặc ân khác nhau nhưng chỉ có một Chúa Thánh Thần ( 1Cr 12, 4 ) .
+ Các con tha tội ... các con cầm tội ai ... : Chúa thiết lập Bí tích Giải tội bằng cách ban quyền giải tội cho các môn đệ . Quyền này được tiếp tục trong Giáo Hội .
8 / " Có ông Tôma gọi là Dyđimô không cùng ở với các ông " :
+ Tô ma biệt hiệu là Dyđimô ( con sinh đôi ) vốn là người có tính thẳng thắn, rõ ràng và thực tiễn :
+ Khi Chúa nói với các môn đệ rằng : Con đường Thầy đi sau này các con cũng sẽ đi, Tôma liền thưa : nhưng chúng con không biết Thầy đi đâu, thì làm sao biết được đường lối của Thầy ( Ga 14, 5 ) .
Khi Thấy Chúa Giêsu dứt khoát muốn lên Giêrusalem bất chấp nguy hiểm thì Tôma lại bảo anh em : Nào cả chúng ta nữa, hãy lên Giêrusalem để chịu chết với Người .
+ Tôma vẫn giữ tính đó khi nghe nói Chúa sống lại, Tô mà đã không căn cứ vào sự kiện mồ trống, những bài Thánh Kinh, nhất là lời Chúa Giêsu nói trước về sự sống lại, ngay cả việc Chúa đã hiện ra với các môn đệ khác vào chiều thứ trong tuần . Nhưng Tôma đòi những điều kiện khả giác chắc chắn là nhìn thấy vết đinh, thọc ngón tay vào lỗ đinh ...
9 / " Tám ngày sau, các môn đệ họp nhau trong nhà, có Tôma ở với các ông " :
Đây là lần thứ hai Chúa hiện ra với các tông đồ trong cùng một quang cảnh như lần trước, nhưng lần này có cả Tôma và Tôma như là một các cớ để Chúa hiện ra lần này .
Việc Chúa hiện ra ở đây nói lên rằng : Người kiên nhẫn và hiền lành chấp những điều kiện Tôma đưa ra . Nhưng khi Chúa hiện ra, ta không thấy Tin Mừng nói Tôma có sỏ ngón tay và bàn tay như ông đã đòi hỏi hay không . Nhưng ta hiểu Tôma đã không kiểm nghiệm như ông đã đòi hỏi . Chỉ nguyên việc gặp gỡ và nghe Lời Chúa đã đủ để đánh động con người ông .
10 / " Chờ cứng lòng nhưng hãy tin " :
Diễn tả kiểu nói không được tiếp tục công việc đang làm tức là hãy đừng cứng lòng, nhưng hãy tin . Sự hiện diện của Chúa như một mệnh lệnh bảo Tôma đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin vào Người .
11 / " Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi ! " :
Đây là lời tuyên xưng của Tôma, Tôma là môn đệ cuối cùng tin Chúa sống lại, nhưng lại là người đầu tiên tuyên xưng Chúa cách đầy đủ nhất : lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của tôi !
+ Tôma thường bị mang tiếng là cứng lòng tin . Nhưng các môn đệ khác ở vào trường hợp ông cũng không hơn gì . Đàng khác, qua lời tuyên xưng, ta thấy Tôma có yếu kém phần nào về đức tin việc Chúa sống lại, thì Tôma lại đáng khen khi qua đó ông tuyên xưng Người là Thiên Chúa . Bản tính Thiên Chúa thì Tô ma đã không trông thấy nhưng ông đã tin .
12 / " Phúc cho những ai đã không trông thấy mà tin " :
+ Cái " Phúc " này đã được áp dụng suốt bộ Cựu ước cho những kẻ tin vào Thiên Chúa và vào sự hiện diện của Người trong đời họ .
+ Với Chúa Kitô, mối phúc này mang ý nghĩa : chính trong người Đấng đã phục sinh, có sự hiện diện của Thiên Chúa . Phúc cho những ai tin nhận Người .
Vì vậy, mối phúc này nhắm đến tất cả những ai đã hay sẽ tin, bắt đầu từ chính các môn đệ, tin nhận Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa .
13 / " Để anh em tin " :
Cũng mang nghĩa " Anh em tiếp tục tin " , vì ở đây nói với những người đã có đức tin . Vì vậy, nói lời này thánh Gioan muốn củng cố các tín hữu trong đức tin .
III . ÁP DỤNG :
A / Áp dụng theo Tin Mừng :
Giáo Hội dùng bài Tin Mừng này của thánh Gioan để mời gọi chúng ta suy nghĩ về đức tin .
1 / Việc Chúa Giêsu hiện ra hai lần với nhóm mười một tông đồ là để củng cố niềm tin cho các ông . Giáo Hội cũng muốn chúng ta suy niệm bài Tin Mừng này để xác tín vào việc Chúa Giêsu phục sinh hầu giúp cho ta phấn khởi sống theo niềm tin ấy mà hy vọng vào sự phục sinh của mình ngày sau .
2 / Biến cố phục sinh là nền tảng ơn gọi và sứ mệnh của các tông đồ . chúng ta chỉ có thể làm tông đồ cho Chúa khi chúng ta xác tín vào Thiên Chúa .
Chúng ta chỉ có thể hướng dẫn người ta về sự sống đời sau khi chúng ta xác tín và sống hướng về sự sống đời sau .
3 / Đức tin là nguồn hạnh phúc đích thực của con người vì " Phúc cho những ai không thầy mà tin " và " để anh em tin mà được sống nhờ danh Người " .
B / Áp dụng thực hành :
1 / Nhìn vào Chúa Giêsu :
a / Chúa Giêsu đã sống lại như lời Người đã hứa : chúng ta thường hứa điều này, dốc quyết điều kia, nhưng chúng ta có dùng ý chí để thực hiện điều mình hứa hay dốc quyết không ?
b / Chúa Giêsu hiện đến và ban bình an cho các ông : chúng ta là người thuộc về Chúa Kitô, khi hiện diện ở đâu với ai ... thì cũng tạo nên sự bình an vui vẻ, hoà thuận hiệp nhất ... ở đó .
c / Chúa Giêsu đã kiên nhẫn và nhân từ đối với sự cứng lòng của Tôma : chúng ta có đủ kiên nhẫn và quảng đại, dịu hiền đối với những người có thái độ cứng cỏi đối với chúng ta không ?
d / Nhìn vào Tôma : những gì ông không thể hiểu, không thể đo lường, sờ chạm đến, đều bị ông từ chối . Thật là nhà duy vật chủ nghĩa hạng nặng .
Phải chăng Tô ma thứ hai chính là tôi : nhưng " Phúc cho kẻ không thấy mà tin " .
+ Tô ma sau khi đã được cảm nghiệm về Chúa phục sinh, ông đã tin, một niền tin đầy đủ nhất " Lạy Chúa tôi " . Chúng ta chỉ được vững mạnh về đức tin khi chúng ta có cảm nghiệm về niềm tin đó . Chúng ta tin vào tình thương Chúa khi chúng ta có cảm nghiệm bằng cách đón nhận tình thương của Chúa trong cuộc sống của mình qua đời sống cầu nguyện, thực hành lời Chúa và siêng năng lãnh nhận các Bí tích .
Lm Phanxicô Xavie Lê Văn Nhạc - Bài Giảng Lễ
Dấu chứng của Chúa Phục Sinh
Cv 4,32-35 ; 1Ga 5,1-4 ; Ga 20,19-31
Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Ngài, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Ngài, tôi chẳng có tin". Đó là thách thức của tông đồ Tôma. Đó cũng là đòi hỏi của con người khoa học thực nghiệm ngày nay : phải thấy, phải đụng chạm, phải kiểm nghiệm được mới tin.
Ngày 23 tháng 9 năm 1968, Cha Piô, linh mục nổi tiếng dòng Capucinô đã qua đời trong một tu viện tại Italia. Suốt 50 năm Cha Piô mang năm dấu thánh, nghĩa là trên hai tay, hai chân và ngực Ngài được in năm vết thương của Chúa Giêsu. Những vết thương mà Chúa Phục Sinh đã tỏ cho ông Tôma tông đồ trong Tin Mừng hôm nay. Nhiều người trên khắp thế giới đã đến để xưng tội với vị linh mục thánh thiện này và tham dự thánh lễ Cha cử hành. Khi Cha Piô dâng lễ, cả Ngài và dân chúng đều nhận thấy rõ ràng Ngài mang trên thân thể Ngài những dấu thương tích mà Chúa đã chịu trên thập giá, những vết thương làm Cha đau đớn khôn tả. Thỉnh thoảng những giọt máu rỉ ra trên tay của Cha, hai tay chỉ để trần khi dâng lễ. Lúc khác hai tay Ngài được bao lại trong đôi găng tay màu nâu. Khi dâng lễ, Ngài thường giống như một người vác thập giá. Ngài thường khóc khi Ngài nhìn Thánh Thể, mặt Ngài như thiên thần, những người có mặt cảm thấy bình an.
Với một số người, câu chuyện của Cha Piô coi như chuyện đạo đức giả tưởng ở thời Trung cổ. Nhưng thực ra đây là một con người của Chúa sống trong thế kỷ của chúng ta. Hằng trăm ngàn người thuộc đủ mọi tín ngưỡng hay không tín ngưỡng đã thấy tận mắt, đã đến thăm viếng Ngài. Ngài cũng chịu đủ mọi khám nghiệm y khoa cũng như khoa học. Tất cả đều chứng minh rằng không có lối giải thích tự nhiên nào đối với các vết thương trên cơ thể Ngài. Và cũng không có cách nào chữa trị được.
Thưa anh chị em,
Ngày 23 tháng 9 năm 1968, Cha Piô, linh mục nổi tiếng dòng Capucinô đã qua đời trong một tu viện tại Italia. Suốt 50 năm Cha Piô mang năm dấu thánh, nghĩa là trên hai tay, hai chân và ngực Ngài được in năm vết thương của Chúa Giêsu. Những vết thương mà Chúa Phục Sinh đã tỏ cho ông Tôma tông đồ trong Tin Mừng hôm nay. Nhiều người trên khắp thế giới đã đến để xưng tội với vị linh mục thánh thiện này và tham dự thánh lễ Cha cử hành. Khi Cha Piô dâng lễ, cả Ngài và dân chúng đều nhận thấy rõ ràng Ngài mang trên thân thể Ngài những dấu thương tích mà Chúa đã chịu trên thập giá, những vết thương làm Cha đau đớn khôn tả. Thỉnh thoảng những giọt máu rỉ ra trên tay của Cha, hai tay chỉ để trần khi dâng lễ. Lúc khác hai tay Ngài được bao lại trong đôi găng tay màu nâu. Khi dâng lễ, Ngài thường giống như một người vác thập giá. Ngài thường khóc khi Ngài nhìn Thánh Thể, mặt Ngài như thiên thần, những người có mặt cảm thấy bình an.
Với một số người, câu chuyện của Cha Piô coi như chuyện đạo đức giả tưởng ở thời Trung cổ. Nhưng thực ra đây là một con người của Chúa sống trong thế kỷ của chúng ta. Hằng trăm ngàn người thuộc đủ mọi tín ngưỡng hay không tín ngưỡng đã thấy tận mắt, đã đến thăm viếng Ngài. Ngài cũng chịu đủ mọi khám nghiệm y khoa cũng như khoa học. Tất cả đều chứng minh rằng không có lối giải thích tự nhiên nào đối với các vết thương trên cơ thể Ngài. Và cũng không có cách nào chữa trị được.
Thưa anh chị em,
Chúa chọn vị linh mục thánh thiện này để chia sẻ nổi đau khổ thể xác của Con Chúa. Để làm cho sự chia sẻ này hiển nhiên hơn, xúc động hơn, Chúa đã để cho xuất hiện những vết thương trên thân xác Cha Piô. Và trong lịch sử đã có hàng trăm người khác cũng đã được in dấu thánh, đặc biệt là Cha Thánh Phanxicô thành Assisi, để họ trở nên những nhân chứng sống động cho cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô.
Chúa Kitô phục sinh là một Tin Mừng, nhưng là một Tin Mừng không dễ tin, đặc biệt đối với những người theo Chúa, như các tông đồ. Nguyên sự kiện ngôi mộ trống không đủ bằng chứng để họ tin. Cần phải có những lần hiện ra của Chúa Giêsu mới củng cố được lòng tin của các ông. Thánh Gioan đã ghi lại câu chuyện Chúa hiện ra cho các tông đồ và cho Tôma là để chúng ta tin. Thế nhưng, trong những lần hiện ra đó, cái gì đã giúp cho những người thân của Chúa Giêsu nhận ra Ngài ? Có thể là một tiếng gọi (với Maria), một cử chỉ bẻ bánh (với hai môn đệ Emmau) hoặc cũng có thể là một phép lạ xảy ra theo lệnh truyền của Chúa (như mẻ cá đầy ở biển hồ Tibêria), nhưng đặc biệt là những thương tích nơi tay chân và cạnh sườn của Ngài. Ông Tôma đã thưa cùng Chúa : "Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con" khi Chúa Giêsu cho ông thấy những dấu đinh của cuộc khổ nạn trên thân thể Ngài và nói với ông những lời không thể ngờ được : "Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa bàn tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng tin nữa, nhưng hãy tin !".
Như thế, dấu chỉ để người ta nhận ra Chúa Phục Sinh không phải là vinh quang chói lọi hay cái gì khác, mà là chính những dấu đinh. Nếu chính Đấng Phục Sinh vinh hiển đã không muốn dùng vinh quang và sức mạnh chiến thắng của mình mà khuất phục thế gian, thì phương chi là chúng ta. Và nếu Chúa đã muốn dùng những dấu đinh nơi chân tay và cạnh sườn làm những dấu chứng phục sinh, thì mỗi người chúng ta cũng không có dấu chỉ nào ý nghĩa hơn là những vết thương của các cuộc khổ nạn mà chúng ta có thể đã, đang và sẽ còn chia sẻ với Chúa. Chính với những dấu chỉ này mà chúng ta có thể làm chứng cho Chúa Phục Sinh một cách sống động nhất. Từ 2000 năm nay, Thánh giá mới thực sự là biểu hiện vinh quang, và dấu đinh mới là dấu chỉ của Chúa Phục Sinh. Hãy nhận ra Chúa nơi năm dấu thánh, chứ không phải trong ánh hào quang. Chúa Kitô thực sự là "người" khi "đầu đội vòng gai, mình mặc áo đỏ" (Ga 19,5) nghĩa là khi Ngài bị đánh đập sỉ vả ; Ngài thực sự là "Chúa" khi bị đóng đinh trên thập giá. Ngày nay Ngài cũng vẫn đang hiện diện giữa chúng ta như là "người" và là "Chúa" trong những người anh em bị đau khổ, bị ngược đãi, sỉ nhục, bị tù đày, tra tấn, bị đói khát, trần truồng, bị chối bỏ, bị giết vì tình yêu Thiên Chúa và tình yêu nhân loại.
Nhưng, thưa anh chị em, Giáo Hội nói chung và mỗi người tín hữu chúng ta nói riêng có sẵn sàng mang dấu tích của Chúa Phục sinh, có sẵn sàng trở nên khí cụ bình an của Chúa hay không ? Nói khác đi, chúng ta có sẵn sàng chịu đau khổ, chịu đóng đinh để làm chứng cho Chúa Phục sinh không ? Có sẵn sàng hòa giải nhân loại với Chúa, hòa giải nhân loại với nhau, bằng những hy sinh và cả giá máu mà chúng ta phải sẵn sàng đổ ra hay không ?
Con người ngày nay không dễ tin. Họ cũng đòi hỏi như ông Tôma, phải được trông thấy, phải được kiểm nghiệm, phải có dấu chứng khả giác mới chịu tin. Chúng ta có nhiệm vụ trình bày cho họ thấy rõ khuôn mặt thật của Chúa Phục sinh. Làm sao họ có thể nhận ra khuôn mặt của Chúa Giêsu, nếu họ không thấy những vết thương, những chứng tích của Chúa Kitô đóng đinh nơi tay chân, nơi thân xác, nơi cuộc sống của người kitô hữu ? Làm sao họ có thể tin được, nếu họ không thấy chứng tích của những bàn tay chai cứng vì lao động, của những khuôn mặt đẫm mồ hôi vì phục vụ, của những cuộc đời xả thân hy sinh cho tha nhân ? Làm sao có thể tin được, nếu họ không thấy dấu chứng của cộng đoàn kitô hữu tương tự như cộng đoàn kitô hữu tiên khởi ở Giêrusalem sau ngày Chúa Phục Sinh theo sách Công vụ mô tả : "những kẻ tin, muôn người như một, chuyên cần với lời giảng dạy của các tông đồ, hiệp nhất và cùng chung lo cho người nghèo khó bằng cách để chung tiền của, họ đồng tâm nhất trí chia sẻ bánh thánh và cầu nguyện". Đời sống chứng tá đó đã thu hút những người không tin, nên "số những người tin Chúa mỗi ngày càng thêm đông" (x. Cv 4,32-35; 2,42-47). Đó chính là chứng tích của tình yêu. Con người ngày nay cũng đang đòi kiểm nghiệm những chứng tích tình yêu của cộng đoàn kitô hữu chúng ta. Đạo của anh là đạo tình yêu ư ? Xin đừng nói nhiều, hãy cho tôi xem những chứng tích tình yêu của anh đi !
Ước gì mỗi người chúng ta đều mang những chứng tích tình yêu của Chúa Kitô đóng đinh trên tay chân, trên thân xác, trong cuộc sống… để chia sẻ với Chúa Giêsu những vết thương của các cuộc khổ nạn đang diển ra trên thế giới ngày nay, nhờ đó chúng ta mới có thể làm chứng cho chiến thắng vinh quang của Chúa Kitô Phục sinh.
Chúa Kitô phục sinh là một Tin Mừng, nhưng là một Tin Mừng không dễ tin, đặc biệt đối với những người theo Chúa, như các tông đồ. Nguyên sự kiện ngôi mộ trống không đủ bằng chứng để họ tin. Cần phải có những lần hiện ra của Chúa Giêsu mới củng cố được lòng tin của các ông. Thánh Gioan đã ghi lại câu chuyện Chúa hiện ra cho các tông đồ và cho Tôma là để chúng ta tin. Thế nhưng, trong những lần hiện ra đó, cái gì đã giúp cho những người thân của Chúa Giêsu nhận ra Ngài ? Có thể là một tiếng gọi (với Maria), một cử chỉ bẻ bánh (với hai môn đệ Emmau) hoặc cũng có thể là một phép lạ xảy ra theo lệnh truyền của Chúa (như mẻ cá đầy ở biển hồ Tibêria), nhưng đặc biệt là những thương tích nơi tay chân và cạnh sườn của Ngài. Ông Tôma đã thưa cùng Chúa : "Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của con" khi Chúa Giêsu cho ông thấy những dấu đinh của cuộc khổ nạn trên thân thể Ngài và nói với ông những lời không thể ngờ được : "Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa bàn tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng tin nữa, nhưng hãy tin !".
Như thế, dấu chỉ để người ta nhận ra Chúa Phục Sinh không phải là vinh quang chói lọi hay cái gì khác, mà là chính những dấu đinh. Nếu chính Đấng Phục Sinh vinh hiển đã không muốn dùng vinh quang và sức mạnh chiến thắng của mình mà khuất phục thế gian, thì phương chi là chúng ta. Và nếu Chúa đã muốn dùng những dấu đinh nơi chân tay và cạnh sườn làm những dấu chứng phục sinh, thì mỗi người chúng ta cũng không có dấu chỉ nào ý nghĩa hơn là những vết thương của các cuộc khổ nạn mà chúng ta có thể đã, đang và sẽ còn chia sẻ với Chúa. Chính với những dấu chỉ này mà chúng ta có thể làm chứng cho Chúa Phục Sinh một cách sống động nhất. Từ 2000 năm nay, Thánh giá mới thực sự là biểu hiện vinh quang, và dấu đinh mới là dấu chỉ của Chúa Phục Sinh. Hãy nhận ra Chúa nơi năm dấu thánh, chứ không phải trong ánh hào quang. Chúa Kitô thực sự là "người" khi "đầu đội vòng gai, mình mặc áo đỏ" (Ga 19,5) nghĩa là khi Ngài bị đánh đập sỉ vả ; Ngài thực sự là "Chúa" khi bị đóng đinh trên thập giá. Ngày nay Ngài cũng vẫn đang hiện diện giữa chúng ta như là "người" và là "Chúa" trong những người anh em bị đau khổ, bị ngược đãi, sỉ nhục, bị tù đày, tra tấn, bị đói khát, trần truồng, bị chối bỏ, bị giết vì tình yêu Thiên Chúa và tình yêu nhân loại.
Nhưng, thưa anh chị em, Giáo Hội nói chung và mỗi người tín hữu chúng ta nói riêng có sẵn sàng mang dấu tích của Chúa Phục sinh, có sẵn sàng trở nên khí cụ bình an của Chúa hay không ? Nói khác đi, chúng ta có sẵn sàng chịu đau khổ, chịu đóng đinh để làm chứng cho Chúa Phục sinh không ? Có sẵn sàng hòa giải nhân loại với Chúa, hòa giải nhân loại với nhau, bằng những hy sinh và cả giá máu mà chúng ta phải sẵn sàng đổ ra hay không ?
Con người ngày nay không dễ tin. Họ cũng đòi hỏi như ông Tôma, phải được trông thấy, phải được kiểm nghiệm, phải có dấu chứng khả giác mới chịu tin. Chúng ta có nhiệm vụ trình bày cho họ thấy rõ khuôn mặt thật của Chúa Phục sinh. Làm sao họ có thể nhận ra khuôn mặt của Chúa Giêsu, nếu họ không thấy những vết thương, những chứng tích của Chúa Kitô đóng đinh nơi tay chân, nơi thân xác, nơi cuộc sống của người kitô hữu ? Làm sao họ có thể tin được, nếu họ không thấy chứng tích của những bàn tay chai cứng vì lao động, của những khuôn mặt đẫm mồ hôi vì phục vụ, của những cuộc đời xả thân hy sinh cho tha nhân ? Làm sao có thể tin được, nếu họ không thấy dấu chứng của cộng đoàn kitô hữu tương tự như cộng đoàn kitô hữu tiên khởi ở Giêrusalem sau ngày Chúa Phục Sinh theo sách Công vụ mô tả : "những kẻ tin, muôn người như một, chuyên cần với lời giảng dạy của các tông đồ, hiệp nhất và cùng chung lo cho người nghèo khó bằng cách để chung tiền của, họ đồng tâm nhất trí chia sẻ bánh thánh và cầu nguyện". Đời sống chứng tá đó đã thu hút những người không tin, nên "số những người tin Chúa mỗi ngày càng thêm đông" (x. Cv 4,32-35; 2,42-47). Đó chính là chứng tích của tình yêu. Con người ngày nay cũng đang đòi kiểm nghiệm những chứng tích tình yêu của cộng đoàn kitô hữu chúng ta. Đạo của anh là đạo tình yêu ư ? Xin đừng nói nhiều, hãy cho tôi xem những chứng tích tình yêu của anh đi !
Ước gì mỗi người chúng ta đều mang những chứng tích tình yêu của Chúa Kitô đóng đinh trên tay chân, trên thân xác, trong cuộc sống… để chia sẻ với Chúa Giêsu những vết thương của các cuộc khổ nạn đang diển ra trên thế giới ngày nay, nhờ đó chúng ta mới có thể làm chứng cho chiến thắng vinh quang của Chúa Kitô Phục sinh.
Lm Giuse Maria Lê Quốc Thăng - Bài Giảng Lễ
Sống niềm tin Phục sinh
Bản văn Tin mừng Chúa nhật này mời gọi Kitô hữu suy nghĩ về đức tin của mình vào Đức Kitô Phục Sinh. Khởi từ một kinh nghiệm cá nhân, đón nhận chứng từ của các chứng nhân Tông đồ, đức tin đưa con người đến nguồn hạnh phúc đích thực. Đồng thời, chính đức tin ấy thôi thúc Kitô hữu lên đường thực thi sứ mạng loan báo Tin mừng cứu độ cho anh chị em chung quanh.
I. Khám Phá Sứ Điệp Tin Mừng : Ga 20,19-31.
Bản văn Tin mừng này liên kết hai lần hiện ra của Chúa Giêsu với các môn đệ sau khi phục sinh. Lần thứ nhất với các môn đệ không có Tôma, lần thứ hai có sự hiện diện của Tôma. Cả hai trình thuật này soi sáng cho nhau và xoay quanh chủ đề chính yếu là niềm tin của các Tông đồ trước mầu nhiệm Phục sinh và sứ mạng loan báo Tin mừng Phục sinh của các ông.
1. Sứ mạng loan báo Tin mừng :
Làm môn đệ Chúa Giêsu là có sứ mạng lên đường loan báo Tin mừng. Tất cả các Tin mừng đều đề cập đến những lần Chúa Giêsu hiện ra sau Phục sinh trao phó sứ mạng cho các Tông đồ (Mt 28,16-20 ; Lc 24,47-49 ; Mc 16,15). Nơi Gioan, Chúa Giêsu hiện ra khi các Tông đồ đang tụ họp vào chính chiều ngày thứ nhất trong tuần. Chúa Giêsu hiện ra trao phó cho các ông sứ mạng mà chính Chúa Cha đã trao phó cho Người. "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Chúa Giêsu về với Chúa Cha, nhưng sứ điệp Tin mừng, ơn Cứu độ và những thực tại thần linh mà Người mang đến trần gian vẫn còn ở trong Giáo hội, trong các môn đệ của Người. Các Tông đồ có trách nhiệm phải tiếp nối công trình của Thầy mình để những gì Thầy Chí Thánh đã thực hiện sẽ được trao ban cho toàn thể nhân loại qua mọi thời đại. Trên hành trình sứ vụ các môn đệ không làm một mình nhưng có Thần Khí của Đấng Phục Sinh hiện diện, tác động và trợ giúp. "Nói thế rồi Người thổi hơi…" Như Thiên Chúa khi tạo dựng con người đã thổi hơi để thông ban sự sống cho con người đầu tiên, thì Chúa Giêsu Phục Sinh cũng thổi hơi để tái tạo các Tông đồ thành những thụ tạo mới có sứ mạng đưa sự sống mới đến cho con người. Việc trao ban Thần Khí ở đây không hẳn có nghĩa là tái sinh họ trong Nước và Thánh Thần nhưng chủ yếu là trao phó sứ mạng.
2. Niềm tin của các Tông đồ :
Chương 20 của Phúc âm Thứ tư được cấu thành một khối duy nhất về phương diện văn chương và đề tài. Ghi lại vài lần hiện ra của Chúa Giêsu Phục Sinh ở Giêrusalem cho thấy đức tin của các môn đệ chuyển từ kinh nghiệm thể lý cảm nghiệm thiêng liêng. Một Maria Madalena tin khi nghe giọng nói thân quen của Thầy (20,16) ; một môn đệ yêu dấu đã tin sau khi thấy các khăn liệm và ngôi mộ trống (20,8) ; các môn đệ tin khi thấy lỗ đinh ở tay Chúa và thọc tay vào cạnh sườn Người (20,20) ; và cuối cùng Tôma đã tuyên xưng đức tin hoàn toàn vào Đức Kitô Phục Sinh : "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con" (20,25-29). Từ kinh nghiệm đức tin của các Tông đồ, từ giờ trở đi, đức tin không dựa trên cái nhìn thể lý, mắt thấy tai nghe nữa, nhưng dựa trên chứng tá của những người đã thấy. Chính nhờ đức tin này mà Kitô hữu kết hợp mật thiết với Đức Kitô Phục Sinh, được nhận lãnh ân phúc : "Phúc cho những ai không thấy mà tin".
ii. Chiêm Ngắm Chúa Giêsu :
Giữa lúc đang hoang mang lo sợ, các môn đệ tụ họp trong nhà đóng kín cửa vì sợ người Do Thái, Chúa Giêsu Phục Sinh đã hiện ra với các ông mang lại cho các ông bình an, niềm vui và hy vọng. Quả thật, Người đã phục sinh. Tin Người đã sống lại các môn đệ mới có thể vui mừng và hy vọng được. Tin mừng mời gọi mỗi người chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu Đấng Phục Sinh mang lại niềm vui, an bình và hy vọng cho chúng ta. Tin vào Người chúng ta mới có sức mạnh để vượt qua những gian truân, khó khăn và thử thách trong cuộc đời sống và làm chứng cho Tin mừng.
III. Gợi Ý Bài Giảng :
1. Niềm tin Phục sinh, dễ mấy ai tin :
Khi nghe các bạn báo tin Thầy đã sống lại, Tôma đã không tin, ông đòi phải tận mắt chứng kiến mới tin. Việc Chúa sống lại quả thật là khó tin, vượt quá kinh nghiệm của tri thức nhân loại. Với Tôma và có lẽ cũng của rất nhiều người, đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay thì những gì không thể quan sát, không thể đo lường, không thể chứng minh đều có thể bị từ chối. Bên cạnh đó, Tôma không tin các bạn cũng có lỗi nào đó do chính các Tông đồ. Các ông nói Thầy đã sống lại, sao lại vẫn còn sợ hãi, vẫn còn chưa dám ra khỏi nhà, vẫn còn bất động ? Câu Chúa nói như để trách cứ sự cứng lòng của Tôma xem ra cũng chính là câu Người khiển trách tất cả các môn đệ : "Tôma, con đã xem thấy Thầy, nên con tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin". Trong thực tế đời sống Kitô hữu, nhiều khi cách sống theo Tin mừng của mình khiến cho anh chị em vốn đã cứng tin lại càng thêm cứng tin. Tin là một điều không phải dễ nói, dễ thuyết phục. Đòi hỏi mỗi Kitô hữu phải kiên tâm, trung thành sống và làm chứng cho Tin mừng mới mong có thể giúp người khác tin.
2. Niềm tin Phục sinh, niềm vui và hy vọng :
Các môn đệ đang trong tâm trạng thất vọng lo âu, sợ hãi vì Thầy mình đã chết. Khi thấy Thầy mình hiện ra, bấy giờ các ông vui mừng vì được xem thấy Chúa. Chúa Giêsu Phục Sinh đã mang lại niềm vui, niềm hy vọng cho các môn đệ. Ngay khi hiện diện giữa các môn đệ Người đã ban bình an cho các ông. Khi Chúa Giêsu giáng sinh, ca đoàn các Thiên sứ đã vang lời ca bình an dưới thế cho loài người Chúa thương. Hôm nay, Đấng Phục Sinh đã thực sự mang lại bình an cho con người. Người đã chết và phục sinh vinh quang để mở đường cho những ai tin theo Người cũng sẽ sống lại chung hưởng vinh quang, tình yêu và hạnh phúc với Người. Niềm tin Phục sinh mang lại niềm vui và hy vọng cho con người. Từ đây, quả thực nhân loại đã được giải thoát khỏi ách Tử thần, vươn lên trở thành Con Thiên Chúa, sống sự sống viên mãn của Ngài ; từ đây, nhân loại đang sống trong khổ đau, bất an đã thực sự được giải thoát để mưu cầu hạnh phúc và bình an trong tình yêu của Thiên Chúa. Nếu thực sự sống niềm tin Phục sinh giúp cho người Kitô hữu có niềm lạc quan, hy vọng vươn tới. Tất nhiên, ở đây không phải là yếu tố tâm lý nhưng là sự tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng đã phục sinh Chúa Giêsu, được Người thông ban cho các Tông đồ, Giáo hội và tất cả những ai tin, chính Chúa Thánh Thần là tác nhân làm nên niềm hy vọng, niềm vui sống. Những ai tin vào Đấng Phục Sinh sẽ lãnh nhận tràn đầy Thánh Thần của Người.
IV. Lời Cầu Chung :
Mở đầu : Anh chị em thân mến, Đức Kitô Phục Sinh trao ban cho chúng ta bình an và niềm vui sống. Trong niềm tin tưởng và vui mừng, chúng ta cùng dâng lời nguyện xin.
1. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con. Chúng ta cùng cầu xin cho Giáo hội luôn can đảm thực thi sứ mạng loan báo Tin mừng, để mọi người đón nhận được ơn Cứu độ và thế giới hôm nay có được hòa bình, tự do và công lý.
2. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin. Chúng ta cùng cầu nguyện cho những ai đang thành tâm thiện chí đi tìm chân lý, tìm kiếm Thiên Chúa, được Chúa Thánh Thần soi sáng để thỏa được ước nguyện của mình.
3. Bình an cho các con. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta siêng năng cầu nguyện, đón nhận Mình Máu Thánh Chúa, sống và thực thi Tin mừng để có thể đón nhận được bình an của Chúa giữa cuộc đời đầy thử thách khổ đau.
Lời kết : Lạy Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh. Chúng con cảm tạ Chúa đã yêu thương chấp nhận chết để đền thay tội lỗi chúng con và Chúa đã sống lại vinh quang để cứu độ chúng con. Xin cho niềm vui Phục sinh trở nên nguồn động lực giúp chúng con sống đời Kitô hữu thật ý nghĩa và mang lại thiện ích cho mọi người. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.
Hành Trang Mục Vụ - Khoá 10 ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn