Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng - Chúa Nhật IV Mùa Vọng B

CHÚ GIẢI TIN MỪNG

CHÚA NHẬT 4 MÙA VỌNG - NĂM B

Lc 1: 26-38



Học viện Piô Giáo hoàng - Chú Giải

TRUYỀN TIN CHO MARIA (Lc 1, 26-38)

CÂU HỎI GỢI Ý

1.Đâu là ý nghĩa thần học sâu xa (thần học Thánh kinh) của lời chào thiên sứ : "Vui lên, hỡi Đầy ơn phúc, Chúa ở cùng bà"?

2. Tại sao Maria xao xuyến khi nghe lời thiên sứ ?

3. Tước hiệu "con Đấng Tối Cao" tự nó có khẳng định tử hệ thần linh của Chúa Giêsu theo nghĩa một tử hệ tự bản tính không ?

4. Làm sao giải thích câu 34 ?

5. Từ ngữ "Con Thiên Chúa" nơi c.35 có cùng ý nghĩa với từ ngữ "Con Đấng Tối Cao" của câu 32 không?

6. Đâu là giáo huấn chính yếu của trình thuật này ?

1.Trình thuật này cho ta một thí dụ tuyệt hảo về cách thức Tin mừng nói với ta và về cách thức ta phải đọc Tin mừng. Người ta sẽ lầm to nếu chỉ mong tìm ở đây một bản tường thuật trung thực về cuộc đối thoại giữa Đức Maria và thiên sứ Gabriel, hay xem đây như một bài khảo cứu tâm lý về tâm hồn của Đức Trinh nữ. Không trong trang sách tuyệt diệu này, qua cuộc đối thoại ghi lại giũa mẹ Chúa Giêsu và vị sứ giả từ thiên giới, Luca muốn đưa ra cho ta một giáo huấn thần học. Trước khi tìm hiểu đâu là dữ kiện truyền thống ông đã nhận và đâu là bộ áo văn chương ông khoác lên đó, ta cần phân tích cơ cấu bản văn để tìm xem giáo thuyết ông muốn đưa ra. Như thường thấy nơi văn sĩ tế nhị này, hình thức thích ứng cách tuyệt diệu với nội dung: phân biệt cái này ti lì sẽ thấu triệt cái kia.

Sau một câu mào đầu ngắn xác định khung cảnh và các nhân vật (cc.6-27) là đến cuộc đối loại; cuộc đối thoại này chiếm phần cốt yếu của trình thuật và phân làm hai giai đoạn (cc 28-33 và 35-37) với câu hỏi trung tâm ở c.34. Sau cùng một kết luận ngắn kết thúc câu chuyện (c.38).

2. Hai câu đầu tiên cung cấp ngay cho ta một chi tiết đáng lưu ý, chi tiết về thời gian liên kết khởi điểm thời thơ ấu của Chúa Giêsu với điều vừa được nói về thời thơ ấu của Gioan Tẩy giả. Êlidabét, mang thai, đã ẩn mình từ năm tháng (c. 24) ; chính lúc ấy, tháng thứ 6 theo cách tính này, Chúa Giêsu sắp được cưu mang; vì thế Maria, khi tới nhà Êlidabét sau ngày được truyền tin, sẽ ở lại đó "ba tháng" (c.56) cho đến lúc Gioan Tẩy Giả chào đời. Dữ kiện về nơi chốn, thành Nadarét xứ Galilê, chỉ một ngôi làng nhỏ bấy giờ hãy còn vô danh và hầu như bị khinh miệt (Ga 1,40), ngôi làng mà những cuộc đào bới gần đây cho thấy đã xuất hiện từ thời quân chủ Israel.

Sau mấy ghi chú đó, đến mục giới thiệu các nhân vật : Maria, người mà tình trạng đồng trinh được nhấn mạnh đến hai lần, và Giuse, hôn phu hơn là chồng của bà (x.Mt 1, 18.20), một kẻ thuộc nhà Đavít. Bản văn không bảo Maria thuộc dòng dõi Đavít, song cũng chẳng phủ nhận, và có cả một truyền thống giáo phụ bênh vực cho ý kiến này. Vẫn biết một vài tác giả có khuynh hướng cho rằng bà thuộc dòng dõi Lêvi vì có "họ hàng" với Êlidabét (cc.36 và 5), nhưng có thể đấy chỉ là họ hàng do giao ước giữa hai chi tộc, và người ta sẽ thấy Dt 7, 13 bảo Chúa Giêsu không thuộc dòng dõi tư tế. Ngoài ra trong Tân ước chả có chỗ nào minh nhiên quả quyết Đavít là tổ tiên Maria cả. Vả lại điều này cũng chẳng cần thiết để cho Chúa Giêsu trở thành con Đavít" đích thực : vì chỉ cần có Giuse làm cha pháp lý là Chúa Giêsu đã xứng tước vị ấy rồi (Mt 1 , 1.16.20).

3. Sau phần nhập đề là đến cuộc đối thoại mà chúng ta cần học cẩn thận. Màn đối thoại này mở đầu bằng lời chào của thiên sứ (c.2) Thật ra, ở đây bảo là "kính chào" thì không đúng hẳn. Vẫn biết Chaire là công thức chào hỏi thông thường của người Hy lạp, công thức mà Matthcô (26,49; 28,9)

và chính Luca, khi có dịp (Cv 15,23; 23-20) vẫn dùng. Song Luca cũng biết tới cách chào của người Do thái là chúc bình an" (Lc 10,5 ; 24,36) và đáng lẽ ông phải dùng cách đó ở đây , trong cái văn mạch đầy tính cách sêmita của hai chương dầu

Tin mừng này. Nếu vẫn dùng chaire, chắc hẳn là vì ông hiểu chữ này theo nguyên nghĩa của nó : "Hãy vu i lên"; việc suy đoán này dựa vào nhiều đoạn trong bản LXX mà chắc hẳn Luca chịu ảnh hưởng, những đoạn trong đó từ ngữ chaire xuất hiện nơi những lời kêu gọi hãy vui lên vì Đấng Messia tới. Trong Xp 3,l4; Ge 2,21; Der 9,9, "thiếu nữ Sion", nghĩa là Giêrusalem, được mời gọi hãy hoan hỷ vì đợực Thiên Chúa đến thăm hay ở với: Giavê là vua Israel ở giữa người (Xp 3,15) ; các ngươi sẽ biết là Ta, Ta ở gitĩa Israel (Ge 2,27); vua ngươi đang đến cùng ngươi Der 9,9; x. Mt 21,5). Nếu nhớ lại rằng Luca rất thích cảm hứng từ bản LXX, nhất là trong Tin mừng về thời thơ ấu, và nếu quan sát văn mạch trực tiếp của mệnh lệnh chaire ở đây, ta sẽ chẳng còn nghi ngờ gì nữa; Maria được mời gọi hãy vui nỗi vui như Giêrusalem ngày xưa. Với cùng một lý do y hệt: Chúa ở cùng bà. Trong cả hai trường hợp, đều có vấn đề Thiên Chúa viếng thăm, cuộc viếng thăm được đoan hứa lừ ngàn xưa và bây giờ đang thực hiện. Hay đúng hơn , cái xưa kia đối với Giêrusalem chỉ là một tương lai sắp đến, thì nay trở thành hiện tại tức trời cho Maria; cái tin vui đã loan báo cho tuyển dân, cho "Nhóm còn lại" trung tín, từ nay tập trung trên con người của bà. Bà có bổn phận mừng vui vì Chúa ở "với bà" để ở với dân Chúa. Bà sắp đón nhận cuộc viếng thăm thiên sai vì lợi ích của nhà Israel ; chính do chỗ đó àm bà trở nên đối tượng của một lòng sùng ái đặc biệt : Kecharitômennê.

Phân từ kecharitômenê này đã được người Latinh dịch ra là "gratia plena" (đầy ơn phúc), và kiểu dịch này, cũng như lối dịch chairè ra Ave, đã đưa đến nhiều suy diễn có tính cách Thần học hơn là chú giải thuần túy. Ở đây người ta đã nghĩ tới ơn thánh hóa và lý luận rằng Maria đã được ân sủng tràn đầy hơn bất cứ thụ tạo nào khác và chỉ thua có Chúa Kitô. Những tư tưởng như vậy không hẳn sai lầm, song thuộc về suy nghĩ hơn là bản ngữ. Trong Tân ước, hạn từ charis, căn ngữ của phân từ trên, không chỉ ơn thánh hóa cho bằng chỉ lòng ưu ái của Thiên Chúa trong chính hành vi thi ân nhưng không của Ngài ; nó trực tiếp diễn tả cử chỉ của cái sáng kiến đoái nhìn đến một thụ tạo với lý do duy nhất là yêu thương; cử chỉ ấy chọn lựa thụ tạo và làm cho nó thành đối tượng của lòng mình ưu ái. (Dĩ nhiên một sự ân cần như vậy của Thiên Chúa bao giờ cũng đổ tràn đầy ân huệ xuống cho kẻ được Ngài mến thương. Song đó là một hậu quả, và từ ngữ vẫn muốn nhấn mạnh đến lòng ưu ái nhưng không của Thiên Chúa hơn là đến các hiệu quả mà lòng ưu ái đó phát sinh nơi thụ tạo, đến đặc ân ban cho hơn là đến sự toàn hảo phát sinh trong tâm hồn Maria nhờ đặc ân đó). Sự thể là như vậy đối với Maria khi bà được chọn để đón nhận cuộc viếng thăm thiên sai. Bà là đối tượng của một lòng ưu ái đặc biệt, của một đặc ân truờng tồn (động từ ở thì parfait), và người ta đã đề nghị dịch chữ kecharitômcnê ra là "Người được biệt đãi'' (privilégiée) (Audet).

Hãy vui lên, hỡi người được biệt đãi, Chúa ở cùng bà ! Có lẽ đấy là cách dịch đúng nhất lời đầu tiên của thiên sứ. Đây không phải là một lời chào tôn kính nhằm gây chú ý đến những công trạng của Maria, song là một lời kêu gọi vui tươi nhằm loan báo tấm lòng ưu ái nhân hậu của Thiên Chúa và hé cho thấy Ngài sắp đến viếng thăm, cuộc thăm viếng đã được các ngôn sứ loan báo từ bao thuở. Một lời như vậy chẳng có vẻ gì là một câu mở đề tầm thường hay một kiểu chào hỏi lịch sự đơn sơ. Trái lại, nó sống động lạ lùng, và hàm chứa một cách phong phú những gì sẽ nói tiếp theo. Đối với người Do thái, âm vang ấy của một lời mời gọi thân mật gợi lên cả một khung trời hy vọng, một thế giới đầy mầu nhiệm. Chúa Giêsu phải đến với thuộc dân của người , ở với dân Người ; Kinh Thánh há chẳng tiên báo sự xuất hiện của một con trẻ huyền bí mang tên là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Emmanuel: Is 7,14; x. Mt 1,23) đó sao? Luca hẳn phải nghĩ đến tất cả những điều này khi ghi lại lời thiên sứ và ông muốn chúng ta cũng nghĩ như vậy lúc liền đó cho thấy, qua thái độ của Maria, lời thiên sứ thật đáng suy nghĩ!

Người ta sẽ hiểu sai thái độ của Maria diễn tả trong c. 29 nếu chỉ xem đó như là một phản ứng tâm lý. Phải chăng Maria bối rối khiêm nhường vì thiên sứ thốt lên một lời khen tặng? Hay là bối rối e thẹn vì sự có mặt của một thanh niên đến trong nhà mình ! hoặc bà sợ hãi vì quang cảnh sáng chói của cuộc hiện ra! tất cả chỉ là thêm thắt vào bản văn chứ chẳng phải chú giải đích thực. Vả lại theo Luca đã nói rõ : Maria xao xuyến "vì câu nói" và bà tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì.

"Nghĩa là ở đây có mầu nhiệm! Các lời thiên sứ thốt lên có một ý nghĩa ẩn tàng phải khám phá ra; Maria biết vậy và đến lượt độc giả cũng phải hiểu như thế. Cho nên, một khi đánh thức được chú ý, thiên sứ mới tiếp tục cất giọng để nói lại rõ ràng hơn điều mà câu đầu tiên còn che dấu.

Thật vậy, câu 30-31 tương ứng lạ lùng với câu 28, từng vế một. Thiên sứ đã nói: Hãy vui lên. Bây giờ ngài bảo: Đừng sợ hãi. Ngài đã gán cho Maria tước hiệu "người được biệt đãi, lần này lại gọi trinh nữ bằng tên riêng, ('Maria", và xác nhận quyền được tước hiệu đó của bà : Bà đã đắc sủng nơi Thiên Chúa, nghĩa là bà là đối tượng của lòng ưu ái thần linh.

Sau cùng, thiên sứ đã loan báo: Chúa ở cùng bà; lần này, ngài giải thích: Thiên Chúa sẽ hiện diện qua việc bà hạ sinh một con trẻ, đấng Messia tương lai. trước khi khai triển điểm này kỹ càng ở cc.32-33, thiên sứ loan báo việc hạ sinh hằng một công thức rập mẫu đã từng được dùng trước đó trong Kinh Thánh, chỗ nói về Israel (St 16, 11), Isaac (St 7,19), Samson (Tl 13,5-7) và nhất là về Emmanuel (Is 7,14). Đứa trẻ sẽ được gọi là Giêsu vì đấy là tên lịch sử của Người, nhưng chắc chắn thiên sứ lẫn Luca đều nghĩ đến Emmanuel, đứa con của một trinh nữ, như đoạn tiếp sẽ chứng minh.

Các tước hiệu thiên sai gán cho đứa trẻ tỉa lời hứa được phát biểu rõ ràng ở cc.32-33. hình dung từ "lớn". Từng áp dụng cho Gioan Tẩy giả (c.15.), có vẻ hơi mơ hồ, song từ ngữ "Con Đấng Tối Cao" lại nói nhiều hơn, không phải là nó diễn tả ngay ở đây một tử hệ thần linh của Chúa Giêsu theo nghĩa mạnh của đức tin Kitô giáo. Trong Cựu ước, con Thiên Chúa" hay "Con Đấng Tối Cao" là một kiểu nói ám dụ chỉ người nào được sống thân tính đặc biệt với Thiên Chúa, như thiên thần (Tv 29, 1 ; G 1,6), Tuyển dân ( Kn 18 , 13 ; Hs 11, …người Do thái đạo đức (Gv 4,10 ; Kn 2, 13) và nhất là Đấng

Messia (2 Sm 7, 14; Tv 2,7; 89,27). Cách dùng này vẫn tiếp tục trong Tân ước và chính thánh Luca sẽ viết: hãy mến yêu địch thù . . .. và các ngươi sẽ là con cái Đấng Tối Cao, vì Ngài nhân lành với những kẻ vô ơn, độc ác" (6,35). Ở đây, theo văn mạch, tước hiệu chỉ có tính cách thiên sai, tuy rằng nó chuẩn bị cho câu tiếp mạnh hơn (c.35) trong đó tiếng "con Thiên Chúa" sẽ mang một ý nghĩa khác. Thật vậy, nhất.rằng gì kế liền cho đến hết c.33 đều rõ ràng nói lên đặc đính của tước vị thiên sai của hài nhi sắp chào đời: thừa hưởng ngai báu Đavít, cai trị mãi mãi lên nhà Ciacóp, toàn là những từ ngữ cổ điển của lời hứa về Đấng thiên sai nhà Đavít, lời hứa đã được Natan loan báo cho Đavít (2Sm7,12tt) Rồi được Isaia lấy lại khi nói về Emmanuel (Is 9,5-6).

Như vậy, phần đầu của màn đối thoại cho ta biết Maria sắp đích thân đón nhận cuộc thăm viếng thiên sai mà các ngôn sứ từng loan báo, đón thận thằng cách trở thành mẹ Đấng Messia. Cho đến đây, tư tưởng vẫn còn nằm trong chiều hướng các lời hứa đã được cựu ước rõ ràng phát biểu; yếu tố mới chỉ nằm ở chỗ: điều xưa kia được chờ đợi như một tương lai còn xa hoặc gần đến thì nay được thực hiện một cách tức thời và cụ thể. Nhưng phương thức thực hiện, tức thụ thai đồng trinh, một yếu tố mới nâng việc sinh hạ này lên một bình diện khác và gắn một ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ cho tước hiệu Conn Thiên Chúa" của Hài nhi sắp chào đời. Đây là điều mà phần hai của màn đối thoại sắp dạy chúng ta.

4 . Phần này được mở đầu bằng câu hỏi thời danh (c.34) : "Điều ấy sẽ làm sao được, vì tôi không hề biết đến người nam!". Trước khi giải thích bản văn này, cần xác định hai điểm. Một là "biết" ở đây chắc chắn phải hiểu theo nghĩa Kinh thánh: có liên hệ tính dục; nếu hiểu theo nghĩa thông thường mà cho rằng Maria muốn nói mình chẳng hề quen biết một ai, tức là bảo bà khờ khạo đến tráo trở, bởi vì bà đã đính hôn với Giuse kia mà. Điểm hai liên hệ đến sự đồng trinh của Maria. Tự nó, phân từ emnesteuménê (c.27) không đủ để chứng minh sự đồng trinh, vì nó có thể có nghĩa "đã thành hôn" ; và, đàng khác, nếu hiểu theo nghĩa thông thường là "đã đính hôn", thì nó vẫn hàm súc một tình trạng mà, theo phong tục Do thái, dĩ nhiên không khuyến khích song chẳng tuyệt đối loại trừ các tương giao phu phụ. Để đánh tan mọi nghi ngờ, Luca đã hai lần dùng chữ parthenos, "trinh nữ" trong c.27. Và dàn cảnh bắt buộc phải vậy, vì chính từ ngữ ấy sẽ đem lại ý nghĩa cho câu hỏi của Maria và lời đáp của thiên sứ.

Thời thánh Augustin, khoa chú giải công giáo thường có thói quen giải thích câu hỏi của Maria như nói lên một lời khấn hay một ý định giữ mình đồng trinh mà có thế bà đã ôm ấp từ lâu do đó bà thấy điều này xem ra không thể phù hợp được với việc sinh con mà thiên sứ loan báo. Tuy nhiên, lối giải thích như vậy không hiển nhiên lắm và gần đây bị một số lớn các nhà chú giải công giáo phủ nhận (Landersdorlèr, Haugg, Auer, Audet, Schmaus, Schmid, J.B.Bauer, Jones, Jellouschek, Gewiess v.v. . .) trong lúc cũng có một số khác muốn trung thành với lập trường được gọi là "cổ truyền" này (Holzmeisler, Brodmann, Craber, del Paramo, Laurentin, Galot, Villanueva, Zerwich v.v. . .).

Những kẻ phủ nhận có lời khấn nhận xét rằng các giáo phụ đã không hoàn toàn nhất trí với nhau vì, ngoại trừ Grêgôriô thành Nysse và Augustin, thì cho đến thế kỷ thứ V, chẳng có ai biết đến một lời khấn như thế cả, ngay cả thánh Ambrôsiô.và Hiêrônimô. Ngoài ra họ còn cho rằng từ ngữ của bản văn không tự nhiên nói lên một lời khấn hứa, vì để diễn tả tư tưởng "tôi không muốn biết" hoặc "sẽ không hề biết người nam", thì động từ hiện tại ginôskô xem ra chẳng đủ. Động từ này chỉ diễn tả cách đơn sơ tình trạng hiện thời của Maria: bà không có những tương giao vợ chồng, theo thói tục không thường của thời kỳ đính hôn tại Israel, và do đấy ngạc nhiên vì tưởng phải mang thai lập tức. Vả lại sự phản kháng của Maria như lối giải thích cổ điển giả thiết, làm ta ngạc nhiên không ít: một lời khấn riêng tư thì có thứ gì trước ý định thần linh thiên sứ đangloan báo ? Rồi ta cũng tự hỏi nếu Maria đã quyết định không hưởng dụng hôn nhân thì bà đính hôn với Giuse làm gì?

Nhưng nhất là chính nguyên tắc khấn hứa đồng trinh Maria mới đáng bàn cãi. Tại Israel, hôn nhân rất được trọng vọng, đến nỗi đó là bậc sống thông thường mọi người phải theo, nhất là nữ giới. Người ta có kể ra trường hợp một giáo sĩ Do thái sống độc thân song là để trách cứ; còn về nhóm Esseni, thì luật độc thân của họ là một ngoại lệ, thúc đẩy bởi một ảnh hưởng xa lạ với Do thái giáo, và chỉ liên hệ nam giới mà thôi. Chính Kitô giáo mới nhìn thay trong sự đồng trinh một bậc sống cao hơn hôn nhân, nhưng đó là theo giảng dạy của Chúa Giêsu (Mt 19, l2), theo gương Người cũng như gương Maria, kẻ được Thiên Chúa chọn làm mẹ mà vẫn còn đồng trinh. Tóm lại, e rằng người ta sẽ vấp phải một lỗi lầm về thời gian khi tưởng tượng Đức Trinh Nữ Maria tận hiến cho Chúa theo kiểu một trinh nữ Kitô giáo thế kỷ IV và nên nhớ chính các Ngụy thư đã làm ta quen nghĩ rằng Maria đã tận hiến cho Thiêu Chúa và sống trong đền thờ ngay còn thơ ngây, cùng hình dung Giuse như một cụ già được các tư tế chọn để hảo vệ sự đồng trinh của người vợ trẻ. Các hình ảnh ngụy tạo đó cần phải đánh đổ. Không những vì các ngụy thư đề ra hình ảnh ấy thiếu thẩm quyền chính lục, mà còn vì chúng rõ ràng mang dấu vết lạc giáo Encratisme chuyên bài bác hôn nhân. Khổ thay, bao ảnh tượng đã phổ biến rộng rãi những huyền thoại này). Thành thử nếu được đặt lại trong môi trường và thời gian, thì việc Maria nghĩ trí hôn nhân như mọi phụ nữ khác ở Israel chẳng có gì lạ lùng ; sở dĩ bà đã đính hôn với Giuse, chắc hẳn là vì hy vọng có con với ông, theo như luật chung thời đó. Cho rằng một ý định như vậy làm phai mờ ít nhiều sự trong sạch và thánh thiện của Maria, thì có lẽ phải phủ nhận sự thánh thiện của hôn nhân, một công trình của Đấng Tạo hóa mà Kinh Thánh không ngừng tán dương ca tụng.

Nhóm theo quan niệm "truyền thống" cũng chẳng thiếu lý để bác bỏ lập luận trên , và phải công nhận câu trả lời của họ cũng nặng ký lắm. Cho dù là chỉ bắt nguồn từ thế kỷ thứ V. song một lập trường hằng được liên tục thừa nhận trong Hội Thánh như thế vẫn đáng cho ta lưu tâm. Chắc chắc đồng trinh

không phải là lý tưởng thông thường của người phụ nữ Do thái. Nhưng Maria là trường hợp đặc biệt, và Thiên Chúa cụ thể đã chuẩn bị cho chương trình của Ngài về Maria hằng cách sớm thúc đẩy bà đi theo một ơn gọi đặc biệt. Đàng khác, không nên đánh giá thấp bao tấm gương tiết dục vì lý do tôn giáo đầy dẫy trong Thánh Kinh và đạo lão thái; chúng cho thấy người ta vẫn kính trọng đức trinh khiết, và bằng chúng hùng hồn của lòng kính trọng ấy là luật độc thân của tu sĩ Esseni. Thành thật Maria đã có thể khấn giữ mình đồng trinh, và vấn nạn ở c. 34 đủ nói lên ý định đó. Đấy cũng là lời giải thích đơn giản nhất của Maria, vì theo giả thuyết đối nghịch, phải giả thiết là việc thụ thai đã gần kề, điều mà bản văn không hắc ám chỉ. Còn việc Maria cam kết thành hôn, ta có thể giải thích là vì bà ưu tư bảo vệ sự đồng trinh của mình; chắc hẳn bà đã giả thiết là việc thụ thai đã gần kề, điều mà bản văn không hề ám chỉ. Còn việc Maria cam kết thành hôn, ta có thể giải thích là vì bà ưu tư bảo vệ sự đồng trinh của mình; chắc hẳn bà đã phó thác cho Thiên Chúa lo việc thúc đẩy Giuse cũng có những tâm tình như mình vậy.

Ta thấy đó, cuộc tranh luận giữa hai lập trường vẫn còn sôi nổi và bên nào cũng ăn miếng trả miếng. Lập luận của họ đều đáng tôn trọng. Dầu sao hầu hết (ngoại trừ Munoz. Iglesias, Benoit, Gewiess v.v. . .) đều mắc phải khuyết điểm này là quá chú trọng đến tâm lý của Maria, trong lúc đáng lẽ phải nhớ rằng Luca đã biên soạn bản văn này với tư cách một nhà thần học. Ý hướng của ông, nếu có thể phanh phun ra, rất quan trọng cho việc chú giải. Vì thế mà, khi đứng trên quan điểm thần học, ta thấy rõ c.34, đối với Luca, đóng vai trò chuyển tiếp trong cuộc đối thoại. Thiên sứ đã loan báo việc hạ sinh Đấng Messia; bây giờ phải loan báo phương thức đồng trinh của việc sinh hạ ấy. Vấn nạn của Maria, cũng là thắc mắc của độc giả, chuẩn bị cho giai đoạn mại này. Việc Luca đã có giả thiết hay không rằng Maria khấn hứa đồng trinh trước lúc truyền tin, người ta có thể bàn cãi; nhưng điều chắc là ông đã muốn minh nhiên dạy rằng: Maria còn đồng trinh, và chính bà nói lên điều đó khi được Thiên Chúa mời gọi làm mẹ Đấng Messia. Trước đấy đã khấn hay không, chẳng thành vấn đề, nhưng chắc chắn là từ lúc này, bà khấn hứa đồng trinh. Bà sẽ mãi mãi là Mẹ Đồng trinh. Và đó mới là điều quan trọng hơn cả.

5. Lời đáp trả của thiên sứ mang lại giải pháp cho vấn đề đặt ra và vì lý do đó, câu 35 là vấn đề then chốt của tất cả màn đối thoại, là cao điểm của bản trần thuật có tính cách thần học của Luca. Vì thế cần phải cân nhắc từng hạn từ một.

Việc can thiệp của Thánh Thần được diễn tả bằng một Mệnh đề mà các vế đối xứng với nhau từng chữ : "Thánh Thần" với "Quyền năng Đấng Tối Cao", "đến trên" với "phủ bóng trên" (hai động từ Hy lạp khởi đầu với phụ ngữ epi), sau cùng "trên cô" ở cả hai trường hợp. Thánh Thần đến trên" Trinh nữ là một kiểu nói thường gặp trong Cựu ước, y nguyên hay thay đổi đôi chút (x. 1 Sm 16. 13 ; Is 32, 15 . . . ), nhưng tự nó không cho thấy rõ cách thức hành động của Thánh Thần thế nào. Chính Luca cũng dùng lại công thức nào khi nói về việc

Hiện xuống mà Chúa Giêsu loan báo với những từ ngữ như sau (Cv 1,8) : "Các con sẽ chịu lấy quyền lực Thánh Thần đến trên các con" .

Nhưng động từ thứ hai, episkiasei, ít dùng hơn và giầu ý nghĩa hơn nhiều. Người ta gặp nó trong nhiều bản văn Cựu ước với nhiều hình ảnh khác nhau. Trong Xuất hành 40,35(29) nó đùng để nói về Cột mây phủ bóng trên Lều tạm biểu hiệu vinh quang thần linh chiếu tỏa nơi Thiên Chúa ngự (x. Ds 9, 18-22). Trong Tv 9,4; 148,8 nó được sử dụng để diễn tả hình ảnh Thiên Chúa như chim phủ cánh trên những ai Ngài che chở (x. thêm Tv 17.8; 36,8. 57,2; 63,8). Hai đề tài ấy hòa hợp nhau trong Xh 25,20; 1 St 28,18 nơi là cử chỉ của các Kêrubim lấy cánh che phủ Hòm giao ước được diễn tả bằng động từ tương tự (stt) skiazein. chim gương cánh che phủ có thể là để bảo vệ bầy con thoát khỏi đôi mắt hay móng vuốt của kẻ thù, song cũng có thể là để ấp trứng cho sự sống nở ra, và hình ảnh nào gợi lên hình ảnh Thần khí tác tạo vật chất lúc khởi nguyên vũ trụ (St 1,2) để làm phát sinh sự sống dưới các dạng thức mà Ngôi lời đặt định cho.

Trong số các hình ảnh khác nhau đó, hình ảnh áp dụng đúng nhất nào bản văn chúng ta phải là hình ảnh được xác định theo văn mạch. Lời thiên sứ chắc chắn không chỉ loan báo cho Trinh nữ một sự giúp đỡ bảo vệ. Hình ảnh thích hợp nhất cho văn mạch là hình ảnh con chim thần linh dùng cánh bao phủ để tạo thành sự sống. Và đó là chính vấn đề đang đề cập: một hài nhi sắp được cưu mang mặc dù người mẹ vẫn còn trinh tiết. Khi nói đến Thần khí như một Quyền năng sắp phủ bóng trên Maria, thiên sứ rõ ràng muốn bảo Thần khí ấy sắp đóng vai trò nguyên lý sáng tạo và phát sinh sự sống trong cung lòng bà. Đây chẳng có vẻ gì là một hình ảnh chướng ta gai mắt hay giống với các cuộc phối ngẫu cùng thần minh trong thần thoại lương dân cả; hết thảy đều vô cùng tế nhị và hoàn toàn nằm trong chiều hướng thanh cao của Kinh Thánh. Điều Thánh Thần, hơi thở sáng tạo, đã làm từ lúc khởi nguyên vũ trụ Ngài cũng sẽ thực hiện trong cung lòng Maria, bằng cách làm cho bà thụ thai mà vẫn trinh tiết.

Bởi thế trẻ thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Nhiều nhà chú giải đã ngạc nhiên trước một kết luận như vậy, là phải cùng họ công nhận rằng câu đó không đưa lại cho tước hiệu "Con Thiên Chúa" cái định tín thường thấy về Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể trong một bản tính nhân loại. Vì lời của thiên sứ chẳng ám chỉ gì đến Ngôi Lời cả. Ta sẽ lầm lẫn nếu bảo rằng có ám chỉ trong tiếng Pneuna (Thần khí) và Dunamis (Quyền năng) như truyền thống cho tới thế kỷ thứ IV đã bảo, hoặc ít nhất trong tiếng Dunamis, như người ta vẫn nót từ thế kỷ IV cho đến thời Trung cổ. Hai hạn từ trường được Luca cặp đôi và hầu như đồng nghĩa này chắc

chắn chỉ Thánh Thần chứ không chỉ Ngôi Lời. Nhưng Luca không đưa ra ở đây một phát hiệu rõ ràng về mầu nhiệm Nhập thể nhất của 1,14 ("và Ngôi Lời đã thành xác phàm" ) chẳng phải là một lý do đủ để bóp méo câu kết luận và làm sai nghĩa bản văn, thế mà người ta sẽ làm như vậy khi cho tiếng "thánh" đóng vai trò thuộc từ chính (attribut pnncillal) và coi "Con Thiên Chúa" chỉ là một tiếng đồng cách (apposition) không dính dáng gì với những gì đi trước. Thật ra nếu chân thành khảo sát bản văn, ta phải nhận rằng danh xưng Con Thiên Chúa ấy được Luca coi là cốt yếu và là đích điểm của tất cả ý hướng thần học của ông. Ong đã nói trong phần đầu màn đối thoại rằng Hài nhi sẽ được gọi là "Con Đấng Tối Cao" theo nghĩa thiên sai ; bây giờ trong phần hai, ông dạy : tước hiệu "Con Thiên Chúa" ấy mặc một ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ và cao trổi hơn do việc thụ thai đồng trinh: được cưu mang trực tiếp do tác động của Thánh Thần chứ không do sự can thiệp của một người cha, Chúa Giêsu sẽ là Con Thiên Chúa theo một danh nghĩa đặc biệt là độc nhất. Có thể đó không phải là một lời phát biểu đầy đủ về cái mà đức tin Kitô giáo, thời Luca viết sách, đã đặt vào trong tước hiệu Con Thiên Chúa. Tuy nhiên câu ấy vẫn là lời biện minh chính đáng cho tước hiệu này.

Ngoài ra cũng được phép tự hỏi xem Luca có muốn liên kết trường hợp Chúa Giêsu và trường hợp Adam, như ông đã công khai làm khi viết gia phả (3,23-28) không. Như Adam, Chúa Giêsu chỉ có thiên Chúa là Cha, và mặc dầu cả hai hoàn toàn khác nhau về bản tính, vẫn có một sự tương đồng về tầm vóc, điểm tương đồng mà một môn đồ của Phaolô không thể không chú ý: như Adam xưa, Adam mới là Một thủ lãnh dòng tộc; với Người, chuỗi dây các thế hệ nhân loại bị cắt lìa và bắt đầu một giai đoạn mới. Được Thiên Chúa tạo dựng trực tiếp như Adam, nên Chúa Giêsu cũng xứng đáng được gọi là Con thiên Chúa theo một nghĩa đặc biệt; tuy nhiên, vì những lý do không được bày tỏ nơi đây, Người vẫn là con một cách siêu việt hơn nhiều.

6. Phần cuối của màn đối thoại, ta chỉ cần nói phớt. Một dấu hiệu được ban cho Maria (cc. 36-37), vì trước tiên đó là quy ước của văn loại Truyền tin trong Thánh Kinh (x. Tl 6,36-40 hay Is 7, 10- 16), sau nữa là để chuẩn bị cho cuộc thăm viếng và móc nối các tiết chuyện. Ta cũng đừng quên rằng, nếu đức tin của Maria không cần sự xác nhận đó, thì đức tin của độc giả vẫn rất cần, những độc giả mà Luca chằng bao giờ quên.

Tiếng "Fiat" của trinh nữ kết thúc quang cảnh. Ta không nên quá đáng lấy tiếng xin vâng này làm cao điểm của câu chuyện, như thể người ta hồi hộp đợi chờ việc ưng thuận mà trước đó không mấy bảo đảm, cũng như đừng giảm thiếu sự tự do và công trạng của Maria khi chấp nhận lời truyền. Sự cao cả của Maria là, dù chưa hiểu được tất cả sự thâm sâu của mầu nhiệm được loan báo, vẫn quảng đại chấp nhận các đòi hỏi của công trình mà Thiên Chúa vừa khởi sự nỗi mình, dù các đòi hỏi ấy ra sao chăng nữa.

CHÚ GIẢI CHI TIẾT

"Bà đã đắc sủng nơi Thiên Chúa": Kiểu nói này là một đặc ngữ sêmita; x. St 6,8: "Nhưng Noê đã được nghĩa trước mắt Giavê".

"Này bà sẽ thụ thai và sẽ sinh một con trai . . .": Câu này song song với St 16,11 : thiên thần của Giavê phán (với Agar) : Này, ngươi có thai và ngươi sẽ sinh con ngươi sẽ gọi lên nó là Ismael, vì Giavê đã nghe thấu nỗi khốn cùng của ngươi". x. Tl 13,3-5

"Bởi thế hài nhi sẽ là thánh và sẽ được gọi là Con Thiên Chúa" : Trong Hy ngữ, cấu trúc của câu này khá tối tăm; B.J đã cố gắng làm sáng tỏ bằng cách thêm vào chữ "hài nhi" không có trong nguyên bản. Theo mặt chữ thì bản văn như thế này: "bởi thế thụ thai thánh" (I'engendré saint) sẽ được gọi là Con Thiên Chúa". Tuy vậy. tĩnh từ "thánh" khó có thể làm hình dung từ (épithète) cho tiếng "thụ sinh" vì nó không có quán từ (article), như văn phạm Hy lạp đòi hỏi (le saint engendré viết theo văn phạm Hy lạp thì phải là I'engendré le

saint: hai quán từ). Nên có lẽ phải coi "thánh" như một thuộc từ (attribut) và bấy giờ câu nói trở thành: "thụ sinh sẽ được gọi là thánh, là Con Thiên Chúa". Nhưng vẫn còn khó khăn là "Con Thiên Chúa" chẳng phải là sự nới rộng của ý tưởng thánh"! thật là lưỡng nan!

"Với Thiên Chúa, nào có gì lại là không có thể": Trong St 18,14, câu này giải thích việc cưu mang lạ lùng Isaac. "Tôi là tôi tá Chúa": x. R 3,9; làm 25,41. Ở đây nói đến đức tin (c.45) và tình yêu mến hơn là lòng khiêm nhượng, vì theo Thánh Kinh, được làm tôi tớ Chúa là một vinh dự lớn lao vô cùng.

KẾT LUẬN

Trong khi sự tiền hữu đời đời của Chúa Giêsu được Phaolô và Gioan long trọng giảng dạy, thì tử hệ thần linh từ lúc mới sinh của Người lại là giáo huấn đặc biệt của Luca, rõ ràng là trong bản văn hôm nay. Khi tập trung ngay từ đầu đời Chúa Kitô những đề tài liên quan tới các cuộc thần hiện sẽ đánh dấu từng chặng cuộc sống công khai và việc khải hoàn sau cùng của Người (so sánh c.35 với phép rửa Chúa Giêsu. Cuộc biến hình và việc phục sinh), ông muốn dạy ta rằng tước hiệu Con Thiên Chúa không phải Chúa Giêsu chiếm được sau này, nhưng đã đương phiên thuộc về Người ngay từ khi người

đến trong thế gian. Cùng với việc thụ thai đồng trinh là hệ luận, đó có lẽ là giáo huấn chính yếu của trình thuật truyền tin.

Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG

1. Sứ mạng của Maria nối dài và hoàn tất sứ mạng Israel. Maria là "thiếu nữ Sion" mà từ cung lòng, Đấng Thiên sai sẽ xuất hiện. Bà là nữ tỳ của Chúa", kẻ gồm tóm và làm cho đẹp hơn ơn gọi của dân Israel, tôi tớ Thiên Chúa, lẫn ơn gọi của các đại tôi tớ Ngài trong Cựu tước như Abraham. Giacóp, Môisen, Đavít, Salomon, Isaia và người Tôi tớ bí ẩn của Gioan trong Is 40-45.

2. Thiên Chúa đã có thể đặt Maria trước một sự việc đã rồi và sai thiên sứ báo tin rằng bà đã thụ thai bởi Thánh Thần .Nhưng Ngài đã muốn cần đến sự tự do đồng ý của Maria trong công trình cứu chuộc : không những vì lòng tôn trọng nhân vị của Maria, mà còn để làm cho bà trở nên kẻ hợp tác với Ngài hầu cứu lỗi nhân loại qua sự chấp thuận ý thức và tình nguyện.

3. Dacaria, khi được loan báo Gioan Tẩy giả sẽ sinh ra, đã xin một dấu chỉ để có thể tin vào tính cách xác thực của sứ điệp. Còn Maria tin ngay sứ điệp, chẳng xin dấu chỉ gì. Vấn nạn của bà không phải là một nghi ngờ nhưng là một lời xin soi sáng để tin hơn. Ta cũng thế, đức tin của ta phải hoàn toàn và tức khắc, nhưng cũng phải tìm cách soi tỏ ngần nào có thể bằng sự khiêm tốn cầu xin ánh sáng, bằng việc học hỏi hay ít nhất bằng đối thoại với linh mục. Ở dưới đất này, đức tin luôn có một phần tăm tối, đức tin của Maria cũng như đức tin của ta, nhưng càng vùng chãi và càng có tính cách nhân loại chừng nào thì nó càng sáng tỏ chứng ấy.

4. Thiên sứ cho Maria một lời giải thích. Nhưng rồi mầu nhiệm vẫn còn, "vì đường lối của thiên Chúa không phải là đường lối của ta". Tuy nhiên lời giải thích của thiên sứ sẽ nâng đỡ và nuôi dưỡng đức tin của Maria, vì bà "ghi nhớ những điều ấy trong lòng để suy niệm" (2,19). Ta cũng vậy, những giáo huấn của Hội thánh qua bài giảng Chúa nhật và các lớp giáo lý không miễn cho ta hành vi đức tin. Song chúng sẽ nâng đỡ và nuôi dưỡng đức tin của ta.

5. Vì lòng thương, Thiên Chúa vẫn cho Maria một dấu chỉ (việc bà Êlidabét son sẻ mà thụ thai) để xác nhận lời của thiên sứ và giúp lòng tin của bà dễ dàng hơn. Maria không cần dấu chỉ này vì bà đã tin lời thiên sứ, nhưng đây là một ân huệ thêm vào. Ta cũng vậy đôi khi Thiên Chúa gởi cho ta một dấu chỉ rất rõ về sự hiện diện hoặc ý muốn của Ngài (thí dụ ơn được an ủi thiêng liêng, hoàn cảnh quan phòng biến đổi cả hướng đi cuộc đời . . .). Những dấu chỉ đó chẳng phải là tối cần cho đức tin, ta không nên chờ đợi chúng trước khi tín thác vào Chúa hoàn toàn. Nếu Ngài cho dấu chỉ chỉ vì lòng thương, ta hãy cảm tạ và khiêm tốn như Maria.

6. Khi lần hạt, ta lặp lại những lời thiên sứ đã ngỏ với Maria.

7. Maria hoàn toàn sẵn sàng thi hành ý muốn của Chúa, như một nữ tỳ đúng nghĩa. Bà không biết ý muốn ấy sẽ dẫn đưa bà đến đâu. Nhưng bà đã thưa vâng trong tin tưởng, yêu mến. Ta cũng vậy, phải sẵn sàng mền mỏng, phó thác cho đường lối Chúa Quan phòng. Ta không rõ ý muốn ấy sẽ mượn ngõ quanh co nào, nhưng ta biết chắc rằng đích điểm sẽ là sự thân mật với Thiên Chúa ngan bây giờ và chiếm hữu Ngài hoàn toàn trong vĩnh cứu. Ta phải phó thác cho ý muốn của Thiên Chúa với thái độ sẵn sàng, tin tưởng của Maria! Chừng đó ta sẽ có niềm vui thấy Thiên Chúa làm "những điều lớn lao" qua các tôi tớ hèn hạ của Ngài.

8. Thiên Chúa có thể làm cho cung lòng một trinh nữ sinh con, cũng như có sức hoán cải một tội nhân nên thánh : chẳng có gì mà Ngài không làm được.

Noel Quession - Chú Giải


 

Lc 1: 26-38


Một trong những cách chuẩn bị tốt nhất để mừng lễ NoeL, đó là suy niệm trình thuật về biến cố Truyền tin. Hiển nhiên là Thánh Luca đã ti.ếp xúc các môi trường Do Thái Pa-lét--tin, nơi mà truyền thống và dòng họ Đức Giêsu vẫn được bảo tồn. Cũng có thể ông đã gặp riêng Đức Maria, Đấng hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng" (Lc 2,19). Luca cho mình là sử gia, nên ông đã lo lắng tập tục là người đã được chứng kiến ngay từ đầu để tra cứu vấn đề đầu đuôi mọi sự trước khi viết ra" (Lc 1,2-3). Vả lại Luca là một nghệ sĩ tế nhị là người tường thuật tinh tế nhất trong bốn Thánh sử. Hơn chúng ta ngày nay, gần cận với những biến cố mầu nhiệm đã xảy ra, hẳn là Luca đã cảm thấy vấn đề khi sử dụng ngôn ngữ : phải dùng từ nào để diễn ta kinh nghiệm huyền bí đang sống động nơi một thiếu nữ đã thực sự thụ thai mang xác thịt Ngôi Lời Thiên Chúa, được Chúa Cha dự kiến từ thuở đời đời. Rất may Luca sử dụng truyền thống văn chương và thần học lâu đời của Kinh thánh. Vì vậy, ông viết "báo cáo" của mình rất trôi chảy theo khuôn khổ ngôn ngữ đã được Thánh Thần chuẩn bị rất tinh vi trong dân ít-ra-en. Bức vải vẽ cảnh Truyền tin được dệt bằng những "sợi chỉ" Kinh thánh. Khi nhận ra những sơi chỉ đó ta sẽ càng nhận thức được rằng, mạc khởi là một về huyền diệu của những kiểu nói, những hình ảnh, những dụ ngôn, nhằm diễn ta mầu nhiệm về Thiên Chúa khó hiểu thấu bằng ngôn ngữ loài người.

Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Galilê, gọi là Na-za-rét, đế gặp một thiếu nữ…

Luca chủ ý đặt một đối nghịch giữa việc loan báo sự sinh ra đời của Gioan Tẩy Giả với cảnh Truyền tin sinh hạ của Đức Giêsu.

Trường hợp trên : Đó là Giêrusalem... trong đền thờ…với một tư tế . . . ông này - không tin điều đó .

Trường hợp sau : Đó là Na-za-rét... trong một ngôi nhà riêng... với một thiếu nữ... cô này hoàn toàn ưng thuận. Đúng vậy, Na-za-rét là một làng nhỏ tầm thường. Theo các nhà khảo cổ, nó chỉ bao gồm khoảng 20 căn nhà, với 150 dân. cự.. Galilê cũng là một xứ bị người ta coi thường. Từ Na-za-rét, thì có cái gì hay được ?" (Ga l,46). Vẻ đơn sơ của căn nhà Maria ở, tương phản với vẻ trang trọng trong cuộc báo tin cho Giacaria, giữa khung cảnh hùng vĩ và thánh thiện của Đền Thờ, tại Giêrusalem, thủ đô (Lc l.,5-25).

Tôi dùng tưởng tượng chiêm ngắm Đức Maria trong căn nhà bé nhỏ nghèo nàn không ai biết đến, để suy niẹm sự khiêm hạ của Thiên Chúa nhập thể. Một ngày kia, thánh Phaolô sẽ nói : "Ngài đã làm cho mình hóa ra không, mặc lấy thân nô lệ" (Pl 2,7).

Một thiếu nữ đã kết hôn với một người tên là Giuse, con cháu nhà Đa-vít. Thiếu nữ ấy tên là Maria.

Trong một đoạn văn không có gì là song đối với bản văn trên, Mát-thêu quả quyết cả hai chân lý lịch sử một trật : Quan hệ dòng dõi nhà 'Đa-vít của bé thơ và tình trạng tinh khiết của mẹ em (Mt 1,18-25). Tên Yosephel có nghĩa là : "Xin Chúa thêm cho". Còn tên "Miryam" có nghĩa là : "Bà sang trọng". Tôi hình dung ra cảnh, những cô bạn, những thiếu nữ hàng xóm đang gọi tên "Miryam" tại giếng làng mà họ tới kín nước. Đó là một thiếu nữ hoàn toàn giản đơn, không có gì đặc sắc phân biệt cô với các bạn hữu khác. Tôi cũng hình dung ra cảnh hai người đã đính hôn đang âu yếm gọi tên nhau : "Miryam" . . . "Yosephel" ?

Sứ thần vào nhà cô và nói : "Kính chào bà, bà đầy ân sủng !".

Có lẽ chúng ta đã chờ đợi một lời chào như : "Kính mừng Maria !". Thế mà, thay vì Maria, sứ thần lại dùng "Đầy ân sủng" như một tên gọi. Cũng như trong nhiều trình thuật về ơn gọi, Thiên Chúa thường đổi tên cho con người. Maria trở thành "Đầy ân sủng" mà ta còn có thể là "Được Thiên Chúa sủng ái". Từ nay, trong tiếng Do Thái, gợi đến "kẻ yêu dấu", "người được sủng ái" trong cuốn Diễm ca.

Kiểu nói Hy Lạp được sử dụng để chào nhau là "Kairé", thực sự mang ý nghĩa "Hãy vui lên" . Đó là một sự ghi nhớ lại Cựu ước (Xp 3,14 ; Dcr 2,14 - 9,9 ; Is 54,1). Các ngôn sứ yêu cầu "thiếu nữ Sion" hãy reo vui lên khi ngắm nhìn Đấng cứu độ mình đang tiến đến gần : "Reo vui lên ! Nữ tử Sion, hãy vui lên". Và chúng ta biết, niềm vui đã là đề tài luôn được bàn đến trong Tin Mừng Luca. Vì thế, đây là lời đầu tiên Thiên Chúa gửi cho trần gian : "Hãy vui lên !" .

Thiên Chúa ở cùng bà.

Đó là kiểu nói Thiên Chúa quen dùng khi Người muốn trấn an nhưng kẻ Người mới gọi đảm nhận những trách nhiệm nặng nề (St 15,1 ; Xh 4,12 ; Tl 6,12-17). "Đừng sợ ? Ta sẽ ở cùng ngươi ! " . Trong phục vụ, vị chủ tế cũng thường lặp lại với ta lời cầu chúc này : "Chúa ở cùng anh chị em ! " . Chúng ta có tin tưởng vào lời chào chúc đó không ? Em-ma-nu-en : Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

Nghe những lời ấy, cô hoảng sợ, và tự hỏi không biết lời chào như vậy có nghĩa gì.

Ở đây nếu chỉ nhận thấy một phản ứng tâm lý, thì ta mới dừng lại ở khung dạng bên ngoài. Trong Cựu ước, bất cứ cuộc đưa tin nào cũng đều gây "sợ hãi" cả. Một lần nữa, đây là kiểu nói Kinh thánh, có nghĩa là : Hãy chú ý ở đây đang bàn đến mầu nhiệm ? Những lời này chứa một ý nghĩa kín ẩn, cần phải khám phá ? Thiên Chúa vẫn có đó ! Đây là điều quan trọng ! Thiên Chúa luôn là Đấng gây bối rối, xuất hiện bất ngờ và ở trong tình trạng kín mật... Thế nên, được mời gọi đến gần Chúa, con người dễ phát sinh cảm tình muốn lùi lại, run sợ trước vẻ thiêng thánh...

Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Này bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai... và đặt tên là Giêsu.

Luca sử dụng một kiểu nói có sẵn, rất nhiều lần được dùng trong Kinh thánh (St 16,11-17-19 ; Tl 13,5-7 ; Is 7,14). Này đây trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ đặt tên con trẻ là Em-ma-mu-en" . Lời sấm của I-sai-a từ lâu vẫn được hiểu theo nghĩa, việc hạ sinh Đấng cứu thế mà vẫn còn trinh khiết, như bản dịch Hy Lạp của 70 học giả xác nhận. Trong đó, ta thấy từ Hy Lạp "parthénos" (trinh nữ) chính xác hơn từ Do Thái "almah" (người nữ không lấy chồng).

Người sẽ nên cao cả, và thiên hạ sẽ gọi Người là Con Đấng tối cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng Vua Đa-vít, tổ tiên của Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời,và vương quyền của Người sẽ vô cùng tận.

Maria thuộc lòng "lời tiên báo của Na than" (2 Sm 7,12-17) mà sứ thần gởi lại cho cô. Đối với chúng ta, đó là một thứ ngôn ngữ hơi bí hiểm. Những mọi người Do Thái đều hiểu lời đó theo ý nghĩa : Con trẻ này sẽ là Đấng cứu thế mà thiên hạ được loan báo và chờ mong.

Làm sao có chuyện ấy được; vì tôi không biết đến chuyện vợ chồng.

Ý đĩnh của Luca thật là rõ ràng : ông không muốn để người ta phải nghi ngờ gì về sự trinh khiết của Maria. Thời đó, theo tập tục Do Thái, lễ đính hôn cho phép các người nam kết ước được hưởng mọi quyền lợi của kẻ làm chồng, kể cả những tương quan giao hợp... Luca loại bỏ giả thiết này. Maria đã cân nhắc suy nghĩ và chọn sống đồng trinh. Vấn đề đố khiến ta cần đi sâu vào trong tư tưởng và tâm hồn Maria. Cô đã tận hiến đời mình cho Thiên Chúa, trong một tình yêu huyền bí, tuyệt đối, chuyên nhất... như biết bao người khác vẫn làm từ lâu rồi ? Điều đó không làm giảm giá trị bậc sống hôn nhân gì hết ! Nhưng nó làm nổi bật một lý tưởng khác, là một số người có thể chọn lựa một cách hợp thức, như' sau này Đức Giêsu có đề cập đến (Mt. 19,12). Đàng khác, qua cuộc khám tìm nếp sống của nhóm người ét-bê-niêng tại Qumraxl, giờ đây ta biết rằng, đó không phải là một lý tưởng xa lạ gì với ít-ra-en : vào lúc xảy ra các biến cố trên ,lý tưởng sống độc thân tự nguyện tận hiến đã bắt đầu phổ biến rộng rãi.

Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và uy quyền Đấng tối cao sẽ che chở cho bà.

Chúng ta đừng tưởng rằng, Maria đã thấu suốt mầu nhiệm Ngôi vị của người con mình qua những định nghĩa tín lý trừu tượng. Không ! Nhờ ý nghĩa của các hình ảnh và dụ ngôn Kinh thánh diễn tả, mà cô hiểu sự việc cách cơ bản thôi. Ở đây, Maria đứng trước một đề tài huyền diệu về "shekinah", hay "mây"; "bóng mát", dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa. Thần khí bay lượn trên nước lúc khởi đầu để ban sự sống (St 1,2). Và đây là một cuộc tạo thành mới nới Đức Mària "mây" phủ kín trướng tao phùng trong bóng mát (Xh 40,35). Và giờ đây Maria trở nên nơi cư ngụ của sự hiện diện Tháp Chính dưới bóng của : mây trời" mà Thiên Chúa đã phán dạy Môsê (Xh 16,10). Khi Salômon khánh thành Đền thờ, nătn 986, thì "mây xuống đầy nhà Chúa" (1 V 8,10). Đối với một nữ Do Thái, những lời của sứ thần đã gợi lên tất cả những điều đó.

Vì thế, hài nhi sắp sinh ra sẽ được gọi là Đấng thánh, là con Thiên Chúa.

"Thần khí . . . " , " Quyền năng. . . " , "Đ ấng thánh. . . " , "Đấng tối cao...".' Luca muốn diễn tả cho ta hiểu, ngay từ giây phút đầu tiên, nhân tính của Đức Giêsu đã được thần khí

Thiên Chúa thấm nhập. Ngôn ngữ đượm màu sắc Kinh Thánh. Ai không chấp nhận bắt đầu từ giới mức đó – giới mức của Đức tin - thì mới chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài trình thuật. Lạy Chúa, xin giúp con ,biết dừng lại, sửng sốt mà thờ lạy, trước mầu nhiệm được diễn tả qua ngôn ngữ gợi ý trên đây. Trứng thụ thai trong dạ một người nữ, đó là một mầu nhiệm tuyệt vời,: vượt qua mọi định luật tự nhiên. Thánh Gioan sẽ nói : "Ngôi lời đã nhập thể" (Ga l,14). Ngày đó, ngang qua những gì đã biết nhờ vốn liếng Kinh thánh tại sao Maria lại không có thể hiểu, những gì sẽ xảy ra ? Dẫu sao, chắc chắn đó chưa phải là điều rõ ràng trong những định nghĩa tín lý.

Này tôi là nữ tỳ của Chúa.

Thiên Chúa không thể đưa dẫn Maria tới chức năng làm mẹ mà lại không thông tin và hỏi ý kiến trước. Thiên Chúa không đặt chúng ta đứng trước một sự kiện đã rồi. Ngài tôn trọng lãnh vực tự do và trách nhiệm của mỗi người. Qua ngôn ngữ Kinh thánh trên, Maria đã hiểu rõ điều cốt yếu để dấn thân với ý thức đầy đủ về sự việc.

Nhưng ta cũng đoán được đó là "trong đức tin". Lạy Chúa, xin cũng giúp chúng con biết tin tưởng.



Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

" Này Trinh Nữ sẽ thụ thai và sẽ sinh một con trai "

BÀI TIN MỪNG : Lc 1, 26 - 38

I . Ý CHÍNH :

Bài Tin Mừng hôm nay kể lại câu chuyện sứ thần của Thiên Chúa đến truyền tin cho Đức Maria để nói lên rằng :

Việc được thụ thai lạ lùng của Con Trẻ là dấu chỉ báo trước sứ mệnh cao cả của Con Trẻ .

Con Trẻ sẽ được sinh ra là người của Thiên Chúa, sẽ thi hành ý định của Thiên Chúa .

II . SUY NIỆM :

Để giúp suy niệm bài Tin Mừng hôm nay, trước tiên chúng ta cần đối chiếu những điểm dị đồng giữa câu truyện sứ thần truyền tin cho ông Giacaria với câu truyện truyền tin cho Đức Maria .

A / Những điểm giống nhau :

- Sứ thần Gabriel hiện ra với Giacaria ( Lc 1, 11 ) và cũng hiện ra với Đức Maria ( Lc 1, 26 - 28 ) .

- Sự lo lắng bối rối của Giacaria ( Lc 1, 12 ) cũng là sự lo lắng của Đức Maria ( Lc 1, 29 ) .

- Tin báo Gioan sinh ra ( Lc 1, 13 - 17 )

- Tin báo Đức Maria sẽ thụ thai và sinh con ( Lc 1, 30 - 33 )

- Giacaria thắc mắc và ghi ngờ ( Lc 1, 18 )

- Maria thắc mắc nhưng tin tưởng ( Lc 1, 34 )

- Dấu chứng : Giacaria bị câm và tên con trẻ là Gioan ( Lc 1, 19 - 20 )

- Dấu chứng cho Maria : Isave có thai lúc tuổi già ( Lc 1, 35 - 37 )

B / Những điểm khác nhau giữa hai con trẻ Gioan và Giêsu :

- Gioan chỉ là tiên tri cao cả, còn Chúa Giêsu là kế tử vua Đavít, là Vua Cứu Thế và là Con Thiên Chúa .

- Sứ mệnh của Gioan là sửa soạn và tạm thời, còn sứ mệnh của Chúa Giêsu là đời đời " Cai trị nhà Giacóp cho đến muôn đời " .

- Việc được thụ thai của Gioan tuy bất ngờ nhưng theo cách thế tự nhiên, Còn việc được thụ thai của Chúa Giêsu thì hoàn toàn lạ lùng do quyền phép Chúa Thánh Thần .

- Isave cao trọng như các phụ nữ khác trong Cựu ước ( Sara, Rêbecca, ... ) còn Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đấng Cứu Thế không ai có vinh dự đó .

Sau đây chúng ta suy niệm theo văn bản .

1 / " Thiên thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến " .

Sáu tháng sau khi hiện ra truyền tin cho Giacaria về ngày Gioan Tẩy giả được thụ thai, chính sứ thần Gabriel lại được sai đến báo tin cho Đức Maria thụ thai Đấng Cứu Thế . Ở đây diễn tả : sứ vụ lần này của Gabriel quan trọng hơn lần trước, vì lần này báo tin chính thụ thai chính Đấng muôn dân trông đợi, còn lần trước chỉ báo ngày thụ thai của người dọn đường cho Ngài .

" Với một Trinh Nư " : Trinh Nữ có nghĩa là một thiếu nữ chưa mất sự trong sạch về thể xác bên ngoài cũng như tư tưởng bên trong và đồng thời cương quyết hiến dâng trọn vẹn mình cho Thiên Chúa .

" Đã đính hôn " : Có nghĩa Maria đã có ý trung nhân là Giuse rồi . Thời đại chúng ta, đính hôn chỉ là một lời hứa chưa có tính cách pháp luật . Còn ở Do thái thời đó, nếu kẻ đính hôn thất trung, có thể bị truy tố trước pháp luật về tội ngoại tình . Việc đính hôn với Giuse để bảo vệ sự trinh khiết của Maria .

" Thuộc chi họ Đavít " : Hiểu về thánh Giuse thuộc về dòng tộc Đavít ( Mt 1, 1. 16 - 20 ) .

" Maria " : Tên Maria thời đó không có gì mới lạ . Maria khiêm nhường không có tên cao quý và cầu kỳ . Ở đây diễn tả sự tầm thường nơi bản thân của Maria .

2 / " Kính chào Tring Nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Trinh Nữ " :

Đây không phải là một lời chào tôn kính nhằm gây chú ý đến những công trạng của Maria, song là một lời kêu gọi vui tươi nhằm loan báo tấm lòng ưu ái và nhân hậu của Thiên Chúa và hé mở cho thấy Người sắp đến viếng thăm, cuộc thăm viếng đã được các Ngôn sứ loan tin từ bao thuở . ( Is 7, 14 - Mt 1, 23 ) .

3 / " Trinh Nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì " :

Trinh Nữ bối rối vì ý nghĩa của lời chào trên đây . Bối rối vì không bao giờ nghĩ đến ơn cao trọng như vậy cho mình . Chính lòng tự khiêm đã làm cho Người bối rối . Qua lời chào, Trinh Nữ tiên cảm một sứ mạng gì quan trọng .

4 / " Maria đừng sợ, vì đã được ơn nghĩa với Chúa " :

Kiểu nói " Được ơn nghĩa với Chúa " thường được dùng trong Thánh Kinh ( St 6, 8 ; Xh 33, 12 ; Yud 7, 17 ? ) có nghĩa là được Thiên Chúa ưu đãi, xứng đáng được Thiên Chúa ban những ơn đặc biệt .

5 / " Này Trinh Nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một Con Trai và đặt tên là Giêsu, và triều đại Người sẽ vô tận " :

Lời loan báo này của sứ thần có ý nghĩa riêng :

- Trinh Nữ là người có sứ mạng thực hiện lời Tiên tri Isaia ( 7, 14 ) rằng : " Kìa người Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh một Con Trai và Nàng sẽ đặt tên cho Cậu là Emmanuel " .

- Các tước hiệu mà sứ thần kể ra đây để chứng tỏ rằng Chúa Giêsu sẽ sinh ra thật là Đấng mà muôn dân trông đợi và các Tiên tri loan báo ( x. Xh 4, 22 - 23 ; 2V 7, 14 . 28, 7 - 14 ; Tv 2, 7 ) .

6 / " Việc đó xảy ra thế nào được, vì tôi không biết đến người nam " :

Nghe lời sứ thần chào, Trinh Nữ có một điểm thắc mắc rằng : Tôi hiện nay còn trinh, chưa hề tiếp xúc với đàn ông theo kiểu vợ chồng, và tôi đang ở trong tình trạng quyết định sống đồng trinh luôn mãi, thì tôi phải làm thế nào để thực hiện ý định của Chúa được ? Lời thắc mắc này mở dịp cho sứ thần loan báo thêm .

7 / " Chúa Thánh Thần sẽ đến với Trinh Nữ, và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm Trinh Nữ " :

Việc sinh con này hoàn toàn do Thiên Chúa, xác thịt không tham dự . " Thánh Thần sẽ đến ... " . Kiểu nói này trong Thánh Kinh chỉ sự can thiệp đặc biệt của Thiên Chúa ( Yud 3, 10 . 11, 29 ; St 1, 2 . 2, 7 ) .

Kiểu nói " Uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm Trinh Nữ " được mượn trong Cựu ước, Chúa hiện ra trong đám mây bao phủ Hòm bia ( Xh 40, 33 ; Ds 9, 22 ) để diễn tả việc Chúa can thiệp cách đặc biệt .

8 / " Đấng Trinh Nữ sẽ sinh ra là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa " :

Hậu quả việc can thiệp của Thiên Chúa là người con Trinh Nữ sinh ra sẽ là Đấng Thánh, chính Người là sự thánh thiện .

Kiểu nói " Con Thiên Chúa " diễn tả người con Trinh Nữ sinh ra ở đây là con do Thiên Chúa tác thành cách đặc biệt chứ không phải do người đàn ông nào tham dự vào . Hay nói kiểu khác, tuy sinh ra bởi Maria là một người phàm, nghĩa là Giêsu là dòng giống Abraham, nhưng vì Ngài sinh ra bởi quyền năng Thần Trí nên Ngài mang trong Ngài một đời sống mới : đời sống của Con Một Thiên Chúa .

9 / " Và này, Isave chị họ Trinh Nữ cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già ... " :

Khác với Giacaria, vì ông hoài ghi nên xin một dấu lạ làm tin, Đây Trinh Nữ không đòi dấu gì, nhưng sứ thần cũng cho một dấu lạ để bảo đảm sứ mạng của mình, dấu lạ này là việc bà Isave đang mang thai được 6 tháng trong lúc tuổi già son sẻ .

10 / " Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền " :

Sau khi hiểu về chương trình của Thiên Chúa do sứ thần loan báo và giải thích . Trinh Nữ với tâm tình đầy tin tưởng và phó thác liền thưa " Xin vâng " . Câu nói tuy vắn tắt nhưng biểu lộ một tâm hồn tin tưởng, vâng phục và thiết tha yêu mến Thiên Chúa .

Kiểu nói " Tôi là tôi tớ Chúa " ( x. 1Sm 25, 41 ) ở đây nói đến đức tin và tình yêu mến hơn là lòng khiêm nhường, vì theo Thánh Kinh thì được làm tôi tớ Thiên Chúa là một vinh dự lớn lao vô cùng .

11/ " Và thiên thần cáo biệt Trinh Nữ " :

Sứ mạng đã hoàn tất, sứ thần cáo biệt Trinh Nữ .

III . ÁP DỤNG :

A / Áp dụng theo Tin Mừng :

Qua bài Tin Mừng về truyền tin hôm nay, được đặt vào Chúa nhật thứ 4 Mùa Vọng, ngay sát với lễ Giáng sinh của Chúa Giêsu, Giáo Hội muốn dọn lòng chúng ta hướng về Hài Nhi sắp sinh được kỷ niệm trong đêm lễ Giáng sinh là đấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa mà nhân loại đang mong đợi . Chúng ta hãy sốt sáng và chuẩn bị dọn lòng xứng đáng để đón nhận ơn Chúa cứu chuộc chúng ta .

B / Áp dụng thực hành :

1/ Nhìn vào Trinh Nữ Maria :

a / Xem việc Người làm :


* Trinh Nữ bối rối : sự bối rối trước quyền năng của Thiên Chúa, sự bối rối này diễn tả một tâm hồn đầy tin tưởng và yêu mến . Khi được diễm phúc đón nhận ơn Chúa như ơn này ơn khác hoặc được ơn gọi khấn dòng, lãnh chức Thánh, chúng ta cũng phải khiêm nhường để tỏ lòng kính sợ và tin tưởng vào Thiên Chúa . Đồng thời phải thao thức đào sâu tìm hiểu ơn đó để sống xứng đáng hơn .

* Maria không đòi dấu lạ như Giacaria vì Bà tin lời sứ thần, nhưng vì lòng thương xót, Thiên Chúa vẫn cho Maria một dấu chỉ ( Isave son sẻ mà lại thụ thai ) để giúp lòng tin của Bà vững vàng hơn .

Ta cũng vậy, đôi khi Thiên Chúa gởi cho ta một dấu chỉ rất rõ về sự hiện diện và ý muốn của Người ( ơn an ủi thiêng liêng, hoàn cảnh quan phòng của đời sống ... ) . Nhưng những dấu chỉ đó chẳng phải là tối cần thiết cho đức tin, ta không nên chờ đợi chúng trước khi tín thác vào Chúa hoàn toàn, nếu Người cho dấu chỉ là vì tình thương, ta hãy cảm tạ và khiêm tốn như Maria .

* Sự giải thích của sứ thần không làm cho Maria hiểu hết sự việc của Thiên Chúa, nhưng Bà vẫn tin . Ta cũng vậy, những giáo huấn của Giáo Hội qua bài giảng Chúa nhật và các lớp giáo lý, không miễn cho ta hành vi đức tin, song những giáo huấn ấy sẽ nâng đỡ và nuôi dưỡng đức tin của ta .

b / Nghe lời Maria nói :

* " Việc đó xảy đến thế nào được " : Maria tỏ ra khiêm tốn, nhìn nhận sự bất lực mình trước sứ mệnh của Thiên Chúa trao . Chúng ta cũng phải tả ra khiêm tốn, nhìn nhận sự yếu hèn của mình để xin ơn phù giúp của Thiên Chúa mỗi khi nhận lãnh một công việc, một bổn phận, một sứ mệnh ...

* " Tôi xin vâng " : tin tưởng, yêu mến và vâng phục trước sứ mệnh Chúa trao . Chúng ta cũng phải tin tưởng, yêu mến và vâng phục khi được trao phó trách nhiệm nào đó .

2 / Nhìn vào sứ thần :

Sứ thần chào kính Trinh Nữ : " Kính chào Trinh Nữ đầy ơn phúc " . Mỗi lần chúng ta lần chuỗi Mân Côi, chúng ta cũng lập đi lập lại lời chào kính này để tỏ lòng kính mến Đức Mẹ và tin tưởng vào uy quyền của Thiên Chúa .


HTMV Khóa X - ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn