Clock-Time

Chú Giải Tin Mừng - Chúa Nhật XXII Thường Niên A

Mt 16: 21-27: Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.

CHÚ GIẢI TIN MỪNG

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN A

NGÀY 30/08/2020



(Mt 16,21-27)


Học viện Piô Giáo hoàng - Chú Giải
 

LOAN BÁO CUỘC KHỔ NẠN

LẦN THỨ NHẤT (Mt 16, 21- 27)

 

CÂU HỎI GỢI Ý

1. Tại sao Chúa Giêsu loan báo "từ bấy giờ" (c..21) cuộc khổ nạn và Phục sinh của Người ?

2. Làm sao Phêrô vừa là phát ngôn viên một mặc khải của Thiên Chúa (16, 17) vừa là khí cụ của Satan (16, 23) ?

3. Các môn đồ phản ứng thế nào khi nghe loan báo ba lần cuộc khổ nạn (16, 22- 23; 17, 23b ; 20, 20- 23) ? Có sự tiến triển trong ba cuộc loan báo đó không? phải chăng Chúa Giêsu luôn đề cập đến sự Phục sinh của Người ?

4. Đâu là ý nghĩa của các lời loan báo Khổ nạn này so với chính cuộc Khổ nạn? Phải chăng chúng chỉ là những sấm ngôn miêu tả một biến cố tương lai ?

5. Đâu là chủ ý thần học của Mt trong việc móc nối chặt chẽ lời Chúa Giêsu khen Phêrô (cc. 17-19) và lời Người khiển trách ông liền sau đó (cc.22- 23) ?

1.Trong Tin Mừng Mt, ta thấy có ba lời loan báo về cuộc Thương Khó (16, 21 ; 17, 22- 23a ; 20, 17- 19) tạo nên ba cao điểm của một phần kéo dài cho tới trình thuật Khổ nạn. Sau mỗi lời loan báo đều có một nhận xét ghi lại sự u mê của các môn đồ (16, 22- 23 ; 17, 23b ; 20, 20- 23). Đó là những nhận xét đơn sơ thuộc về ký sự, nhưng lại mang nặng một ý nghĩa thần học đối với cả Tin Mừng. Sau cùng, cứ mỗi lần như thế, Chúa Giêsu lại quảng diễn cho các môn đồ hiểu thêm ý nghĩa của sứ mệnh Người (16, 24- 28 ; 18, 1- 4 ; 20, 24- 28). Thành thử đây là một trình thuật được khai triển theo nhịp điệu tam phân.

Cũng nên ghi nhận có một sự tiệm tiến trong lời mặc khải của Chúa Giêsu và trong phản ứng của các môn đồ. Sau cùng phải lưu ý rằng Chúa Giêsu không ngừng nhắc đến cuộc Phục sinh. Người không chỉ nói tới thập giá, nhưng bao giờ cũng là thập giá và Phục sinh, là sự chết và sự sống, dù về chính bản thân hay về các môn đồ.

Tất cả điều đó thật đầu ý nghĩa. Ba lời loan báo như muốn dẫn vào trình thuật về cuộc Khổ nạn để chuẩn bị và giải thích nó một cách thần học. Cuộc Khổ nạn chẳng phải là một biến cố từ ngoài in vào định mệnh của Chúa Kitô, như kiểu một tai nạn phải chấp nhận. Không! Nó là thành tố và là cao điểm của định mệnh Người. Là đường đưa đến Phục sinh, mầu nhiệm này gồm hai phương diện, mà một có tính cách chung quyết: sự sống, niềm vui Đàng khác môn đồ và Sư phụ không thể tách rời nhau. Cả hai đều liên kết trong cùng một số phận.

2.Ghi chú thời gian "từ bấy giờ", mà Mt rất nhấn mạnh, nhắm cho thấy đã đến giờ đề cập đến điều mới mẻ. Người ta đi từ mặc khải về Chúa Giêsu tới mặc khải về Con Người đau khổ. Song song bên đó, người ta cũng thấy phải đối đầu với một loại u mê cứng lòng tin mới, vốn không còn là của đám đông, song là của các môn đồ: họ nhận ra Đấng Messia, nhưng đồng thời từ chối việc Người phải chịu đau khổ. Tương ứng với việc đào sâu viễn ảnh thiên sai là việc nới rộng nhãn giới đức tin vậy.

Theo Mc và Mt (chứ không phải lẽ), Chúa Giêsu "bắt đầu" nói đến cuộc Khổ nạn của người. Viết như thế, hai ông muốn nhấn mạnh sự kiện có tiến triển trong lời mặc khải thiên sai. Dĩ nhiên, đấy chẳng phải là một tiến triển tâm lý trong tâm thức Chúa Giêsu (một viễn tượng ở ngoài đường hướng của các Tin Mừng), song là một tiến triển trong việc biểu lộ chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Đồng thời đó cũng là khả định rằng "từ bấy giờ", chủ đề Khổ nạn trở thành trọng tâm thường xuyên.

3.Bây giờ ta hãy xem tính cách "mới mẻ" của mặc khải thiên sai hễ tại ở chỗ nào. Nó không giản lược vào viễn tượng cuộc bắt bớ, mà Chúa Giêsu đã phần nào ám chỉ (10, 24 tt). Đúng hơn tính cách mới mẻ đó phát xuất từ chữ "phải" nghĩa là hệ tại sự kiện: đau khổ là thành phần của chương trình cứu chuộc

Hạn từ dei ấy (phải), mà các nguồn liệu đều ghi lại cho ta, không chỉ diễn tả một xác tín thuộc bình diện lịch sử và tâm lý dựa trên các nhận xét Chúa Giêsu rút từ môi trường và hoàn cảnh của Người, nhưng còn biểu hiệu cái ý thức rõ ràng của Người về một sự cần thiết thuộc bình diện thần học.

Trong Kinh thánh, (đặc biệt trong Tân ước), động từ dei không còn chỉ một sự bắt buộc của định mệnh, nhưng được dùng để chỉ thánh ý của Thiên Chúa; đúng hơn, trong Tân ước, hạn từ này mang một giá trị cánh chung: nó diễn tả một sự tất yếu bắt nguồn từ chính bản tính Thiên Chúa và quy hương về việc thực hiện chương trình của Ngài trong các biến cố cánh chung. Từ đó, bản văn chúng ta không những muốn nói Chúa Giêsu loan báo về cánh chung, nhưng sâu xa hơn, còn khẳng định rằng chính số phận của Chúa Kitô, tức là cuộc tử nạn của Người, thuộc về cánh chung. Tóm lại, khổ nạn không phải là một sự kiện "ngoại lệ", cũng chẳng có gì là một biến cố bất ngờ xảy đến trong sứ mệnh Chúa Giêsu, nhưng là nòng cốt của sứ mệnh Người. Điều mới mẻ là ở chỗ đó vậy.

4. Tuy nhiên phải đi xa hơn nữa. Bản văn không chỉ quả quyết là cuộc Khổ nạn nằm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, nhưng còn khẳng định rằng Chúa Giêsu đã ý thức về điều đó. Thật không đủ tí nào khi bảo rằng việc Người quyết định lên Giêrusalem - cái quyết định tạo nên khúc quanh quan trọng của đời người - chỉ có mục đích duy nhất là đặt dân chúng đối diện với sứ điệp về Nước Thiên Chúa, vốn phải đến đó trong thành thánh, để mời gọi họ quyết định trong giờ tối hậu này. Đúng thế, nhưng còn hơn nữa. Chúa Giêsu đã đi đến cái chết "cách tự nguyện". Người đã không tiên đoán cái chết hoàn toàn như người đời, như những ai đã thấy Người lên Giêrusalem (x. Mc 10, 32; Ga 11, 16). Không! Người đã nhìn nó rời ánh sáng chương trình của Thiên Chúa như là một việc phục vụ.

5.Mc dùng động từ "giảng dạy" (8, 31). Mt lại thích động từ "tỏ cho hay" (deiknuein). Một lần nữa, đây không chỉ là tiên báo tiên đoán cuộc khổ nạn để rồi chuẩn bị các sứ đồ sống biến cố đó, nhưng là tỏ cho họ thấy nó ăn khớp với chương trình của Thiên Chúa, nó thật là tối cần. Phải chứng minh là nó cần thiết, vì nó không hiển nhiên, không là một biến cố mà người ta thay là bắt buộc. Chứng minh thế nào? Lc bảo phải đi từ Kinh thánh (24, 26-27. 46 ; coi Mc 5, 12).

Mt không nói rõ gì về vấn đề này. Nhưng trong thực tế, động từ dei bao giờ cũng hàm án một sự quy chiếu về Thánh Kinh để diễn tả việc hoàn tất Kinh Thánh (vd. Mt 26, 54). Vì chính trong Thánh Kinh mà người ta nhận ra chương trình của Thiên Chúa. Ở đây sẽ không ai phủ nhận rằng nền tảng Thánh Kinh phải tìm trong Is 53. Vả lại các sấm ngôn về cuộc Khổ nạn không xuất hiện như những bản văn lẻ loi - kiểu những phiêu nham - dọc dọc theo Tin Mừng. Chúng chèn vào trong đó như những biểu hiệu sáng tỏ ít nhiều của một tư tưởng bàng bạc và bao giờ cũng quy chiếu, nhiều lúc cách minh thiên về sấm ngôn người tôi tđ của Thiên Chúa.

6. Trước viễn ảnh cuộc Khổ nạn, Phêrô làm một cử chỉ thụt lùi và Chúa Giêsu phải nghiêm khắc sửa trị ông, dù người vừa mới ca tụng niềm tin của ông. Không phải vô tình mà Mt tường thuật kế cận nhau lời Chúa Giêsu ca tụng và khiển trách môn đồ mình. Tất cả mọi tác giả Tin mừng đều đặt tương phản sự yếu đuối của Phêrô với cái tên képha (tảng đá) của ông. Chính họ đã cố tình nhấn mạnh sự đối nghịch đó để cho thấy chính nhờ ân sủng, nhờ Thiên Chúa lựa chọn, chứ không phải nhờ các đức tính tự nhiên, mà ông là Tảng đá trên ấy Chúa Giêsu xây dựng Giáo Hội Người. Một cách tổng quát hơn và đi xa hơn trường hợp Phêrô, chính chủ đề đối nghịch giữa trình diện bản tính tự nhiên và bình diện ân sủng, xuất hiện ở đây. Chủ đề này - yếu đuối và ân sủng - thường có trong Thánh Kinh, được đặt nổi bật ở c. 17, được. ám chỉ ở c. 18 nếu đọc trong nhãn giới Is 28, 1 6), và lại được đề cập ở c. 22-23 .

7. Trước khi nghiên cứu các khẳng định khác nhau của Chúa Giêsu ở cc. 21- 27 (được nhập lại nơi đây, nhưng có lẽ được công bố trong nhiều dịp khác biệt), nên nếu ra cái điểm chính liên kết chúng thành một: đó là sự quy chiếu về Chúa Giêsu. Nói cách khác, chẳng có sự từ bỏ nào được đòi hỏi vì chính nó, nhưng vì Chúa Giêsu. Do đấy câu 24 thực sự là câu căn bản. Dưới một quan điểm khác, ta có thể bảo rằng rốt cuộc phải liên kết các lời nói ấy vào cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô, là cái giải thích lý do nỗi đau khổ và từ bỏ của môn đồ, là cái làm cho ra thông thường sự từ bỏ và khổ đau ấy. Hơn nữa, mối liên hệ này còn cho thấy sự đau khổ của môn đồ là nơi mà số phận của Thầy lại được trở thành hiện tại.

CHÚ GIẢI CHI TIẾT

"Chứ sẽ có đâu như thế !": Đó luôn luôn là Satan với lời xúi giục cổ điển: "Các ngươi chẳng chết chóc gì đâu, nhưng sẽ trở nên như các thần" (Mt 3,4-5), chính nó lại đối diện với Chúa Giêsu ở đây, cũng như hồi Người bắt đầu sứ vụ: "Nếu Ngài là Con Thiên Chúa... ", các thiên thần) sẽ nâng Ngài trên bàn tay họ" (Mt 4, 5). Tiếng kêu của Phêrô, kèm theo những lời trách cứ đúng là có nghĩa "Nếu ngài là Chúa Kitô – vì Ngài là Chúa Kitô - điều đó không thể nào xảy ra được". Thế mà chính vì là Kitô mà Chúa Giêsu phải chết.

"Xéo đi sau Ta, hỡi Satan! Ngươi là cớ vây phạm cho Ta": Cái đập vào mắt ta trong biến cố này, là những tiếng dữ dội Chúa Giêsu dùng để trả lời Phêrô; dĩ nhiên Mt không chủ ý kể lại một vụ hiểu lầm sơ sài, chóng qua. Vị trí của câu mắng sau lời tuyên xưng và thiên sai tính và sau lời loan báo đầu tiên về cuộc Khổ nạn mặc chóng một sự nặng nề đặc biệt. Vừa mới được khen là có phúc, giờ đây Phêrô bị gọi là Satan; lúc ấy. Ngươi là đá, bây giờ Ngươi là cớ vấp phạm cho Ta (cách dịch của BJ: Ngươi cản ngăn Ta rõ ràng quá yếu). Ở đây sự tương phản gần như là mâu thuẫn: Từ địa vị Tảng đá nền móng khá vững chắc trên đó Chúa Giêsu xây dựng Giáo Hội Người, môn đồ Phêrô trở nên viên đá vấp phạm mà chính Người suýt phải vấp. Khi hiểu sự nghiêm khắc của Chúa Giêsu đối với những người gây gương xấu cho kẻ khác cùng sự thẳng tay của các giải pháp Người đưa ra để chống lại hạng làm gương xấu (18, 6- 9), ta mới lượng được sự khắt khe tàn nhẫn của lời người khiển trách Phêrô. Người đáp lại ông với những từ ngữ đã dùng để trả lời Satan khi bị cám dỗ trong sa mạc: "Xéo đi, Satan" (4, 10). Chính vì trong cả hai trường hợp, Phêrô và Satan đều nghĩ rằng, vì là Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu sẽ lợi dụng tư cách đó như một đặc quyền cá nhân để chiếm đoạt một vinh quang, thuần túy phàm trần.

"Vì ý tưởng của ngươi không phải là ý tưởng của Thiên Chúa": Đây là một song đối tiêu cực với điều Chúa Giêsu đã nói ở câu l7: "Không phải thịt máu đã mặc khải cho ngươi, mà là Cha Ta, Đấng ngự trên trời ". Trong việc gần như tự phát chống đối cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu, Phêrô đã để thịt và máu nói, do đó tư tưởng của ông không thể phù hợp với mặc khải của Chúa Cha. "Quả thế, ý nghĩa của Ta không phải là ý nghĩ của các ngươi, và đường lối của Ta không phải là đường lối của các ngươi" (Is 55, 8).

"Nếu ai muốn đi sau Ta": Dù trực tiếp ngỏ với các môn đồ chỉ thị này vẫn không nếp coi như một lời khuyên sống trọn lành dành cho một nhóm Kitô hữu ưu tú: bất cứ ai (Hy ngữ tis) muốn theo Chúa Giêsu, thì phải nghe và vâng theo chỉ thị đó, vì nó mô tả chính cuộc sống ki tô hữu cơ bản. Dĩ nhiên, đây chẳng phải là một điều kiện nhiệm ý, nhưng là một sự dấn thân tích cực mà người môn đồ không được trốn tránh.

"Vì kẻ muốn cứu lấy sự sống mình thì sẽ mất; còn kẻ nào mất sự sống mình vì Ta thì sẽ tìm lại được ": Câu này là câu kế tiếp dùng chữ sự sống với hai nghĩa khác nhau. Chữ ấy trước tiên chỉ con người cụ thể với sự sống thể lý trong thời gian của nó, nhttng đồng thời cũng chỉ sự sống vĩnh cửu theo nghĩa Gioan. Thành thử ta có thể giảng giải ra như sau: kẻ nào muốn cứu lấy sự sống trong thời gian của mình sẽ mất sự sống vĩnh cửu, còn kẻ nào đành mất sự sòng trong thời gian của mình vì Ta, thì sẽ tìm được sự sống vĩnh cửu.

Câu 26 cũng phải được hiểu trong cùng chiều hướng như câu trước, nghĩa là phải mặc cho chữ sự sống hai nghĩa trên đây. Nếu không, sự nghịch lý Chúa Giêsu nói lên sẽ thành một câu lý luận tầm thường: dù lời lãi cả và thế gian, con người cũng không thể hưởng thụ được nó nếu bị thiệt mất sự sống trong thời gian của mình, tức là chết đi. Ở đây ý nghĩa hoàn toàn trái ngược : nào có ích gì cho con người khi được lời lãi tất cả thế gian, nếu vì đó mà lại thiệt mất sự sống vĩnh cửu.

"Hay người ta sẽ cho gì để chuộc lại sự sống mình ?": Đây là một câu tục ngữ mà nếu hiểu một cách thông thường thì sự sống con người quý gía hơn tất cả mọi cái. Nhưng theo văn mạch và đem áp dụng vào sự sống vĩnh cửu thì nó có nghĩa: cái gì có thể bù đắp lại việc mất sự sống vĩnh cửu ? Câu trả lời diễn dịch từ câu trước: Không gì bù đắp được, ngay cả vũ trụ.

Câu 27 đưa ra lý do sâu xa cho những chọn lựa cơ bản của môn đồ: đó là Con người một ngày kia sẽ đến phán xét các chọn lựa đó. Và cuộc phán xét này sẽ định đoạt số phận tương lai của họ.


KẾT LUẬN

Cuộc Khổ nạn là một yếu tố trong chương trình cứu rối: nó rất "cần thiết". Đó là phần thâm sâu nhất, mầu nhiễn nhất, "mới mẻ" nhất của tâm hồn và sứ mệnh Chúa Giê-su. Nhưng đó cũng là lý do trường cửu của sự vấp phạm; nó đã là cớ vấp phạm cho dân Do thái, cũng như là đề tài thắc mắc của Giáo Hội sơ khai và Giáo Hội mọi thời. Trước đấy, nó đã là vấn đề của sách Gióp : sau cuộc lưu đầy, Israel tự thắc mắc về ý nghĩa sự "công chính" của Thiên Chúa. Nói cách khác, được làm tuyển dân của Thiên Chúa, được làm đối tượng của tình yêu Ngài có nghĩa là gì ? Qua lời mặc khải của Chúa Giêsu, điều mà trong sách Gióp xem như là một luật trừ (sự đau khổ của người công chính) thì nay thành luật chung: tình yêu Thiên Chúa đi ngang qua thập giá. Gương Phêrô từ chối nhìn nhận dung mạo đau khổ của Chúa Kitô là một bài học cho giáo Hội và cho mọi kẻ tin.

Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG

1.Chúa Giêsu bình thản loan báo cái chết của Người. Đấng mà nguyên việc xuất hiện đã làm nẩy sinh mùa xuân của thế giới, nay sẽ phải nếm cơn hấp hối của sự từ bỏ hoàn toàn. Người ý thức sáng suốt định mệnh của mình, tuy nhiên vẫn biết rõ rằng, theo cách tính toán nhân loại, điều sắp xảy đến lẽ ra chẳng được xảy đến. Nhưng Người không buồn tủi, mà hoàn toàn tín thác vào Chúa Cha: Người biết hòn đá bị loại bỏ dù thế nào đi nữa cũng sẽ trở thành viên đá đỉnh góc.

2.Chúng ta luôn có phản ứng như Phêrô khi phải chạm trán với thập giá. Cô đơn, nghèo khổ, đau ốm, bấp bênh tương lai mất người thân thuộc, bất lực chữa trị tật xấu, tất cả hầu như không thể chấp nhận đối với chúng ta. Thế nhưng, chính đó là cái Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta vác lấy để đi theo Người.

Vì thiếu đức tin nên ta thường phẫn uất, bất bình khi gặp thử thách. Như Phêrô, ta không thực sự tin Thiên Chúa thừa sức mạnh để làm phát sinh sự sống từ cái chết, thừa nhân hậu để từ chính thập giá làm phát xuất niềm vui. Tuy nhiên, chính hôm trước ngày tử nạn, Chúa Giêsu đã nói đến niềm vui của Người, lúc mà quân canh rình chực Người để bắt lấy. "Kẻ nào mất sự sống mình sẽ tìm được lại ". Mầu nhiệm vĩ đại, cái mầu nhiệm mà các thánh đã từng kinh nghiệm trong cuộc đời chịu đóng đinh của họ, đó là niềm vui bất khả phân ly với thập giá. Vâng, nếu được chấp nhận vì tình yêu, thập giá sẽ trở nên nhẹ nhàng. Điều này không ngừng bị sự khôn ngoan trần gian phản đối, vì trần gian chỉ rêu rao sự tiện nghi và việc chạy theo khoái lạc: nó luôn hứa ban hạnh phúc nhưng bao giờ cũng chỉ đem đến thất vọng ê chề . Nó là kẻ thù không đội trời chung của thập giá. Nhưng khốn nạn thay, chính khi quay lưng với thập giá là trần gian quay lưng với niềm vui, với sự sống đích thực. Trần gian không biết và mãi mãi sẽ không biết rằng niềm vui và đau khổ có thể hòa hợp với nhau khi có sự hiện diện biến đổi của tình yêu.

Noel Quession - Chú Giải

 

Mt 16: 21 -27


Ông Si-mon Phêrô thưa : "Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống."

Trang Tin Mừng hôm nay chính là phần tiếp theo bài đọc Tin Mừng Chúa nhật vừa qua. Phêrô, nhân danh nhóm Mười Hai tông đồ đã thừa nhận Đức Giêsu là Đấng Mê-si-a hay Đấng Kitô. Và lúc đó Phêrô được Đức Giêsu khen là có phúc vì đã nhận được "mạc khải" ấy từ Thiên Chúa. Kế đó Đức Giêsu trao cho Phêrô một sứ mạng : "Trở thành Tảng Đá trên đó Người sẽ xây dựng Hội Thánh Người !

Tuy nhiên khi kết thúc lời hứa cao cả ấy, Đức Giêsu cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Đấng Kitô" .

Tại sao Người bắt các tông đồ giữ kín bí mật đó ?

Phần tiếp theo bài tường thuật mà chúng ta suy niệm hôm nay cho chúng ta thấy Phêrô và các bạn ông đã có quan niệm sai lầm như thế nào. . . và quan niệm ấy cần được thanh luyện khỏi mọi thứ chủ nghĩa đắc thắng.

Từ lúc đó...

Mát-thêu qua những chữ đó muốn nhấn mạnh rằng trong lộ trình của Đức Giêsu, việc "tuyên xưng đức tin" tại Xê-da-rê Phi-lip-phê là một khúc quanh quan trọng. Trong đời sống chúng ta cũng thế, một số biến cố đánh dấu sự đoạn tuyệt với cái cũ để mời gọi chúng ta đến với một điều khác Chúng ta có sẵn sàng biến đổi đời mình theo lời Thiên Chúa mời gọi chúng tà không ? "Từ lúc đó" , Đức Giêsu hoàn toàn thay đổi phương hướng.

Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết Người phải đi Giêrusalem.

Từ mấy tuần nay, Đức Giêsu đã "chạy trốn" ra nước ngoài, đi về những xứ ở miền Bắc Palestine. Xê-da-rê, Phi-líp-phê, đầu nguồn sông Gio-đan là điểm cực xa, đối với thành Giê-ru-sa-lem "thành phố giết các ngôn sứ (Mát-thêu 23,37). Thình lình Đức Giêsu quay ngược lại hoàn toàn để lên đường đi về Giêruaalem.

Quyết định này, Đức Giêsu đã phải suy nghĩ chín chắn : Người phải đi và chữ phải ở đây có đầy đủ ý nghĩa Kinh Thánh. Phải đi thôi !

Trong đời sống chúng ta cũng thế, có những sự cần thiết bắt buộc chúng ta. Chúng ta phải chịu những sự bó buộc mà mình không tự ý chọn lựa. Đức Giêsu thấy mình đứng trước hoàn cảnh ấy : phải đi thôi!

Từ ngữ ấy, trong Kinh Thánh không bao hàm bất cứ một thứ định mệnh nào mà người ta phải tuân theo một cách thụ động bởi vì người ta không thể làm khác được.

Từ ngữ "Người phải" luôn luôn có nghĩa là một quy chiếu vào ý muốn mầu nhiệm của Chúa Cha ; ý định khôn dò ấy của Thiên Chúa bắt đầu với việc bẻ gãy ước muốn tự phát nhất của chúng ta. Dù các biến cố ấy, có khó sống và làm chúng ta chán nản đến đâu, chúng ta cũng phải nhận ra trong Đức Kitô rằng các biến cố ấy không thoát khỏi sự điều khiển tối cao của Thiên Chúa. Đến luật chúng ta khi nói rằng "mình phải", chúng ta gắn bó với ý muốn của Chúa Cha trong bóng tối của sự vâng lời của đức tin, và chúng ta khẳng định rằng chính Thiên Chúa sẽ có quyết định sau cùng. Nỗi đau này không đè bẹp chúng ta dù chỉ trong một lúc.

Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại.

Từ ngày đó, Đức Giêsu sẽ loan báo ba lần cuộc khổ nạn của Người (Mát-thêu 16,21 - 17,22-23 - 20,18-19). Như thế Đức Giêsu đã sống từ tuần này sang tuần khác với tư tưởng về cái chết của Người. Lúc đó, Người khoảng 30 tuổi. Sứ vụ của Người rất quan trọng, không bao lâu nữa sẽ hoàn tất một cách tàn nhẫn. Về phương diện con người mà xét, đó là sự thất bại, là chấm dứt mọi sự. Không cần phải là thần thánh để thấy trước những kỳ hạn nào đó không thể tránh khỏi. Đức Giêsu đã thấy sự thù nghịch của các quyền bính cũng như sự bỏ rơi của dân chúng ngày càng tăng lên. Người phân tích rất kỹ sự chống đối này, nó đang phát triển và sẽ lôi kéo toàn bộ Giêrusalem "các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư...", mọi viên. chức, mọi nhà lãnh đạo tại thủ đô và Người tình nguyện đi đến nơi đó ! Lạy Đức Giêsu xin cho chúng con lòng can đảm để đối đầu với những hoàn cảnh khó khăn.

ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người : Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy ? !". Nhưng Đức Giêsu quay lại bảo ông Phêrô : " Xatan, lui lại đàng sau Thầy. Anh cản lối Thầy..."

Phêrô bị kết án là "kẻ cám dỗ" đối với Đức Giêsu "Xatan hư hại ! "

Qua tiếng kêu ấy của Đức Giêsu, chúng ta nhận thấy rằng Người đã cảm thấy trong da thịt sự ghê sợ mà chúng ta cảm thấy trước những gì ngược lại với cảm xúc và ước muốn phát triển lập tức. Chính Đức Giêsu cũng cảm thấy ước muốn tránh xa thập giá, điều mà Phêrô đề nghị : "Nếu có thể , xin cất chén này xa con . " Cảnh tướng hấp hối ở vườn Ghết-sê-ma-ni không chỉ là một giai đoạn thoáng qua : Nhiều lần trong đời Người, Đức Giêsu đã cảm thấy ghê sợ đau khổ…và bị cám dỗ bất tuân những ý định khôn dò của Chúa Cha.

"Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nổi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội . . . Người đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết... Dẫu là Con Thiên Chúa, Người đã trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục" (Do Thái 4,15 - 5,7-8). Ở đây, tôi chiêm ngắm Đức Giêsu biết rõ Người đau khổ dường nào khi sống vâng lời. Chính sự nhẫn tâm trong lời Đức Giêsu đáp lại Phêrô cho thấy cơn cám dỗ ấy mạnh mẽ biết bao.

Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người.

Chúng ta khám phá suối nguồn sức mạnh cho phép Đức Giêsu vượt qua những thử thách của Người : Con mắt tâm hồn của Người không ngừng hướng về Thiên Chúa. Thiên Chúa nhìn những sự việc của chúng ta theo một cách khác . Trong những hoàn cảnh mà chúng ta phải sống và bó buộc, chúng ta được mời gọi vượt qua "quan điểm con người" để chấp nhận "quan điểm của Thiên Chúa".

Thời ' đại của chúng ta hiện nay, hơn bao giờ hết bị cám dỗ "giản lược" cả những vấn đề của Đức Tin về những cách suy nghĩ của con người. Tất cả không gì vượt quá lý trí con người không dễ dàng được người ta chấp nhận .

Người ta từ đó đi đến chỗ cấm Thiên Chúa là Thiên Chúa ! Thiên Chúa phải như chúng ta…Thiên Chúa phải uốn mình theo những tư tưởng của chúng ta…

Nhưng lúc đó, chúng ta chỉ có một Thiên Chúa ở tầm vóc của chúng ta và theo hình ảnh của chúng ta… một Thiên Chúa do chúng ta phát minh ra.

Rồi Đức Giêsu nói với các môn đệ : "Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo..."

Chúng ta chớ lướt qua quá nhanh những lời đáng kinh ngạc này.

Tất cả tâm thức hiện đại, ở xung quanh chúng ta và thấm nhập vào những phản ứng riêng tư của chúng ta đều nói về sự phát triển, lạc thú, tự do, sáng tạo thú vui : "Tôi muốn sống đời sống của tôi ! " .

Nhưng Đức Giêsu đề nghị một lý luận hoàn toàn khác hẳn. Lý luận của thập giá ! Lý luận của tình yêu ! Hoàn toàn trái ngược với điều mà thế gian đề nghị với chúng ta, Đức Giêsu nói : "phải từ bỏ chính mình". Không có tình yêu thương chân thật nếu không có sự từ bỏ chính mình. Và chỉ cần đưa ra một số hoàn cảnh đau thương trong đó tình yêu bị nguy ngập, để hiểu rằng tình yêu phải trả giá đắt Tha thứ cho một kẻ thù. Có đủ can đảm để nói rằng mình theo Giêsu trong một môi trường vô tín hoặc nhạo báng. Yêu thương người phối ngẫu một cách trung tín. Tiếp tục phục vụ con cái xem ra đang chế giễu bạn. Giữ vững ý thức chia sẻ khi mọi sự đều kích thích ta tích lũy và tiêu xài cho chính bản thân. Luôn giữ sự lương thiện trong các thương vụ khi mà những quy luật về kinh tế hoặc chính trị là những luật rừng, cá lớn nuốt cá bé . Để yêu thương cho đúng nghĩa, phải chịu trả giá.

Như Phêrô, vào thời kỳ đó, chúng ta bị cám dỗ làm cho êm dịu Tin Mừng. Nhiều người, nhất là các bạn trẻ được nhân cách của Đức Giêsu lôi cuốn, họ phóng chiếu vào Người mọi ước mơ của tình hu. ĩ Ú đệ' công bằng và

yêu thương... Nhưng rồi Đức Giesu yêu cầu họ phải từ bỏ chính mình để theo Người. Không còn là chuyện mơ ước leo lên núi cao : Người trưởng đoàn leo núi mời cả đoàn theo sau ông…ông cầm dây đi trước…và hoàn toàn từ bỏ mình…Người nhắc chúng ta ở mỗi thánh lễ "phải nộp thân mình và đổ máu mình"…Thế mà, người ta không còn đi theo Người đến đó."

Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Vì nếu người ta được cả thế gian mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì ? Hoặc người ta lấy gì mà đổi mang sống mình ?

Vậy đây là nghịch lý của Đức Giêsu : Phải "mất" để "được".

Công thức điên rồ chăng ? Nó chỉ được soi sáng thật sự trong sự Phục Sinh.

Bất chấp vẻ bề ngoài, đấy không phải là tự hành khổ hay bệnh hoạn : Đức Giêsu không yêu cầu chúng ta yêu thích sự đau khổ hay từ bỏ...Người chỉ muốn chúng ta yêu thương cho đến cùng, sống cho trọn vẹn và đạt được điều chủ yếu. Và sự gợi ý này của . Người không có gì là phi nhân, bất chấp vẻ bề ngoài : "Con có yêu Thầy đến độ có thể từ bỏ chính con không ? Nếu không, con đừng nói với Thầy về tình yêu nữa dù là tình yêu con người hay tình yêu Thiên Chúa".

Không, Đức Giêsu không lỗi thời. Người không ngừng nói lại với thế giới điều mà thế giới cần nhất.

Vì con Người sẽ ngự đến trong vinh quang của Cha Người cùng với các thiên thần của Người, và bây giờ, Người sẽ thưởng phạt ai nấy xứng việc họ làm.

Đức Giêsu nói về sự thành công, sư thành công hoàn toàn và chung cuộc. Đức Giêsu đến Giênlsalem để phịu nhiều đau khổ và bị giết chết. . . và sẽ sống lại ngày thứ ba. Đó là chiến thắng ở cuối con đường đau khổ. Khi chúng ta vác thánh giá theo Đức Giêsu, chúng ta cũng hãy nghĩ đến vinh vang và niềm vui đến gần.


HTMV Khóa X - DDaCV Thánh Giuse Sài Gòn