Chúa Nhật Tuần III Phục Sinh B - Lm. Alfonso
Tin Mừng Lc 24: 35-48: Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh sử Luca cũng cho biết nhóm Mười Một đang rất hoang mang, họ tụ họp trong cửa nhà đóng kín vì sợ người Do Thái bắt bớ.
SUY NIỆM CHÚA NHẬT
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH B
CHÚA NHẬT III PHỤC SINH B

Lời Chúa: Cv 3,13-15.17-19 ; 1 Ga 2,1-5a ; Lc 24,35-48
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (24,35-48)
Khi ấy, hai môn đệ thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào. Mọi người còn đang bàn chuyện thì Chúa Giêsu hiện ra đứng giữa họ và phán: "Bình an cho các con! Thầy đây, đừng sợ". Nhưng mọi người bối rối tưởng mình thấy ma. Chúa lại phán: "Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây". Nói xong, Người đưa tay chân cho họ xem. Thấy họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hỏi: "Ở đây các con có gì ăn không?" Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Đoạn Người phán: "Đúng như lời Thầy đã nói với các con, khi Thầy còn ở với các con, là cần phải ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Thầy trong luật Môsê, trong sách tiên tri và thánh vịnh". Rồi Người mở trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh.
Người lại nói: "Có lời chép rằng: Đấng Kitô sẽ phải chịu thương khó, và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy". Đó là lời Chúa.
Suy niệm:
Trong cuộc sống của chúng ta, chắc hẳn có rất nhiều nỗi sợ làm chúng ta lo lắng. Từ khi sinh ra đã bị nhát không chịu ăn ngủ thì “ông kẹ” bắt. Lớn lên một chút, tới trường lớp thì sợ thi rớt. Trưởng thành thì sợ không có người yêu. Bước ra đời thì sợ thất nghiệp. Và khi già thì sợ cái chết đến với mình. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh sử Luca cũng cho biết nhóm Mười Một đang rất hoang mang, họ tụ họp trong cửa nhà đóng kín vì sợ người Do Thái bắt bớ.
Và trong nỗi bối rối của các môn đệ Chúa, thánh sử Luca đã tinh tế gom các sự kiện về những dấu chỉ Chúa Phục sinh trình bày vào chung một ngày, “ngày thứ nhất trong tuần” như là một sự củng cố đức tin nơi cộng đoàn. Có thể nói, tác giả Tin mừng thứ ba này đã nêu cao tầm quan trọng của chiều kích Giáo hội. Cụ thể, Luca cho biết rằng sau khi hai môn đệ trên đường Emmaus được Chúa mặc khải về việc Người đã phục sinh, thì liền lúc ấy, họ quay về Giêrusalem, tìm tới nơi các tông đồ đang tụ họp. Hai ông phải có mối liên hệ thân thiết với nhóm Mười Một lắm nên mới biết tìm họ đang lẩn trốn ở đâu. Và dấu chỉ mà hai môn đệ kể lại đã củng cố kinh nghiệm của cộng đoàn về sự kiện Chúa Phục Sinh.
Trong khi các môn đệ vẫn còn hoang mang, Chúa Giêsu cảm thương và bất ngờ hiện ra giữa các ông. Người minh chứng cho họ biết hiện diện trước mặt họ không phải là một ảo ảnh hay vong hồn, nhưng Người đã phục sinh. Chúa phục sinh với một thân thể bằng xương bằng thịt hẳn hoi, như trước kia khi Người sống giữa các môn đệ, cùng ăn uống với họ hàng ngày, và thậm chí còn có cả những dấu đinh nơi tay chân là dấu chứng của việc Người đã chịu khổ nạn. Nhưng thân thể ấy cũng hoàn toàn khác vì đã được biến đổi, nên mới có thể bước vào trong lúc cửa phòng đóng kín. Chúa Giêsu phục sinh vẫn trong mầu nhiệm Ngôi hiệp nhưng giờ đây chỉ được nhận ra nơi những ai được mở lòng trí, được khai sáng, được củng cố đức tin.
Chúa Giêsu từng bước soi lòng mở trí cho các môn đệ quy tụ ở Giêrusalem về những lời trong Kinh Thánh loan báo cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Người, “cần phải ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Người trong luật Môisen, trong sách Tiên tri và Thánh vịnh”. Chúa Giêsu đã dùng mọi hình thức có thể minh chứng về sự phục sinh của Người để giúp các môn đệ tin. Và từ niềm tin ấy, Người biến họ thành những chứng nhân cho Người.
Vâng, người môn đệ chỉ có thể trở thành những chứng nhân, mạnh dạn bước ra khỏi cửa nhà đóng kín, khỏi sự sợ sệt của việc bị bắt bớ khi và chỉ khi họ có được bình an thật sự. Đó là sự bình an đến từ Thiên Chúa, bình an của nỗi vui mừng và niềm tin vào sự phục sinh của Chúa Giêsu.
Và vào ngày 23/3/2018 vừa qua, một sự kiện làm cả thế giới hướng về nước Pháp không phải là cuộc khủng bố cho bằng một hành động anh hùng của viên trung úy cảnh sát Cal Arnaud Beltrame là một người Công Giáo rất ngoan đạo. Hợp cùng các nhà lãnh đạo thế giới chia buồn với nước Pháp, Đức Thánh cha Phanxicô viết trong điện văn gởi đến Đức Giám Mục Jean Planet của Carcassonne và Narbonne: “Tôi ghi nhận đặc biệt hành động quảng đại và anh hùng của Trung úy Beltrame Arnaud, người hiến mạng sống mình vì mong muốn bảo vệ người dân”. Một người tên Redouane Lakdim, tự nhận thuộc phần tử cực đoan, trong phút chốc đã hạ sát nhân viên bán thịt và một khách hàng đang mua sắm trong siêu thị tại Trebes. Tên khủng bố tiếp tục bắt giữ một phụ nữ để làm bia đỡ đạn cho mình. Trong tình huống nguy cấp ấy, trung úy Beltrame 44 tuổi, đề nghị thế chỗ cho người phụ nữ này. Anh mở điện thoại di động của mình và cố ý để lại trên bàn. Nhờ vậy, bên ngoài, cảnh sát có thể nghe thấy những gì đang diễn tiến bên trong. Khi nghe nhiều tiếng súng nổ, cảnh sát lập tức xông vào siêu thị, và phát hiện Beltrame đã bị trọng thương. Anh đã trút hơi thở vài giờ sau đó tại bệnh viện. Khi tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho viên sĩ quan, Đức cha Planet đã ví Beltrame với Thánh Maximilian Kolbe, người đã qua đời tại trại tử thần Auschwitz của Đức Quốc xã sau khi tình nguyện chết thế cho một tù nhân khác.
Ngày nay, không thiếu những cách khác nhau để làm chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh. Bằng chính đời sống Kitô hữu, chúng ta hãy chứng tỏ về đời sống của người “có Chúa Giêsu sống trong tôi”. Và cách hữu hiệu nhất vẫn là bằng cuộc sống tốt lành và đầy nhân ái với anh chị em xung quanh. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta can đảm dấn thân cho công cuộc loan báo Tin Mừng bằng chính đời sống của mình. Amen.
Lm. Alfonso
Người lại nói: "Có lời chép rằng: Đấng Kitô sẽ phải chịu thương khó, và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy". Đó là lời Chúa.
Suy niệm:
Trong cuộc sống của chúng ta, chắc hẳn có rất nhiều nỗi sợ làm chúng ta lo lắng. Từ khi sinh ra đã bị nhát không chịu ăn ngủ thì “ông kẹ” bắt. Lớn lên một chút, tới trường lớp thì sợ thi rớt. Trưởng thành thì sợ không có người yêu. Bước ra đời thì sợ thất nghiệp. Và khi già thì sợ cái chết đến với mình. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh sử Luca cũng cho biết nhóm Mười Một đang rất hoang mang, họ tụ họp trong cửa nhà đóng kín vì sợ người Do Thái bắt bớ.
Và trong nỗi bối rối của các môn đệ Chúa, thánh sử Luca đã tinh tế gom các sự kiện về những dấu chỉ Chúa Phục sinh trình bày vào chung một ngày, “ngày thứ nhất trong tuần” như là một sự củng cố đức tin nơi cộng đoàn. Có thể nói, tác giả Tin mừng thứ ba này đã nêu cao tầm quan trọng của chiều kích Giáo hội. Cụ thể, Luca cho biết rằng sau khi hai môn đệ trên đường Emmaus được Chúa mặc khải về việc Người đã phục sinh, thì liền lúc ấy, họ quay về Giêrusalem, tìm tới nơi các tông đồ đang tụ họp. Hai ông phải có mối liên hệ thân thiết với nhóm Mười Một lắm nên mới biết tìm họ đang lẩn trốn ở đâu. Và dấu chỉ mà hai môn đệ kể lại đã củng cố kinh nghiệm của cộng đoàn về sự kiện Chúa Phục Sinh.
Trong khi các môn đệ vẫn còn hoang mang, Chúa Giêsu cảm thương và bất ngờ hiện ra giữa các ông. Người minh chứng cho họ biết hiện diện trước mặt họ không phải là một ảo ảnh hay vong hồn, nhưng Người đã phục sinh. Chúa phục sinh với một thân thể bằng xương bằng thịt hẳn hoi, như trước kia khi Người sống giữa các môn đệ, cùng ăn uống với họ hàng ngày, và thậm chí còn có cả những dấu đinh nơi tay chân là dấu chứng của việc Người đã chịu khổ nạn. Nhưng thân thể ấy cũng hoàn toàn khác vì đã được biến đổi, nên mới có thể bước vào trong lúc cửa phòng đóng kín. Chúa Giêsu phục sinh vẫn trong mầu nhiệm Ngôi hiệp nhưng giờ đây chỉ được nhận ra nơi những ai được mở lòng trí, được khai sáng, được củng cố đức tin.
Chúa Giêsu từng bước soi lòng mở trí cho các môn đệ quy tụ ở Giêrusalem về những lời trong Kinh Thánh loan báo cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Người, “cần phải ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Người trong luật Môisen, trong sách Tiên tri và Thánh vịnh”. Chúa Giêsu đã dùng mọi hình thức có thể minh chứng về sự phục sinh của Người để giúp các môn đệ tin. Và từ niềm tin ấy, Người biến họ thành những chứng nhân cho Người.
Vâng, người môn đệ chỉ có thể trở thành những chứng nhân, mạnh dạn bước ra khỏi cửa nhà đóng kín, khỏi sự sợ sệt của việc bị bắt bớ khi và chỉ khi họ có được bình an thật sự. Đó là sự bình an đến từ Thiên Chúa, bình an của nỗi vui mừng và niềm tin vào sự phục sinh của Chúa Giêsu.
Và vào ngày 23/3/2018 vừa qua, một sự kiện làm cả thế giới hướng về nước Pháp không phải là cuộc khủng bố cho bằng một hành động anh hùng của viên trung úy cảnh sát Cal Arnaud Beltrame là một người Công Giáo rất ngoan đạo. Hợp cùng các nhà lãnh đạo thế giới chia buồn với nước Pháp, Đức Thánh cha Phanxicô viết trong điện văn gởi đến Đức Giám Mục Jean Planet của Carcassonne và Narbonne: “Tôi ghi nhận đặc biệt hành động quảng đại và anh hùng của Trung úy Beltrame Arnaud, người hiến mạng sống mình vì mong muốn bảo vệ người dân”. Một người tên Redouane Lakdim, tự nhận thuộc phần tử cực đoan, trong phút chốc đã hạ sát nhân viên bán thịt và một khách hàng đang mua sắm trong siêu thị tại Trebes. Tên khủng bố tiếp tục bắt giữ một phụ nữ để làm bia đỡ đạn cho mình. Trong tình huống nguy cấp ấy, trung úy Beltrame 44 tuổi, đề nghị thế chỗ cho người phụ nữ này. Anh mở điện thoại di động của mình và cố ý để lại trên bàn. Nhờ vậy, bên ngoài, cảnh sát có thể nghe thấy những gì đang diễn tiến bên trong. Khi nghe nhiều tiếng súng nổ, cảnh sát lập tức xông vào siêu thị, và phát hiện Beltrame đã bị trọng thương. Anh đã trút hơi thở vài giờ sau đó tại bệnh viện. Khi tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho viên sĩ quan, Đức cha Planet đã ví Beltrame với Thánh Maximilian Kolbe, người đã qua đời tại trại tử thần Auschwitz của Đức Quốc xã sau khi tình nguyện chết thế cho một tù nhân khác.
Ngày nay, không thiếu những cách khác nhau để làm chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh. Bằng chính đời sống Kitô hữu, chúng ta hãy chứng tỏ về đời sống của người “có Chúa Giêsu sống trong tôi”. Và cách hữu hiệu nhất vẫn là bằng cuộc sống tốt lành và đầy nhân ái với anh chị em xung quanh. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta can đảm dấn thân cho công cuộc loan báo Tin Mừng bằng chính đời sống của mình. Amen.
Lm. Alfonso