Hiệp Thông Trong Tình Yêu - Suy Niệm Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi - Năm A
Tin Mừng Ga 3: 16-18: Thiên Chúa là tình yêu, dấu chỉ vĩ đại nhất để chứng tỏ tình yêu của Ngài là Ngài đã ban tặng người con duy nhất là Chúa Giêsu cho thế gian để cứu độ nhân loại.
Với anh em Do Thái giáo và Hồi giáo chúng ta cùng chia sẻ niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất, Đấng sáng tạo và là Chúa tể vũ trụ. Tuy nhiên, Kitô giáo chúng ta được Chúa Giêsu mạc khải, chúng ta tin rằng Thiên Chúa duy nhất có Ba Ngôi : Cha, Con và Thánh Thần. Mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm nền tảng cho toàn bộ niềm tin của chúng ta.
I. TÌM HIỂU LỜI CHÚA : Tin mừng : Ga 3:16-18
Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban tặng Con Một Người
Thiên Chúa là tình yêu, dấu chỉ vĩ đại nhất để chứng tỏ tình yêu của Ngài là Ngài đã ban tặng người con duy nhất là Chúa Giêsu cho thế gian để cứu độ nhân loại.
a. Bản văn Tin mừng này nhấn mạnh đến chiều kích tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu hy sinh tự hiến để mang lại ơn cứu độ cho nhân loại.
b. Tuy được đọc trong lễ Chúa Ba Ngôi nhưng xem ra bản văn không đề cạp rõ ràng đến Ba Ngôi. Có nhắc đến Chúa Cha và Chúa Con, không thấy đề cập đến Chúa Thánh Thần.
c. Thế nhưng khi đặt trong toàn bộ văn mạch là cuộc đối thoại với Nicôđêmô, thì mới thấy sáng tỏ việc Chúa Giêsu đề cập tới Chúa Thánh Thần. Ngay từ đầu cuộc đối thoại, Chúa Giêsu đã nhắc nhiều lần đến tác động của Thần Khí, việc tái sinh bởi Thần Khí… (Ga 3,4-8). Nhờ đó chúng ta dễ dàng nhận ra Chúa Giêsu được Chúa Cha yêu thương ban tặng cho nhân loại sẽ cứu độ mọi người trong Thần Khí tái sinh.
II. GỢI Ý SUY NIỆM
1. Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa của tình yêu :
Tất cả các bài đọc Kinh thánh hôm nay đều nhấn mạnh đến tình yêu của Thiên Chúa : một tình yêu mãnh liệt dành cho nhân loại, môt tình yêu biết khoan dung và tha thứ, một tình yêu quảng đại và hy sinh. Thiên Chúa đã yêu dân Do Thái dù họ phản bội. Thiên Chúa đã yêu thế gian cho dù nhân loại đang ngập chìm trong tội lỗi. Tình yêu chính là bản chất của Thiên Chúa. Ngay từ nơi Ba Ngôi Thiên Chúa đã là tình yêu, vì yêu nên Ba Ngôi hợp nhất nên một, vì yêu nên Ba Ngôi thuộc về nhau, hướng về nhau và trao ban cho nhau trọn vẹn. Khởi từ tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa, suối nguồn tình yêu từ nơi Chúa Cha đã tuôn trào trên nhân loại qua Chúa Giêsu, trong Chúa Thánh Thần. Tình yêu chính là chìa khóa để hiểu, cảm nghiệm và sống mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa.
Mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm nền tảng của đức tin Kitô giáo. Cho nên, trong cuộc sống mỗi Kitô hữu phải dựa trên nền tảng Ba Ngôi, nghĩa là phải sống và thể hiện tình yêu trong cuộc đời. Không thể quan niệm nổi một Kitô hữu mà không biết yêu thương.
2. Ba Ngôi, nền tảng cho niềm tin và cuộc sống Kitô hữu :
Toàn bộ đức tin của Kitô giáo đặt nền tảng trên mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Từ Ba Ngôi mới xuất phát tất cả các tín điều, các mầu nhiệm khác. Tuy nhiên, đây lại là mầu nhiệm khó hiểu, khó chấp nhận nhất theo lý trí con người. Đối với mầu nhiệm Ba Ngôi, con người chỉ có thể cúi đầu thinh lặng chiêm ngắm trong đức tin mà thôi. Đây là một mầu nhiệm đức tin và lại là mầu nhiệm nền tảng. Cho nên, vấn đề không phải là cố tìm hiểu giải thích cho bằng được. Có cố công tìm hiểu đi nữa chắc chắn cũng không thể hiểu được vì vượt quá trí năng của con người. Đối với Kitô hữu, vấn đề quan trọng là sống mầu nhiệm mình tin, giải thích mầu nhiệm Ba Ngôi bằng chính cuộc sống của mình. Ba Ngôi là tình yêu thì phải minh chứng bằng cuộc sống biết yêu thương ; Ba Ngôi là hiệp nhất thì phải biết nỗ lực xây dựng sự hiệp nhất trong gia đình, trong cộng đoàn và trong Giáo hội…
Tin tưởng vào Thiên Chúa Ba Ngôi đặt nền móng cho cuộc sống, cho việc rèn luyện nhân cách, cho việc thực thi đức ái, đó chính là toàn bộ cuộc sống của Kitô hữu hôm nay.
3. Tình yêu nơi Ba Ngôi, một tình yêu cho đi :
Chúa Giêsu khẳng định : Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của mình để cho thế gian được sống. Như thế, tình yêu nơi Thiên Chúa là một tình yêu cho đi. Nhìn vào khơi nguồn của Kitô giáo nơi Chúa Ba Ngôi, chúng ta đã thấy sự trao ban, sự cho đi, sự dâng hiến : Chúa Cha không ngừng trao ban cho Chúa Con, mọi sự của Cha đều là của Con. Chúa Giêsu đã tự hiến nộp hoàn toàn cuộc sống vì Cha và vì nhân loại, Người cho đi, cho đi đến độ chết cho người mình yêu. Chúa Thánh Thần không ngừng hoạt động nơi trần gian, nơi con người, nơi Giáo hội, Ngài thông ban ân sủng của Thiên Chúa.
Nhìn vào Ba Ngôi, chúng ta thấy tự bản chất Kitô giáo đã là sự từ bỏ chính mình để trao ban cho người khác. Do đó, tin và sống mầu nhiệm Ba Ngôi chính là biết từ bỏ để dâng hiến cuộc đời vì tha nhân : trong gia đình vợ chồng vì nhau, cho nhau ; cha mẹ vì con cái, cho con cái, ngược lại con cái cũng vậy. Trong môi trường sống, Kitô hữu biết dấn thân phụng sự tha nhân, phụng sự hòa bình, công lý và tự do cho nhân loại. Giáo hội biết sống vì người nghèo, cho người nghèo…
III. LỜI NGUYỆN TÍN HỮU :
Mở đầu : Anh chị em thân mến, cuộc sống chúng ta khởi đi từ chính tình yêu Ba ngôi Thiên Chúa và sẽ trở về với Ngài. Trong niềm tin tưởng, chúng ta cùng dâng lời cầu xin.
1. Chúng ta cùng cầu nguyện cho Giáo hội luôn là nơi thể hiện rõ nét tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa bằng nỗ lực xây dựng sự hiệp nhất yêu thương và nỗ lực mang lại hòa bình cho thế giới.
2. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người đau khổ, bất hạnh và đói nghèo tìm được sự trợ giúp để cải thiện cuộc sống và tìm được niềm hy vọng vui sống.
3. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta biết sống và thể hiện niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi bằng đời sống bác ái, bằng nỗ lực dấn thân xây dựng xã hội và bằng sự hiệp nhất yêu thương trong chính gia đình và cộng đoàn của mình.
Lời kết : Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi từ ái. Chúng con vui mừng vì được sống trong tình yêu của Chúa. Xin mở rộng tấm lòng và canh tân con tim chúng con để mọi người chúng con biết sống yêu thương, quan tâm phục vụ tha nhân. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
I. TÌM HIỂU LỜI CHÚA : Tin mừng : Ga 3:16-18
Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban tặng Con Một Người
Thiên Chúa là tình yêu, dấu chỉ vĩ đại nhất để chứng tỏ tình yêu của Ngài là Ngài đã ban tặng người con duy nhất là Chúa Giêsu cho thế gian để cứu độ nhân loại.
a. Bản văn Tin mừng này nhấn mạnh đến chiều kích tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu hy sinh tự hiến để mang lại ơn cứu độ cho nhân loại.
b. Tuy được đọc trong lễ Chúa Ba Ngôi nhưng xem ra bản văn không đề cạp rõ ràng đến Ba Ngôi. Có nhắc đến Chúa Cha và Chúa Con, không thấy đề cập đến Chúa Thánh Thần.
c. Thế nhưng khi đặt trong toàn bộ văn mạch là cuộc đối thoại với Nicôđêmô, thì mới thấy sáng tỏ việc Chúa Giêsu đề cập tới Chúa Thánh Thần. Ngay từ đầu cuộc đối thoại, Chúa Giêsu đã nhắc nhiều lần đến tác động của Thần Khí, việc tái sinh bởi Thần Khí… (Ga 3,4-8). Nhờ đó chúng ta dễ dàng nhận ra Chúa Giêsu được Chúa Cha yêu thương ban tặng cho nhân loại sẽ cứu độ mọi người trong Thần Khí tái sinh.
II. GỢI Ý SUY NIỆM
1. Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa của tình yêu :
Tất cả các bài đọc Kinh thánh hôm nay đều nhấn mạnh đến tình yêu của Thiên Chúa : một tình yêu mãnh liệt dành cho nhân loại, môt tình yêu biết khoan dung và tha thứ, một tình yêu quảng đại và hy sinh. Thiên Chúa đã yêu dân Do Thái dù họ phản bội. Thiên Chúa đã yêu thế gian cho dù nhân loại đang ngập chìm trong tội lỗi. Tình yêu chính là bản chất của Thiên Chúa. Ngay từ nơi Ba Ngôi Thiên Chúa đã là tình yêu, vì yêu nên Ba Ngôi hợp nhất nên một, vì yêu nên Ba Ngôi thuộc về nhau, hướng về nhau và trao ban cho nhau trọn vẹn. Khởi từ tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa, suối nguồn tình yêu từ nơi Chúa Cha đã tuôn trào trên nhân loại qua Chúa Giêsu, trong Chúa Thánh Thần. Tình yêu chính là chìa khóa để hiểu, cảm nghiệm và sống mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa.
Mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm nền tảng của đức tin Kitô giáo. Cho nên, trong cuộc sống mỗi Kitô hữu phải dựa trên nền tảng Ba Ngôi, nghĩa là phải sống và thể hiện tình yêu trong cuộc đời. Không thể quan niệm nổi một Kitô hữu mà không biết yêu thương.
2. Ba Ngôi, nền tảng cho niềm tin và cuộc sống Kitô hữu :
Toàn bộ đức tin của Kitô giáo đặt nền tảng trên mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Từ Ba Ngôi mới xuất phát tất cả các tín điều, các mầu nhiệm khác. Tuy nhiên, đây lại là mầu nhiệm khó hiểu, khó chấp nhận nhất theo lý trí con người. Đối với mầu nhiệm Ba Ngôi, con người chỉ có thể cúi đầu thinh lặng chiêm ngắm trong đức tin mà thôi. Đây là một mầu nhiệm đức tin và lại là mầu nhiệm nền tảng. Cho nên, vấn đề không phải là cố tìm hiểu giải thích cho bằng được. Có cố công tìm hiểu đi nữa chắc chắn cũng không thể hiểu được vì vượt quá trí năng của con người. Đối với Kitô hữu, vấn đề quan trọng là sống mầu nhiệm mình tin, giải thích mầu nhiệm Ba Ngôi bằng chính cuộc sống của mình. Ba Ngôi là tình yêu thì phải minh chứng bằng cuộc sống biết yêu thương ; Ba Ngôi là hiệp nhất thì phải biết nỗ lực xây dựng sự hiệp nhất trong gia đình, trong cộng đoàn và trong Giáo hội…
Tin tưởng vào Thiên Chúa Ba Ngôi đặt nền móng cho cuộc sống, cho việc rèn luyện nhân cách, cho việc thực thi đức ái, đó chính là toàn bộ cuộc sống của Kitô hữu hôm nay.
3. Tình yêu nơi Ba Ngôi, một tình yêu cho đi :
Chúa Giêsu khẳng định : Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của mình để cho thế gian được sống. Như thế, tình yêu nơi Thiên Chúa là một tình yêu cho đi. Nhìn vào khơi nguồn của Kitô giáo nơi Chúa Ba Ngôi, chúng ta đã thấy sự trao ban, sự cho đi, sự dâng hiến : Chúa Cha không ngừng trao ban cho Chúa Con, mọi sự của Cha đều là của Con. Chúa Giêsu đã tự hiến nộp hoàn toàn cuộc sống vì Cha và vì nhân loại, Người cho đi, cho đi đến độ chết cho người mình yêu. Chúa Thánh Thần không ngừng hoạt động nơi trần gian, nơi con người, nơi Giáo hội, Ngài thông ban ân sủng của Thiên Chúa.
Nhìn vào Ba Ngôi, chúng ta thấy tự bản chất Kitô giáo đã là sự từ bỏ chính mình để trao ban cho người khác. Do đó, tin và sống mầu nhiệm Ba Ngôi chính là biết từ bỏ để dâng hiến cuộc đời vì tha nhân : trong gia đình vợ chồng vì nhau, cho nhau ; cha mẹ vì con cái, cho con cái, ngược lại con cái cũng vậy. Trong môi trường sống, Kitô hữu biết dấn thân phụng sự tha nhân, phụng sự hòa bình, công lý và tự do cho nhân loại. Giáo hội biết sống vì người nghèo, cho người nghèo…
III. LỜI NGUYỆN TÍN HỮU :
Mở đầu : Anh chị em thân mến, cuộc sống chúng ta khởi đi từ chính tình yêu Ba ngôi Thiên Chúa và sẽ trở về với Ngài. Trong niềm tin tưởng, chúng ta cùng dâng lời cầu xin.
1. Chúng ta cùng cầu nguyện cho Giáo hội luôn là nơi thể hiện rõ nét tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa bằng nỗ lực xây dựng sự hiệp nhất yêu thương và nỗ lực mang lại hòa bình cho thế giới.
2. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người đau khổ, bất hạnh và đói nghèo tìm được sự trợ giúp để cải thiện cuộc sống và tìm được niềm hy vọng vui sống.
3. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta biết sống và thể hiện niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi bằng đời sống bác ái, bằng nỗ lực dấn thân xây dựng xã hội và bằng sự hiệp nhất yêu thương trong chính gia đình và cộng đoàn của mình.
Lời kết : Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi từ ái. Chúng con vui mừng vì được sống trong tình yêu của Chúa. Xin mở rộng tấm lòng và canh tân con tim chúng con để mọi người chúng con biết sống yêu thương, quan tâm phục vụ tha nhân. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Lm Giuse Maria Lê Quốc Thăng