Suy niệm Chúa Nhật II Mùa Chay A - Lm. Alfonso
Tin mừng Mt 17: 1-9: Vinh quang này làm cho các môn đệ ngây ngất, chỉ muốn sống mãi trên núi với Chúa mà thôi. Chính thánh Phêrô xác nhận điều này: “Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm, Nếu Thầy ưng, chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môisen, và một cho Êlia”
SUY NIỆM CHÚA NHẬT
CHÚA NHẬT II MÙA CHAY A
Bài đọc 1: St 12,1-4a
“Abraham, người cha Dân Chúa, được kêu gọi”.
Trích sách Sáng Thế.
Khi ấy, Chúa phán cùng Abram rằng: “Ngươi hãy từ bỏ quê hương, họ hàng và nhà cửa cha ngươi mà đi đến xứ Ta chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn, Ta sẽ ban phúc cho ngươi, cùng làm vinh danh ngươi, ngươi sẽ được diễm phúc. Ta sẽ ban phúc cho ai chúc phúc ngươi, và chúc dữ cho ai chúc dữ ngươi. Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ nhờ ngươi mà được diễm phúc”. Abram liền ra đi, như lời Thiên Chúa phán dạy. Đó là lời Chúa.
Đáp ca: Tv 32,4-5.18-19.20 và 22
Đáp: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài (c. 22).
1) Lời Chúa là lời chân chính, bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân sủng Chúa. – Đáp.
2) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Ngài, nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Ngài, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn. – Đáp.
3) Linh hồn chúng tôi mong đợi Chúa: chính Ngài là Đấng phù trợ và che chở chúng tôi. Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài. – Đáp.
Bài đọc II: 2Tm 1,8b-10
“Thiên Chúa kêu gọi và chiếu soi chúng ta”.
Trích thư thứ hai của thánh Phaolô Tông đồ gửi cho Timôthê.
Con thân mến, con hãy đồng lao cộng tác với Cha vì Tin Mừng, nhờ quyền lực của Thiên Chúa, Đấng giải thoát và kêu mời chúng ta bằng ơn thiên triệu thánh của Người, không phải do công việc chúng ta làm, mà là do sự dự định và ân sủng đã ban cho chúng ta từ trước muôn đời trong Đức Giêsu Kitô, nhưng bây giờ mới tỏ bày bằng sự xuất hiện của Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, Người đã dùng Tin Mừng tiêu diệt sự chết và chiếu soi sự sống, và sự không hư nát được tỏ rạng. Đó là lời Chúa.
Câu xướng trước Phúc Âm: Mt 17,5: Từ trong đám mây sáng chói, có tiếng Chúa Cha phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người”.
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu. (Mt 17:1-9)
Khi ấy, Chúa Giêsu đã gọi Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông này, và Người đưa các ông tới chỗ riêng biệt trên núi cao. Người biến hình trước mặt các ông: mặt Người chiếu sáng như mặt trời, áo Người trở nên trắng như tuyết. Và đây Môisen và Êlia hiện ra, và đàm đạo với Người. Bấy giờ ông Phêrô lên tiếng, thưa Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Nếu Thầy ưng, chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môisen, và một cho Êlia”. Lúc ông còn đang nói, thì có một đám mây sáng bao phủ các Ngài, và có tiếng từ trong đám mây phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người”. Nghe thấy vậy, các môn đệ ngã sấp xuống, và hết sức sợ hãi. Bấy giờ Chúa Giêsu đến gần, động đến các ông và bảo: “Các con hãy đứng dậy, đừng sợ”. Ngước mắt lên, các ông thấy chẳng còn ai, trừ ra một mình Chúa Giêsu. Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu đã ra lệnh cho các ông rằng: “Các con không được nói với ai về việc đã thấy, cho tới khi Con Người từ cõi chết sống lại”. Đó là lời Chúa.
Suy niệm
Khi Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ của Ngài biết là Ngài sẽ bị bắt, bị tra tấn và cuối cùng sẽ phải chịu chết, thì Phêrô bộc trực lên tiếng can ngăn Chúa. Chắc hẳn không phải chỉ riêng Phêrô sợ Thầy đi con đường này đâu, mà các môn đệ khác cũng vậy. Họ theo Chúa vì hy vọng Chúa sẽ làm cách mạng thành công, sẽ vinh hoa quyền quý để họ cũng có được một địa vị bên hữu bên tả thầy. Chính vì thế mà lời loan báo của Chúa về cuộc khổ nạn làm các tông đồ bị sốc. Và Phêrô không chịu nổi trước lời loan báo đó nên ông đã công khai lên tiếng can ngăn.
Trước sự hoang mang của các môn đệ, Chúa Giêsu đã thực hiện cuộc biến hình để giúp vực các ông dậy. Cuộc tỏ mình của Chúa Giêsu Kitô trước các môn đệ thân tín nhất nhằm mục đích củng cố đức tin cho các ông để các ông nâng đỡ anh em mình khỏi lay chuyển lòng tin vào Thầy, rằng khổ nạn và cái chết không phải là tiếng nói cuối cùng của sứ mạng mà Thầy thực hiện, nhưng chính là cuộc phục sinh vinh thắng; bày tỏ "niềm hy vọng cuộc khổ nạn sẽ dẫn tới vinh quang".
Thường ngày theo Chúa, các môn đệ chỉ được Chúa tỏ bày cho biết Người sống như mọi người ngoại trừ tội lỗi. Các cuộc rao giảng, xua trừ ma quỷ, chữa lành bệnh tật, làm cho người chết sống lại… cũng thể hiện phần nào quyền năng Thiên Chúa, nhưng chưa bao giờ Người tỏ bày vinh quang thần tính Người như thế vì Chúa Giêsu không muốn các môn đệ hiểu sai về con đường Người đi. Thế nhưng, khi thấy gần đến giờ của Chúa Giêsu bước vào cuộc khổ nạn, Người chọn những môn đệ rất thân tín, hiểu rõ mình nhất để mặc khải vinh quang Thiên Chúa cho các ông qua biến cố hiển dung. Vậy mà cuộc tỏ mình làm cho môn đệ choáng ngợp, té sấp mặt xuống đất vì mặt Người chiếu sáng như mặt trời, áo Người trở nên trắng như tuyết. Họ còn thấy Môisen đại diện cho Lề Luật Thiên Chúa và Êlia đại diện cho những vị tiên tri Chúa sai loan báo cho dân, đã hiện ra và đàm đạo với Người.” Vinh quang này làm cho các môn đệ ngây ngất, chỉ muốn sống mãi trên núi với Chúa mà thôi. Chính thánh Phêrô xác nhận điều này: “Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Nếu Thầy ưng, chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môisen, và một cho Êlia”.
Nhưng rồi Chúa Giêsu lại mời gọi các môn đệ xuống núi và tiếp tục cuộc hành trình lên Giêrusalem với lời căn dặn: “Các con không được nói với ai về việc đã thấy, cho tới khi Con Người từ cõi chết sống lại”. Chúa Giêsu chỉ tỏ bày vinh quang ấy một thoáng thôi để giúp các môn đệ Người củng cố đức tin cho anh em mình, chờ ngày Chúa từ cõi chết sống lại mà không ngã lòng. Qua đó, Người mời gọi những ai bước đi theo Người cũng hãy để cho con người mình được “biến hình” tương tự như thế, mỗi ngày nên giống Chúa hơn.
Thế nhưng lại có một số người trong đời sống của mình đã để cho mình bị biến hình ngược lại. Một người con ngoan hiền hôm nào giờ lại thành một con người mà khi nhắc tới thì mọi người thở dài; một cô gái hiền từ giờ đây trở thành một con người đanh đá; một người tốt bụng và đạo đức hôm nào giờ đây lại trở thành một người đầy mưu mô xảo kế… Đó là những con người để mình bị “biến chất”.
Danh hoạ Leonard de Vinci nổi tiếng với câu chuyện tác phẩm Bàn Tiệc Ly như sau. Họa sĩ muốn tìm một khuôn mặt thật dịu dàng và nhân từ, đẹp đẽ, để hình dung nét mặt cực thánh của Chúa Giêsu, thì may mắn làm sao, lúc vào một nhà thờ kia, ông thấy trong nhóm thanh niên hát lễ, có Pietro Bandenelli, một thanh niên có nét mặt khôi ngô phi thường. Sau một hồi bắt chuyện, cậu đã bằng lòng theo ông về xưởng để làm mẫu cho ông vẽ. Nhưng rồi còn khuôn mặt Giuđa, ông đi tìm kiếm tận hai năm, mất nhiều thời gian mà chưa tìm ra được người nào có nét mặt cứng cỏi và xấu xí tượng trưng cho một kẻ lừa thầy phản bạn như thế. Cuối cùng, ông vào một ngõ hẻm, thì gặp một người bẫn thỉu, xốc xếch, giơ tay xin ông bố thí. Ông nghĩ bụng, dầu có đi hết các phố chợ, có lẽ cũng chẳng gặp ai xấu hơn chàng này nên đã lên tiếng mời người này đứng dậy đi theo về để ông hoàn tất tấm tranh kia. Khi vừa bước vào nhà, nhìn thấy bức tranh, chàng hành khất kia tự nhiên khóc lên. Mọi người trong phòng đều ngạc nhiên. Gặng hỏi mãi, chàng mới chỉ tay lên bức ảnh và nói: Ông quên tôi rồi sao? Cách đây hai năm, tôi đã được ông mời đến đây để làm mẫu cho ông vẽ. Khi ấy tôi đẹp đẽ, đã được ông ca tụng và lấy làm mẫu để vẽ Chúa Giêsu. Nhưng sau đó tôi đã nhẹ dạ theo chúng bạn, tôi đâm ra chơi bời, sa đọa; ngày nay trong cảnh túng bấn, bị các bạn và anh em bỏ rơi, tôi đã may mắn được ông chiếu cố.
Thiên Chúa đã gieo vào lòng con người tiếng lương tâm để giúp con người làm lành lánh dữ, tích thiện tránh ác. Vậy với Mùa Chay thánh này, với trận đại dịch này như một dịp nhắc nhở mỗi người rằng chúng ta được mời gọi hãy mua sớm trở về với Chúa, gột rửa cõi lòng mình để được biến hình ngày càng sạch trong trước khi quá muộn: “Mùa Chay Thánh con cầu nguyện sống tốt; Năm Hồng Phúc Chúa đổi mới đời con”.
Lm. Alfonso
Trích sách Sáng Thế.
Khi ấy, Chúa phán cùng Abram rằng: “Ngươi hãy từ bỏ quê hương, họ hàng và nhà cửa cha ngươi mà đi đến xứ Ta chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn, Ta sẽ ban phúc cho ngươi, cùng làm vinh danh ngươi, ngươi sẽ được diễm phúc. Ta sẽ ban phúc cho ai chúc phúc ngươi, và chúc dữ cho ai chúc dữ ngươi. Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ nhờ ngươi mà được diễm phúc”. Abram liền ra đi, như lời Thiên Chúa phán dạy. Đó là lời Chúa.
Đáp ca: Tv 32,4-5.18-19.20 và 22
Đáp: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài (c. 22).
1) Lời Chúa là lời chân chính, bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân sủng Chúa. – Đáp.
2) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Ngài, nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Ngài, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn. – Đáp.
3) Linh hồn chúng tôi mong đợi Chúa: chính Ngài là Đấng phù trợ và che chở chúng tôi. Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài. – Đáp.
Bài đọc II: 2Tm 1,8b-10
“Thiên Chúa kêu gọi và chiếu soi chúng ta”.
Trích thư thứ hai của thánh Phaolô Tông đồ gửi cho Timôthê.
Con thân mến, con hãy đồng lao cộng tác với Cha vì Tin Mừng, nhờ quyền lực của Thiên Chúa, Đấng giải thoát và kêu mời chúng ta bằng ơn thiên triệu thánh của Người, không phải do công việc chúng ta làm, mà là do sự dự định và ân sủng đã ban cho chúng ta từ trước muôn đời trong Đức Giêsu Kitô, nhưng bây giờ mới tỏ bày bằng sự xuất hiện của Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, Người đã dùng Tin Mừng tiêu diệt sự chết và chiếu soi sự sống, và sự không hư nát được tỏ rạng. Đó là lời Chúa.
Câu xướng trước Phúc Âm: Mt 17,5: Từ trong đám mây sáng chói, có tiếng Chúa Cha phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người”.
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu. (Mt 17:1-9)
Khi ấy, Chúa Giêsu đã gọi Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông này, và Người đưa các ông tới chỗ riêng biệt trên núi cao. Người biến hình trước mặt các ông: mặt Người chiếu sáng như mặt trời, áo Người trở nên trắng như tuyết. Và đây Môisen và Êlia hiện ra, và đàm đạo với Người. Bấy giờ ông Phêrô lên tiếng, thưa Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Nếu Thầy ưng, chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môisen, và một cho Êlia”. Lúc ông còn đang nói, thì có một đám mây sáng bao phủ các Ngài, và có tiếng từ trong đám mây phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người”. Nghe thấy vậy, các môn đệ ngã sấp xuống, và hết sức sợ hãi. Bấy giờ Chúa Giêsu đến gần, động đến các ông và bảo: “Các con hãy đứng dậy, đừng sợ”. Ngước mắt lên, các ông thấy chẳng còn ai, trừ ra một mình Chúa Giêsu. Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu đã ra lệnh cho các ông rằng: “Các con không được nói với ai về việc đã thấy, cho tới khi Con Người từ cõi chết sống lại”. Đó là lời Chúa.
Suy niệm
Khi Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ của Ngài biết là Ngài sẽ bị bắt, bị tra tấn và cuối cùng sẽ phải chịu chết, thì Phêrô bộc trực lên tiếng can ngăn Chúa. Chắc hẳn không phải chỉ riêng Phêrô sợ Thầy đi con đường này đâu, mà các môn đệ khác cũng vậy. Họ theo Chúa vì hy vọng Chúa sẽ làm cách mạng thành công, sẽ vinh hoa quyền quý để họ cũng có được một địa vị bên hữu bên tả thầy. Chính vì thế mà lời loan báo của Chúa về cuộc khổ nạn làm các tông đồ bị sốc. Và Phêrô không chịu nổi trước lời loan báo đó nên ông đã công khai lên tiếng can ngăn.
Trước sự hoang mang của các môn đệ, Chúa Giêsu đã thực hiện cuộc biến hình để giúp vực các ông dậy. Cuộc tỏ mình của Chúa Giêsu Kitô trước các môn đệ thân tín nhất nhằm mục đích củng cố đức tin cho các ông để các ông nâng đỡ anh em mình khỏi lay chuyển lòng tin vào Thầy, rằng khổ nạn và cái chết không phải là tiếng nói cuối cùng của sứ mạng mà Thầy thực hiện, nhưng chính là cuộc phục sinh vinh thắng; bày tỏ "niềm hy vọng cuộc khổ nạn sẽ dẫn tới vinh quang".
Thường ngày theo Chúa, các môn đệ chỉ được Chúa tỏ bày cho biết Người sống như mọi người ngoại trừ tội lỗi. Các cuộc rao giảng, xua trừ ma quỷ, chữa lành bệnh tật, làm cho người chết sống lại… cũng thể hiện phần nào quyền năng Thiên Chúa, nhưng chưa bao giờ Người tỏ bày vinh quang thần tính Người như thế vì Chúa Giêsu không muốn các môn đệ hiểu sai về con đường Người đi. Thế nhưng, khi thấy gần đến giờ của Chúa Giêsu bước vào cuộc khổ nạn, Người chọn những môn đệ rất thân tín, hiểu rõ mình nhất để mặc khải vinh quang Thiên Chúa cho các ông qua biến cố hiển dung. Vậy mà cuộc tỏ mình làm cho môn đệ choáng ngợp, té sấp mặt xuống đất vì mặt Người chiếu sáng như mặt trời, áo Người trở nên trắng như tuyết. Họ còn thấy Môisen đại diện cho Lề Luật Thiên Chúa và Êlia đại diện cho những vị tiên tri Chúa sai loan báo cho dân, đã hiện ra và đàm đạo với Người.” Vinh quang này làm cho các môn đệ ngây ngất, chỉ muốn sống mãi trên núi với Chúa mà thôi. Chính thánh Phêrô xác nhận điều này: “Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Nếu Thầy ưng, chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môisen, và một cho Êlia”.
Nhưng rồi Chúa Giêsu lại mời gọi các môn đệ xuống núi và tiếp tục cuộc hành trình lên Giêrusalem với lời căn dặn: “Các con không được nói với ai về việc đã thấy, cho tới khi Con Người từ cõi chết sống lại”. Chúa Giêsu chỉ tỏ bày vinh quang ấy một thoáng thôi để giúp các môn đệ Người củng cố đức tin cho anh em mình, chờ ngày Chúa từ cõi chết sống lại mà không ngã lòng. Qua đó, Người mời gọi những ai bước đi theo Người cũng hãy để cho con người mình được “biến hình” tương tự như thế, mỗi ngày nên giống Chúa hơn.
Thế nhưng lại có một số người trong đời sống của mình đã để cho mình bị biến hình ngược lại. Một người con ngoan hiền hôm nào giờ lại thành một con người mà khi nhắc tới thì mọi người thở dài; một cô gái hiền từ giờ đây trở thành một con người đanh đá; một người tốt bụng và đạo đức hôm nào giờ đây lại trở thành một người đầy mưu mô xảo kế… Đó là những con người để mình bị “biến chất”.
Danh hoạ Leonard de Vinci nổi tiếng với câu chuyện tác phẩm Bàn Tiệc Ly như sau. Họa sĩ muốn tìm một khuôn mặt thật dịu dàng và nhân từ, đẹp đẽ, để hình dung nét mặt cực thánh của Chúa Giêsu, thì may mắn làm sao, lúc vào một nhà thờ kia, ông thấy trong nhóm thanh niên hát lễ, có Pietro Bandenelli, một thanh niên có nét mặt khôi ngô phi thường. Sau một hồi bắt chuyện, cậu đã bằng lòng theo ông về xưởng để làm mẫu cho ông vẽ. Nhưng rồi còn khuôn mặt Giuđa, ông đi tìm kiếm tận hai năm, mất nhiều thời gian mà chưa tìm ra được người nào có nét mặt cứng cỏi và xấu xí tượng trưng cho một kẻ lừa thầy phản bạn như thế. Cuối cùng, ông vào một ngõ hẻm, thì gặp một người bẫn thỉu, xốc xếch, giơ tay xin ông bố thí. Ông nghĩ bụng, dầu có đi hết các phố chợ, có lẽ cũng chẳng gặp ai xấu hơn chàng này nên đã lên tiếng mời người này đứng dậy đi theo về để ông hoàn tất tấm tranh kia. Khi vừa bước vào nhà, nhìn thấy bức tranh, chàng hành khất kia tự nhiên khóc lên. Mọi người trong phòng đều ngạc nhiên. Gặng hỏi mãi, chàng mới chỉ tay lên bức ảnh và nói: Ông quên tôi rồi sao? Cách đây hai năm, tôi đã được ông mời đến đây để làm mẫu cho ông vẽ. Khi ấy tôi đẹp đẽ, đã được ông ca tụng và lấy làm mẫu để vẽ Chúa Giêsu. Nhưng sau đó tôi đã nhẹ dạ theo chúng bạn, tôi đâm ra chơi bời, sa đọa; ngày nay trong cảnh túng bấn, bị các bạn và anh em bỏ rơi, tôi đã may mắn được ông chiếu cố.
Thiên Chúa đã gieo vào lòng con người tiếng lương tâm để giúp con người làm lành lánh dữ, tích thiện tránh ác. Vậy với Mùa Chay thánh này, với trận đại dịch này như một dịp nhắc nhở mỗi người rằng chúng ta được mời gọi hãy mua sớm trở về với Chúa, gột rửa cõi lòng mình để được biến hình ngày càng sạch trong trước khi quá muộn: “Mùa Chay Thánh con cầu nguyện sống tốt; Năm Hồng Phúc Chúa đổi mới đời con”.
Lm. Alfonso