Suy niệm Chúa Nhật III Mùa Chay B - Lm. Alfonso
Tin mừng Ga 2: 13-25: Tin mừng hôm nay, khi Chúa Giêsu hành hương lên đền thờ Giêrusalem, nhìn thấy những người đang đổi tiền, buôn bán chiên bò, chim câu, Chúa Giêsu đã nổi giận, cầm roi đánh đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền thờ.
SUY NIỆM CHÚA NHẬT
CHÚA NHẬT III MÙA CHAY B
Bài đọc 1: Xh 20,1-17
“Luật do Môsê đã ban ra”.
Bài trích sách Xuất Hành.
Trong những ngày ấy, Chúa phán bảo những lời sau đây: Ta là Thiên Chúa ngươi, Ðấng đã dẫn dắt ngươi ra khỏi vùng Ai Cập, khỏi nhà nô lệ. Ngươi không được thờ thần nào khác trước mặt Ta, đừng chạm trổ tượng gỗ, hay vẽ hình các vật trên trời, dưới đất, trong nước, dưới lòng đất. Ðừng thờ lạy và phụng sự các hình tượng ấy, vì Ta là Chúa, Thiên Chúa ngươi, Chúa hùng mạnh, Chúa ganh tị, trừng phạt con vì tội lỗi cha, cho đến ba bốn đời, những kẻ ghét Ta; Ta tỏ lòng nhân lành đến ngàn đời đối với những ai kính mến Ta và tuân giữ các giới răn Ta. Ngươi đừng lấy danh Chúa, Thiên Chúa ngươi, mà lường gạt, vì Chúa không thể không trừng phạt kẻ nào lấy danh Người mà lường gạt. Ngươi hãy nhớ thánh hoá ngày Sabbat. Ngươi làm lụng và làm tất cả mọi việc trong sáu ngày, còn ngày thứ bảy là ngày Sabbat, thì thuộc về Chúa, Thiên Chúa ngươi; trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái, tôi tớ nam nữ, súc vật, ngoại kiều trọ trong nhà ngươi, tất cả không được làm việc gì. Vì trong sáu ngày, Chúa đã tạo dựng trời, đất, biển, và tất cả mọi vật trong đó, rồi Người nghỉ trong ngày thứ bảy: cho nên Chúa chúc phúc và thánh hoá ngày Sabbat. Ngươi hãy tôn kính cha mẹ, để ngươi được sống lâu dài trong xứ mà Thiên Chúa sẽ ban cho ngươi. Ngươi chớ giết người, chớ phạm tội ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng dối hại anh em mình, chớ tham lam nhà của kẻ khác, chớ ham muốn vợ bạn hữu, tôi tớ nam nữ, bò lừa và bất cứ vật gì của bạn hữu. Ðó là lời Chúa.
Đáp ca: Tv 18,8.9.10.11
Ðáp: Lạy Chúa, Chúa có lời ban sự sống đời đời (Ga 6,69)
1) Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt.
2) Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh lệnh Chúa trong ngời, sáng soi con mắt.
3) Lòng tôn sợ Chúa thuần khiết, còn mãi muôn đời; phán quyết của Chúa chân thực, công minh hết thảy.
4) Những điều đó đáng chuộng hơn vàng, hơn cả vàng ròng, ngọt hơn mật và hơn cả mật tàng ong.
Bài đọc II: 1Cr 1,18.22-25
“Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, một cớ vấp phạm cho nhiều người, nhưng là sự khôn ngoan của Thiên Chúa đối với những người được gọi”.
Bài trích thư thứ I của thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, các người Do Thái đòi hỏi những dấu lạ, những người Hy Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, còn chúng tôi, chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, một cớ vấp phạm cho người Do Thái, một sự điên rồ đối với các người ngoại giáo, nhưng đối với những người được gọi, dầu là Do Thái hay Hy Lạp, thì Ngài là Ðức Kitô, quyền năng của Thiên Chúa và sự khôn ngoan của Chúa Cha, vì sự điên rồ của Thiên Chúa thì vượt hẳn sự khôn ngoan của loài người, và điều yếu đuối của Thiên Chúa thì vượt hẳn sự mạnh mẽ của loài người. Ðó là lời Chúa.
Câu xướng trước Tin Mừng: Mt 4, 4b
Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan (Ga 2: 13-25)
Lễ Vượt Qua của dân Do Thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Người thấy ở trong Ðền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc, người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ. Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ và bảo những người bán chim câu rằng: “Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán”. Môn đệ liền nhớ lại câu Kinh Thánh: “Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi”. Bầy giờ người Do Thái bảo Người rằng: “Ông hãy tỏ cho chúng tôi thấy dấu gì là ông có quyền làm như vậy”. Chúa Giêsu trả lời: “Các ông cứ phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại”. Người Do Thái đáp lại: “Phải bốn mươi sáu năm mới xây được đền thờ này, mà Ông, Ông sẽ dựng lại trong ba ngày ư?” Nhưng Người, Người có ý nói đền thờ là thân thể Người. Vì thế, khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, các môn đệ mới nhớ lời đó, nên đã tin Kinh Thánh và tin lời Người đã nói. Trong thời gian Người ở lại Giêrusalem mừng lễ Vượt qua, nhiều kẻ tin danh Người, vì mục kích những phép lạ Người làm. Nhưng chính Chúa Giêsu không tin tưởng họ, vì Người biết tất cả mọi người, và không cần ai làm chứng về người nào; Người biết rõ mọi điều trong lòng người ta. Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
Thiên Chúa đã chọn cho Con của Ngài nhập thể làm người có một nơi một chốn, một xã hội và môi trường văn hóa. Chính vì thế theo năm tháng lớn lên, Chúa Giêsu được cha nuôi Giuse và Mẹ Maria chỉ dạy để trở nên một người Do Thái nhiệt thành sống đạo. Thánh sử Gioan đã bảy lần ghi lại Chúa Giêsu hành hương lên Giêrusalem vào những dịp lễ trọng (Ga 5,1; 6,4; 7,2; 10,22; 11,55; 12,1; 13,1), đặc biệt là Lễ Vượt qua vào Mùa Xuân và Lễ Lều trại vào Mùa Thu.
Trong đoạn Tin mừng hôm nay, khi Chúa Giêsu hành hương lên đền thờ Giêrusalem, nhìn thấy những người đang đổi tiền, buôn bán chiên bò, chim câu, Chúa Giêsu đã nổi giận, cầm roi đánh đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền thờ. Những người buôn bán nơi đây không hẳn là những người xấu, bởi vì đồng tiền sử dụng bên ngoài thị trường mang hình và ký hiệu hoàng đế Rôma đang đô hộ dân Israel, nên buộc đổi sang một đồng tiền chỉ dành cho phụng tự nơi đền thờ. Còn những người bán chiên, bò, chim bồ câu phục vụ đáng kể cho khách hành hương từ xa đến, đang cần sắm sửa tại chỗ những lễ vật cần thiết để tiến dâng, đỡ vất vả mang lễ vật khệ nệ đi đường. Nhưng sở dĩ Chúa Giêsu nổi giận là vì vị trí quá lớn của tiền bạc đang dần ngự trị trong Đền thờ. Và họ tự biến việc phục vụ của mình trở thành nghề thương mại, biến mình thành những con buôn, lòng họ trở nên dính bén với tiền bạc.
Vì thế mà Chúa Giêsu dứt khoát: “Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán”. Điều này làm cho những người chứng kiến liền phản ứng. Mọi người đều biết lời tiên báo này gợi nhớ tiên tri Giacaria loan báo việc tẩy uế Đền thờ (14,21). Họ hiểu ngay rằng người đang đánh đuổi họ không những là một vị cải tổ để tố cáo những lạm dụng nơi Đền thờ, mà còn trong tư cách Đấng Messia, đến để làm cho lời tiên tri thực hiện.
Chúng ta hãy lắng nghe kỹ kiểu nói lạ thường mà Chúa Giêsu sử dụng để nói về đền thờ. Người đã không dùng từ “nhà của Chúa”, mà Người nói “nhà Cha Ta”. Điều này tỏ cho thấy mối liên hệ đặc biệt giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha, trong tương quan Cha-Con. Người nói hết sức tự nhiên, chỉ nơi đây chính là nhà của Cha Người, là nhà của Người. Điều này làm cớ cho những người Do Thái xem Chúa Giêsu phạm thượng, vì đối với họ, ông Giêsu con ông thợ mộc và bà Maria ở làng quê Nazarerth vô danh tiểu tốt cùng lắm là một vị tiên tri. Để rồi đỉnh điểm, những người đang muốn làm lợi kinh tế cho mình nơi đền thờ sôi sục khi Chúa Giêsu phán rằng: “Các ông cứ phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại”.
Câu nói của Chúa Giêsu làm cho chúng ta phải thót tim nếu như đang ở trong khung cảnh đó, vì khi dám đụng tới Đền Thờ Giêrusalem, kết tinh của tình cảm, đức tin và niềm kiêu hãnh của toàn dân Do Thái “phải bốn mươi sáu năm mới xây được đền thờ này, mà Ông, Ông sẽ dựng lại trong ba ngày ư?” Vì thế mà án tử họ dành cho Chúa Giêsu là điều khó tránh khỏi. Nhưng điều Chúa Giêsu muốn nhắm tới là việc thanh tẩy đền thờ tâm hồn con người. Vâng! Đền thờ vật chất rồi cũng qua đi, và thánh sử Gioan viết đoạn Tin mừng này trong bối cảnh sau năm 70, khi mà đền thờ Giêrusalem đã bị thiêu rụi. Gioan chỉ ra điều Chúa Giêsu nhắm đến trước tiên là yếu tố phụng tự mà con người thể hiện với Thiên Chúa, không phải là những gì bên ngoài như bò, chiên, bồ câu… cho bằng tấm lòng con thảo ta đặt vào đó. Tấm lòng con thảo luôn muốn giữ Lời Chúa, Lời mà Ngài mời gọi dân khi đã vượt ra khỏi Ai Cập, bằng giao ước Mười Điều Răn Ngài trao cho Môisen trên núi Sinai. Khi dân khôn ngoan, trung thành sống các Giới luật đó thì Chúa sẽ gìn giữ dân. Dẫu cho việc tin vào Chúa Giêsu là cớ vấp phạm đối với người Do Thái, và là sự điên rồ đối với người Hy Lạp, là thua thiệt đối với dân ngoại gán cho những các Kitô hữu, song chính các Kitô hữu đang là những người được hướng dẫn tiến đến sự khôn ngoan khi chọn lấy Chúa Kitô là Đường Cứu Độ, vì chính họ được giáo huấn để sống trong tình thương Thiên Chúa dành cho con người.
Chuyện Mạnh Tử, nhà tử tưởng, chính trị và giáo dục lớn của Trung Hoa, là người kế thừa tư tưởng Nho gia của Khổng Tử, mồ côi cha từ nhỏ, vì thế mà người mẹ Chương Thị rất lưu tâm đến việc nuôi dưỡng giáo dục Mạnh Tử nên người. Nhà Mạnh Tử ban đầu ở dưới chân núi, gần nghĩa trang. Mạnh Tử cùng lũ trẻ con chơi đùa, thường gặp cảnh đưa tang nên cũng bắt chước theo: đào, chôn, lăn, khóc. Mẹ Mạnh Tử thấy vậy ái ngại: “Chỗ này u ám, tang tóc không phải chỗ con ta ở được”. Bà bèn chuyển nhà tới gần một chợ phiên, đến buổi chợ là ồn ào huyên náo cảnh mặc cả trả giá, cảnh buôn bán lời qua tiếng lại, chẳng thiếu chuyện lừa lọc, điêu ngoa. Mẹ Mạnh Tử lại nghĩ: “Chỗ thị phi, gian dối này cũng không phải chỗ con ta ở được”. Mạnh mẫu không muốn con bị ô nhiễm bởi thói chợ búa chỉ biết mưu đồ kiếm lợi. Lần thứ ba bà chuyển nhà đến gần trường học. Tuy nhà cửa nhỏ bé tồi tàn, nhưng luôn có những Nho sinh dáng vẻ cao nhã, phong thái chuẩn mực. Mạnh Tử cùng lũ trẻ túm tụm dưới gốc cây tập tành học lễ nghĩa, nhân cách, chắp tay cúi chào, nhường nhịn, rất ra dáng và cung kính, khiến Mạnh mẫu từ xa nhìn xem, trong sâu thẳm nội tâm rất vui mừng: “Đây mới là hoàn cảnh cư trú tốt nhất cho con ta nên người”. Sách Tam Tự Kinh cũng viết rằng “Dưỡng bất giáo, nãi phụ quá”, “Giáo bất nghiêm, sư chi nọa”. Nuôi mà không dạy, là lỗi người cha; dạy mà không nghiêm, là lỗi người thầy.
Lạy Chúa, xin cho con biết vượt lên trên con người ích kỷ của con, những bon chen thường ngày, để chọn lấy Chúa là niềm vui và cùng đích đời con. Amen.
Lm. Alfonso.
Bài trích sách Xuất Hành.
Trong những ngày ấy, Chúa phán bảo những lời sau đây: Ta là Thiên Chúa ngươi, Ðấng đã dẫn dắt ngươi ra khỏi vùng Ai Cập, khỏi nhà nô lệ. Ngươi không được thờ thần nào khác trước mặt Ta, đừng chạm trổ tượng gỗ, hay vẽ hình các vật trên trời, dưới đất, trong nước, dưới lòng đất. Ðừng thờ lạy và phụng sự các hình tượng ấy, vì Ta là Chúa, Thiên Chúa ngươi, Chúa hùng mạnh, Chúa ganh tị, trừng phạt con vì tội lỗi cha, cho đến ba bốn đời, những kẻ ghét Ta; Ta tỏ lòng nhân lành đến ngàn đời đối với những ai kính mến Ta và tuân giữ các giới răn Ta. Ngươi đừng lấy danh Chúa, Thiên Chúa ngươi, mà lường gạt, vì Chúa không thể không trừng phạt kẻ nào lấy danh Người mà lường gạt. Ngươi hãy nhớ thánh hoá ngày Sabbat. Ngươi làm lụng và làm tất cả mọi việc trong sáu ngày, còn ngày thứ bảy là ngày Sabbat, thì thuộc về Chúa, Thiên Chúa ngươi; trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái, tôi tớ nam nữ, súc vật, ngoại kiều trọ trong nhà ngươi, tất cả không được làm việc gì. Vì trong sáu ngày, Chúa đã tạo dựng trời, đất, biển, và tất cả mọi vật trong đó, rồi Người nghỉ trong ngày thứ bảy: cho nên Chúa chúc phúc và thánh hoá ngày Sabbat. Ngươi hãy tôn kính cha mẹ, để ngươi được sống lâu dài trong xứ mà Thiên Chúa sẽ ban cho ngươi. Ngươi chớ giết người, chớ phạm tội ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng dối hại anh em mình, chớ tham lam nhà của kẻ khác, chớ ham muốn vợ bạn hữu, tôi tớ nam nữ, bò lừa và bất cứ vật gì của bạn hữu. Ðó là lời Chúa.
Đáp ca: Tv 18,8.9.10.11
Ðáp: Lạy Chúa, Chúa có lời ban sự sống đời đời (Ga 6,69)
1) Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt.
2) Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh lệnh Chúa trong ngời, sáng soi con mắt.
3) Lòng tôn sợ Chúa thuần khiết, còn mãi muôn đời; phán quyết của Chúa chân thực, công minh hết thảy.
4) Những điều đó đáng chuộng hơn vàng, hơn cả vàng ròng, ngọt hơn mật và hơn cả mật tàng ong.
Bài đọc II: 1Cr 1,18.22-25
“Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, một cớ vấp phạm cho nhiều người, nhưng là sự khôn ngoan của Thiên Chúa đối với những người được gọi”.
Bài trích thư thứ I của thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, các người Do Thái đòi hỏi những dấu lạ, những người Hy Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, còn chúng tôi, chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, một cớ vấp phạm cho người Do Thái, một sự điên rồ đối với các người ngoại giáo, nhưng đối với những người được gọi, dầu là Do Thái hay Hy Lạp, thì Ngài là Ðức Kitô, quyền năng của Thiên Chúa và sự khôn ngoan của Chúa Cha, vì sự điên rồ của Thiên Chúa thì vượt hẳn sự khôn ngoan của loài người, và điều yếu đuối của Thiên Chúa thì vượt hẳn sự mạnh mẽ của loài người. Ðó là lời Chúa.
Câu xướng trước Tin Mừng: Mt 4, 4b
Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan (Ga 2: 13-25)
Lễ Vượt Qua của dân Do Thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Người thấy ở trong Ðền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc, người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ. Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ và bảo những người bán chim câu rằng: “Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán”. Môn đệ liền nhớ lại câu Kinh Thánh: “Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi”. Bầy giờ người Do Thái bảo Người rằng: “Ông hãy tỏ cho chúng tôi thấy dấu gì là ông có quyền làm như vậy”. Chúa Giêsu trả lời: “Các ông cứ phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại”. Người Do Thái đáp lại: “Phải bốn mươi sáu năm mới xây được đền thờ này, mà Ông, Ông sẽ dựng lại trong ba ngày ư?” Nhưng Người, Người có ý nói đền thờ là thân thể Người. Vì thế, khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, các môn đệ mới nhớ lời đó, nên đã tin Kinh Thánh và tin lời Người đã nói. Trong thời gian Người ở lại Giêrusalem mừng lễ Vượt qua, nhiều kẻ tin danh Người, vì mục kích những phép lạ Người làm. Nhưng chính Chúa Giêsu không tin tưởng họ, vì Người biết tất cả mọi người, và không cần ai làm chứng về người nào; Người biết rõ mọi điều trong lòng người ta. Ðó là lời Chúa.
Suy niệm
Thiên Chúa đã chọn cho Con của Ngài nhập thể làm người có một nơi một chốn, một xã hội và môi trường văn hóa. Chính vì thế theo năm tháng lớn lên, Chúa Giêsu được cha nuôi Giuse và Mẹ Maria chỉ dạy để trở nên một người Do Thái nhiệt thành sống đạo. Thánh sử Gioan đã bảy lần ghi lại Chúa Giêsu hành hương lên Giêrusalem vào những dịp lễ trọng (Ga 5,1; 6,4; 7,2; 10,22; 11,55; 12,1; 13,1), đặc biệt là Lễ Vượt qua vào Mùa Xuân và Lễ Lều trại vào Mùa Thu.
Trong đoạn Tin mừng hôm nay, khi Chúa Giêsu hành hương lên đền thờ Giêrusalem, nhìn thấy những người đang đổi tiền, buôn bán chiên bò, chim câu, Chúa Giêsu đã nổi giận, cầm roi đánh đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền thờ. Những người buôn bán nơi đây không hẳn là những người xấu, bởi vì đồng tiền sử dụng bên ngoài thị trường mang hình và ký hiệu hoàng đế Rôma đang đô hộ dân Israel, nên buộc đổi sang một đồng tiền chỉ dành cho phụng tự nơi đền thờ. Còn những người bán chiên, bò, chim bồ câu phục vụ đáng kể cho khách hành hương từ xa đến, đang cần sắm sửa tại chỗ những lễ vật cần thiết để tiến dâng, đỡ vất vả mang lễ vật khệ nệ đi đường. Nhưng sở dĩ Chúa Giêsu nổi giận là vì vị trí quá lớn của tiền bạc đang dần ngự trị trong Đền thờ. Và họ tự biến việc phục vụ của mình trở thành nghề thương mại, biến mình thành những con buôn, lòng họ trở nên dính bén với tiền bạc.
Vì thế mà Chúa Giêsu dứt khoát: “Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán”. Điều này làm cho những người chứng kiến liền phản ứng. Mọi người đều biết lời tiên báo này gợi nhớ tiên tri Giacaria loan báo việc tẩy uế Đền thờ (14,21). Họ hiểu ngay rằng người đang đánh đuổi họ không những là một vị cải tổ để tố cáo những lạm dụng nơi Đền thờ, mà còn trong tư cách Đấng Messia, đến để làm cho lời tiên tri thực hiện.
Chúng ta hãy lắng nghe kỹ kiểu nói lạ thường mà Chúa Giêsu sử dụng để nói về đền thờ. Người đã không dùng từ “nhà của Chúa”, mà Người nói “nhà Cha Ta”. Điều này tỏ cho thấy mối liên hệ đặc biệt giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha, trong tương quan Cha-Con. Người nói hết sức tự nhiên, chỉ nơi đây chính là nhà của Cha Người, là nhà của Người. Điều này làm cớ cho những người Do Thái xem Chúa Giêsu phạm thượng, vì đối với họ, ông Giêsu con ông thợ mộc và bà Maria ở làng quê Nazarerth vô danh tiểu tốt cùng lắm là một vị tiên tri. Để rồi đỉnh điểm, những người đang muốn làm lợi kinh tế cho mình nơi đền thờ sôi sục khi Chúa Giêsu phán rằng: “Các ông cứ phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng lại”.
Câu nói của Chúa Giêsu làm cho chúng ta phải thót tim nếu như đang ở trong khung cảnh đó, vì khi dám đụng tới Đền Thờ Giêrusalem, kết tinh của tình cảm, đức tin và niềm kiêu hãnh của toàn dân Do Thái “phải bốn mươi sáu năm mới xây được đền thờ này, mà Ông, Ông sẽ dựng lại trong ba ngày ư?” Vì thế mà án tử họ dành cho Chúa Giêsu là điều khó tránh khỏi. Nhưng điều Chúa Giêsu muốn nhắm tới là việc thanh tẩy đền thờ tâm hồn con người. Vâng! Đền thờ vật chất rồi cũng qua đi, và thánh sử Gioan viết đoạn Tin mừng này trong bối cảnh sau năm 70, khi mà đền thờ Giêrusalem đã bị thiêu rụi. Gioan chỉ ra điều Chúa Giêsu nhắm đến trước tiên là yếu tố phụng tự mà con người thể hiện với Thiên Chúa, không phải là những gì bên ngoài như bò, chiên, bồ câu… cho bằng tấm lòng con thảo ta đặt vào đó. Tấm lòng con thảo luôn muốn giữ Lời Chúa, Lời mà Ngài mời gọi dân khi đã vượt ra khỏi Ai Cập, bằng giao ước Mười Điều Răn Ngài trao cho Môisen trên núi Sinai. Khi dân khôn ngoan, trung thành sống các Giới luật đó thì Chúa sẽ gìn giữ dân. Dẫu cho việc tin vào Chúa Giêsu là cớ vấp phạm đối với người Do Thái, và là sự điên rồ đối với người Hy Lạp, là thua thiệt đối với dân ngoại gán cho những các Kitô hữu, song chính các Kitô hữu đang là những người được hướng dẫn tiến đến sự khôn ngoan khi chọn lấy Chúa Kitô là Đường Cứu Độ, vì chính họ được giáo huấn để sống trong tình thương Thiên Chúa dành cho con người.
Chuyện Mạnh Tử, nhà tử tưởng, chính trị và giáo dục lớn của Trung Hoa, là người kế thừa tư tưởng Nho gia của Khổng Tử, mồ côi cha từ nhỏ, vì thế mà người mẹ Chương Thị rất lưu tâm đến việc nuôi dưỡng giáo dục Mạnh Tử nên người. Nhà Mạnh Tử ban đầu ở dưới chân núi, gần nghĩa trang. Mạnh Tử cùng lũ trẻ con chơi đùa, thường gặp cảnh đưa tang nên cũng bắt chước theo: đào, chôn, lăn, khóc. Mẹ Mạnh Tử thấy vậy ái ngại: “Chỗ này u ám, tang tóc không phải chỗ con ta ở được”. Bà bèn chuyển nhà tới gần một chợ phiên, đến buổi chợ là ồn ào huyên náo cảnh mặc cả trả giá, cảnh buôn bán lời qua tiếng lại, chẳng thiếu chuyện lừa lọc, điêu ngoa. Mẹ Mạnh Tử lại nghĩ: “Chỗ thị phi, gian dối này cũng không phải chỗ con ta ở được”. Mạnh mẫu không muốn con bị ô nhiễm bởi thói chợ búa chỉ biết mưu đồ kiếm lợi. Lần thứ ba bà chuyển nhà đến gần trường học. Tuy nhà cửa nhỏ bé tồi tàn, nhưng luôn có những Nho sinh dáng vẻ cao nhã, phong thái chuẩn mực. Mạnh Tử cùng lũ trẻ túm tụm dưới gốc cây tập tành học lễ nghĩa, nhân cách, chắp tay cúi chào, nhường nhịn, rất ra dáng và cung kính, khiến Mạnh mẫu từ xa nhìn xem, trong sâu thẳm nội tâm rất vui mừng: “Đây mới là hoàn cảnh cư trú tốt nhất cho con ta nên người”. Sách Tam Tự Kinh cũng viết rằng “Dưỡng bất giáo, nãi phụ quá”, “Giáo bất nghiêm, sư chi nọa”. Nuôi mà không dạy, là lỗi người cha; dạy mà không nghiêm, là lỗi người thầy.
Lạy Chúa, xin cho con biết vượt lên trên con người ích kỷ của con, những bon chen thường ngày, để chọn lấy Chúa là niềm vui và cùng đích đời con. Amen.
Lm. Alfonso.