SUY NIỆM CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN
Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.

LỜI CHÚA LC 1, 1-4; 4, 14-21
1 Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta.2 Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta.3 Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài,4 mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc. 14 Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận.15 Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh.16 Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh.17 Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:18 Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức,19 công bố một năm hồng ân của Chúa.20 Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người.21 Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.
SUY NIỆM
Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Chúa Giêsu khẳng định sứ vụ của Người: được xức dầu Thần Khí để trở thành sứ giả loan báo Tin Mừng. Chúa muốn minh định nhiệm vụ của Người là mang tin vui đến cho những người nghèo khó qua việc thắp sáng niềm hy vọng giải phóng cho kẻ bị giam cầm, bị ức hiếp, sống trong cảnh tăm tối. Việc giải phóng không phải bằng bạo lực, nhưng bằng chính việc công bố năm hồng ân của Chúa, hay nói cách khác là tỏ bày lòng thương xót của Thiên Chúa. Như vậy, rõ ràng Chúa muốn loại trừ khỏi tâm trí của người Do Thái lòng ước mong về Đấng Mesia, đến để thiết lập một đế quốc hùng mạnh như thời vàng son của vương triều Đavít.
Chúa đến không lập một thể chế chính trị, nhưng là khai một vương quốc Thiên Chuấ, Vương quốc được xây dựng trên nền tảng của lòng thương xót Chúa qua việc công bố năm hồng ân của Chúa. Đó là năm xóa bỏ nợ nần, giải phóng nô lệ, trả lại đồ cầm cố, tha thứ mọi lỗi lầm; năm kiến tạo niềm hoan lạc, nối lại tình bằng hữu.
Thật vậy, năm hồng ân được công bố qua lời nói, việc làm, và trọn cuộc sống của Chúa, nói như Đức Thánh cha Phanxicô trong Tông sắc “Dung mạo của lòng thương xót Chúa”: Nơi Đức Giêsu Nazareth, lòng thương xót đã trở nên sống động, hữu hình, và đạt đến tột đỉnh. Đức Giêsu Nazareth đã mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa bằng lời nói, hành động và bằng cả bản thân Người.
Chúng ta, những Kitô hữu, qua Bí tích Thánh Thẩy, cũng đã được xức dầu Thánh Thần và được sai đi để tiếp tục công bố năm hồng ân của Chúa, có nghĩa là, chúng ta tiếp tục tỏ cho mọi người cảm nhận được lòng thương xót của Chúa. Quả thật, nhận được hồng ân cứu độ qua bí tích Rửa tội, chúng ta không chỉ thụ hưởng ân huệ từ lòng thương xót Chúa ban tặng, nhưng vì còn được xức dầu Thánh Thần, nên chúng ta cũng được dự phần vào sứ vụ của Chúa Kitô, co nghĩa là chúng ta có bổn phận công bố lòng thương xót Chúa cho mọi người. Đức Thánh cha Phanxicô đã minhn định trong Tông sắc “dung mạo của lòng thương xót Chúa: “chúng ta được kêu gọi để sống lòng thương xót, vì lòng thương xót đã được ban cho chúng ta trước. Việc tha thứ những xúc phạm là một thể hiện rõ ràng nhất của tình yêu thương xót, và đối với các Kitô hữu chúng ta, đây là một mệnh lệnh không thể bỏ qua. Có những lúc dường như thật khó để thứ tha. Nhưng tha thứ là một khí cụ được đặt vào đôi tay mỏng dòn của chúng ta để tìm được sự thanh thản cho tâm hồn. Giải tỏa những hờn ghét, giận dữ, bạo lực và trả thù là những điều kiện cần thiết để sống hạnh phúc. Bởi thế, chúng ta hãy nghe lời huấn dụ của Thánh Tông Đồ: ‘Đừng để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn’ (Ep 4,26). Nhưng trên hết, hãy lắng nghe lời Chúa Giêsu, Đấng đã xác định lòng thương xót chính là sự hoàn thiện của cuộc sống và là tiêu chuẩn cho sự khả tín của đức tin: ‘Phúc cho ai biết thương xót, vì họ sẽ được xót thương’ (Mt 5,7): đây là mối phúc chúng ta đặc biệt cần phải khao khát trong Năm Thánh này”.
Lạy Chúa, ước chi chúng con cũng có thể mở miệng để công bố: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”, vâng, Chúa không mong gì hơn nơi chúng con, chính là lòng nhiệt thành công bố lòng thương xót Chúa qua cuộc sống của chúng con, bằng lời nói, việc làm. Amen
Lm. Antôn Hà Văn Minh
1 Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta.2 Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta.3 Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài,4 mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc. 14 Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận.15 Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh.16 Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh.17 Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:18 Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức,19 công bố một năm hồng ân của Chúa.20 Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người.21 Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.
SUY NIỆM
Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Chúa Giêsu khẳng định sứ vụ của Người: được xức dầu Thần Khí để trở thành sứ giả loan báo Tin Mừng. Chúa muốn minh định nhiệm vụ của Người là mang tin vui đến cho những người nghèo khó qua việc thắp sáng niềm hy vọng giải phóng cho kẻ bị giam cầm, bị ức hiếp, sống trong cảnh tăm tối. Việc giải phóng không phải bằng bạo lực, nhưng bằng chính việc công bố năm hồng ân của Chúa, hay nói cách khác là tỏ bày lòng thương xót của Thiên Chúa. Như vậy, rõ ràng Chúa muốn loại trừ khỏi tâm trí của người Do Thái lòng ước mong về Đấng Mesia, đến để thiết lập một đế quốc hùng mạnh như thời vàng son của vương triều Đavít.
Chúa đến không lập một thể chế chính trị, nhưng là khai một vương quốc Thiên Chuấ, Vương quốc được xây dựng trên nền tảng của lòng thương xót Chúa qua việc công bố năm hồng ân của Chúa. Đó là năm xóa bỏ nợ nần, giải phóng nô lệ, trả lại đồ cầm cố, tha thứ mọi lỗi lầm; năm kiến tạo niềm hoan lạc, nối lại tình bằng hữu.
Thật vậy, năm hồng ân được công bố qua lời nói, việc làm, và trọn cuộc sống của Chúa, nói như Đức Thánh cha Phanxicô trong Tông sắc “Dung mạo của lòng thương xót Chúa”: Nơi Đức Giêsu Nazareth, lòng thương xót đã trở nên sống động, hữu hình, và đạt đến tột đỉnh. Đức Giêsu Nazareth đã mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa bằng lời nói, hành động và bằng cả bản thân Người.
Chúng ta, những Kitô hữu, qua Bí tích Thánh Thẩy, cũng đã được xức dầu Thánh Thần và được sai đi để tiếp tục công bố năm hồng ân của Chúa, có nghĩa là, chúng ta tiếp tục tỏ cho mọi người cảm nhận được lòng thương xót của Chúa. Quả thật, nhận được hồng ân cứu độ qua bí tích Rửa tội, chúng ta không chỉ thụ hưởng ân huệ từ lòng thương xót Chúa ban tặng, nhưng vì còn được xức dầu Thánh Thần, nên chúng ta cũng được dự phần vào sứ vụ của Chúa Kitô, co nghĩa là chúng ta có bổn phận công bố lòng thương xót Chúa cho mọi người. Đức Thánh cha Phanxicô đã minhn định trong Tông sắc “dung mạo của lòng thương xót Chúa: “chúng ta được kêu gọi để sống lòng thương xót, vì lòng thương xót đã được ban cho chúng ta trước. Việc tha thứ những xúc phạm là một thể hiện rõ ràng nhất của tình yêu thương xót, và đối với các Kitô hữu chúng ta, đây là một mệnh lệnh không thể bỏ qua. Có những lúc dường như thật khó để thứ tha. Nhưng tha thứ là một khí cụ được đặt vào đôi tay mỏng dòn của chúng ta để tìm được sự thanh thản cho tâm hồn. Giải tỏa những hờn ghét, giận dữ, bạo lực và trả thù là những điều kiện cần thiết để sống hạnh phúc. Bởi thế, chúng ta hãy nghe lời huấn dụ của Thánh Tông Đồ: ‘Đừng để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn’ (Ep 4,26). Nhưng trên hết, hãy lắng nghe lời Chúa Giêsu, Đấng đã xác định lòng thương xót chính là sự hoàn thiện của cuộc sống và là tiêu chuẩn cho sự khả tín của đức tin: ‘Phúc cho ai biết thương xót, vì họ sẽ được xót thương’ (Mt 5,7): đây là mối phúc chúng ta đặc biệt cần phải khao khát trong Năm Thánh này”.
Lạy Chúa, ước chi chúng con cũng có thể mở miệng để công bố: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”, vâng, Chúa không mong gì hơn nơi chúng con, chính là lòng nhiệt thành công bố lòng thương xót Chúa qua cuộc sống của chúng con, bằng lời nói, việc làm. Amen
Lm. Antôn Hà Văn Minh