Clock-Time

Suy Niệm Chúa Nhật XVIII Thường Niên C - Bao nhiêu mới đủ

Tin Mừng Lc 12:13-21: Đức Giê-su cảnh báo lòng tham và nhấn mạnh đến sự điên rồ của người khi lệ thuộc vào các sự vật chất để tìm sự an toàn thay vì lệ thuộc vào Thiên Chúa...

SUY NIỆM CHÚA NHẬT

SUY NIỆM CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN C

 
NGÀY 31-07-2016


BAO NHIÊU MỚI ĐỦ




Tin Mừng Lc 12: 13-21


DẪN NHẬP SÁM HỐI
           
ủa cải có ảnh hưởng to lớn trên tâm hồn chúng ta. Kết quả là chúng ta quên những điều quan trọng trong đời sống. Đức Giê-su nói mối quan tâm chính của chúng ta là phải lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa. Thật vậy, tất cả chúng ta điều nghèo nàn trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta suy nghĩ về điều đó một chút. (Nghỉ) chỉ có Thiên Chúa mới làm cho chúng ta giàu có thật sự.

Lạy Chúa, chúng con giàu khi đặt mọi tín thác của chúng con vào Chúa. Lạy Chúa, xin thương xót.

Chúng con giàu khi đặt mọi hy vọng chúng con vào Chúa. Lạy Đức Ki-tô, xin thương xót

Chúng con giàu khi yêu thương người khác như Chúa yêu thương chúng con. Lạy Chúa, xin thương xót.

ĐỀ TÀI CÁC BÀI ĐỌC

            Bài đọc 1: ( Gv 1:2;2:21-23) Những điều mà người ta cho rằng sẽ làm cho con người thỏa mản, không làm thỏa mản con người.

            Bài đọc 2 (Cl 3:1-5-9-11) Qua phép rữa tội, chúng ta tham dự vào sự sống của Đức Ki-tô. Chúng ta nghe một vài kết luận rút ra từ điều đó.

            Tin Mừng (Lc 12:13-21) Đức Giê-su cảnh báo lòng tham và nhấn mạnh đến sự điên rồ của người khi lệ thuộc vào các sự vật chất để tìm sự an toàn thay vì lệ thuộc vào Thiên Chúa.

CHÚ THÍCH THÁNH KINH

            Bài đọc 1 ném một cái nhìn lạnh lùng vào sự phù văn của đời sống con người. Một ví dụ của sự “phù vân” ấy là mọi việc khó nhọc mà con người bỏ ra để được sự giàu sang, cuối cùng cũng phải để lại tất cả cho những kẻ thừa kế. Tác giả nêu rõ những điều mà người ta cho rằng sẽ làm cho con người thỏa mãn, lại không làm thỏa mãn con người. Chỉ có đức tin vào Thiên Chúa và vào đời sau mới có thể đem lại cho con người một ánh sáng trong bóng đêm.

            Tin Mừng là một phần của một đoạn dài hơn đề cấp đến những khó khăn mà của cải có thể gây ra cho môn đệ của Đức Giê-su. Ở đâu Đức Giê-su từ chối can thiệp vào một cuộc tranh cãi trong gia đình. Trái lại Người tập trung vào nguyên nhân của cuộc tranh cãi- lòng tham lam sở hữu. Dụ ngôn của Người nhấn mạnh đến sự điên rồ của người ta khi lệ thuộc vào các sự vật chất để tìm kiếm sự an toàn thay vì lệ thuộc vào Thiên Chúa. Trong khi tìm kiếm sự an toàn và hạnh phúc trong đời này, người giàu có bỏ quên Thiên Chúa, bỏ quên sự sống đời đời, và những bổn phận của người ấy đối với người nghèo. Người ấy thật sự “điên rồ” bởi vì không biết sử dụng tài sản người ấy có được một cách không ngoan như thế nào.

BÀI GIẢNG 1:

Của cải không để sở hữu mà để hưởng dùng

            Ngày xưa, có một người nghèo khổ đã tích lũy một số tiền lớn, và nhìn về những năm sẽ sống hạnh phúc sắp tới. Tuy nhiên trước khi ông ta suy tính phải chi tiêu tiền bạc của mình thế nào cho tốt nhất thì Tử Thần xuất hiện để lấy đi mạng sống của ông.

            Người nghèo khổ đã cầu xin thần chết cho ông ta được sống thêm ít lâu nữa. “ Hãy cho tôi thêm ba ngày được sống và tối sẽ cho ngài một nữa tài sản của tôi” ông ta xin xỏ. Nhưng tử thần không muốn nghe và bắt đầu giật mạnh cái áo choàng của mình. “Tôi xin Ngài, cho tôi sống thêm chỉ một ngày”, người nghèo khổ nói “ và Ngài có thể có mọi thứ mà tôi đã tích lũy qua bao nổi thăng trầm”. Nhưng vị thần từ chối lời cầu xin của ông ta.

            Vấn đề không phải là chúng ta có bao nhiêu của cải, nhưng chúng ta hưởng dùng của cải mình có như thế nào. Của cải không phải là để sở hữu, mà là để hưởng dùng, đặc biệt là nhưng người giàu có. Họ phải chỉ tiêu ngày càng nhiều cho những đồ vât đắt tiền không cần thiết. Họ không thể hưởng dùng những đồ vật đơn giản của đời sống theo cách mà trẻ con có thể làm được.

            Không phải số lượng tiền mà chúng ta có nhưng chính khả năng hương dùng làm cho chúng ta phong phú.  Tìm kiếm của cải trong lúc không có khả năng hưởng dùng giống như người mù sưu tầm các băng video. Chúng ta có thể bị các đồ vật ám ảnh. Nhiều người quá bận rộn làm gia tăng tài sản đến nổi họ không có thời gian để hưởng dùng đời sống.

            Tiền bạc và quyền lực có thể giam hãm và ngăn cản cũng hiệu quả như những cửa sổ có chấn song và những dây xích sắt. “ lấy vàng buộc vào cách chim, nó sẽ không bao giờ bay được” (Tagore)

            Một vài người phải vào tù để khám phá chúng ta có thể sống với điều kiện tối thiểu như thế nào, và sự tự do tâm linh phi thường và bình an mà điều đó có thể đem lại. Nó giải phóng chúng ta để phát triển tâm linh. “ Người ta không biết mình nổ lực để làm gì. Họ làm cho mình kiệt sức trong cuộc theo đuổi vô nghĩa các sự vật chất, và chết mà không nhận ra sự cao cả tâm linh của họ (Solzenitsyn)

            Hoàng Tử Bé nói: “ Người ta chạy tới trong những chuyến xe lửa tốc hành, nhưng không biết họ tìm gì. Họ trồng mười ngàn đóa hoa hồng trong cùng một khu vườn mà vẫn không biết mình tìm kiếm điều gì. Dù rằng điều họ tìm có thể được tìm thấy trong một đóa hoa duy nhất” Khi chúng ta phân biệt giữa nhu cầu và ước muốn của chúng ta, chúng ta sẽ ngạc nhiên nhận ra rằng có rất ít thôi cũng đủ.

            “ Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quà là phù vân. Tất cả là phù vân. Lợi lộc gì đâu khi con người phải chịu đựng bao gian lao vất vả dưới ánh nắng mặt trời?” – Những lời này của sách Giảng Viên. Chúng mô tả một quan điểm bi đát về cuộc sống, nhưng điều chúng muốn nói khiến chúng ta phải hỏi: “Mục đích của đời sống là gì?” chắc chắn không phải là tích lũy của cải- của cải trong mọi trưởng hợp phải để lại đằng sau.

            Những sự vật trần gian không bao giờ có thể thỏa mãn tâm hồn con người. Chỉ Thiên Chúa mới có thể cho chúng ta thứ hạnh phúc mà tâm hồn chúng ta khao khát. Vì thế Thánh Phao lô nói: “Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới”. Và Đức Giê-su khuyên chúng ta: “ Đừng thu tích của cải trần gian cho mình mà hãy lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa. “ Cái làm cho chúng ta giàu có trước mặt Thiên Chúa không phải là chúng ta có gì hoặc làm gì, nhưng chúng ta là gì.

BÀI GIẢNG 2:

Căm bệnh thích tích trữ

Tolstoy kể lại câu chuyện về một người nông dân tên là Pakhom rất muốn có một ít đất đai. Ông ta dành dụm từng đồng và mua được bồn sào. Ông ta hết sức vui mừng. Tuy nhiên ít lâu sau ông ta cảm thấy còn chất chội, ông bèn bán bốn sào đó và mua tám sào ở vùng khác. Nhưng điều đó không làm ông thỏa mãn lâu,  nên ông bắt đầu tìm kiếm chổ khác.

            Một buổi tối nọ, một người khách lại đến Pakhom đã nói về ước muốn của ông có thêm nhiều đất đai. Người khách lạ nói với ông rằng bên kia dãy núi nơi sinh sống của một bộ tộc. Những con người đơn sơ ở đây có rất nhiều đất đại muốn bán.

            Ngày hôm sau, ông ra đi. Người tộc trưởng tiếp đón ông và nói: “Chỉ cần bỏ ra một ngàn rúp, ông sẽ có được một số đất đai mà ông rào bước trong một ngày. Nhưng ông phải quay về điềm xuất phát trong ngày hôm đó, nếu không kịp ông phải chịu mất số tiền.” 

            Pakhom sung sướng rộn ràng. Suốt đêm hôm đó ông không ngủ được mãi nghĩ đến những đất đai sẽ thuộc về ông. Ngay khi mặt trời vừa ló dạng ở chân trời, người ta cầm một cái mốc trên đỉnh gò, và ông xuất phát. Có những người cởi ngựa theo sau và đóng xuống đất những cọc để đánh dấu lộ trình mà ông đã đi qua.

            Ông bước đi nhanh và mỗi lúc một nhanh hơn. Càng đi xa càng màu mỡ hơn. Trong lúc tham lam, ông đi một vòng thật lớn mà quên mất thời gian. Và rồi ông hoảng hốt khi thấy mặt trời đã xuống thấp. Ông quay đâu chạy về cái gò, nơi ông xuất phát thật nhanh. Khi ông vừa lên đỉnh gò thì mặt trời đã lặn. Tuy nhiên, ngay lúc đó ông đã ngã quỵ xuống, úp mặt trên đất.

            “Tôi khen ngợi ông” người tộc trưởng nói. “ Ông đã có nhiều hơn bất cứ người nào mà tôi còn nhớ”. Nhưng Pakhom không đáp lại. Người ta lật ngửa ông lên. Ông đã chết.

             Một số lượng nào đó về tiền bạc và của cải vật chất là cần thiết. Dụ ngôn của Đức Giê-su không nói về nhu cầu mà nói về lòng tham. Người phú hộ đã bắt đầu với sự giàu có, nhưng ông vẫn không thỏa mãn. Lòng tham giống như một ngọn lửa, lửa càng lớn khi người ta càng chất củi vào, người tham có nhiều của càng tham. Một trong những vấn đề chính của thời đại chúng ta là người ta không biết khi nào mới sung túc, phong lưu.

            Elvis Presley chết ở tuổi bốn mươi hai vì lạm dụng thuốc. Ông có tám ô tô, sáu mô tô, hai máy bay, mười sáu cái ti-vi, một lâu đài và một số tài khoản lớn ở Ngân hàng.

            Khi một con quạ làm tổ trong rừng, nó chỉ chiếm được một cành cây mà thôi. Khi con hươu ra bờ sông để làm nguôi cơn khát, nó không uống quá nhu cầu của nó trong lúc đó. Vậy tại sao con người lại lo tích trữ?

            Con người khao khát được an toàn. Trong thời đại của Kinh Thánh, khi bạn đói là một đe dọa thường tái diễn, người ta tiềm kiếm sự an toàn bằng việc tích trữ ngũ cốc. Trong thời đại của chúng ta, người ta tìm sự an toàn trong việc tích trữ của cải và tài sản. Người ta tích trữ đồ vật và bám chặt vào chúng, bởi vì chúng cho họ ảo tưởng về sự an toàn. Nhưng sự an toàn không thể tìm thấy được trong của cải. nó chỉ có thể được tìm thấy trong Thiên Chúa.

            Cùng với sự an toàn, người ta cũng tìm thấy giá trị của bản thân trong của cải. Trong xã hội chúng ta, người ta đánh giá con người qua những gì họ có. Có nhiều của cải làm người ta trở thành một cái gì đó. Không có của cải trở thành không gì cả.

            Mahatma Gadhi là một trong những người vĩ đại nhất của thế kỷ hai mươi. Tuy nhiên, ông sống trong một căn nhà đơn sơ làm bằng gỗ và bùn. Về của cải ông chỉ có những vật dụng thiết yếu. của cải sẽ không bao giờ cho chúng ta sức mạnh nội tâm. Chúng ta là những cái nạng cho một người què quặt tâm linh.

            Đức Giê-su nói thay vì tích trữ của cải trong kho tàng, chúng ta phài tìm cách làm cho mình giàu có trước mặt Thiên Chúa. Điều làm chúng ta giàu có trước mặt Thiên Chúa không phải là điều chúng ta có, cũng không phải là điều chúng ta đã làm.

            Không phải có của cải là có tội nhưng chính xác là óc chiếm hữu. từ bỏ không có nghĩa là dửng dưng hoặc không quan tâm. Từ bỏ là không chiếm hữu. Đời sống là một quà tặng mà chúng ta phải biết ơn chứ không phải một sở hữu để chúng ta bám víu. Một đời sống không chiếm hữu là một đời sống tự do.

            Của cải duy nhất đáng cho chúng ta tích lũy là của cải tâm hồn. một tâm hồn quảng đại là một kho tàng. Có tâm hồn quảng đai là giàu có trươc mặt Thiên Chúa. Sợ hải và tham lam là những kẻ thù thật sự. Nổi khiếp sợ đói khát khi kho lẫm đầy tràn là cơn đói khát không bao giờ có thể thỏa mãm.

BÀI GIẢNG 3:

Gia tài tốt nhất

            Dù người ta là người khôn ngoan, thành công và khóe léo đến đâu người ấy không thể đem theo tài sản của mình lúc chết. Những người khác sẽ thừa hưởng thành quả sự lao nhọc của người ấy. ( bài đọc 1). Điều làm cho sự việc tệ hại hơn là của cải mà người ấy để lại sau lưng có thể làm cho gia đình người ấy chia rẽ, xâu xé. Gia tài có thể là một lời chúc lành hoặc một lời chúc dữ. Trong Tin Mừng, chúng ta thấy hai anh em tranh giành gia tài. Quả là đáng buồn khi nhìn thấy người ta bị lòng tham và ganh tị thúc đẩy đã cãi vã; gây gỗ nhau không tiết lời.

            Ngày trước, có một người làm việc trong ban quản trị một công ty thịnh vượng. Ông ta sống với vờ và gia đình trẻ ấy cư ngụ trọng một ngội nhà đẹp ở vùng ngoại ô thuận tiện. Tuy nhiên, ông không bằng lòng. Ông còn trẻ đầy năng lực và tham vọng. Ông dường như có thể làm được mọi việc. Vì thế ông tự nhủ: “tôi có thể làm tốt hơn thế này. Tôi chỉ cần làm việc nhiêu hơn”.

            Ông làm thêm nhiều giờ phụ trội và có được thu nhập gấp đôi. Ông dọn nhà đến một căn nhà lớn hơn trong khu sang trọng của thành phố. Dù ông làm việc xuất sắc, ông vẫn không hài lòng. Ông đã mơ tưởng đến một căn nhà mà ông chưa đủ tiền để mua. Nhưng ít năm nữa ông sẽ có.

            Ông đã không bao giờ có được căn nhà mơ ước ấy, bởi lẽ ông đã ngã bệnh là căn bệnh cuối cùng. Ông thình lình thấy mình ở ngưởng cửa sự chết. Rồi ông kinh hoàng thấy rằng ông hầu như không hiểu gì về vợ con ông. Tệ hơn nữa là ông đã nhận ra mình không thật sự sống. Ông đã trì hoãn đời sống cho đến ngày mọi mục tiêu của ông sẽ đạt được.

             Trong con mắt của công ty và những người láng giềng ông đã trở thành lớn. Nhưng trong con mắt của riêng ông, ông biết rằng ông đã thất bại. Ông đã để vuột mất những điều quan trọn nhất trong đời sống, ông cảm thấy trống rỗng trong tinh thần và trong cảm xúc. Giờ đây khi cuộc hành trình trần thế sắp chấm dứt, ông cảm thấy tình trạng của ông thật bất hạnh. Ông ao ước bắt đầu lại lần nửa. Chắc chắn ông sẽ làm những việc khác hẳn.

            Và ông để lại cho con cái ông cái gì? Đúng là nhiều tiền bạc. Nhưng những cái khác? Không! Hoàn toàn không có. Thực tế là các con ông lớn lên không có ông, và giờ đây chúng sẽ tiếp tục sống mà không có ông.

            Ngay nay, nhiều cha mẹ nhận thức rằng họ cần dành nhiều thời gian cho con cái hơn thay vì chỉ nghĩ đến của cải. Qua sự tiếp xúc thân mật để dạy dỗ con cái họ, chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng họ thực sự yêu thương săn sóc chúng. Những đứa con này thừa kế một loại gia tài quan trọng nhất, và là chủ sở hữu một tài sản mà tiền bạc không thể mua được.

            Người điên dại giàu có đã khám phá quá muộn rằng tài sản vật chất không phải là còn mãi. Bởi vì ông ta đem hết mọi năng lực đê tích trữ của cải, và không có gì nhắc ông nhìn lại chính ông, và cái chết bày tỏ bản chất nghèo nàn của ông.

            Những gia tài đáng phải tranh giành là những gia tài mà cái chết không thể lấy mất, nhưng trường tồn trong sự sống đời đời.

            “Khi giờ sau cùng của bạn gián xuống, bạn chỉ nên dựa vào điều mà bạn trở thành” (Antoine de Saint Exuperry)

            Có một người tốt lành đã từ chối làm chúc thư, nhưng ông nói rằng ông muốn để lại cho con cái điều tốt nhất mà ông có: gương mẫu của cuộc đời ông. Bạn hãy cho đi nhưng tài sản, bổng lộc và tình yêu thương của bạn ngay từ bây giờ. Đừng chờ cho đến lúc một người nào khác làm chính việc đó khi bạn đã chết.

CÂU CHUYỆN KHÁC

            Một câu chuyện khác chủ ngân hàng người Mỹ giàu có nọ đứng trên cầu tàu của một ngôi làng duyên hải ở Mê-hi-cô thì một chiếc tàu nhỏ với một người ngư phủ cặp vào bờ. Bên trong tàu là một con cá ngừ to. Ông chủ ngân hàng ngợi khen người đánh cá về mẻ lưới của ông ta, rồi hỏi tiếp: “ Ông ra khỏi trong bao lâu?”

            “Ô, một hoặc hai giờ” người ngư phủ đáp.

“ tại sao ông không ở ngoài khơi lâu hơn để bắt được nhiều cá hơn?”

“ tôi chỉ ở ngoài khơi để kiếm đủ cho nhu cầu trực tiếp của gia đình tôi”

“ Nhưng ông làm gì với thời gian còn lại?”

“Tôi ngủ trễ, đánh cá chút đỉnh, chơi đùa với các con tôi ngủ trưa vào buổi trưa và buổi tối tôi đi dạo trong làng, nhấm nháp tí rượu, chơi đàn ghi-ta và nói chuyện phiếm với bạn bè. Tôi dám chắc, tôi có một đời sống đầy đủ” Người đánh cá nói.

            Ông chủ ngân hàng không thấy có gì ấn tượng: “ ông nên dành thêm thời gian để đánh cá,” ông nói: “ Rồi khi công việc tiến triểu, ông có thể mua một chiếc tàu lớn hơn. Với cái đà đó, ông có thể mua được mấy chiếc tàu. Sau cùng ông sẽ cso một đoàn tàu đánh cá. Kế đó, ông có thể mở mang thêm nhà xưởng và nhà máy đóng đồ hộp. Lúc đó, ông cần phải rời bỏ ngôi làng này và chuyển đến ở thành phố Mê-hi-cô, rồi đến Angeles, và sau cùng đến New York, từ nơi này ông có thể mở rộng bao nhiêu việc kinh doanh”.

            “ Mọi việc ấy cần bao nhiêu thời gian?” Người đánh cá nói.

“ Khoản hai mươi năm” Ông chủ ngân hàng đáp.

“ Và rồi sau đó?” Người đánh cá hỏi.

“ Khi gặp thời cơ, ông có thể bắt đầu đăng ký công ty ông vào thị trường chứng khoán và bán cổ  phiếu cho công chúng và trở thành triệu phú”
“ Rồi sau đó?” Người đánh cả hỏi.

“ sau đó ông có thể rút lui và chuyển về sống trong một ngôi làng nhỏ miêng biển, ở đó ông có thể ngủ dạy trễ, đánh cá chút đỉnh, chơi đùa với con cái ông, ngủ trưa vào buổi trưa, đi dạo trong làng vào buổi chiều tối về có một cuộc vui với bạn bè.”

            “ông Nghĩ coi, hiện nay bây giờ tội làm gì nào?” người đánh cả hỏi.

LỜI NGUYỆN TÍN HỮU

Chủ tế: Chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta có những ưu tiên phù hợp với Tin Mừng.

Công đoàn: Lạy Chúa, xin vui lòng lắng nghe chúng con.

Người đọc: Cầu cho những môn đệ của Đức Ki-tô: để họ không phán đoán sự thành công trong cuốc sống bằng những tiêu chuẩn của thế gian. (Nghỉ) Lạy Chúa, xin lắng nghe chúng con.

            Cầu cho nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta: để cố gắng hiểu rằng sự thịnh vượng của đất nước được phân chia công bằng. (Nghỉ) Lạy Chúa, xin lắng nghe chúng con.

            Cầu cho những người nghèo thiếu thốn. (Nghỉ) Lạy Chúa, xin lắng nghe chúng con.

            Cầu xin ơn không ngoan để biết điều gì là thật sự quan trọng trong đời sống. (Nghỉ) Lạy Chúa, xin lắng nghe chúng con.

            Chủ tế: Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin Chúa thanh tẩy tâm hồn chúng con khỏi tính tham lam của cải vật chất và lòng ganh tỵ với người khác, và mặc cho chúng con sự hiền lành khiêm nhường. chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con.


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHỤNG VỤ CHÚA NHẬT & LỄ TRỌNG – NĂM C
Nguyên Tác: New Sunday & Holy Day Liturgies
Tác GiảFlor McCarthy S.D.B
Chuyển NgữThiên Phúc
Nhà Xuất Bản: Dominican Publications – 1998
Flor McCarthy là một Linh Mục dòng Sa-lê-giêng, ngài dạy giáo lý trong trường trung học và có nhiều kinh nghiệm trong việc coi xứ ở Ái Nhĩ Lan và Hoa Kỳ. Ngài cũng viết những sách về Phụng Vụ An Táng và Phụng Vụ Hôn Phối.