Clock-Time

Tình Trời Thập Tự - Suy Niệm Chúa Nhật IV Mùa Chay B

Tin Mừng Ga 3:14-21: Khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh  Ngài đã thốt ra 7 lời mà người ta gọi là 7 lời di ngôn của Chúa. Những lời mà người ta thốt ra khi hấp hối là những lời từ đáy lòng từ trái tim. Và đặc biệt nơi Chúa Giêsu đó là những lời yêu thương.

SUY NIỆM CHÚA NHẬT

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY B

TÌNH TRỜI THẬP TỰ



Tin Mừng Ga 3:14-21

 
Kính thưa Cộng Đoàn,

Có những người trong chúng ta, may mắn thì được đi qua thánh địa để hành hương. Nhưng mà rồi có những người được xem những cái cuộc hành hương trên màn ảnh nhỏ.  

Còn nhớ có một cái cuộc hành hương rất đặc biệt của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, khi đi  qua thánh địa khi ngài còn sống.  

Lần đó ngài đến thánh địa trong tư cách là một cá nhân, nhưng mà thật sự ra, dẫu rằng hiện diện trong một tư cách là cá nhân, nhưng sự hiện diện của Đức Thánh Cha ảnh hưởng rất lớn, bởi vì sự hiện diện của ngài có tầm quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình ở Trung Đông.  

Đơn giản thì chúng ta biết Giêrusalem là thủ đô của 3 tôn giáo lớn: Hồi giáo, Chính thống và Công Giáo.

Hẳn nhiên rằng là khi Đức Giáo Hoàng mà đi công du thì Pararazzi bao nhiêu máy chụp hình chụp được  thì người ta cố gắng chụp càng nhiều càng tốt, cùng lắm về xóa đi thôi! Nhưng mà  đặc biệt trong cái chuyến hành hương đi qua thánh địa đó, người ta chụp được một tấm hình rất đẹp của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II,  trên nền trời màu xanh và đứng ở dưới, ngài đứng cạnh cái con rắn đồng được giương  cao lên trên đỉnh núi. Hình ảnh rất đẹp người ta đã rửa và người ta truyền tay nhau bức hình đó.

Và hình ảnh của Đức Giáo Hoàng đứng bên cạnh cái con rắn đồng treo lên cây đó, thì nó rất quen với chúng ta. Nó rất quen với chúng ta bởi vì trong thời Cựu Ước, thì chúng ta biết dân Do Thái trong hành trình sa mạc ngỗ nghịch đã đi theo thần này thần kia,  rồi đã quay lưng lại CHÚA.  Họ xúc phạm đến Chúa và họ bị rắn lửa cắn chết, nên chỉ có một cách duy nhất thôi là người ta đi tìm đến Môisen, than thân, trách phận với Môi sên thế này thế kia. Thì Môisen đi lên núi gặp Chúa,   Môisen  đi về nói với dân là:  các ngươi hãy làm một con rắn đồng và treo lên cây giá gỗ,  để rồi mà người nào bị rắn lửa cắn mà nhìn lên con rắn đầu đó thì được khỏi bệnh.

Dân Do Thái là như thế! Còn người Kitô hữu chúng ta thì hình ảnh con rắn ở trong sa mạc đó, là hình ảnh được  loan báo trước về cái chết của Chúa Giêsu : cũng như Môisen  giương cao con rắn trong sa mạc thì Đức Giêsu cũng bị người ta treo trên thập giá như thế!

Khi Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô : Chúa Giêsu treo trên thập giá để cứu độ con người, và giải thoát con người.  

Có nhiều người bồng bột  và không hiểu để nói rằng: CHÚA Giêsu giải thoát và cứu độ con người bằng  đau khổ.  Bởi vì lịch sử của Giáo hội thì có quá nhiều đau khổ,  mà họ nói con người cũng đau khổ.

CHÚA không cứu chúng ta bớt đau khổ đau!  Bởi vì trên đỉnh đồi Canvê chúng ta thấy có ba cây khổ  giá . Hai người kia họ cũng chịu đau khổ như Chúa Giêsu trên cây khổ giá, nhưng hai cây khổ giá nó không mang lại ơn cứu độ và cũng không mang ý nghĩa cho mỗi người chúng ta.  Đó là cái chết của nhân loại, là cái hình phạt mà con người ta phải chịu, bởi vì người ta trộm cướp.

Còn Chúa Giêsu, Chúa Giêsu chịu treo trên thập giá đó! Cứu con người không phải bằng đau khổ mà bằng tình yêu: «Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban CON MỘT của mình để ai tin vào CON MỘT của Ngài thì được sống đời đời». Tình   yêu mà Thiên Chúa trao ban cho con người rõ nét nhất đó chính là trên «cây thập giá».

Là một con người vô tội sống giữa trần gian, nhưng Chúa Giêsu đã chấp nhận chịu chết  Và chịu treo trên thập giá như một tên trộm cướp. Thiên Chúa đã  chấp nhận cho CON của  Ngài được người ta đóng đinh vào thập giá.    THẾ thế gian khám phá ra rằng thế gian không dâng lễ vật cho Thiên Chúa Nhưng chính Thiên Chúa đã dâng lễ tế cho con người bằng cách dâng Chúa Giêsu trên thánh giá.  Trên  đỉnh cao của Đồi Canvê chiều thứ 6 tuần thánh. Chúa Giêsu  bày tỏ một dung mạo đích thực của một Thiên Chúa là tình yêu.

Trên đồi cao,  trong gió lao xao mời gọi tình yêu. Giêsu gục ngã, treo thân thập giá,  thân nát tan gai nhọn nhục hình. Chỉ vì tình yêu Ngài, đến trong tình yêu, và đến với tình yêu, một tình yêu vô điều kiện, một tình yêu nhưng không. Và đặc biệt một tình yêu bên con người tội lỗi.

Khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh  Ngài đã thốt ra 7 lời mà người ta gọi là 7 lời di ngôn của Chúa. Những lời mà người ta thốt ra khi hấp hối là những lời từ đáy lòng từ trái tim.  Và đặc biệt nơi Chúa Giêsu đó là những lời yêu thương.


7 lời đó được xếp theo một trình tự rất đẹp.

Thứ nhất là : “ Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm.”

Chúa Giêsu nói với đám đông, những con người ở đám đông là như vậy.

Xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm, và rồi CHÚA Giêsu nhìn qua bên anh trộm lành:  « Ngày hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với Tôi» và nhìn xuống Mẹ Maria, Chúa Giêsu nói : « Đây là Con bà »

Hóa ra là như vậy!  hóa ra là đối tượng yêu của Thiên Chúa Chính là những kẻ đóng đinh Ngài. Những người tội lỗi biết Sám Hối,  và rồi đến với Mẹ Maria.  

Chúng ta không hiểu được đối tượng Tình Yêu của Chúa Giêsu đối tượng Tình Yêu của Chúa Giêsu là những người giết hại Ngài và những người bách hại Ngài. Và nơi những khuôn mặt đó Thiên Chúa đã bộc lộ một tình yêu vô điều kiện.

Con người thường yêu là có điều kiện: Giàu có, sang trọng, chức quyền, địa vị, nên tôi yêu! nên tôi đi theo, nên tôi nâng đỡ, tôi bưng bê.  

Nhưng Chúa Giêsu khác: chính tình yêu của Chúa Giêsu đã thay đổi cái nhìn của con người.

Nơi con người những ai mà mang lợi ích cho mình thì mình yêu, còn những người không mang lợi ích cho mình thì mình gạt ra một bên.

Chính cái tình yêu, mà Chúa Giêsu trao hiến cho con người đó là nền tảng Đức tin Kitô Giáo của mỗi người chúng ta.  

Cuộc đời mỗi người chúng ta,  là một cuộc hành hương . Và khi chúng ta ý thức được cuộc hành hương đó, chúng ta tin vào cái gì, và chúng ta tin vào ai.

Chúng ta tin vào Tình Yêu của Thiên Chúa. Và khi thực sự Tin vào tình yêu của Thiên Chúa bày tỏ trọn vẹn nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh thì như thế ta mới có cặp mắt mới, nhìn mọi sự và ứng xử cũng như hành động, cư xử với mọi người trong cái lối nhìn mới: trong cái nhìn Tình Yêu, trong cái lối nhìn Hy Sinh, và của cái lối nhìn Yêu Thương trọn vẹn.

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ: « khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn».

Mảnh đất,  cảnh vật sự kiện đó là cái gì đó khách  quan bên ngoài ta,  hiện hữu độc lập với ta . Nhưng không , con người của chúng ta có cảm giác và những cái khách quan bên ngoài đó đã gợi vào tâm hồn của chúng ta, để khiến đất đai nơi ta ở đó nó cũng có hồn, để rồi chúng ta đưa hồn mình nhập vào những cái cảnh vật thiên nhiên đó, để chúng ta vui hay buồn cùng với thiên nhiên.

Niềm tin của chúng ta vào Chúa Giêsu là ở cái thái độ này.  Cái thái độ nội tâm của chúng ta, nhìn đời bằng một cặp mắt mới, bằng một ánh sáng mới,  và sống một sự sống mới khi nơi Chúa Giêsu.

Bài đọc thứ nhất trích sách ký sự chúng ta thấy : lịch sử của đất nước Do Thái rất là bi đát: bị lưu đày. Nhưng rồi, sách Ký Sự  kể lại cho chúng ta:  

Khi bị lưu đày, vua Kyrô xứ Batư đánh   Babillon và đã cho người Do Thái trở về quê hương để xây dựng quê hương. Và khi đó người Do Thái đuợc hưởng tình yêu, được hưởng sự bình an của Thiên Chúa.  Và nhiều người cho rằng : ông Kyrô là vua mà do Thiên Chúa đưa đến. Từ niềm tin, và tình yêu vào Thiên Chúa mà người ta đọc ra Kyrô chính là sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa dành cho con người. Và họ suy nghĩ rằng  là  tại vì là cha ông họ phạm tội, Chúa sửa dạy cha ông, đánh mất quê hương.

Với cách đọc lịch sử Tình Yêu của Thiên Chúa, chúng ta đọc lịch sử của đời của chúng ta cũng như vậy.

Có những biến cố làm cho cuộc đời chúng ta đau khổ, chúng ta đi xuống đến bùn đen của cuộc đời. Chúng ta bị người ta chà đạp tới tận bùn đen và người ta không cho mình ngoi lên để sống. Nhưng, chúng ta phải nhìn bằng cặp mắt mới: cặp mắt của tình yêu, cặp mắt của tha thứ. Cặp mắt của yêu thương mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta.

Thực tế kinh nghiệm của bản thân chúng ta: chúng ta may mắn, chúng ta  trúng số, công ăn việc làm thuận lợi, thì chúng ta chạy đến tạ ơn Chúa và dễ mua nhiều đóa hoa chứ không phải một đóa hoa để tạ ơn Chúa. Vì chúng ta khám phá ra Thiên Chúa yêu thương chúng ta.

Nhưng rồi, nếu khi chúng ta gặp thử thách đau thương chúng ta lại không cảm nhận được Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Và khi đó chúng ta nghĩ rằng Thiên Chúa ghét, nên Thiên Chúa trao thập giá Thiên Chúa trao đau khổ cho chúng ta.

«Sự thật sẽ giải phóng anh em.»  Tình Yêu Thiên Chúa đến, nên THIÊN Chúa muốn chúng ta tự do.  Nếu không có tự do thì không phải là con người. Con người sống trong tự do và không có tự do con người chẳng khác nào con vật . Con người ta có tự do đích thực khi người ta sống theo sự thật của Thiên Chúa.  Và rồi Thiên Chúa đã  dùng nhiều cách để lôi chúng ta về sự thật và hoạt động theo sự thật.

Chúng ta hãy quên đi Tình Yêu của Thiên Chúa, bởi vì chúng ta dễ đồng hóa cái sự vỗ về yêu thương hơn là roi vọt. Khi chúng ta nhớ lại hình ảnh của Phêrô:  Phêrô bị  Chúa Giêsu quở mắng là đồ Pharisiêu, là đồ  satan thì chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy bực mình và chúng ta sẽ càu nhàu «mặc xác ông». Tôi thương ông tôi nói ông nghe vậy ông không nghe thì thôi ông lên Giêrusalem ông chết ráng chịu mặc xác ông Tôi nói ông vậy mà ông còn giận tôi còn trách tôi.  

Và rồi khi Chúa Giêsu mắng Pharisiêu là mồ mã tô vôi. Nhưng Pharisiêu không hiểu rằng đó  chính lời mắng  yêu thương, là lời nhắc nhở người ta hoán cải, nhưng người ta không hiểu.

Và tình yêu Giêsu là tình yêu đặc biệt: “ yêu cho đến chết.” Tại sao yêu mà lại mắng, nhất là khi Chúa Giêsu  mắng Hêrôđê là cáo già!  

Thật sự là yêu lắm thương lắm mới mắng đó!  Chúng ta mang nhiều băn khoăn. Thực sự khi mà quở trách như vậy, thì Chúa Giêsu có yêu thương chúng ta không?

Và nhiều lần nhiều lúc trong cuộc đời, con cũng cảm thấy rằng giáo hội có thực sự là yêu thương nhân loại , yêu thương con người khi Giáo hội không dám nói ra sự thật của Tin Mừng hay không? Giáo hội không dám nói tiếng nói của TIN MỪNG.

Chúng ta có khám phá ra điều đó không?  Chúng ta có khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa lôi kéo chúng ta trở về với sự thật và tự do đích thực của Ngài.  Để rồi cuộc đời của chúng ta nếu như có biến cố nào đó xảy ra trái ý trái lòng của chúng ta thì chúng ta hãy bình thản và hãy bình tâm cầu nguyện với Chúa:

Lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa! và qua biến cố đó không biết Chúa dạy con cái gì?  Chúa nói với con cái gì qua biến cố đó!

Thay vì giận hờn, thay vì quở trách, thay vì càm ràm thì chúng ta hãy lắng đọng và cầu nguyện thật sâu với Thiên Chúa, để nghe Chúa nói với chúng ta.

Có một nhà tư tưởng gợi lên hình ảnh để chúng ta suy nghĩ. Ông ta tóm tắt cái lịch sử thế giới này bằng 2 hình ảnh: một là Đức Giêsu không thập giá, 2 là  thập giá không có Đức Giêsu !

Hình ảnh Thập Giá không có  Đức Giêsu nói lên phong trào của những người sống không chấp nhận đau khổ, vì một ngày mai tươi sáng. Nhưng mà bởi vì không có Đức Giêsu thì nó chỉ toàn là những đau khổ!

Và rồi những đau khổ đó vô ích, hình ảnh Đức Giêsu không Thập Giá muốn nói lên lối sống không chấp nhận hi sinh.  

Hai hình ảnh đó diễn tả trong cuộc đời chúng ta: mong muốn một tình yêu mà không chấp nhận đau khổ và chấp nhận đau khổ nhưng không có tình yêu.  Tất cả hai lối nghĩ đó,  hai lối sống đó, hai cái nhìn đó đều vô nghĩa.

Thập Giá giương cao , và Thập Giá  chúng ta tuyên xưng gắn liền tình yêu và sự hi sinh với nhau. Nếu thập giá mà không có tình yêu thì vô nghĩa.

Xin Chúa ban ơn cho chúng ta để ngày mỗi ngày chúng ta biết đón nhận tất cả những đau khổ bằng tình yêu, trong tình yêu và với tình yêu. Chính lúc đó chúng ta biết vào quỹ đạo Tình Yêu của Thiên Chúa, tình yêu mà Thiên Chúa trao ban CON MỘT đến thế gian để cho con người đóng đinh Con mình trên thập giá.

Xin Chúa cho chúng ta luôn luôn gắn kết với mầu nhiệm tình yêu đau khổ và đau khổ kết hợp với tình yêu, để chúng ta bước theo Chúa Giêsu trên con đường Thập Giá trọn vẹn. Và để rồi qua Thập Giá chúng ta được hưởng vinh quang với Ngài Amen


 HUỆ MINH