Chú Giải Tin Mừng - Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh A
Tin mừng Mc 16: 15-20: Việc Chúa Giêsu phục sinh và lên trời không chấm dứt lịch sử Tin Mừng, nhưng Tin Mừng được các Tông Đồ tiếp nối Chúa Giêsu đi công bố khắp thế gian cho mọi loài thụ tạo
CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN II PHỤC SINH A
NGÀY 25 THÁNG 4 – THÁNH MACCÔ TÔNG ĐỒ
Mc 16,15-20 // Mt 28,18-20
Xem lại lễ Thăng Thiên năm B
Lễ Thánh Phan-xi-cô ngày 3 tháng 12
Xem lại lễ Thăng Thiên năm B
Lễ Thánh Phan-xi-cô ngày 3 tháng 12
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Mc 16,15-20 // Mt 28,18-20
LỄ THÁNH MÁC-CO
TÁC GIẢ TIN MỪNG
Xem lại lễ Thăng Thiên năm B
Lễ Thánh Phan-xi-cô ngày 3 tháng 12
Hãy đi rao giảng Tin Mừng
LỄ THÁNH MÁC-CO
TÁC GIẢ TIN MỪNG
Xem lại lễ Thăng Thiên năm B
Lễ Thánh Phan-xi-cô ngày 3 tháng 12
Hãy đi rao giảng Tin Mừng
1. nhìn vào thánh mác cô:
Sách Công Vụ các Sứ Đồ, thư thánh, Phaolô và thánh Phêrô giúp chúng ta hiểu biết về thân phận và sự nghiệp của thánh Mác-cô trong Hội Thánh sơ khai.
a) Thân thế:
Gioan với tên phục Mác-cô (Cv 12,12), là con của bà Maria, là cháu của thánh Ba-na-ba. Nhà của ngài là nơi cộng đoàn tiền khởi tại Giêrusalem thường tới tụ họp.
Thánh Máccô đã đi theo thánh Tông Đồ Phaolo trong hành trình truyền giáo lần thứ nhất, nhưng chưa hết cuộc hành trình thì ngài bỏ về Giêrusalem (Cv 13,13)
Trong cuộc hành trình lần thứ hai, Phaolô không muốn đem Mác-cô đi theo, nhưng sai đó chúng ta lại thấy Mác-cô ở bên cạnh Phaolô (Cl 4,10 ; 2Tm 4,11). Người cũng là môn đệ của thánh Phêrô.
b. Sự nghiệp:
Trong thời gian làm môn đệ cũa Phêrô, nhất là khi tháp tùng Phêrô ở Rôma,Thánh Mác-cô đã thu tích những giáo huấn của Phêrô để làm chất liệu cho sách Tin Mừng của ngài. Chắc chắn quyển Tin Mừng này đã được viết trước khi thành Giêrusalem bị tàn phá năm 70 sau công nguyên.
Theo truyền thuyết, thánh MÁc-cô là Đấng sáng lập giáo đoàn A-lê-xan-đơ-ri, đã lãnh đạo giáo đoàn và đã chịu tử đạo tại đây. Di hài của ngài được chuyển về Vơ-ni-xơ vào thế kỷ thứ 7. Tại đây người ta đã xây dựng một đại thánh đường nổi tiếng dâng kính ngài.
2. NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Mừng kính thánh Mác-cô hôm nay, Hội Thánh muốn chúng ta hướng về ngài với tấm lòng:
- Kính phục: vì thánh Máccô đã luôn luôn nhiệt tình phục vụ Hội Thánh bằng cách:
+ Hăng say cộng tác với thánh Ba-na-ba, với thành Phaolô và nhất là thánh Phêrô trong công tác tông đồ truyền giáo.
+ Góp nhặt những bài giáo lý của Thánh Phêrô tại Rôma để chép cuốn Tin Mừng mang tên của ngài.
- Cảm tạ: vì thánh nhân đã để lại cho chúng ta kho tàng giáo lý của Chúa Giêsu là sách Tin Mừng thứ ba trong bốn sách Tin Mừng.
- Ngưỡng mộ: vì thánh nhân là mẫu gương cho chúng ta về lòng sốt sắng đi theo Chúa và tinh thần nhiệt thành rao giảng Tin Mừng cách riêng cho những người Do Thái giáo.
2. Bài Tin Mừng Mc 16,15-20, mà phụng vụ mời gọi chúng ta suy niệm trong thánh lễ mừng kính thánh Mác-cô hôm nay nhắc nhở cho chúng ta rằng:
- Việc Chúa Giêsu phục sinh và lên trời không chấm dứt lịch sử Tin Mừng, nhưng Tin Mừng được các Tông Đồ tiếp nối Chúa Giêsu đi công bố khắp thế gian cho mọi loài thụ tạo (Mc 16,15 ; 13,12 ; 14,9). Đó là công tác tông đồ và truyền giáo của toàn thể Hội Thánh thực hiện cách kiên trì và bền bỉ trải qua mọi thời đại và cho đến muôn đời.
Ý thức điều này, chúng ta goi gương thánh Máccô tích cực cộng tác với Hội Thánh trong mọi công tác tông đồ và truyền giáo,
- Mệnh lệnh truyền giáo của Chúa Giêsu, đầu tiên được ban bố cho các Tông Đồ, nhưng không dừng lại ở các ngài, mà tiếp tục ban cho mọi người môn đệ, nghiã là mỗi người tín hữu đều mang trách nhiệm rao giảng Tin Mừng cho anh em mình.
Điều này nhắc nhở chúng ta là thành phần của Hội Thánh, phải hiệp thông với Hội Thánh trong mọi công tác tông đồ truyền giáo, và phải biết biến đời sống mình, gia đình mình và cộng đoàn mình đang sống trở thành môi trường tông đồ và dụng cụ hữu hiệu cho việc truyền giáo của Hội Thánh.
- Nguyện xin Chúa qua lời bầu cử và mẫu gương tông đồ truyền giáo của thánh Máccô, ban cho mỗi người chúng ta biết nhiệt tình làm cho Danh Chúa được cả sáng, Nước Chúa được trị đến và ý Chúa được thực hiện dưới đất cũng như trên trời.
HTMV Khóa X - ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn