Chú Giải Tin Mừng - Thứ Năm Tuần I Thường Niên B
Tin mừng Mc 1: 40-45 Khi ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống chân Người rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch"...
Bài đọc I: Dt 3,7-14
Thánh Thần phán rằng: "Hôm nay, nếu các ngươi nghe tiếng Chúa, các ngươi đừng cứng lòng". (Tv 95)
Tiếng Chúa vang dội HÔM NAY.
Thường chúng con không biết nghe và thường cứng lòng. Lạy Chúa, xin tha thứ.
Mỗi phút giây của ngày sống đưa đến với chúng con, cùng với ý Chúa, một lời mời gọi thần linh. Lạy Chúa, xin cho chúng con biết lắng nghe tiếng Chúa.
Cha ông các ngươi đã thách thức Ta, đã chứng nhận và thấy các việc Ta làm trong bốn mươi năm…vì thế, Ta đã phán rằng: "Chúng không được vào chốn an nghỉ với Ta".
Chúa hẳn đã muốn đưa con người vào chốn an nghỉ của Người, trong an bình, trong "đất hứa", trong thân mật với Người. Đó là công trình của Chúa, công việc hàng ngày của Người," HÔM NAY vẫn còn. Lạy Chúa, xin cho con được hưởng sự an nghỉ nơi tâm này.....
Anh em thân mến, anh em hãy coi chừng kẻo có ai trong anh em thiếu lòng lin lìa xa Thiên Chúa hằng sống.
Chính đức tin làm cho chúng ta biết đáp lại ý Chúa và tư tưởng Chúa.
Do đó tính cách trầm trọng của sự bất tín cố ý là một sự "bỏ mặc", một sự tích lìa khỏi Thiên Chúa hằng sống...Một sự "hư hoại".
Lạy Chúa, chúng con tin; nhưng xin hãy thêm đức tin cho chúng con.
Hiển nhiên, chúng ta không có quyền xét đoán anh em, vì không ai biết được trách nhiệm của anh em mình. Tác giả là thư gởi người Do Thái, ở đây nói với các Kitô hữu bị cám dỗ bỏ mất đức tin vào Chúa Kitô.
Theo thói quen, phải áp dụng đòi hỏi này cho chúng ta, chứ không phải cho người khác.
Lạy Chúa, con cầu xin Chúa cho mọi Kitô hữu HÔM NAY đang bị cám dỗ sống không có đức tin, như ngày trước.
Mỗi ngày, anh em hãy khuyên bảo nhau, cho đến bao lâu còn nói được là hôm nay, để không ai trong anh em bị tội lỗi, mê hoặc trở nên chai đá.
Thiên Chúa sống trong cái HÔM NAY muôn thuở.
Do đó, điều quan trọng là đừng coi các thánh vịnh, cũng như các trang sách Thánh, như những tài liệu cổ xưa và lỗi thời Đây là những lời thời sự cửa Thiên Chúa không bao giờ chúng ta suy nghĩ đủ về điều đó, Thiên Chúa là người đương thời của chúng ta không phải tìm Chúa trong quá khứ nhưng ngày ở "HÔM NAY".
Vì chúng ta được đồng phần cùng Đức Kitô.
Phải Chúa Giêsu đồng hành với chúng ta, từng phút, từng ngày. Ở đây, đức tin được định nghĩa như một "đồng hội" là sống với. Đúng vậy không?
Nếu chúng ta giữ vững lòng tin thuở ban đầu cho đến cùng.
Độc giả của lá thư này rõ rệt là những người Do thái theo Kitô giáo và như còn tiếc nuối các phụng tự xưa? Tại đền thờ Giêrusalem. Cả lá thư nhằm giúp họ đừng tháo lui: hãy giữ vững lòng tin thuở ban đầu. Trở lại Giêrusalem là vô ích, Chúa Giêsu đã chết ngoài thành (Dt 13, 12). Tiếc nuối các hi tế xưa là vô ích. Chúa Giêsu đã dâng một lần thay cho tất cả (Dt 10,6-8) Mơ tới các tư tế xưa là vô ích, vì một chức tư tế mới đã nảy sinh (Dt 8.4.7. 13).
Lạy Chúa, xin giúp chúng con trung thành với điều cốt yếu, giữa các hình thức mới mà cái "Hôm NAY của Thiên Chúa" mặc lấy.
Bài Đọc II: NĂM CHẴN: 1Sm 4,1-11
Quân Philitinh tập họp lại để giao chiến với Ít-ra-en. Một trận chiến dữ dội xảy ra, và It-ra-en bị quân Philitinh đánh lại, chừng 4.000 người bị giết chết.
Kinh thánh không phải là cuốn sách "đạo đức" theo nghĩa thông thường. Kinh thánh thuật lại định mệnh một dân tộc, các cuộc truy tầm, các trận chiến lịch sử.
dân du mục này, từ Ai Cập đến, bắt buộc phải dùng vũ khí chiếm đoạt lãnh thổ Thiên Chúa" đã hứa cho nó ". Thật là nghịch thường.
Thiên Chúa không đảm nhận vai trò thay ta trong cuộc chiến đấu. Ngài không cổ cữ ta sống lười biếng, hèn nhát, bại nhược.
Và vận mệnh của ta được định đoạt ngay giữa các trách nhiệm phàm trần... trong cuộc sống "tạm bợ" ta quyết sống "vĩnh cửu" trong cuộc sống "vật chất" ta quyết sống "thần thiêng."
Các kỳ mục lsrael chất vấn: Tại sao Giavê để quân- Philitinh đánh bại chúng ta?
Cần kiểm điểm đời sống.
Khi một biến cố nhân loại xảy đến người ta phân tích., tìm hiểu ý nghĩa của nó: nhìn xem nó với cặp mắt mới mẻ để tự hoán cải... đặc biệt, người ta tìm xem cách Thiên Chúa can thiệp vào biến cố ấy, người ta cố giải thích bằng cách nhìn nó "bởi cặp mắt của Thiên Chúa".
Chúng ta hãy đi Silô tìm Khám Giao ước của Thiên Chúa.
Bỗng nhiên, người ta nhớ ngay đến: khám Giao ước của Thiên Chúa mà thực sự họ đã bỏ quên. Đó là một cái hòm quý giá đựng hai bia đá Lề Luật, được khiêng trên cáng. Trên nắp hòm, còn gọi là "bàn xá tội " người ta đổ máu các tế vật. Chính "khám Giao ước" đã dẩn đầu cuộc hành trình chiến thắng của dân Israel trong sa mạc biểu tượng sự hiện diện của Thiên Chúa trong các trận chiến.
Để "Khám" đến giữa chúng ta và cứu chúng ta khỏi tay quân thù.
Phối cảnh thì tốt vì biết kêu cầu đến sự trợ lực của Thiên Chúa, nhưng rõ ràng nó mang tính chất ma thuật (vì người ta chỉ tin cậy vào Khám Giao ước như trông vào lá bùa hộ mệnh, tự động nó sẽ hành động). Nhưng đừng vội lên án các tổ tiên chúng ta. Thời nào cũng có những cám dỗ như thế. Con người hiện đại không khao khát gì nữa, vì họ tưởng mình sống an thân nhờ mọi thứ bảo hiểm đề phòng khỏi mọi rủi ro? Những các bảo hiểm này cũng không làm họ thoát khỏi tai nạn. Và chúng ta, các Kitô hữu, chúng ta không thường coi các bí tích và ngay cả đức tin nữa, như một thứ bảo hiểm mà ma thuật...để châm trước cho ta khỏi hành động, khỏi nỗ lực tối đa nhằm hoán cải mình sao? 'Không phải những kẻ nói rằng "Lạy Chúa" sẽ được cứu rỗi, nhưng là những kẻ làm theo ý cha Thầy."
Quân philitinh đã Chiến đấu và Israel bị bại. Đây thật là một trận đại bại: về phía Israel có 30.000 bộ binh đã ngã gục. Khám phá Thiên Chúa bị bắt giữ và hai người con của Êli tử Trận.
Thật là một đại họa. Không những Khám Giao ước đã không cứu được quân Hippi cách lạ lùng, mà cuộc bại trận, lại tệ hại hơn lấn trước (mặc dù có Khám ở giữa chiến trường và ngay cả khám cũng bị quân địch bắt giữ).
Cảnh khám Giao ước bị bắt giữ, đã tiên báo đền thờ sẽ bị sụp đổ như Đức Giêsu đã nói trước.
Sự diện của Thiên Chúa, được cụ thể hóa qua hòm bia trong một số thời gian, sẽ chuyển qua thành thánh Giêrusalem và đền thờ, rồi trong tâm hồn Đức Giêsu công chính. Chúng ta không tìm thấy chỗ nào để gặp gỡ Thiên Chúa, ngoài nhân tính của Đức Giêsu. "Hãy triệt hạ đền thờ này đi và nội trong ba ngày Ta sẽ xây lại."
Tôi có luôn sống trước sự hiện diện của Thiên Chúa không? ở khắp nơi:
Bài Tin Mừng: Mc 1: 40-45
Khi ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống chân Người rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch".
Người phong cùi là người bị loại ra khỏi cộng đoàn tôn giáo (Lv 13,45). Trong các xã hội thời tiền. Khoa học phần lớn các bệnh truyền nhiễm đều được coi như một thứ hình phạt của Thiên Chúa... Người ta hết sức đề phòng bằng cách tố cáo cho mọi người phỉ nhổ người bệnh, cấm không được tiếp xúc liên lạc với họ..Chúng ta đang đứng trước trong những nỗi đau khổ nhất của con người: người phong cùi trên chịu hai nỗi đớn đau một trật: thân xác thì mắc bệnh nghiệt ngã... rồi lại bị mọi người ruồng bỏ.
Động lòng thương Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy.
Márcô nhấn mạnh tới tác động xót thường. Chúa Giêsu xúc động trước nỗi tuyệt vọng này người tỏ thái độ tế nhị. Chia sẻ nỗi đau khổ của kẻ khác.
Thiên Chúa của chúng ta không vô cảm, xa vời. Người dễ động lòng trắc ẩn.
Tôi dừng lại, chiêm ngưỡng thật lâu tác động yêu thương của Chúa Giêsu.
Quả thực, Chúa Giêsu đã cương quyết vi phạm, không tuân giữ Luật. Người sờ động đến người phong cùi, như thể Người đặt lại vấn đề điều "cấm đoán " mà Người cũng bị ràng buộc.
Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch.
Lạy Chúa, Chúa là Đấng tốt lành!
Xin giải thoát, chúng con khỏi mọi sự dữ.
Vậy khi nào sẽ tới ngày không còn sự dữ nào nữa?
Lạy Chúa, ngay từ bây giờ con muốn làm việc cùng với Chúa cho ngày đó. Mỗi lần con giúp kẻ nào thoát khỏi thay tội lỗi... thì chính Chúa đang hiện diện trong con, để tiếp tục công trình cứu độ của Chúa.
Nhưng Người nghiêm nghị bảo anh đi ngay và dặn rằng: "Anh hãy ý tứ, đừng nói cho ai biết".
Chúa luôn đưa ra cùng một lệnh truyền về "bí mật thiên sai" kia các sách giáo lý thường dạy rằng: Chúa Giêsu đã minh chứng Người là Thiên Chúa bằng các phép lạ Người làm. Kiểu diễn tả đó đúng thật, theo một ý hướng nào đó. Nhưng nó có thể làm cho người ta tưởng rằng, trước hết Chúa Giêsu có biểu lộ uy quyền và minh chứng Người là ai". Vì thế điều trái nghịch với điều chúng ta đã khám pha Chúa Giêsu đã cương quyết che giấu phẩm chức của mình. Và yêu cầu người ta không được nói ra những phép lạ người làm.
Người sẽ giữ lệnh cấm nghiêm ngặt về bảo mật này cho tới giờ Thụ khổ: Người sê nhắc lại lệnh này với thánh Phêrô ngày ông tuyên xưng Đức tin tại Cêsarê: Người căn dặn họ không được nói với ai về Người (Mc. 8,29; 30).
Đó là một bằng chứng bổ sung cho tính xác thực của Tin Mừng. Nếu cuốn sách này được soạn thảo do những sùng mộ, và được viết trong ý hướng hộ giáo, có lẽ chúng ta sẽ nhấn mạnh đến vinh quang, uy quyền, những cảnh rực rỡ của Thiên Chúa.
Vì thế, Marcô, người phát ngôn của Phêrô buộc trình bày Tin mừng theo đúng ý hướng của Chúa: Thiên Chúa đích thực không muốn người ta gán cho mình hình ảnh méo mó. Và đặc tính đáng ghi nhận, là Chúa Giêsu chỉ chịu chấp nhận tước hiệu là "Con Thiên Chúa" trong cuộc Thụ khổ tước tòa kết án tử hình Người, lúc mà không còn bất lời nào nữa khi Chúa khẳng định mầu nhiệm thiên tính của mình... lúc mà mọi mơ mộng về thể lực mang tính cách nhân loại và chính trị nơi Người, thực sự đã trở nên hão huyền.
Lạy Chúa, ngày nay Chúa vẫn là Thiên Chúa "Kín ẩn" như thế.
Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai và thành nào được. Người dừng lại ở ngoài thành trong những nơi vắng vẻ, và người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người.
Phải, rõ ràng Chúa Giêsu không thích được nổi danh di dân chúng. Người tránh những nhiệt tình bên ngoài.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Chúa chữa người phong hủi
Chúa chữa người phong hủi
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Nhìn ngắm Chúa Giê-su:
- " Người chạnh lòng thương … "
Chúa Giê-su xúc động trước nỗi đau cả xác lẫn hồn của người phong cùi. Chúa Giê-su qủa là người không vô cảm, lãnh đạm nhưng dễ động lòng trắc ẩn.
- " Chúa giơ tay đặt trên người ấy … ":
Chúa Giê-su chia sẻ nỗi đau khổ của người phong hủi này. Chúa thương không chỉ bằng lời nói, bằng tình cảm suông, nhưng bằng hành động cụ thể để cứu giúp con người.
- " Hãy đi trình diện tư tế … ":
Chúa truyền cho người phong hủi đi trình diện tư tế để làm chứng đã được khỏi bệnh.
- Chúa cấm người phong hủi không được nói ra:
Chứng tỏ Chúa là người không thích nổi danh nơi dân chúng vì Người tránh những nhiệt tình náo động bên ngoài.
Sự trong sạch không phải chỉ trước mặt Chúa, vì Chúa đã chữa lành, nhưn g còn phải trước mặt người ta nữa để làm chứng: đời sống nhân bản có giá trị làm chứng cho đời sống nội tâm.
2. Nhìn vào người phong hủi:
- Người phong hủi là người là người bị loại ra khỏi cộng đoàn tôn giáo ( Lv 13,35 ). Trong xã hôi thời đó, phần lớn các bệnh truyền nhiễm như bệnh hủi đều bị coi như một hình phạt của Thiên Chúa. Vì thế người bệnh phong hủi bị cấm không được tiếp xúc với xã hội. Chúng ta suy nghĩ về thân phận đau khổ và cô đơn của người phong hủi để nhận ra thân phận đáng thương của người tội lỗi.
- Người phong hủi đến gặp Chúa, qùi xuống và van xin Chúa: Đó là những hành vi cử chỉ và lời nói tỏ bày sự khiêm nhường và van xin lòng thương cứu giúp của Chúa.
- " Nếu Ngài muốn … ": Người này tỏ niềm tin tưởng và tín thác vào quyền năng và tình thương của Chúa, vì vậy anh đã được Chúa nhận lời. Lời cầu xin của chúng ta cũng phải biểu lộ lòng khiêm nhường và tín thác vào Chúa, chứ không được đòi hỏi hay áp đặt Chúa theo ý mình.
- " Người phong hủi rao truyền và tung tin ấy khắp nơi ": Tôn vinh danh Chúa là bổn phận của những ai đã được diễm phúc đón nhận hồng ân của Chúa. Chúng ta cần nhận raơn Chúa để rồi cao rao danh Chúa mọi nơi mọi lúc và cho hết mọi người.
- Người phong hủi đi trình diện tư tế: Chu toàn lề luật là cách cụ thể làm chứng nhân cho Chúa.
- Suy niệm về thân phận, tâm tình và việc làm của người phong cùi để nhận biết thân phận của kẻ tội lỗi, cũng như thân phận tội lỗi của mình để mau mắn ăn năn sám hối.
Hành Trang Mục Vụ - Khoá 10 ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn