Ngày 21- 2-2016 Chúa Nhật II Mùa Chay
Luca là một thầy thuốc. Cách viết và diễn tả tâm lý nhân vật của Luca rất hay và đầy ý vị, khiến người đọc cảm thấy như mình đang ở trong trình thuật vậy.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 9, 28-36)
28 Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy, Đức Giê-su lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê.29 Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà.30 Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a.31 Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem.32 Còn ông Phê-rô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Đức Giê-su, và hai nhân vật đứng bên Người.33 Đang lúc hai vị này từ biệt Đức Giê-su, ông Phê-rô thưa với Người rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a." Ông không biết mình đang nói gì.34 Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ.35 Và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người! "36 Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Đức Giê-su. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy.
SUY NIỆM
Luca là một thầy thuốc. Cách viết và diễn tả tâm lý nhân vật của Luca rất hay và đầy ý vị, khiến người đọc cảm thấy như mình đang ở trong trình thuật vậy. Luca mô tả biến cố đầy mầu nhiệm, bất ngờ và kết thúc đầy hiện thực. Chúng ta có cảm giác chỉ là thoáng qua. Tuy nhiên, cái kết không phải là Chúa Giêsu nói lời dặn dò như Matthêu hay Maccô mà tự các môn đệ nhận ra tầm quan trọng của biến cố mình được chứng kiến. Những gì các ông chứng kiến không dừng lại nơi cuộc sống mà đã đi xa hơn những gì các ông có thể thẩm thấu bằng trí khôn của mình. Các ông hiểu rằng cần phải giữ kín chuyện này, vì việc nói ra không phải là điều dễ chấp nhận với dân chúng. Chính các ông cũng còn chưa thực sự sẵn sàng đón nhận nó, huống chi dân chúng chưa thoát khỏi não trạng được lề luật và văn hóa, cùng truyền thống áp đặt bấy lâu nay về Đấng Cứu Độ. Sự trưởng thành của các môn đệ nơi biến cố này chính là giữ thinh lặng. Đó là sự cần thiết để đi vào cõi lòng, đi đến Đấng Cứu Độ. Chỉ có thinh lặng mới giúp đến gần với Đấng Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian. Thinh lặng còn giúp truyền đạt một sứ điệp quan trọng, đó là tìm gặp Chúa trong thinh lặng và cô tịch. Đây là ý nghĩa đích thực của mùa chay. Sự ồn ào sẽ lấn át tiếng nói của lương tâm và sự soi dẫn của ân sủng Thánh Thần. Để nhận ra chân lý đang hoạt động trong tâm hồn, nơi tha nhân và trong cộng đoàn hay trong thế giới, mỗi người cần đi về phía lời mời gọi của của mùa chay : Hãy Sám hối và tin vào Tin mừng, tức là hướng về phía Lời Hằng Hữu. Lời Sự Sống từ Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô, trong sứ điệp Nước trời đã gần đến.
Khi nước trời đến, các môn đệ đâu thể ngồi yên mà như đang mơ, mà phải thốt lên : Chúng con được ở đây thì tốt lắm…câu nói có vẻ vô thức, nhưng chứa đựng cả bầu trời của khát vọng sâu xa nơi con người, chính là nên giống Thiên Chúa, ở với Người và hạnh phúc với Người trong lều của Người, hay nói khác đi là được cứu độ.
Việc được chiêm ngắm vinh quang của Thầy trong chốc lát, khiến các môn đệ vui sướng, hân hoan và đầy tràn tin tưởng. Đây chính là cú hích quan trọng, chuẩn bị tâm hồn các ông đi vào con đường Chúa Cứu Thế. Đi lên núi không khó, nhưng để nhìn thấy phép lạ trên đỉnh núi thì không dễ. Một chặng đường niềm tin, phó thác và trung tín, đó là sứ điệp quan trọng các môn đệ cần thuộc lòng. Sự chuẩn bị của Chúa Giêsu dành cho những môn đệ yêu mến. Rất có thể, chính các môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan là mắt xích quan trọng và chất keo kết dính các thành phần tông đồ và môn đệ của Chúa Giêsu. Vinh quang ngàn đời của Chúa Giêsu không mất đi mà chỉ tạm ẩn trong thời gian hữu hạn nhưng trải dài đến vô cùng vô tận. Nếu các tông đồ muốn cùng thầy đến vinh quang bất diệt thì cần vượt qua vinh quang trần thế, để thanh lọc con người mình bằng việc đi vào cuộc khổ nạn với Thầy chí thánh.
Người Kitô hữu được mời gọi trong vai trò là môn đệ để không mất niềm tin trong việc chuẩn bị lều tạm cho Chúa Giêsu Kitô bước vào. Hãy dựng lều cho Chúa Giêsu bằng chất liệu siêu thời gian: Hy sinh, khổ chế, ăn chay, cầu nguyện và bác ái. Hãy trở nên xứng đáng với chiếc áo Chúa Giêsu đã chuẩn bị cho mỗi chúng ta trên Nước trời. Chiếc áo ấy được dệt bằng giá máu châu báu mà Chúa Giêsu. Giờ đây, chiếc áo ấy như một lời mời gọi chúng ta hãy chiến đấu, để chiếc áo ấy trở nên vừa với chúng ta. Mùa chay là thế !
28 Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy, Đức Giê-su lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê.29 Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà.30 Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a.31 Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem.32 Còn ông Phê-rô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Đức Giê-su, và hai nhân vật đứng bên Người.33 Đang lúc hai vị này từ biệt Đức Giê-su, ông Phê-rô thưa với Người rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a." Ông không biết mình đang nói gì.34 Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ.35 Và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người! "36 Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Đức Giê-su. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy.
SUY NIỆM
Luca là một thầy thuốc. Cách viết và diễn tả tâm lý nhân vật của Luca rất hay và đầy ý vị, khiến người đọc cảm thấy như mình đang ở trong trình thuật vậy. Luca mô tả biến cố đầy mầu nhiệm, bất ngờ và kết thúc đầy hiện thực. Chúng ta có cảm giác chỉ là thoáng qua. Tuy nhiên, cái kết không phải là Chúa Giêsu nói lời dặn dò như Matthêu hay Maccô mà tự các môn đệ nhận ra tầm quan trọng của biến cố mình được chứng kiến. Những gì các ông chứng kiến không dừng lại nơi cuộc sống mà đã đi xa hơn những gì các ông có thể thẩm thấu bằng trí khôn của mình. Các ông hiểu rằng cần phải giữ kín chuyện này, vì việc nói ra không phải là điều dễ chấp nhận với dân chúng. Chính các ông cũng còn chưa thực sự sẵn sàng đón nhận nó, huống chi dân chúng chưa thoát khỏi não trạng được lề luật và văn hóa, cùng truyền thống áp đặt bấy lâu nay về Đấng Cứu Độ. Sự trưởng thành của các môn đệ nơi biến cố này chính là giữ thinh lặng. Đó là sự cần thiết để đi vào cõi lòng, đi đến Đấng Cứu Độ. Chỉ có thinh lặng mới giúp đến gần với Đấng Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian. Thinh lặng còn giúp truyền đạt một sứ điệp quan trọng, đó là tìm gặp Chúa trong thinh lặng và cô tịch. Đây là ý nghĩa đích thực của mùa chay. Sự ồn ào sẽ lấn át tiếng nói của lương tâm và sự soi dẫn của ân sủng Thánh Thần. Để nhận ra chân lý đang hoạt động trong tâm hồn, nơi tha nhân và trong cộng đoàn hay trong thế giới, mỗi người cần đi về phía lời mời gọi của của mùa chay : Hãy Sám hối và tin vào Tin mừng, tức là hướng về phía Lời Hằng Hữu. Lời Sự Sống từ Thiên Chúa qua Chúa Giêsu Kitô, trong sứ điệp Nước trời đã gần đến.
Khi nước trời đến, các môn đệ đâu thể ngồi yên mà như đang mơ, mà phải thốt lên : Chúng con được ở đây thì tốt lắm…câu nói có vẻ vô thức, nhưng chứa đựng cả bầu trời của khát vọng sâu xa nơi con người, chính là nên giống Thiên Chúa, ở với Người và hạnh phúc với Người trong lều của Người, hay nói khác đi là được cứu độ.
Việc được chiêm ngắm vinh quang của Thầy trong chốc lát, khiến các môn đệ vui sướng, hân hoan và đầy tràn tin tưởng. Đây chính là cú hích quan trọng, chuẩn bị tâm hồn các ông đi vào con đường Chúa Cứu Thế. Đi lên núi không khó, nhưng để nhìn thấy phép lạ trên đỉnh núi thì không dễ. Một chặng đường niềm tin, phó thác và trung tín, đó là sứ điệp quan trọng các môn đệ cần thuộc lòng. Sự chuẩn bị của Chúa Giêsu dành cho những môn đệ yêu mến. Rất có thể, chính các môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan là mắt xích quan trọng và chất keo kết dính các thành phần tông đồ và môn đệ của Chúa Giêsu. Vinh quang ngàn đời của Chúa Giêsu không mất đi mà chỉ tạm ẩn trong thời gian hữu hạn nhưng trải dài đến vô cùng vô tận. Nếu các tông đồ muốn cùng thầy đến vinh quang bất diệt thì cần vượt qua vinh quang trần thế, để thanh lọc con người mình bằng việc đi vào cuộc khổ nạn với Thầy chí thánh.
Người Kitô hữu được mời gọi trong vai trò là môn đệ để không mất niềm tin trong việc chuẩn bị lều tạm cho Chúa Giêsu Kitô bước vào. Hãy dựng lều cho Chúa Giêsu bằng chất liệu siêu thời gian: Hy sinh, khổ chế, ăn chay, cầu nguyện và bác ái. Hãy trở nên xứng đáng với chiếc áo Chúa Giêsu đã chuẩn bị cho mỗi chúng ta trên Nước trời. Chiếc áo ấy được dệt bằng giá máu châu báu mà Chúa Giêsu. Giờ đây, chiếc áo ấy như một lời mời gọi chúng ta hãy chiến đấu, để chiếc áo ấy trở nên vừa với chúng ta. Mùa chay là thế !