Ngày 24- 2-2016 Thứ Tư Sau Chúa Nhật II Mùa Chay
Sứ điệp hoà bình thế giới năm 2016 của Đức Phanxicô đề cập nhiều về tình trạng dửng dưng của con người ngày hôm nay đối với nhiều vấn đề.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu (Mt 20, 17-28)
17 Lúc sắp lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đưa Nhóm Mười Hai đi riêng với mình, và dọc đường, Người nói với các ông:18 "Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người,19 sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và, ngày thứ ba, Người sẽ trỗi dậy. 20 Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều.21 Người hỏi bà: "Bà muốn gì? " Bà thưa: "Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy."22 Đức Giê-su bảo: "Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không? " Họ đáp: "Thưa uống nổi."23 Đức Giê-su bảo: "Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được."24 Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó.25 Nhưng Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân.26 Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em.27 Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.28 Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người."
SUY NIỆM
Sứ điệp hoà bình thế giới năm 2016 của Đức Phanxicô đề cập nhiều về tình trạng dửng dưng của con người ngày hôm nay đối với nhiều vấn đề. Căn bản của tình trạng dửng dưng trước hết là dửng dưng với Thiên Chúa từ đó dẫn đến tình trạng dửng dưng trước anh em, đồng loại.
Nếu bạn dửng dưng trước lời mời gọi của Chúa chắc chắn bạn trở thành một kẻ vô tâm và ích kỷ. Chúa mời gọi bạn trở thành người như thế nào, nhưng bạn lại phớt lờ đi lời mời gọi ấy thì còn gì để nói nữa. và nếu bạn còn bỏ qua lời mời gọi của Chúa, dửng dưng đối với Ngài thì bạn cũng phớt lờ những tiếng kêu của anh em, đồng loại.
Chúa Giêsu loan báo về con đường khổ nạn, tin mừng nói rằng Chúa đưa họ ra riêng để thổ lộ cùng với họ, mong họ hiểu, để đi cùng thầy trong thời khắc quyết định của lịch sử cứu độ, thế nhưng dường như họ chẳng quan tâm gì đến nỗi lòng của Thầy. Những điều Chúa nói không nằm trong quan tâm của họ, bởi đơn giản họ đang say men chiến thắng của Thầy với những phép lạ, với những ca ngợi “chưa thấy bao giờ”, với những ước muốn tôn Ngài lên làm Vua. Lên Giêrusalem chắc chắn đó là con đường thăng quan tiến chức với đầy vinh quang trần thế. Thế nên, vẫn say xưa với những ý nghĩa đó, họ chẳng màng đến nỗi lòng của Chúa. Từ mẹ của hai anh em nhà Dêbêđê cho đến các môn đệ còn lại đều mang trong lòng mình ước muốn quyền lực và sự vinh quang trần thế.
Cám dỗ về vinh quang và quyền lực là một mãnh lực vô cùng mạnh mẽ. Mỗi chúng ta ai cũng có xu hướng muốn kiểm soát và thống trị người khác. Chúng ta hãy nhìn vào gương Chúa Giêsu, chịu tước hết vinh quang trần thế để chị thực thi ý Cha.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết nhìn lên thập giá Chúa và vinh quang thập giá của Người để chúng con biết sống và tìm kiếm vinh quang nước Trời mà thôi! Amen.
17 Lúc sắp lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đưa Nhóm Mười Hai đi riêng với mình, và dọc đường, Người nói với các ông:18 "Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người,19 sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và, ngày thứ ba, Người sẽ trỗi dậy. 20 Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều.21 Người hỏi bà: "Bà muốn gì? " Bà thưa: "Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy."22 Đức Giê-su bảo: "Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không? " Họ đáp: "Thưa uống nổi."23 Đức Giê-su bảo: "Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được."24 Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó.25 Nhưng Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân.26 Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em.27 Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.28 Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người."
SUY NIỆM
Sứ điệp hoà bình thế giới năm 2016 của Đức Phanxicô đề cập nhiều về tình trạng dửng dưng của con người ngày hôm nay đối với nhiều vấn đề. Căn bản của tình trạng dửng dưng trước hết là dửng dưng với Thiên Chúa từ đó dẫn đến tình trạng dửng dưng trước anh em, đồng loại.
Nếu bạn dửng dưng trước lời mời gọi của Chúa chắc chắn bạn trở thành một kẻ vô tâm và ích kỷ. Chúa mời gọi bạn trở thành người như thế nào, nhưng bạn lại phớt lờ đi lời mời gọi ấy thì còn gì để nói nữa. và nếu bạn còn bỏ qua lời mời gọi của Chúa, dửng dưng đối với Ngài thì bạn cũng phớt lờ những tiếng kêu của anh em, đồng loại.
Chúa Giêsu loan báo về con đường khổ nạn, tin mừng nói rằng Chúa đưa họ ra riêng để thổ lộ cùng với họ, mong họ hiểu, để đi cùng thầy trong thời khắc quyết định của lịch sử cứu độ, thế nhưng dường như họ chẳng quan tâm gì đến nỗi lòng của Thầy. Những điều Chúa nói không nằm trong quan tâm của họ, bởi đơn giản họ đang say men chiến thắng của Thầy với những phép lạ, với những ca ngợi “chưa thấy bao giờ”, với những ước muốn tôn Ngài lên làm Vua. Lên Giêrusalem chắc chắn đó là con đường thăng quan tiến chức với đầy vinh quang trần thế. Thế nên, vẫn say xưa với những ý nghĩa đó, họ chẳng màng đến nỗi lòng của Chúa. Từ mẹ của hai anh em nhà Dêbêđê cho đến các môn đệ còn lại đều mang trong lòng mình ước muốn quyền lực và sự vinh quang trần thế.
Cám dỗ về vinh quang và quyền lực là một mãnh lực vô cùng mạnh mẽ. Mỗi chúng ta ai cũng có xu hướng muốn kiểm soát và thống trị người khác. Chúng ta hãy nhìn vào gương Chúa Giêsu, chịu tước hết vinh quang trần thế để chị thực thi ý Cha.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết nhìn lên thập giá Chúa và vinh quang thập giá của Người để chúng con biết sống và tìm kiếm vinh quang nước Trời mà thôi! Amen.