Suy niệm thứ Sáu sau Chúa Nhật VI Phục Sinh
Tin mừng Ga 16: 20-23: Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui...
SUY NIỆM HẰNG NGÀY
THỨ SÁU SAU CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH
THỨ SÁU SAU CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH

Tin mừng Ga 16,20 – 23
Có một câu chuyện vô cùng cảm động kể về một bé gái người Châu phi đã chết vì căn bệnh bạch cầu lúc mười ba tuổi.
Cha mẹ của em, sau khi đã xem lại những đồ dùng quen thuộc, đã nhìn thấy cuốn nhật ký và đọc được những trang nhật ký cuối cùng của em viết trước khi chết.
Những lời ấy như sau: “Lạy Chúa con đang được giải thoát. Trong bóng tối dày đặc của đau khổ và buồn chán, con thấy thoáng bàn tay Chúa đang vẫy gọi con. Nó vụt qua như một tia lửa yếu ớt, nhưng cũng đủ để chiếu sáng và sưởi ấm lòng con và chẳng ai giành giật được nó khỏi con”.
Quả thật, đó là một cảm nghiệm quý báu của một em gái chỉ mới vỏn vẹn mười ba tuổi.
Phải chăng, em đã thấu hiểu Lời Chúa trong Tin mừng mà thánh sử Gioan đã tường thuật lại trong ngày hôm nay?
Theo quan niệm của nhà Phật: đời là bể khổ. Và trong bất cứ thời đại nào, đau khổ cũng được nhìn dưới một cái nhìn đầy bi quan.
Theo quan niệm của người Do thái thời Chúa Giêsu: đau khổ là số phần của kẻ ác. Đã được Chúa Giêsu nhiều lần bác bỏ, mà phép lạ Chúa Giêsu chữa lành người mù từ thuở mới sinh đã làm sáng tỏ lập trường của Ngài.
Với Chúa Giêsu đau khổ không hướng về quá khứ, mà hướng về tương lai.
Con người không nên khép kín trong đau khổ, nhưng phải hy vọng và vui mừng vì những gì sẻ xảy đến sau những đau khổ.
Chính vì thế, mà Chúa Giêsu đã trấn an và khích lệ các môn đệ để chuẩn bị tinh thần cho các ông. Những nỗi buồn của các môn đệ sẽ biến thành niềm vui.
Chúa Giêsu, Ngài đã dùng hình ảnh người đàn bà sắp sinh con để nói lên chân lý ấy. Người đàn bà sắp sinh con thì lo lắng, sợ hãi, nhưng một khi đã sinh con rồi thì những lo lắng, sợ hãi đều tan biến hết. Bà vui mừng, vì chưng, bà đã sinh được một người con.
Đoạn đường tiến lên ngọn đồi Golgôtha là một chuỗi dài những đau khổ, tủi nhục. Nhưng chính trên đoạn đường ấy lại mở lối cho một niềm vui, niềm vui vinh quang Phục sinh.
Chính vì thế, mà Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của mình đừng buồn phiền, nhưng hãy hướng về niềm vui trong tương lai: “Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em không ai lấy mất được” (Ga 16,22).
Như thế, Chúa Giêsu cũng mời gọi mỗi người chúng ta đừng ngồi lỳ mà than thân trách phận, oán than trách móc đau khổ, mà biết hướng về tương lai.
Người ta vẫn thường nói: đừng ngồi đó mà nguyền rủa bóng đêm, mà hãy thắp lên một ngọn nến.
Cũng như em bé trong câu chuyện trên, em không than trách số phận của mình, mặc dù em đang mang trong mình căn bệnh nan y, biết mình không còn sống bao lâu nữa. Nhưng em đã biết hướng đến tương lai, hướng đến hạnh phúc đích thực và trường cửu của mình, đó chính là Chúa.
Mỗi ngày có nỗi khổ của nó. Chính vì thế, mà mỗi người chúng ta biết nhìn xuyên thấu những khổ đau mà chúng ta gặp trong cuộc sống của mình để nhận ra những cơ may, những niềm vui, những ơn lành của Thiên Chúa.
Đặc biệt, chúng ta nhận ra bàn tay nâng đỡ, chở che đầy yêu thương của Ngài trong những hoàn cảnh đen tối của cuộc đời. Hơn thế nữa, chúng ta biết cậy trông phó thác đường đời của chúng ta cho Chúa. Như tác giả thánh vịnh đã nói: hãy ký thác đường đời cho Chúa, mọi sự Ngài sẽ ra tay.
Vì thế, với niềm vui Phục sinh, mỗi người chúng ta đều có khả năng đem lại niềm vui cho con người và thế giới, không phải những thứ niềm vui rẻ tiền, nhưng là niềm vui của người tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống trong mọi hoàn cảnh, như em bé trong câu chuyện trên.
Xin Chúa ban cho chúng ta luôn sống mãi trong niềm vui Phục sinh, để niềm vui ấy được lan tỏa đến những nơi mà chúng ta đến, những người mà chúng ta gặp hàng ngày trong cuộc đời của chúng ta. Và niềm vui đó của chúng ta sẽ không bị ai lấy mất.
Lm. Giuse Maria Phạm Tường Thành
Có một câu chuyện vô cùng cảm động kể về một bé gái người Châu phi đã chết vì căn bệnh bạch cầu lúc mười ba tuổi.
Cha mẹ của em, sau khi đã xem lại những đồ dùng quen thuộc, đã nhìn thấy cuốn nhật ký và đọc được những trang nhật ký cuối cùng của em viết trước khi chết.
Những lời ấy như sau: “Lạy Chúa con đang được giải thoát. Trong bóng tối dày đặc của đau khổ và buồn chán, con thấy thoáng bàn tay Chúa đang vẫy gọi con. Nó vụt qua như một tia lửa yếu ớt, nhưng cũng đủ để chiếu sáng và sưởi ấm lòng con và chẳng ai giành giật được nó khỏi con”.
Quả thật, đó là một cảm nghiệm quý báu của một em gái chỉ mới vỏn vẹn mười ba tuổi.
Phải chăng, em đã thấu hiểu Lời Chúa trong Tin mừng mà thánh sử Gioan đã tường thuật lại trong ngày hôm nay?
Theo quan niệm của nhà Phật: đời là bể khổ. Và trong bất cứ thời đại nào, đau khổ cũng được nhìn dưới một cái nhìn đầy bi quan.
Theo quan niệm của người Do thái thời Chúa Giêsu: đau khổ là số phần của kẻ ác. Đã được Chúa Giêsu nhiều lần bác bỏ, mà phép lạ Chúa Giêsu chữa lành người mù từ thuở mới sinh đã làm sáng tỏ lập trường của Ngài.
Với Chúa Giêsu đau khổ không hướng về quá khứ, mà hướng về tương lai.
Con người không nên khép kín trong đau khổ, nhưng phải hy vọng và vui mừng vì những gì sẻ xảy đến sau những đau khổ.
Chính vì thế, mà Chúa Giêsu đã trấn an và khích lệ các môn đệ để chuẩn bị tinh thần cho các ông. Những nỗi buồn của các môn đệ sẽ biến thành niềm vui.
Chúa Giêsu, Ngài đã dùng hình ảnh người đàn bà sắp sinh con để nói lên chân lý ấy. Người đàn bà sắp sinh con thì lo lắng, sợ hãi, nhưng một khi đã sinh con rồi thì những lo lắng, sợ hãi đều tan biến hết. Bà vui mừng, vì chưng, bà đã sinh được một người con.
Đoạn đường tiến lên ngọn đồi Golgôtha là một chuỗi dài những đau khổ, tủi nhục. Nhưng chính trên đoạn đường ấy lại mở lối cho một niềm vui, niềm vui vinh quang Phục sinh.
Chính vì thế, mà Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của mình đừng buồn phiền, nhưng hãy hướng về niềm vui trong tương lai: “Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em không ai lấy mất được” (Ga 16,22).
Như thế, Chúa Giêsu cũng mời gọi mỗi người chúng ta đừng ngồi lỳ mà than thân trách phận, oán than trách móc đau khổ, mà biết hướng về tương lai.
Người ta vẫn thường nói: đừng ngồi đó mà nguyền rủa bóng đêm, mà hãy thắp lên một ngọn nến.
Cũng như em bé trong câu chuyện trên, em không than trách số phận của mình, mặc dù em đang mang trong mình căn bệnh nan y, biết mình không còn sống bao lâu nữa. Nhưng em đã biết hướng đến tương lai, hướng đến hạnh phúc đích thực và trường cửu của mình, đó chính là Chúa.
Mỗi ngày có nỗi khổ của nó. Chính vì thế, mà mỗi người chúng ta biết nhìn xuyên thấu những khổ đau mà chúng ta gặp trong cuộc sống của mình để nhận ra những cơ may, những niềm vui, những ơn lành của Thiên Chúa.
Đặc biệt, chúng ta nhận ra bàn tay nâng đỡ, chở che đầy yêu thương của Ngài trong những hoàn cảnh đen tối của cuộc đời. Hơn thế nữa, chúng ta biết cậy trông phó thác đường đời của chúng ta cho Chúa. Như tác giả thánh vịnh đã nói: hãy ký thác đường đời cho Chúa, mọi sự Ngài sẽ ra tay.
Vì thế, với niềm vui Phục sinh, mỗi người chúng ta đều có khả năng đem lại niềm vui cho con người và thế giới, không phải những thứ niềm vui rẻ tiền, nhưng là niềm vui của người tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống trong mọi hoàn cảnh, như em bé trong câu chuyện trên.
Xin Chúa ban cho chúng ta luôn sống mãi trong niềm vui Phục sinh, để niềm vui ấy được lan tỏa đến những nơi mà chúng ta đến, những người mà chúng ta gặp hàng ngày trong cuộc đời của chúng ta. Và niềm vui đó của chúng ta sẽ không bị ai lấy mất.
Lm. Giuse Maria Phạm Tường Thành