Suy Niệm Thứ Sáu Tuần XXXI Thường Niên C
Tin mừng Lc 16: 1-8: Đoạn Tin Mừng hôm nay thuộc phần đầu của chương 16, Chúa Giêsu mượn dụ ngôn “Người quản lý bất lương” để giáo dục các môn đệ...
SUY NIỆM HẰNG NGÀY
THỨ SÁU SAU CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN

Tin mừng Lc 16: 1-8
THỨ SÁU SAU CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN

Tin mừng Lc 16: 1-8
Ở đời, người ta có câu: “Khôn cũng chết, dạy cũng chết, biết mới sống”. Chương 16 của Tin Mừng theo thánh Luca viết về thái độ của con người đối với của cải và cách sử dụng chúng. Đoạn Tin Mừng hôm nay thuộc phần đầu của chương 16, Chúa Giêsu mượn dụ ngôn “Người quản lý bất lương” để giáo dục các môn đệ cũng như mỗi người chúng ta về việc hãy biết lo cho tương lai. Con cái sự sáng có thể học được nơi các con cái thế gian trong việc suy nghĩ chín chắn, biết nhìn xa trông rộng, phân tích kỹ lưỡng hoàn cảnh để có thể ứng xử thích hợp.
Người quản lý được chủ giao cho việc kinh doanh, trông coi việc làm ăn của chủ. Thế nhưng, anh đã có thái độ lạm quyền. Đây là một thái độ không phải hiếm thấy trong xã hội. Khi cho người khác vay mượn của cải của ông chủ, anh quản lý đương nhiên cũng được một phần “hoa hồng” không nhỏ. Phần hoa hồng này cộng với số tiền mượn làm cho con số trong biên lai mượn nợ bị đôn thêm lên. Như vậy, anh quản lý dựa vào vị thế của chủ để sinh lợi vào túi riêng của mình một món tiền khá hời. Chính vì thế, anh bị xem là bất lương cả với người mượn nợ lẫn với chủ. Bất lương với người mượn nợ vì anh kiếm tiền trên xương máu người nghèo; bất lương với chủ vì anh làm mang tiếng chủ là người “cho vay nặng lãi”. Hành động biển thủ, không trung tín với tài sản và công việc chủ giao đã bị tố cáo. Chủ “sờ gáy” anh, và cho anh biết phải báo cáo lại sổ sách, cũng như từ nay anh sẽ bị sa thải.
Trong tình cảnh này, anh đã suy nghĩ rất nhiều về tương lai của mình: mình rồi sẽ “về vườn”, nhưng cuốc đất thì không nổi vì trước nay toàn ngồi máy lạnh và làm việc bàn giấy. Cũng như đường đường là một quản lý oai phong lẫm liệt một thời, giờ anh làm sao dám chườm mặt ra, ngửa tay ăn mày thiên hạ. “Còn nước còn tát”, anh đã có quyết định lập tức chứ không chần chờ.
Anh cho gọi các con nợ tới và sửa lại biên nhận. Anh bỏ đi phần lợi của mình, không lấy phần tiền hoa hồng ấy. Hành động này của anh được chủ khen vì vừa không làm hại cho chủ, lại vừa được các con nợ nhớ ơn vì họ bớt lo lắng gánh nặng của nợ quá lớn cũng như lo sợ “lãi mẹ đẻ lãi con”. Nỗ lực của anh cốt để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người trả ơn và đón tiếp anh. Sự khôn khéo của anh dù không làm thay đổi quyết định sa thải của chủ, nhưng ít ra, tương lai của anh có thể sẽ tránh được điều tệ hại nhất.
Vâng, con cái thế gian trước tương lai mờ mịt của mình đã biết hành động khôn khéo, phương chi là con cái sự sáng, chúng ta hãy biết lo cho phần rỗi đời đời của mình. Chúa Giêsu mời gọi các Kitô hữu khi đối diện với đòi hỏi của Nước Trời thì cũng hãy có hành động cụ thể, biết lo cho không chỉ tương lai gần mà còn biết quan tâm tới cuộc sống mai hậu, nhất là trong tháng Mười Một – tháng Các Đẳng. Giáo hội nhắc nhở chúng ta về việc cầu cho tổ tiên, ông bà, các tín hữu đã qua đời cũng như những người quá cố khác; đây còn là dịp để nhìn lại chính mình. Với tương lai gần, chúng ta hãy tập sống ngay lành, làm ăn lương thiện. Khi một người có lòng dạ không hề lươn lẹo thì lương tâm sẽ luôn bình an. Chúng ta cũng ý thức về tương lai xa hơn, với giới hạn của kiếp người, người giàu kẻ nghèo rồi cũng sẽ bước qua cõi đời tạm này bởi một cánh cửa duy nhất mà chúng ta quen gọi là “qua đời”, “đến cõi vĩnh hằng”, “lên thiên đàng” hay “Chúa gọi về”… Và lời sách Gióp trong Kinh Thánh Cựu Ước đáng để ta suy nghĩ: “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi trở về lòng đất cũng trần truồng” (G 1,21). Của cải trần thế, công kia việc nọ, ghế cao chức trọng rồi cũng qua. Do vậy, xin mượn câu ngạn ngữ sau để tạm kết phần suy niệm hôm nay: “Bạn hãy sống làm sao để khi chết, Chúa mắc nợ bạn”. Vâng, chính cách chúng ta sống sẽ quyết định tương lai của chúng ta. Và chúng ta hãy sống làm sao để ngày cuối của cuộc đời mình được chủ “vỗ vai” thay vì “sờ gáy”.
Lạy Chúa, cuộc sống trần thế này có quá nhiều điều cám dỗ chúng con về lòng tham lam của cải và những bon chen hơn thua. Xin Chúa giúp chúng con biết sử dụng ân huệ Chúa ban là tài năng, thời giờ, sức khoẻ, tiền bạc… mà sử dụng chúng cách trung tín và hết lòng để chúng con luôn được sống trong ơn nghĩa làm con cái Chúa từ nay và cho đến muôn đời. Amen.
Thầy Alfonso Quang Hiển
Người quản lý được chủ giao cho việc kinh doanh, trông coi việc làm ăn của chủ. Thế nhưng, anh đã có thái độ lạm quyền. Đây là một thái độ không phải hiếm thấy trong xã hội. Khi cho người khác vay mượn của cải của ông chủ, anh quản lý đương nhiên cũng được một phần “hoa hồng” không nhỏ. Phần hoa hồng này cộng với số tiền mượn làm cho con số trong biên lai mượn nợ bị đôn thêm lên. Như vậy, anh quản lý dựa vào vị thế của chủ để sinh lợi vào túi riêng của mình một món tiền khá hời. Chính vì thế, anh bị xem là bất lương cả với người mượn nợ lẫn với chủ. Bất lương với người mượn nợ vì anh kiếm tiền trên xương máu người nghèo; bất lương với chủ vì anh làm mang tiếng chủ là người “cho vay nặng lãi”. Hành động biển thủ, không trung tín với tài sản và công việc chủ giao đã bị tố cáo. Chủ “sờ gáy” anh, và cho anh biết phải báo cáo lại sổ sách, cũng như từ nay anh sẽ bị sa thải.
Trong tình cảnh này, anh đã suy nghĩ rất nhiều về tương lai của mình: mình rồi sẽ “về vườn”, nhưng cuốc đất thì không nổi vì trước nay toàn ngồi máy lạnh và làm việc bàn giấy. Cũng như đường đường là một quản lý oai phong lẫm liệt một thời, giờ anh làm sao dám chườm mặt ra, ngửa tay ăn mày thiên hạ. “Còn nước còn tát”, anh đã có quyết định lập tức chứ không chần chờ.
Anh cho gọi các con nợ tới và sửa lại biên nhận. Anh bỏ đi phần lợi của mình, không lấy phần tiền hoa hồng ấy. Hành động này của anh được chủ khen vì vừa không làm hại cho chủ, lại vừa được các con nợ nhớ ơn vì họ bớt lo lắng gánh nặng của nợ quá lớn cũng như lo sợ “lãi mẹ đẻ lãi con”. Nỗ lực của anh cốt để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người trả ơn và đón tiếp anh. Sự khôn khéo của anh dù không làm thay đổi quyết định sa thải của chủ, nhưng ít ra, tương lai của anh có thể sẽ tránh được điều tệ hại nhất.
Vâng, con cái thế gian trước tương lai mờ mịt của mình đã biết hành động khôn khéo, phương chi là con cái sự sáng, chúng ta hãy biết lo cho phần rỗi đời đời của mình. Chúa Giêsu mời gọi các Kitô hữu khi đối diện với đòi hỏi của Nước Trời thì cũng hãy có hành động cụ thể, biết lo cho không chỉ tương lai gần mà còn biết quan tâm tới cuộc sống mai hậu, nhất là trong tháng Mười Một – tháng Các Đẳng. Giáo hội nhắc nhở chúng ta về việc cầu cho tổ tiên, ông bà, các tín hữu đã qua đời cũng như những người quá cố khác; đây còn là dịp để nhìn lại chính mình. Với tương lai gần, chúng ta hãy tập sống ngay lành, làm ăn lương thiện. Khi một người có lòng dạ không hề lươn lẹo thì lương tâm sẽ luôn bình an. Chúng ta cũng ý thức về tương lai xa hơn, với giới hạn của kiếp người, người giàu kẻ nghèo rồi cũng sẽ bước qua cõi đời tạm này bởi một cánh cửa duy nhất mà chúng ta quen gọi là “qua đời”, “đến cõi vĩnh hằng”, “lên thiên đàng” hay “Chúa gọi về”… Và lời sách Gióp trong Kinh Thánh Cựu Ước đáng để ta suy nghĩ: “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi trở về lòng đất cũng trần truồng” (G 1,21). Của cải trần thế, công kia việc nọ, ghế cao chức trọng rồi cũng qua. Do vậy, xin mượn câu ngạn ngữ sau để tạm kết phần suy niệm hôm nay: “Bạn hãy sống làm sao để khi chết, Chúa mắc nợ bạn”. Vâng, chính cách chúng ta sống sẽ quyết định tương lai của chúng ta. Và chúng ta hãy sống làm sao để ngày cuối của cuộc đời mình được chủ “vỗ vai” thay vì “sờ gáy”.
Lạy Chúa, cuộc sống trần thế này có quá nhiều điều cám dỗ chúng con về lòng tham lam của cải và những bon chen hơn thua. Xin Chúa giúp chúng con biết sử dụng ân huệ Chúa ban là tài năng, thời giờ, sức khoẻ, tiền bạc… mà sử dụng chúng cách trung tín và hết lòng để chúng con luôn được sống trong ơn nghĩa làm con cái Chúa từ nay và cho đến muôn đời. Amen.
Thầy Alfonso Quang Hiển