Suy Niệm Thứ Sáu Tuần XXXII Thường Niên C - Đừng đợi nước tới trôn mới nhảy
Lc 17: 26 – 37: Hôm nay, chúng ta cùng suy niệm đoạn Tin Mừng nối tiếp với đoạn hôm qua về ngày Quang lâm, ngày Chúa trở lại hay còn gọi là ngày tận thế, ngày phán xét...
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 17: 26 – 37)
26Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Như sự kiện đã xảy ra thời Nôê thế nào, thì trong ngày Con Người cũng xảy đến như vậy. 27Thiên hạ cứ ăn uống, cưới vợ gả chồng, mãi cho tới ngày Nôê vào tầu, rồi nước lụt đến tiêu diệt mọi người. 28“Lại cũng như đã xảy ra thời ông Lót: người ta ăn uống, mua bán, trồng tỉa, xây cất, 29nhưng ngày ông Lót ra khỏi thành Sôđôma, thì trời liền mưa lửa và sinh diêm, tiêu diệt mọi người.
30Cũng sẽ xảy như thế trong ngày Con Người xuất hiện. 31“Trong ngày đó, ai ở trên mái nhà có đồ vật trong nhà, thì chớ xuống lấy đi; và ai ở ngoài đồng cũng đừng trở về. 32Các con hãy nhớ trường hợp vợ ông Lót. 33Ai lo cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đành mất sự sống mình thì giữ được nó. 34“Thầy bảo các con: Trong đêm ấy sẽ có hai người trên một giường, thì một người bị đem đi, và người kia sẽ được để lại. 35Hai phụ nữ xay cùng một cối, thì một người sẽ bị đem đi, còn người kia sẽ được để lại. 36Hai người ở ngoài đồng, thì một người bị đem đi, và người kia được để lại”. 37Các môn đệ thưa Chúa rằng: “Lạy Thầy, chuyện đó ở đâu vậy?” Người phán bảo các ông: “Xác ở đâu thì diều hâu tựu lại đó”.
SUY NIỆM
Trước kia đã có những tin đồn đại rằng năm 2000 sẽ tận thế. Và không ít người lo lắng sẽ bị cuồng phong, mưa lũ, tối ba ngày ba đêm. Thế là cùng nhau dự trữ lương thực, nước uống, đèn cầy thắp sáng, lo đi xưng tội… nhằm chờ đón ngày tận thế. Gần đây nhất, người ta đồn đoán theo lịch người Maya thì ngày 21/12/2012 sẽ là ngày tận thế, vì kết thúc niên lịch của họ. Nhưng xem ra, ngày tận thế vẫn chưa đến, và người ta trở lại sống hưởng thụ như trước. Hôm nay, chúng ta cùng suy niệm đoạn Tin Mừng nối tiếp với đoạn hôm qua về ngày Quang lâm, ngày Chúa trở lại hay còn gọi là ngày tận thế, ngày phán xét.
Chúa Giêsu dùng hai câu chuyện Cựu Ước về ông Nôê và ông Lót để khuyến cáo các môn đệ mình rằng người ta dễ bị cuốn hút trong những lo lắng cho cuộc sống vật chất như ăn uống, thăm thú, cưới vợ, lấy chồng, mua bán, trồng trọt, xây cất, hưởng thụ vật chất… Chăm lo cho thân xác chưa hẳn là điều xấu, nhưng không tốt ở chỗ mải mê trong sự bình an giả tạo ấy để rồi quên mất điều quan trọng hơn hết chính là phần rỗi đời đời.
Chúa Giêsu không mạc khải cụ thể về ngày giờ tận thế: “Dù các thiên sứ trên trời, hay cả Con Người đi nữa, cũng không ai biết được trừ một mình Chúa Cha mà thôi” (Mc 13,32). Người chỉ nói sẽ có ngày tận thế, và đến một cách bất ngờ như “ánh chớp loé lên”, do vậy, không ai có thể trở tay kịp. “Trong đêm ấy sẽ có hai người trên một giường, thì một người bị đem đi, và người kia sẽ được để lại” (Lc 17,34).
Có người lại thắc mắc “được đem đi” hay “được để lại”? Thật ra, có hai cách dịch theo hai trường phái giải thích bản văn khác nhau. Nhóm Phụng Vụ Giờ Kinh dịch theo cách giải thích của thánh Giáo phụ Ambrôsiô (33-397), Giám mục thành Milan thì “người được đem đi” cùng với Đức Kitô trong vinh quang tức là những kẻ tin, còn “người bị bỏ lại” trong sự hư mất tức là những kẻ không tin. Còn bản dịch của cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn, CSsR. lại theo cách giải thích của thánh Giáo phụ Cyrilô (375-444) thành Alexandria rằng người tưởng mình đang hưởng thụ, thì lại là “người bị đem đi” khỏi sự an toàn thuộc về tính trần gian này. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây không phải vấn đề “bị” hay “được”, cho bằng thái độ và lối sống của người tin khi đối diện với sứ điệp Tin Mừng. Trên bước đường trần thế, những thứ mà ta tưởng là vững bền như tiền bạc, danh vọng, lạc thú… để rồi sống cậy dựa vào nó thì đó lại không phải là chiếc neo đảm bảo cho mình có được sự sống đời đời.
Ngày Chúa quang lâm có thể xảy đến cho riêng từng người, đó là khi ta nhắm mắt xuôi tay giã từ trần thế, hoặc chung cho toàn thể nhân loại đó là ngày tận thế. Với sự phát triển của kinh tế cũng như khoa học, cuộc sống con người ngày càng tiện nghi hơn, có thể chủ động quyết định cho mình được nhiều hơn. Thế nhưng, cứ sự thường, có hai điều chúng ta không thể tự quyết cho mình đó là ngày sanh ra và ngày lìa đời. Vì thế, nói rằng khi nào gần chết rồi mới trở về với Chúa, mới xưng tội, mới chịu các phép sau cùng…chỉ là một cách nói cho qua, nguỵ biện để đánh lừa lương tâm, làm cho mình an tâm sống trong sự nguội lạnh. Vì thử hỏi, có mấy ai còn kịp khi giờ sau chót đến! Vậy, chúng ta hãy sống tỉnh thức, đừng đợi “nước tới trôn mới nhảy”, nghĩa là người không biết lo xa, để nước tới rốn rồi thì làm cách nào mà nhảy đi đâu cho kịp nữa. Vâng, hạnh phúc đời sau chỉ có được khi chúng ta biết lo xa ngay từ ở đời này.
Dẫu vậy, Chúa không đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ những công việc đời thường như một kẻ “ngồi chờ sung rụng”, vô công rỗi nghề. Sống trong tình trạng “tỉnh thức” nghĩa là một mặt chúng ta vẫn cần duy trì công việc đời thường như xay bột, làm đồng, sửa mái nhà bị dột, hay nằm nghỉ sau một ngày làm việc… nhưng mặt khác, cần luôn ở trong tư thế sẵn sàng chờ đón, đang ở trên mái thì đừng tiếc rẻ xuống thu nhặt của cải trong nhà, đang ở ngoài đồng thì đừng cố chạy về thu vét... Có như thế, Ngày Cánh Chung là ngày kinh sợ hay ngày đón chờ còn tùy vào sự chuẩn bị của mỗi người.
Lạy Chúa, Chúa ban cho mỗi người chúng con có 24 giờ như nhau. Từng phút giây sẽ qua đi, nhưng giây phút đẹp nhất chính là phút hiện tại. Xin cho con biết làm chủ giây phút hiện tại bằng những tư tưởng đứng đắn, những lời đem lại bình an và những hành động yêu thương cho người khác, như chính linh đạo Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả Đường Hy Vọng đã sống:
“Chấm nầy nối tiếp chấm kia,
ngàn vạn chấm thành một đường dài.
Phút nầy nối tiếp phút kia,
muôn triệu phút thành một đời sống.
Chấm mỗi chấm cho đúng,
đường sẽ đẹp.
Sống mỗi phút cho tốt,
đời sẽ thánh.
Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng,
đời hy vọng do mỗi phút hy vọng”. (ĐHV. 977)
Thầy Alfonso Quang Hiển
26Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Như sự kiện đã xảy ra thời Nôê thế nào, thì trong ngày Con Người cũng xảy đến như vậy. 27Thiên hạ cứ ăn uống, cưới vợ gả chồng, mãi cho tới ngày Nôê vào tầu, rồi nước lụt đến tiêu diệt mọi người. 28“Lại cũng như đã xảy ra thời ông Lót: người ta ăn uống, mua bán, trồng tỉa, xây cất, 29nhưng ngày ông Lót ra khỏi thành Sôđôma, thì trời liền mưa lửa và sinh diêm, tiêu diệt mọi người.
30Cũng sẽ xảy như thế trong ngày Con Người xuất hiện. 31“Trong ngày đó, ai ở trên mái nhà có đồ vật trong nhà, thì chớ xuống lấy đi; và ai ở ngoài đồng cũng đừng trở về. 32Các con hãy nhớ trường hợp vợ ông Lót. 33Ai lo cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai đành mất sự sống mình thì giữ được nó. 34“Thầy bảo các con: Trong đêm ấy sẽ có hai người trên một giường, thì một người bị đem đi, và người kia sẽ được để lại. 35Hai phụ nữ xay cùng một cối, thì một người sẽ bị đem đi, còn người kia sẽ được để lại. 36Hai người ở ngoài đồng, thì một người bị đem đi, và người kia được để lại”. 37Các môn đệ thưa Chúa rằng: “Lạy Thầy, chuyện đó ở đâu vậy?” Người phán bảo các ông: “Xác ở đâu thì diều hâu tựu lại đó”.
SUY NIỆM
Trước kia đã có những tin đồn đại rằng năm 2000 sẽ tận thế. Và không ít người lo lắng sẽ bị cuồng phong, mưa lũ, tối ba ngày ba đêm. Thế là cùng nhau dự trữ lương thực, nước uống, đèn cầy thắp sáng, lo đi xưng tội… nhằm chờ đón ngày tận thế. Gần đây nhất, người ta đồn đoán theo lịch người Maya thì ngày 21/12/2012 sẽ là ngày tận thế, vì kết thúc niên lịch của họ. Nhưng xem ra, ngày tận thế vẫn chưa đến, và người ta trở lại sống hưởng thụ như trước. Hôm nay, chúng ta cùng suy niệm đoạn Tin Mừng nối tiếp với đoạn hôm qua về ngày Quang lâm, ngày Chúa trở lại hay còn gọi là ngày tận thế, ngày phán xét.
Chúa Giêsu dùng hai câu chuyện Cựu Ước về ông Nôê và ông Lót để khuyến cáo các môn đệ mình rằng người ta dễ bị cuốn hút trong những lo lắng cho cuộc sống vật chất như ăn uống, thăm thú, cưới vợ, lấy chồng, mua bán, trồng trọt, xây cất, hưởng thụ vật chất… Chăm lo cho thân xác chưa hẳn là điều xấu, nhưng không tốt ở chỗ mải mê trong sự bình an giả tạo ấy để rồi quên mất điều quan trọng hơn hết chính là phần rỗi đời đời.
Chúa Giêsu không mạc khải cụ thể về ngày giờ tận thế: “Dù các thiên sứ trên trời, hay cả Con Người đi nữa, cũng không ai biết được trừ một mình Chúa Cha mà thôi” (Mc 13,32). Người chỉ nói sẽ có ngày tận thế, và đến một cách bất ngờ như “ánh chớp loé lên”, do vậy, không ai có thể trở tay kịp. “Trong đêm ấy sẽ có hai người trên một giường, thì một người bị đem đi, và người kia sẽ được để lại” (Lc 17,34).
Có người lại thắc mắc “được đem đi” hay “được để lại”? Thật ra, có hai cách dịch theo hai trường phái giải thích bản văn khác nhau. Nhóm Phụng Vụ Giờ Kinh dịch theo cách giải thích của thánh Giáo phụ Ambrôsiô (33-397), Giám mục thành Milan thì “người được đem đi” cùng với Đức Kitô trong vinh quang tức là những kẻ tin, còn “người bị bỏ lại” trong sự hư mất tức là những kẻ không tin. Còn bản dịch của cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn, CSsR. lại theo cách giải thích của thánh Giáo phụ Cyrilô (375-444) thành Alexandria rằng người tưởng mình đang hưởng thụ, thì lại là “người bị đem đi” khỏi sự an toàn thuộc về tính trần gian này. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây không phải vấn đề “bị” hay “được”, cho bằng thái độ và lối sống của người tin khi đối diện với sứ điệp Tin Mừng. Trên bước đường trần thế, những thứ mà ta tưởng là vững bền như tiền bạc, danh vọng, lạc thú… để rồi sống cậy dựa vào nó thì đó lại không phải là chiếc neo đảm bảo cho mình có được sự sống đời đời.
Ngày Chúa quang lâm có thể xảy đến cho riêng từng người, đó là khi ta nhắm mắt xuôi tay giã từ trần thế, hoặc chung cho toàn thể nhân loại đó là ngày tận thế. Với sự phát triển của kinh tế cũng như khoa học, cuộc sống con người ngày càng tiện nghi hơn, có thể chủ động quyết định cho mình được nhiều hơn. Thế nhưng, cứ sự thường, có hai điều chúng ta không thể tự quyết cho mình đó là ngày sanh ra và ngày lìa đời. Vì thế, nói rằng khi nào gần chết rồi mới trở về với Chúa, mới xưng tội, mới chịu các phép sau cùng…chỉ là một cách nói cho qua, nguỵ biện để đánh lừa lương tâm, làm cho mình an tâm sống trong sự nguội lạnh. Vì thử hỏi, có mấy ai còn kịp khi giờ sau chót đến! Vậy, chúng ta hãy sống tỉnh thức, đừng đợi “nước tới trôn mới nhảy”, nghĩa là người không biết lo xa, để nước tới rốn rồi thì làm cách nào mà nhảy đi đâu cho kịp nữa. Vâng, hạnh phúc đời sau chỉ có được khi chúng ta biết lo xa ngay từ ở đời này.
Dẫu vậy, Chúa không đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ những công việc đời thường như một kẻ “ngồi chờ sung rụng”, vô công rỗi nghề. Sống trong tình trạng “tỉnh thức” nghĩa là một mặt chúng ta vẫn cần duy trì công việc đời thường như xay bột, làm đồng, sửa mái nhà bị dột, hay nằm nghỉ sau một ngày làm việc… nhưng mặt khác, cần luôn ở trong tư thế sẵn sàng chờ đón, đang ở trên mái thì đừng tiếc rẻ xuống thu nhặt của cải trong nhà, đang ở ngoài đồng thì đừng cố chạy về thu vét... Có như thế, Ngày Cánh Chung là ngày kinh sợ hay ngày đón chờ còn tùy vào sự chuẩn bị của mỗi người.
Lạy Chúa, Chúa ban cho mỗi người chúng con có 24 giờ như nhau. Từng phút giây sẽ qua đi, nhưng giây phút đẹp nhất chính là phút hiện tại. Xin cho con biết làm chủ giây phút hiện tại bằng những tư tưởng đứng đắn, những lời đem lại bình an và những hành động yêu thương cho người khác, như chính linh đạo Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả Đường Hy Vọng đã sống:
“Chấm nầy nối tiếp chấm kia,
ngàn vạn chấm thành một đường dài.
Phút nầy nối tiếp phút kia,
muôn triệu phút thành một đời sống.
Chấm mỗi chấm cho đúng,
đường sẽ đẹp.
Sống mỗi phút cho tốt,
đời sẽ thánh.
Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng,
đời hy vọng do mỗi phút hy vọng”. (ĐHV. 977)
Thầy Alfonso Quang Hiển