Thứ 4 Lễ Tro - Hãy trở lại với Thiên Chúa
Khi giáo huấn về đời sống hoàn thiện (Mt 5,1-7.21), Đức Giêsu huấn dụ dân chúng phải tránh những thói hư tật xấu làm cản trở trên đường tiến đức.
Giáo phận Nha Trang - Chú Giải
Hãy trở lại với Thiên Chúa
Hãy trở lại với Thiên Chúa
HOÀN CẢNH:
Khi giáo huấn về đời sống hoàn thiện (Mt 5,1-7.21), Đức Giêsu huấn dụ dân chúng phải tránh những thói hư tật xấu làm cản trở trên đường tiến đức. Một trong những tính xấu đó là tính thích phô trương: phô trương khi bố thí, cầu nguyện và chay tịnh.
Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay thánh Mác-cô ghi lại ba loại tính xấu phô trương: khi bố thí, cầu nguyện và chay tịnh, để răn dạy chúng ta khi làm việc đạo đức phải kín đáo, có nghĩa là làm vì Chúa chứ không vì mình hay vì ai khác.
TÌM HIỂU:
1"Khi làm việc lành phúc đức …"
Trong chương 6 này, thánh Mác-cô ghi lại lời Đức Giêsu huấn dụ dân chúng về nền đạo đức đích thật, và Người cho biết phải thi hành những việc đạo đức thế nào để phù hợp với tinh thần của Chúa Kitô.
24”Vậy khi bố thí …"
Những huấn dụ về nền đạo đức đích thực bao gồm ba chiều kích: Bố thí đối với tha nhân; cầu nguyện đối với Thiên Chua; ăn chay đối với bản thân. Ba lãnh vực này tiêu biểu cho cả cuộc sống. Điều cốt yếu trong cả ba trường hợp vẫn là sống thật, sống trước mặt Chúa với ý hướng ngay thẳng, là thi hành ý Cha.
a. Về vấn đề bố thí, Chúa khuyên nhủ:
- Đừng phô trương như bọn đạo đức giả: Làm việc đạo đức cốt ý cho người ta khen, và như vậy họ đã được người ta thưởng công rồi.
- Nhưng phải kín đáo: phải âm thầm khiêm tốn đến mức không cho tay trái biết việc tay phải làm, nghĩa là không phô trương bên ngoài, không tìm lợi danh trước mặt người đời.
5-6b. Về vấn đề cầu nguyện:
- Đừng phô trương như bọn giả hình.
- Nhưng hãy vào phòng kín đóng cửa lại: có nghĩa là phải hồi tâm, tực đặt mình trước mặt Thiên Chúa trong chính lòng mình, nhờ lòng tin, lòng cậy, lòng mến. Thiếu điều kiện này thì không thể có cầu nguyện thật sự. Điều này đòi hỏi khi cầu nguyện phải có ý ngay lành, chứ không được giả hình.
16-18c. Vấn đề ăn chay:
- Đừng phô trương như bọn đạo đức giả
- Nhưng phải kín đáo bằng cách rửa mặt, chải đầu, xức dầu cho thơm, … cách thức này ngược hẳn với cách thức của những kẻ giả hình. Điều này đòi hỏi khi ăn chay phải có thành tâm thiện chí sám hối trước mặt Thiên Chúa, chứ không phải trước mặt người đời.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Các luật sĩ và biệt phái bấy giờ thích phô trương về những việc họ làm. Nay Chúa dạy chứng ta đừng theo gương họ. Hãy tránh hết mọi thói phô trương khi làm việc đạo đức. Phô trương việc lành để người ta khen, là làm thiệt hại cho mình, vì Thiên Chúa kể ta đã được thưởng bởi lời người ta khen rồi, và Người không ban thưởng cho ta nữa.
Với lời dạy này, chúng ta cần thức tỉnh lại tinh thần khi chúng ta làm những việc đạo đức, hay khi thi hành những việc đạo đức, hay khi thi hành những việc thiện trong công tác tông đồ truyền giáo của mình.
2. Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta phải hoàn thiện đời sống theo ba lãnh vực tiêu biểu cho cả cuộc sống.
a) Việc bố thí:
Người Do Thái bấy giờ rất thích khoe khoang mỗi khi họ làm phúc cho ai hay là dâng cúng của gì lo việc phụng sự Thiên Chúa. Người nào dâng một khoản tiến lớn, cũng muốn được xướng danh giữa phố xá hay trong hội đường. Làm thế chẳng khác gì sai người thổi loa đi trước rao cho thiên hạ biết ta làm việc thiện!
Ngày nay Chía dạy người Kitô hữu chúng ta phải biết làm phúc giấu tay. Sự kín đáo ấy phải giữ đến nối dầu tay trái có mắt cũng không thấy được việc thiện tay phải làm, làm phúc vì tình thương chứ không vì phô trương công đức.
b) Về cầu nguyện:
- Chúa bảo chúng ta đừng khoe khoang: đừng cố ý làm cho người ta thấy để được tiếng khen, nhưng phải cầu nguyện trong tinh th6àn khiêm tốn, kín đáo, mục đích chỉ vì lòng mến Chúa và vì Chúa mà thôi. Chúa Giêsu đã làm gương (Mt 14,23) và dạy các môn đệ cầu nguyện (Mc 6,7-15)
Theo các chỉ thị của Chúa rải rác trong cácTin Mừn, ta thấy phải cầu nguyện thế nào?
- Lời cầu nguyện phải khiêm tốn trước mặt Thiên Chúa (Lc 18,10-14); và trước mặt người ta (Mt 6,5-6; Mc12,40)
- Lời cầu nguyện phải chân thành tự đáy lòng, chứ không chỉ ngoài môi miệng (Mt 6,7)
- Lời cầu nguyện phải tin tưởng vào lòng Cha nhân từ (Mt 6,8; 7,7-11)
- Lời cầu nguyện phải kiên trì năn nỉ, không sợ phiền Cha (Lc 11,5-8; 18,1-8).
- Lời cầu nguyện sẽ được chấp nhận khi có lòng tin (Mt 21,22)
+ Cầu nguyện nhân danh Chúa Giêsu (Mt 8,19-20; Ga 14,13-14; 15,6-7; 16,23-27)
+ Xin những điều tốt lành (Mt 7,11) như Thánh Thần (Lc 11,13); xin ơn tha thứ (Mc 11,25; xin ơn cho kẻ ngược đã mình (Mt 5,44; Lc 23,24)
+ Nhất là xin cho triều đại Thiên Chúa mau đến và mình được gìn giữ trong cuộc thử thách cuối cùng (Mt 24,20; 26-41; Lc 21,36)
Trên đây là cốt tủy của lời kinh mà chính Chúa Giêsu đã dạy (Mt 6, 9-15)
c) Việc ăn chay:
Luật Do Thái, giữ chay có mục đích đền tội. Bởi vậy khi ăn chay, luật dạy tất cả con người từ tâm tình bên trong cho tới nét mặt, dáng điệu, cử chỉ bên ngoài, phải tỏ ra buồn sầu rầu rĩ. Làm như vậy để tỏ lòng chê ghét tội lỗi. Thái độ sầu thảm với ý ngay lành đó, Chúa không chê. Các điều Chúa ghét và dạy phải chừa bỏ là các ý muốn được khen khi giữ chay.
Bởi thế Chúa dạy người Kitô chúng ta phải khôn ngoan kín đáo, khi ăn chay cũng cứ vui vẻ và giữ các điều lịch sự với công chúng như thường. Nếu vì phép lịch sự, cần phải rửa mặt, chải đầu, xức dầu thơm thì cứ việc làm.
3. Ba cột trụ nâng đỡ toàn bộ đời sống đạo đức, đặc biệt trong Mùa Chay này, đó là bố thí, cầu nguyện và chay tịnh.
- Bố thí là bổn phận đối với tha nhân: có nghĩa là nhạy cảm trong công việc phục vụ tha nhân về mọi nhu cầu của đời sống.
- Cầu nguyện là bổn phận đối với Chúa: nghĩa là cần phải dành thời giờ hơn nữa cho Chúa trong việc phụng thờ Thiên Chúa.
- Chay tịnh: bổn phận thanh tẩy và thánh hoá bản thân: có nghĩa là phải khắc phục bản thân để hoàn toàn thuộc về Chúa trong phẩm giá làm con Chúa.
Dựa vào ba công việc trên, tôi đã dự kiến những gì để sống 40 ngày Mùa Chay này?
Khi giáo huấn về đời sống hoàn thiện (Mt 5,1-7.21), Đức Giêsu huấn dụ dân chúng phải tránh những thói hư tật xấu làm cản trở trên đường tiến đức. Một trong những tính xấu đó là tính thích phô trương: phô trương khi bố thí, cầu nguyện và chay tịnh.
Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay thánh Mác-cô ghi lại ba loại tính xấu phô trương: khi bố thí, cầu nguyện và chay tịnh, để răn dạy chúng ta khi làm việc đạo đức phải kín đáo, có nghĩa là làm vì Chúa chứ không vì mình hay vì ai khác.
TÌM HIỂU:
1"Khi làm việc lành phúc đức …"
Trong chương 6 này, thánh Mác-cô ghi lại lời Đức Giêsu huấn dụ dân chúng về nền đạo đức đích thật, và Người cho biết phải thi hành những việc đạo đức thế nào để phù hợp với tinh thần của Chúa Kitô.
24”Vậy khi bố thí …"
Những huấn dụ về nền đạo đức đích thực bao gồm ba chiều kích: Bố thí đối với tha nhân; cầu nguyện đối với Thiên Chua; ăn chay đối với bản thân. Ba lãnh vực này tiêu biểu cho cả cuộc sống. Điều cốt yếu trong cả ba trường hợp vẫn là sống thật, sống trước mặt Chúa với ý hướng ngay thẳng, là thi hành ý Cha.
a. Về vấn đề bố thí, Chúa khuyên nhủ:
- Đừng phô trương như bọn đạo đức giả: Làm việc đạo đức cốt ý cho người ta khen, và như vậy họ đã được người ta thưởng công rồi.
- Nhưng phải kín đáo: phải âm thầm khiêm tốn đến mức không cho tay trái biết việc tay phải làm, nghĩa là không phô trương bên ngoài, không tìm lợi danh trước mặt người đời.
5-6b. Về vấn đề cầu nguyện:
- Đừng phô trương như bọn giả hình.
- Nhưng hãy vào phòng kín đóng cửa lại: có nghĩa là phải hồi tâm, tực đặt mình trước mặt Thiên Chúa trong chính lòng mình, nhờ lòng tin, lòng cậy, lòng mến. Thiếu điều kiện này thì không thể có cầu nguyện thật sự. Điều này đòi hỏi khi cầu nguyện phải có ý ngay lành, chứ không được giả hình.
16-18c. Vấn đề ăn chay:
- Đừng phô trương như bọn đạo đức giả
- Nhưng phải kín đáo bằng cách rửa mặt, chải đầu, xức dầu cho thơm, … cách thức này ngược hẳn với cách thức của những kẻ giả hình. Điều này đòi hỏi khi ăn chay phải có thành tâm thiện chí sám hối trước mặt Thiên Chúa, chứ không phải trước mặt người đời.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. Các luật sĩ và biệt phái bấy giờ thích phô trương về những việc họ làm. Nay Chúa dạy chứng ta đừng theo gương họ. Hãy tránh hết mọi thói phô trương khi làm việc đạo đức. Phô trương việc lành để người ta khen, là làm thiệt hại cho mình, vì Thiên Chúa kể ta đã được thưởng bởi lời người ta khen rồi, và Người không ban thưởng cho ta nữa.
Với lời dạy này, chúng ta cần thức tỉnh lại tinh thần khi chúng ta làm những việc đạo đức, hay khi thi hành những việc đạo đức, hay khi thi hành những việc thiện trong công tác tông đồ truyền giáo của mình.
2. Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta phải hoàn thiện đời sống theo ba lãnh vực tiêu biểu cho cả cuộc sống.
a) Việc bố thí:
Người Do Thái bấy giờ rất thích khoe khoang mỗi khi họ làm phúc cho ai hay là dâng cúng của gì lo việc phụng sự Thiên Chúa. Người nào dâng một khoản tiến lớn, cũng muốn được xướng danh giữa phố xá hay trong hội đường. Làm thế chẳng khác gì sai người thổi loa đi trước rao cho thiên hạ biết ta làm việc thiện!
Ngày nay Chía dạy người Kitô hữu chúng ta phải biết làm phúc giấu tay. Sự kín đáo ấy phải giữ đến nối dầu tay trái có mắt cũng không thấy được việc thiện tay phải làm, làm phúc vì tình thương chứ không vì phô trương công đức.
b) Về cầu nguyện:
- Chúa bảo chúng ta đừng khoe khoang: đừng cố ý làm cho người ta thấy để được tiếng khen, nhưng phải cầu nguyện trong tinh th6àn khiêm tốn, kín đáo, mục đích chỉ vì lòng mến Chúa và vì Chúa mà thôi. Chúa Giêsu đã làm gương (Mt 14,23) và dạy các môn đệ cầu nguyện (Mc 6,7-15)
Theo các chỉ thị của Chúa rải rác trong cácTin Mừn, ta thấy phải cầu nguyện thế nào?
- Lời cầu nguyện phải khiêm tốn trước mặt Thiên Chúa (Lc 18,10-14); và trước mặt người ta (Mt 6,5-6; Mc12,40)
- Lời cầu nguyện phải chân thành tự đáy lòng, chứ không chỉ ngoài môi miệng (Mt 6,7)
- Lời cầu nguyện phải tin tưởng vào lòng Cha nhân từ (Mt 6,8; 7,7-11)
- Lời cầu nguyện phải kiên trì năn nỉ, không sợ phiền Cha (Lc 11,5-8; 18,1-8).
- Lời cầu nguyện sẽ được chấp nhận khi có lòng tin (Mt 21,22)
+ Cầu nguyện nhân danh Chúa Giêsu (Mt 8,19-20; Ga 14,13-14; 15,6-7; 16,23-27)
+ Xin những điều tốt lành (Mt 7,11) như Thánh Thần (Lc 11,13); xin ơn tha thứ (Mc 11,25; xin ơn cho kẻ ngược đã mình (Mt 5,44; Lc 23,24)
+ Nhất là xin cho triều đại Thiên Chúa mau đến và mình được gìn giữ trong cuộc thử thách cuối cùng (Mt 24,20; 26-41; Lc 21,36)
Trên đây là cốt tủy của lời kinh mà chính Chúa Giêsu đã dạy (Mt 6, 9-15)
c) Việc ăn chay:
Luật Do Thái, giữ chay có mục đích đền tội. Bởi vậy khi ăn chay, luật dạy tất cả con người từ tâm tình bên trong cho tới nét mặt, dáng điệu, cử chỉ bên ngoài, phải tỏ ra buồn sầu rầu rĩ. Làm như vậy để tỏ lòng chê ghét tội lỗi. Thái độ sầu thảm với ý ngay lành đó, Chúa không chê. Các điều Chúa ghét và dạy phải chừa bỏ là các ý muốn được khen khi giữ chay.
Bởi thế Chúa dạy người Kitô chúng ta phải khôn ngoan kín đáo, khi ăn chay cũng cứ vui vẻ và giữ các điều lịch sự với công chúng như thường. Nếu vì phép lịch sự, cần phải rửa mặt, chải đầu, xức dầu thơm thì cứ việc làm.
3. Ba cột trụ nâng đỡ toàn bộ đời sống đạo đức, đặc biệt trong Mùa Chay này, đó là bố thí, cầu nguyện và chay tịnh.
- Bố thí là bổn phận đối với tha nhân: có nghĩa là nhạy cảm trong công việc phục vụ tha nhân về mọi nhu cầu của đời sống.
- Cầu nguyện là bổn phận đối với Chúa: nghĩa là cần phải dành thời giờ hơn nữa cho Chúa trong việc phụng thờ Thiên Chúa.
- Chay tịnh: bổn phận thanh tẩy và thánh hoá bản thân: có nghĩa là phải khắc phục bản thân để hoàn toàn thuộc về Chúa trong phẩm giá làm con Chúa.
Dựa vào ba công việc trên, tôi đã dự kiến những gì để sống 40 ngày Mùa Chay này?