Thứ Bảy Tuần IV Thường Niên A - GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Mc 6: 30-34 Từ ngàn đời, Thiên Chúa đã thể hiện Người chính là Thiên Chúa giàu tình yêu. Lịch sử của ơn cứu độ còn đó như bằng chứng hết sức lớn lao về sự không vô cảm
NGÀY 4-2-2017

THỨ BẢY SAU CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mac-cô (Mc 6: 30-34)
30 Các Tông Đồ tụ họp chung quanh Đức Giê-su, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy.31 Người bảo các ông: "Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút." Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa.32 Vậy, thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng.33 Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu ý, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước cả các ngài.34 Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều
SUY NIỆM
Từ ngàn đời, Thiên Chúa đã thể hiện Người chính là Thiên Chúa giàu tình yêu. Lịch sử của ơn cứu độ còn đó như bằng chứng hết sức lớn lao về sự không vô cảm, nhưng nghiêng mình xuống của Thiên chúa để thể hiện lòng xót thương trên nhân loại.
Cũng vậy, Chúa Giêsu, Đấng là Thiên Chúa làm người đã thể hiện tình yêu thương không mệt mỏi của Người. Bài Tin Mừng theo thánh Marcô mà hôm nay Hội Thánh đề nghị chúng ta suy niệm là một trong những bằng chứng về lòng thương cảm của Thiên Chúa: “Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy họ nhiều điều”.
Ngoài ra, Tin Mừng còn cho thầy, vô vàn lần, Chúa xót xa những cảnh đời bế tắc khác. Người chữa lành cho phụ nữ bị loạn huyết mười hai năm, chữa cho người mù từ thuở mới sinh… Chúa xót xa trước giọt nước mắt đớn đau của người mẹ khóc con, của người chị khóc em, như trường hợp Chúa cho đứa con của bà góa thành Naim hay cho Lazarô sống lại…
Người đã chạnh lòng trước cái chết của người đầy tớ của ông đội trưởng, hay cái chết của con gái ông trưởng hội đường… Người lập tức chữa lành cho tên lính đã từng bị thánh Phêrô chém đứt tai mà không cần bất cứ một điều kiện nào, dù lúc đó, Chúa đang bị người ta lên án và sẽ giết chết Chúa ngay sau đó.
Đến giây phút cuối đời, lúc mà Chúa phải chết thảm trên thánh giá, Chúa vẫn chạnh lòng thương đối với những kẻ giết hại Chúa, khi xin ơn tha thứ cho họ. Chúa đã hứa ban phần rỗi cho người trộm cùng bị đóng đinh với Chúa…
Chúng ta không thể kể hết những lần Chúa chạnh lòng thương đối với con người. Chỉ xin được nhìn ngắm bài học chạnh lòng thương của Chúa để chúng ta cũng sống tình người bằng lòng bác ái, vị tha, đón nhận, cảm thông… giữa người cho nhau, vì nhau trong cõi đời này…
Để học tập sự chạnh lòng thương của Thiên Chúa, người Kitô hữu phải luôn luôn đinh ninh rằng: Yêu thương là hạnh phúc. Cho đi hay nhận lại đều là niềm vui. Hãy để cho niềm xót thương luôn ngự trị trong tâm hồn, để tâm hồn bình an. Hãy để cho hạnh phúc của tình yêu lên ngôi trong cõi lòng, để những ai sở hữu nó đều biết nhân rộng, làm cho niềm hạnh phúc do thái độ yêu thương sẽ lớn mãi, lớn mãi trong nhân loại này.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con không vô tâm trước những hoàn cảnh đáng thương của đồng loại xung quanh chúng con. Xin cho chúng con luốn thấm thía: Hiến thân là nhận lãnh; Quên mình là gặp lại bản thân; Thứ tha để được tha thứ; Dám hy sinh để được vui sống muôn đời. Amen.
GKGĐ Giáo Phâận Phú Cường
Cũng vậy, Chúa Giêsu, Đấng là Thiên Chúa làm người đã thể hiện tình yêu thương không mệt mỏi của Người. Bài Tin Mừng theo thánh Marcô mà hôm nay Hội Thánh đề nghị chúng ta suy niệm là một trong những bằng chứng về lòng thương cảm của Thiên Chúa: “Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy họ nhiều điều”.
Ngoài ra, Tin Mừng còn cho thầy, vô vàn lần, Chúa xót xa những cảnh đời bế tắc khác. Người chữa lành cho phụ nữ bị loạn huyết mười hai năm, chữa cho người mù từ thuở mới sinh… Chúa xót xa trước giọt nước mắt đớn đau của người mẹ khóc con, của người chị khóc em, như trường hợp Chúa cho đứa con của bà góa thành Naim hay cho Lazarô sống lại…
Người đã chạnh lòng trước cái chết của người đầy tớ của ông đội trưởng, hay cái chết của con gái ông trưởng hội đường… Người lập tức chữa lành cho tên lính đã từng bị thánh Phêrô chém đứt tai mà không cần bất cứ một điều kiện nào, dù lúc đó, Chúa đang bị người ta lên án và sẽ giết chết Chúa ngay sau đó.
Đến giây phút cuối đời, lúc mà Chúa phải chết thảm trên thánh giá, Chúa vẫn chạnh lòng thương đối với những kẻ giết hại Chúa, khi xin ơn tha thứ cho họ. Chúa đã hứa ban phần rỗi cho người trộm cùng bị đóng đinh với Chúa…
Chúng ta không thể kể hết những lần Chúa chạnh lòng thương đối với con người. Chỉ xin được nhìn ngắm bài học chạnh lòng thương của Chúa để chúng ta cũng sống tình người bằng lòng bác ái, vị tha, đón nhận, cảm thông… giữa người cho nhau, vì nhau trong cõi đời này…
Để học tập sự chạnh lòng thương của Thiên Chúa, người Kitô hữu phải luôn luôn đinh ninh rằng: Yêu thương là hạnh phúc. Cho đi hay nhận lại đều là niềm vui. Hãy để cho niềm xót thương luôn ngự trị trong tâm hồn, để tâm hồn bình an. Hãy để cho hạnh phúc của tình yêu lên ngôi trong cõi lòng, để những ai sở hữu nó đều biết nhân rộng, làm cho niềm hạnh phúc do thái độ yêu thương sẽ lớn mãi, lớn mãi trong nhân loại này.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con không vô tâm trước những hoàn cảnh đáng thương của đồng loại xung quanh chúng con. Xin cho chúng con luốn thấm thía: Hiến thân là nhận lãnh; Quên mình là gặp lại bản thân; Thứ tha để được tha thứ; Dám hy sinh để được vui sống muôn đời. Amen.
GKGĐ Giáo Phâận Phú Cường