Hình ảnh của người lãnh đạo đích thực
Tự bản chất thâm sâu của bản năng con người, ai cũng có tư tưởng muốn tự lãnh đạo chính mình...
Tự bản chất thâm sâu của bản năng con người, ai cũng có tư tưởng muốn tự lãnh đạo chính mình, và “Lãnh Ðạo” người khác khi có thể. Thế nhưng, để tự mình có thể có khả năng và phẩm chất tư “lãnh đạo” mình và có thể làm “leader” của người khác, của một nhóm người trong một tổ chức của các tôn giáo, xã hội hay chính thể xã hội nào đó bất kỳ, không mấy ai tự nhiên có thể chu toàn được bổn phận này. Vì sao vậy, một cách căn bản mà nói:
- Lãnh đạo là một nhiệm vụ khó khăn;
- Lãnh đạo là một nhiệm vụ nặng nhọc; nhưng
- Lãnh đạo là một nhiệm vụ cao qúy và là một ơn gọi thực sự.
Nói như vậy, để ngay khi ai đó trở nên người lãnh đạo của chính mình và người khác, hãy ý thức và chân nhân tức thời những trọng trách vừa nêu trên đây. Vì vấn đế đang bàn đến là Khoa Học về Lãnh Ðạo, là một Môn Học có tính khoa học thực sự, thế nên giới hạn của nội dung bài viết này không thể trình bày hết các nội dung của môn học này, mà chỉ xin giới hạn trình bày những TIÊU ÐIỂM NÒNG CỐT VÀ CĂN BẢN CỦA NGƯỜI LÃNH ÐẠO có tính đại cương và đề xuất để kịp thời chấn chỉnh và điều hành công việc có hiệu qủa trong một thời gian nhất định, rồi sau đó hãy tìm mọi cách để đào sâu và bổ khuyết những phẩm chất, những chuyên môn cấn thiết và quan trọng của NGƯỜI LÃNH ÐẠO. Bởi đây là một ơn gọi thực sự được mời gọi từ Trên và là một sứ mệnh được trao ban giữa mọi người có chung một sứ mệnh, một mục đích và một đường hướng hoạt động.
Một cách ngắn gọn và chính xác, chúng ta có thể xác định hình ảnh của người LÃNH ÐẠO phải hội đủ hai ÐIỀU KIỆN CẦN VÀ ÐỦ – NHÂN ÐỨC tự nhiên và siêu nhiên; KHẢ NĂNG LÃNH ÐẠO – (TÀI VÀ ÐỨC).
1. NHỮNG NHÂN ÐỨC CẦN THIẾT
A. SIÊU NHIÊN
- Ðức tin, lòng tin tưởng – tin rằng mình có ơn gọi từ trên và có lòng tin tưởng vào chính mình, cũng như tin tưởng mọi người trong nhóm.
- Hy vọng vào ơn trên phù hộ và sự giúp đỡ của mọi thành viên trong nhóm và của hết mọi người.
- Yêu mến Thượng Ðế và luôn muốn đáp trả tình yêu bằng việc hết lòng yêu mến mọi người và công việc mình đang trách nhiệm.
Trong ba nhân đức siêu nhiên này, NHÂN ÐỨC MẾN LÀ QUAN TRỌNG NHẤT. Nơi đây, để người lãnh đạo luôn ý thức được bổn phận yêu mến của mình, và những đòi hỏi của nhân đức YÊU MẾN, hay lòng BÁC ÁI, xin đề nghị đọc lại hằng ngày đoạn thư trích của Thánh Phaolô gởi tín hữu Roma 12, 3-9 trong vai trò của NGƯỜI LÃNH ÐẠO “… đừng đi qúa mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức, mỗi người tùy theo lượng đức tin Thiên Chúa đã phân phát cho. Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng; thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ có một thân thể trong Ðức Kitô, mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của thân thể trong Ðức Kitô. Chúng ta có những đặc sủng khác nhau, mà theo ân sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người. Ðược ơn làm ngôn sứ, thì phải nói sao cho phù hợp với đức tin. Ðược ơn phục vụ, thì phải phục vụ. Ai dạy bảo thì cứ dạy bảo. Ai khuyên răn, thì cứ khuyên răn. Ai phân phát, thì phải chân thành. AI CHỦ TOẠ, THÌ PHẢI CÓ NHIỆT TÂM. AI LÀM VIỆC BÁC ÁI, THÌ HÃY VUI VẺ”.
B. TỰ NHIÊN
– Khiêm nhường lắng nghe và cộng tác với hết mọi người
– Trung thực nhưng kiên nhẫn khi gặp sự chống đối
– Khôn ngoan uyển chuyển và biết tôn trọng người khác
– Dũng cãm nhưng không liều lĩnh, độc tài thiếu dân chủ
– Giàu lòng vị tha và yêu mến hết mọi người
Trong các nhân đức căn bản của NGƯỜI LÃNH ÐẠO trên đây, nhân đức căn bản và nền tảng nhất đó là SỰ KHIÊM NHƯỜNG thực sự. Ai có lòng khiêm nhường sẽ làm nảy sinh các nhân đức khác cần thiết cho vai trò lãnh đạo.
2. NHỮNG KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN
– Nghệ thuật lãnh đạo và tổ chức nhóm, tổ chức công việc
– Nghệ thuật dùng người và phân chia công việc cho các ban nghành, cá nhân
– Biết cộng tác với hết mọi người
– Biết tranh thủ ý kiến và khả năng chuyên môn của mọi thành viên trong nhóm
– Biết giao tiếp – đối nội đối ngoại cách hài hòa uyển chuyển với lòng chân thành và giàu lòng mến yêu thứ tha.
3. NHỮNG NGUYÊN TẮC NỀN TẢN TRONG KHI LÃNH ÐẠO
Không được có đầu óc độc tài và quyền bính trong các quyết định chung.
Lắng nghe và tôn trọng mọi ý kiến với lập trường DÂN CHỦ, BÌNH ÐẲNG của mọi thành viên trong nhóm.
Phải theo nguyên tắc VỪA ÐƯỢC NGƯỜI, VỪA ÐƯỢC VIỆC (bởi mực đích hoạt động của nhóm là BÁC ÁI VÀ PHỤC VỤ VÌ BÁC ÁI – TỪ BI HỈ XÃ). Ðôi lúc cần phải có sự chọn lựa giữa con người và công việc, chúng ta chấp nhận còn có nhau trong nhóm để rồi từng bước giúp nhau, cộng tác với nhau để công việc tốt hơn. ÐỪNG BAO GIỜ VÌ CÔNG VIỆC MÀ LOẠI TRỪ NHAU HOẶC GẠT BỎ NHAU CHỈ VỈ ÐƯỢC VIỆC.
Không được thiên vị và phe nhóm trong khi điều hành công việc, vì bất cứ lý do gì.
Là người liên kết, nâng đỡ và hiệp nhất mọi người, mọi ban nghành trong nhóm vì mục đích chung của nhóm.
4. THỰC HÀNH TRONG KHI LÃNH ÐẠO
Là NGƯỜI LÃNH ÐẠO, chúng ta phải là người “nắm vững và thông hiểu” một cách căn kẻ chính mình dựa trên những nhân đức tự nhiên và siêu nhiên để không ngừng học tập tự thăng tiến mình về mọi mặt hầu có thể chu toàn được nhiệm vụ nặng nề, khó khăn nhưng rất đỗi cao qúy của bản thân.
Là NGƯỜI LÃNH ÐẠO, chúng ta phải thông hiểu và nắm vững NỘI QUY và ÐƯỚNG HƯỚNG HOẠT ÐỘNG của nhóm, để tuân thủ và điều hành hoạt động của nhóm, hầu có thể đạt được mục đích của nhóm phù hợp với phương châm và đường hướng đề ra của nhóm.
Là NGƯỜI LÃNH ÐẠO, chúng ta phải là người hiểu biết và cảm thông mọi gia cảnh và khả năng cũng như đặt tính cá nhân của mỗi thành viên trong nhóm, để kịp thời nâng đỡ, hỗ trợ và phân công, phân nhiệm cho từng cá nhân, từng nhóm cách hợp tình và hơp lý bao có thể.
Là NGƯỜI LÃNH ÐẠO, chúng ta cần phải có tầm nhìn xa, tổng quát và có đường hướng đề xuất cho các ban nghành để họ có thể xử dụng chuyên môn của nhóm lên kế hoạch thực hiện và triển khai trước khi trình bày cho bđh và mọi thành viên trong nhóm:
(1). để bồi dưỡng nâng cao phẩm chất (tinh thần và thể xác) và khả năng chuyên môn cho các ban nghành, và từng cá nhân trong nhóm theo kế hoạch định kỳ hằng năm hoặc 02 hay 03 năm một lần;
(2). để có kế hoạch phù hợp cho các hoạt động định kỳ hoặc bất thường của nhóm trong năm hoặc trong 01 hoặc hai hay ba năm tới;
(3). để điều hành các buổi họp định kỳ và bất thường của Ban Ðiều Hành, của tất cả các thành viên trong nhóm;
(4). để duyệt xét các kế hoạch của nhóm, và của các nơi đề xuất xin nhóm hỗ trợ vấn đề tài chánh.
(5). để có những phương sách, đường hướng cải tổ và nâng cao chất lượng phục vụ của nhóm phù hợp và hiệu qủa hơn so với MỤC ÐÍCH, NỘI QUY VÀ ÐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ CỦA NHÓM sau nhiều năm hình thành.
5. BIỆN PHÁP CỤ THỂ ÐỂ ÐIỀU HÀNH HIỆN NAY
a. Tất cả mọi hoạt động của nhóm đều phải thông qua vị Lãnh Ðạo Tinh Thần của nhóm.
b. Củng cố lại BAN ÐIỀU HÀNH và CÁC BAN NGHÀNH TRONG NHÓM.
c. Xác định lại mục đích và phương châm hoạt động của nhóm, để có thể nới rộng phạm vi hoạt động, hoặc có thể thu hẹp mội trường phục vụ phù hợp với tình hình thực tế của những nơi đang phục vụ, và phù hợp với khả năng của nhóm.
d. Mỗi THÀNH VIÊN CỦA BÐH phải nắm cho được chức năng và nhiệm vụ của mình trong khi đương nhiệm. Nếu được, nhóm nên thảo ra một vài yêu cầu nhiệm vụ cho từng thành viên của BÐH như là lời cam kết.
e. Lên lịch trình họp định kỳ của BÐH (thành văn bản cụ thể để in ra phát cho mọi thành viên trong nhóm), của các ban nghành và của cả nhóm trong tháng, qúy và năm, với thỏa thuận chung là có thể có những cuộc họp bất thường. Ðồng thời có kế họạch để bồi dưỡng hay Tĩnh tâm Qúy, năm cho hết mọi thành viên trong nhóm một cách ÐÚNG NGHĨA.
f. Mỗi thành viên của BÐH có thể là nhóm trưởng của các ban nghành trong nhóm, đề sau khi họp BÐH xong, các thành viên bđh sẽ triển khai nhiệm vụ của ban minh, đồng thời chuẩn bị đưa ra kế hoạch đề nghị cho bđh trong kỳ họp sau đó. Thông qua bđh, kế hoạch triển khai của nhóm sẽ được thông qua bđh trước khi trình bày cho mọi thành viên trong nhóm, để có thể lấy ý kiến của mọi người. Bđh, thông qua lần họp này, để bổ xung hoặc sửa đổi lại kế hoạch cho phù hợp với ý kiến chung của mọi người, trước khi trở thành kế hoạch chung của nhóm. Có nghĩa là phải thực thi, mà không ai còn có ý kiến sửa đổi nữa nếu không thông qua cuộc họp của bđh hoặc của mọi thành viên trong nhóm. Vì nó đã trở thành quyết định chung của nhóm.
g. Mỗi ban nghành trong nhóm phải lên kế hoạch làm việc, phương pháp thực hiện công việc của nhóm trao cho một cách cụ thể, có văn bản cụ thể để thông qua Bđh và nhóm. Qua đó có thể lắng nghe ý kiến của mọi người trong nhóm trước khi thành PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CỦA BAN NGHÀNH có tính cách CHUYÊN MÔN.
h. Tất cả mọi cuộc họp chung và riêng của nhóm và các ban nghành đều phải có biên bản cụ thể để lưu lại trong hồ sơ chung ít nhất là thời gian từ 05 đến 10 năm mới được hủy, nếu muốn có thể tìm cách để xử dụng vĩnh viễn.
Trên đây là một vài lưu ý trong khi làm việc, mà yêu cầu cho NGƯỜI LÃNH ÐẠO có thể tăng hay giảm là tùy theo đòi hỏi của mỗi công việc và lãnh vực mà người lãnh đao chịu trách nhiệm. Nghĩa là bản văn này còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp của mọi người để chúng ta cùng nhau phục vụ lợi ích của con người đời nay và đời sau, cũng chính là đang phục vụ bản thân mình cách thiết thực.
Nguyên tắc chính và nền tảng cho mọi nguyen tắc là VÌ CÔNG VIỆC CHUNG MỘT CÁCH VÔ VỊ LỢI TRONG TINH THẦN ÐOÀN KẾT TƯƠNG ÁI với hết mọi người trong nhóm. Thành công hay không là do từng người trong nhóm biết khả năng, trách nhiệm và giới hạn của mình với tinh thần hy sinh cộng tác vì nhiệm vụ chung – HÃY BÁC AÍ VỚI NHAU VÌ ÐANG HOẠT ÐỘNG NHÂN DANH BÁC ÁI.
- Lãnh đạo là một nhiệm vụ khó khăn;
- Lãnh đạo là một nhiệm vụ nặng nhọc; nhưng
- Lãnh đạo là một nhiệm vụ cao qúy và là một ơn gọi thực sự.
Nói như vậy, để ngay khi ai đó trở nên người lãnh đạo của chính mình và người khác, hãy ý thức và chân nhân tức thời những trọng trách vừa nêu trên đây. Vì vấn đế đang bàn đến là Khoa Học về Lãnh Ðạo, là một Môn Học có tính khoa học thực sự, thế nên giới hạn của nội dung bài viết này không thể trình bày hết các nội dung của môn học này, mà chỉ xin giới hạn trình bày những TIÊU ÐIỂM NÒNG CỐT VÀ CĂN BẢN CỦA NGƯỜI LÃNH ÐẠO có tính đại cương và đề xuất để kịp thời chấn chỉnh và điều hành công việc có hiệu qủa trong một thời gian nhất định, rồi sau đó hãy tìm mọi cách để đào sâu và bổ khuyết những phẩm chất, những chuyên môn cấn thiết và quan trọng của NGƯỜI LÃNH ÐẠO. Bởi đây là một ơn gọi thực sự được mời gọi từ Trên và là một sứ mệnh được trao ban giữa mọi người có chung một sứ mệnh, một mục đích và một đường hướng hoạt động.
Một cách ngắn gọn và chính xác, chúng ta có thể xác định hình ảnh của người LÃNH ÐẠO phải hội đủ hai ÐIỀU KIỆN CẦN VÀ ÐỦ – NHÂN ÐỨC tự nhiên và siêu nhiên; KHẢ NĂNG LÃNH ÐẠO – (TÀI VÀ ÐỨC).
1. NHỮNG NHÂN ÐỨC CẦN THIẾT
A. SIÊU NHIÊN
- Ðức tin, lòng tin tưởng – tin rằng mình có ơn gọi từ trên và có lòng tin tưởng vào chính mình, cũng như tin tưởng mọi người trong nhóm.
- Hy vọng vào ơn trên phù hộ và sự giúp đỡ của mọi thành viên trong nhóm và của hết mọi người.
- Yêu mến Thượng Ðế và luôn muốn đáp trả tình yêu bằng việc hết lòng yêu mến mọi người và công việc mình đang trách nhiệm.
Trong ba nhân đức siêu nhiên này, NHÂN ÐỨC MẾN LÀ QUAN TRỌNG NHẤT. Nơi đây, để người lãnh đạo luôn ý thức được bổn phận yêu mến của mình, và những đòi hỏi của nhân đức YÊU MẾN, hay lòng BÁC ÁI, xin đề nghị đọc lại hằng ngày đoạn thư trích của Thánh Phaolô gởi tín hữu Roma 12, 3-9 trong vai trò của NGƯỜI LÃNH ÐẠO “… đừng đi qúa mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức, mỗi người tùy theo lượng đức tin Thiên Chúa đã phân phát cho. Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng; thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ có một thân thể trong Ðức Kitô, mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của thân thể trong Ðức Kitô. Chúng ta có những đặc sủng khác nhau, mà theo ân sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người. Ðược ơn làm ngôn sứ, thì phải nói sao cho phù hợp với đức tin. Ðược ơn phục vụ, thì phải phục vụ. Ai dạy bảo thì cứ dạy bảo. Ai khuyên răn, thì cứ khuyên răn. Ai phân phát, thì phải chân thành. AI CHỦ TOẠ, THÌ PHẢI CÓ NHIỆT TÂM. AI LÀM VIỆC BÁC ÁI, THÌ HÃY VUI VẺ”.
B. TỰ NHIÊN
– Khiêm nhường lắng nghe và cộng tác với hết mọi người
– Trung thực nhưng kiên nhẫn khi gặp sự chống đối
– Khôn ngoan uyển chuyển và biết tôn trọng người khác
– Dũng cãm nhưng không liều lĩnh, độc tài thiếu dân chủ
– Giàu lòng vị tha và yêu mến hết mọi người
Trong các nhân đức căn bản của NGƯỜI LÃNH ÐẠO trên đây, nhân đức căn bản và nền tảng nhất đó là SỰ KHIÊM NHƯỜNG thực sự. Ai có lòng khiêm nhường sẽ làm nảy sinh các nhân đức khác cần thiết cho vai trò lãnh đạo.
2. NHỮNG KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN
– Nghệ thuật lãnh đạo và tổ chức nhóm, tổ chức công việc
– Nghệ thuật dùng người và phân chia công việc cho các ban nghành, cá nhân
– Biết cộng tác với hết mọi người
– Biết tranh thủ ý kiến và khả năng chuyên môn của mọi thành viên trong nhóm
– Biết giao tiếp – đối nội đối ngoại cách hài hòa uyển chuyển với lòng chân thành và giàu lòng mến yêu thứ tha.
3. NHỮNG NGUYÊN TẮC NỀN TẢN TRONG KHI LÃNH ÐẠO
Không được có đầu óc độc tài và quyền bính trong các quyết định chung.
Lắng nghe và tôn trọng mọi ý kiến với lập trường DÂN CHỦ, BÌNH ÐẲNG của mọi thành viên trong nhóm.
Phải theo nguyên tắc VỪA ÐƯỢC NGƯỜI, VỪA ÐƯỢC VIỆC (bởi mực đích hoạt động của nhóm là BÁC ÁI VÀ PHỤC VỤ VÌ BÁC ÁI – TỪ BI HỈ XÃ). Ðôi lúc cần phải có sự chọn lựa giữa con người và công việc, chúng ta chấp nhận còn có nhau trong nhóm để rồi từng bước giúp nhau, cộng tác với nhau để công việc tốt hơn. ÐỪNG BAO GIỜ VÌ CÔNG VIỆC MÀ LOẠI TRỪ NHAU HOẶC GẠT BỎ NHAU CHỈ VỈ ÐƯỢC VIỆC.
Không được thiên vị và phe nhóm trong khi điều hành công việc, vì bất cứ lý do gì.
Là người liên kết, nâng đỡ và hiệp nhất mọi người, mọi ban nghành trong nhóm vì mục đích chung của nhóm.
4. THỰC HÀNH TRONG KHI LÃNH ÐẠO
Là NGƯỜI LÃNH ÐẠO, chúng ta phải là người “nắm vững và thông hiểu” một cách căn kẻ chính mình dựa trên những nhân đức tự nhiên và siêu nhiên để không ngừng học tập tự thăng tiến mình về mọi mặt hầu có thể chu toàn được nhiệm vụ nặng nề, khó khăn nhưng rất đỗi cao qúy của bản thân.
Là NGƯỜI LÃNH ÐẠO, chúng ta phải thông hiểu và nắm vững NỘI QUY và ÐƯỚNG HƯỚNG HOẠT ÐỘNG của nhóm, để tuân thủ và điều hành hoạt động của nhóm, hầu có thể đạt được mục đích của nhóm phù hợp với phương châm và đường hướng đề ra của nhóm.
Là NGƯỜI LÃNH ÐẠO, chúng ta phải là người hiểu biết và cảm thông mọi gia cảnh và khả năng cũng như đặt tính cá nhân của mỗi thành viên trong nhóm, để kịp thời nâng đỡ, hỗ trợ và phân công, phân nhiệm cho từng cá nhân, từng nhóm cách hợp tình và hơp lý bao có thể.
Là NGƯỜI LÃNH ÐẠO, chúng ta cần phải có tầm nhìn xa, tổng quát và có đường hướng đề xuất cho các ban nghành để họ có thể xử dụng chuyên môn của nhóm lên kế hoạch thực hiện và triển khai trước khi trình bày cho bđh và mọi thành viên trong nhóm:
(1). để bồi dưỡng nâng cao phẩm chất (tinh thần và thể xác) và khả năng chuyên môn cho các ban nghành, và từng cá nhân trong nhóm theo kế hoạch định kỳ hằng năm hoặc 02 hay 03 năm một lần;
(2). để có kế hoạch phù hợp cho các hoạt động định kỳ hoặc bất thường của nhóm trong năm hoặc trong 01 hoặc hai hay ba năm tới;
(3). để điều hành các buổi họp định kỳ và bất thường của Ban Ðiều Hành, của tất cả các thành viên trong nhóm;
(4). để duyệt xét các kế hoạch của nhóm, và của các nơi đề xuất xin nhóm hỗ trợ vấn đề tài chánh.
(5). để có những phương sách, đường hướng cải tổ và nâng cao chất lượng phục vụ của nhóm phù hợp và hiệu qủa hơn so với MỤC ÐÍCH, NỘI QUY VÀ ÐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ CỦA NHÓM sau nhiều năm hình thành.
5. BIỆN PHÁP CỤ THỂ ÐỂ ÐIỀU HÀNH HIỆN NAY
a. Tất cả mọi hoạt động của nhóm đều phải thông qua vị Lãnh Ðạo Tinh Thần của nhóm.
b. Củng cố lại BAN ÐIỀU HÀNH và CÁC BAN NGHÀNH TRONG NHÓM.
c. Xác định lại mục đích và phương châm hoạt động của nhóm, để có thể nới rộng phạm vi hoạt động, hoặc có thể thu hẹp mội trường phục vụ phù hợp với tình hình thực tế của những nơi đang phục vụ, và phù hợp với khả năng của nhóm.
d. Mỗi THÀNH VIÊN CỦA BÐH phải nắm cho được chức năng và nhiệm vụ của mình trong khi đương nhiệm. Nếu được, nhóm nên thảo ra một vài yêu cầu nhiệm vụ cho từng thành viên của BÐH như là lời cam kết.
e. Lên lịch trình họp định kỳ của BÐH (thành văn bản cụ thể để in ra phát cho mọi thành viên trong nhóm), của các ban nghành và của cả nhóm trong tháng, qúy và năm, với thỏa thuận chung là có thể có những cuộc họp bất thường. Ðồng thời có kế họạch để bồi dưỡng hay Tĩnh tâm Qúy, năm cho hết mọi thành viên trong nhóm một cách ÐÚNG NGHĨA.
f. Mỗi thành viên của BÐH có thể là nhóm trưởng của các ban nghành trong nhóm, đề sau khi họp BÐH xong, các thành viên bđh sẽ triển khai nhiệm vụ của ban minh, đồng thời chuẩn bị đưa ra kế hoạch đề nghị cho bđh trong kỳ họp sau đó. Thông qua bđh, kế hoạch triển khai của nhóm sẽ được thông qua bđh trước khi trình bày cho mọi thành viên trong nhóm, để có thể lấy ý kiến của mọi người. Bđh, thông qua lần họp này, để bổ xung hoặc sửa đổi lại kế hoạch cho phù hợp với ý kiến chung của mọi người, trước khi trở thành kế hoạch chung của nhóm. Có nghĩa là phải thực thi, mà không ai còn có ý kiến sửa đổi nữa nếu không thông qua cuộc họp của bđh hoặc của mọi thành viên trong nhóm. Vì nó đã trở thành quyết định chung của nhóm.
g. Mỗi ban nghành trong nhóm phải lên kế hoạch làm việc, phương pháp thực hiện công việc của nhóm trao cho một cách cụ thể, có văn bản cụ thể để thông qua Bđh và nhóm. Qua đó có thể lắng nghe ý kiến của mọi người trong nhóm trước khi thành PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CỦA BAN NGHÀNH có tính cách CHUYÊN MÔN.
h. Tất cả mọi cuộc họp chung và riêng của nhóm và các ban nghành đều phải có biên bản cụ thể để lưu lại trong hồ sơ chung ít nhất là thời gian từ 05 đến 10 năm mới được hủy, nếu muốn có thể tìm cách để xử dụng vĩnh viễn.
Trên đây là một vài lưu ý trong khi làm việc, mà yêu cầu cho NGƯỜI LÃNH ÐẠO có thể tăng hay giảm là tùy theo đòi hỏi của mỗi công việc và lãnh vực mà người lãnh đao chịu trách nhiệm. Nghĩa là bản văn này còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp của mọi người để chúng ta cùng nhau phục vụ lợi ích của con người đời nay và đời sau, cũng chính là đang phục vụ bản thân mình cách thiết thực.
Nguyên tắc chính và nền tảng cho mọi nguyen tắc là VÌ CÔNG VIỆC CHUNG MỘT CÁCH VÔ VỊ LỢI TRONG TINH THẦN ÐOÀN KẾT TƯƠNG ÁI với hết mọi người trong nhóm. Thành công hay không là do từng người trong nhóm biết khả năng, trách nhiệm và giới hạn của mình với tinh thần hy sinh cộng tác vì nhiệm vụ chung – HÃY BÁC AÍ VỚI NHAU VÌ ÐANG HOẠT ÐỘNG NHÂN DANH BÁC ÁI.
Người Phục Vụ
(Trích từ Tài liệu huấn luyện LHVNC)
Nguồn: http://daminhtamhiep.net/2012/09/10/hinh-anh-cua-nguoi-lanh-dao-dich-thuc/
(Trích từ Tài liệu huấn luyện LHVNC)
Nguồn: http://daminhtamhiep.net/2012/09/10/hinh-anh-cua-nguoi-lanh-dao-dich-thuc/