Nếu Đức tin là một điều hợp lý sao còn nhiều người chưa tin đạo
Đức tin là thế đó: là sự ưng nhận một chân lý, không phải vì nó tự hiển nhiên hay có thể tự minh chứng được, mà vì Thiên Chúa đã mạc khải.

VẤN:
NẾU ĐỨC TIN LÀ MỘT ĐIỀU HỢP LÝ SAO CÒN NHIỀU NGƯỜI CHƯA TIN ĐẠO?
ĐÁP:
Việc tin vào lời nói của một người khác, khi người ấy biết rõ điều mình nói và thật sự muốn bày tỏ cho chúng ta biết điều đó, nếu được coi là một điều hợp lý thì chắc chắn việc tin vào lời Thiên Chúa là Đấng không thể tự lừa dối mình và lừa dối chúng ta, lại càng là một điều hợp lý hơn biết bao. Và qủa vậy, đức tin là thế đó: là sự ưng nhận một chân lý, không phải vì nó tự hiển nhiên hay có thể tự minh chứng được, mà vì Thiên Chúa đã mạc khải.
Như thế đức tin giả thiết là Thiên Chúa đã mở lời trước rồi. Và nếu đã tin chắc vào sự kiện mặc khải, thì mọi điều Thiên Chúa nói với ta, dù không hiên nhiên hay mù mờ, đều đáng tin và phải tin, bởi đó là những điều do chính Người đã mạc khải.
Tuy nhiên chính vì chân lý phải tin thiếu nét hiển nhiên, nên, nếu không có sự can thiệp trợ lực của ý chí để ra lệnh thì lý trí sẽ không chịu tin; mặt khác nếu như không có những ứng trạng luân lý mong muốn, và nhất là nếu không có sự hỗ trợ của ân sủng, ý chí sẽ không làm trọn vai trò nói trên. Vậy lý trí, ý chí tự do và ân sủng: đó là ba yếu tố tạo nên nguồn máy phức tạp phát khởi đức tin. Chính vì thiếu một trong ba yếu tố này mà có kẻ không tin.
Chẳng hạn có kẻ không tin vì không suy luận; và họ không suy luận vì, dầu đã có tuổi, đã trường thành, nhưng vẫn còn ấu trĩ trên lãnh vực trí thức, nhất là trên bình diện tôn giáo. Lại có kẻ khác không tin vì, tuy có suy luận nhưng những suy luận ấy còn quá hời hợt; họ không có thì giờ để suy tư sâu xa, để nghiền ngẫm rốt ráo bởi vì họ đã bị một khối hỗn mang những bận bịu lo lắng cho cuộc sống nuốt chững, đã bị thu hút bởi cơn sốt hư danh, bởi ảo ảnh của những thần tượng giả dối và những sự việc được họ tôn lên tín ngưỡng như: tiền tài, khoa hoc, văn hóa, đảng phái, giai cấp … Rồi lại có những kẻ không tin lại suy luận sai; nguyên nhân gây nên cớ sự có thể là do nền giáo dục mà họ đã được hấp thụ, bởi những thành kiến của môi trường xung quanh hoặc thành kiến của những phương tiện truyền thông xã hội gieo rắc, hay bởi những thành kiến chống lại đức tin cách nặng nề mà họ đã nuôi dưỡng từ lâu (thí dụ đức tin đi ngược với tự do và tiến bộ và vì thế vài định đề của nó đã bị tước hết mọi giá trị). Nguyên do ấy còn có thể là tính tự phụ, muốn lý trí được hoàn toàn độc lập, hoặc áp dụng những chứng minh toán học không đúng chỗ, tức có những nơi lẽ ra chỉ có những lý chứng luân lý.
Ngoài ra còn có những người khác không tin: cách chung vì họ không muốn gánh chịu những hệ lụy đương nhiên do một số chân lý mạc khải mang lại trong đời sống thực tế. Có nhiều nguyên do xui nên lòng muốn tồi bại này như: tham vọng, lòng ước ao toàn những của cải thuần túy trần gian, óc tự phụ về giai cấp, hay một đời sống hoàn toàn vô luân.... Thật vậy, khi đã chìm đắm trong bùn, người ta không thể thấy gì khác ngoài bùn. Người vô tín thường không phải là kẻ có khối óc lệch lạc, mà là người có con tim bệnh hoạn.
Lại còn một lý do đặc biệt nữa có thể chặng đứng mọi nỗ lực tìm về đức tin và tôn giáo cùng khiến chúng bị coi như những chuyện vô ích hoàn toàn, đó là sự chán nản, vỡ mộng do gương mù của các tín hữu gây ra.
Cuối cùng, có những kẻ không tin vì chưa hề được nghe giảng Tin Mừng, hoặc vì không được hấp thụ một giáo lý đầy đủ; và rồi cũng có những kẻ không tin chỉ vì Chúa chưa ban ân sủng đức tin cho họ. Chắc chắn mọi người đều được ban ân sủng để đạt đến đức tin này. Nhưng, vào lúc nào thì không ai có thể xác định được. Với người trộm lành, ơn đó đến vào lúc anh ta sắp sinh thì; với Phaolô, ơn đó rơi xuống bất ngờ trên đường Đamat. Vậy, nếu đến cuối đời mà người ta vẫn chưa tìm ra được một vị Thiên Chúa cho mình thì đó là lỗi ở con người.
Nguyên tác: số mục (5) quyển II A. Beni
Như thế đức tin giả thiết là Thiên Chúa đã mở lời trước rồi. Và nếu đã tin chắc vào sự kiện mặc khải, thì mọi điều Thiên Chúa nói với ta, dù không hiên nhiên hay mù mờ, đều đáng tin và phải tin, bởi đó là những điều do chính Người đã mạc khải.
Tuy nhiên chính vì chân lý phải tin thiếu nét hiển nhiên, nên, nếu không có sự can thiệp trợ lực của ý chí để ra lệnh thì lý trí sẽ không chịu tin; mặt khác nếu như không có những ứng trạng luân lý mong muốn, và nhất là nếu không có sự hỗ trợ của ân sủng, ý chí sẽ không làm trọn vai trò nói trên. Vậy lý trí, ý chí tự do và ân sủng: đó là ba yếu tố tạo nên nguồn máy phức tạp phát khởi đức tin. Chính vì thiếu một trong ba yếu tố này mà có kẻ không tin.
Chẳng hạn có kẻ không tin vì không suy luận; và họ không suy luận vì, dầu đã có tuổi, đã trường thành, nhưng vẫn còn ấu trĩ trên lãnh vực trí thức, nhất là trên bình diện tôn giáo. Lại có kẻ khác không tin vì, tuy có suy luận nhưng những suy luận ấy còn quá hời hợt; họ không có thì giờ để suy tư sâu xa, để nghiền ngẫm rốt ráo bởi vì họ đã bị một khối hỗn mang những bận bịu lo lắng cho cuộc sống nuốt chững, đã bị thu hút bởi cơn sốt hư danh, bởi ảo ảnh của những thần tượng giả dối và những sự việc được họ tôn lên tín ngưỡng như: tiền tài, khoa hoc, văn hóa, đảng phái, giai cấp … Rồi lại có những kẻ không tin lại suy luận sai; nguyên nhân gây nên cớ sự có thể là do nền giáo dục mà họ đã được hấp thụ, bởi những thành kiến của môi trường xung quanh hoặc thành kiến của những phương tiện truyền thông xã hội gieo rắc, hay bởi những thành kiến chống lại đức tin cách nặng nề mà họ đã nuôi dưỡng từ lâu (thí dụ đức tin đi ngược với tự do và tiến bộ và vì thế vài định đề của nó đã bị tước hết mọi giá trị). Nguyên do ấy còn có thể là tính tự phụ, muốn lý trí được hoàn toàn độc lập, hoặc áp dụng những chứng minh toán học không đúng chỗ, tức có những nơi lẽ ra chỉ có những lý chứng luân lý.
Ngoài ra còn có những người khác không tin: cách chung vì họ không muốn gánh chịu những hệ lụy đương nhiên do một số chân lý mạc khải mang lại trong đời sống thực tế. Có nhiều nguyên do xui nên lòng muốn tồi bại này như: tham vọng, lòng ước ao toàn những của cải thuần túy trần gian, óc tự phụ về giai cấp, hay một đời sống hoàn toàn vô luân.... Thật vậy, khi đã chìm đắm trong bùn, người ta không thể thấy gì khác ngoài bùn. Người vô tín thường không phải là kẻ có khối óc lệch lạc, mà là người có con tim bệnh hoạn.
Lại còn một lý do đặc biệt nữa có thể chặng đứng mọi nỗ lực tìm về đức tin và tôn giáo cùng khiến chúng bị coi như những chuyện vô ích hoàn toàn, đó là sự chán nản, vỡ mộng do gương mù của các tín hữu gây ra.
Cuối cùng, có những kẻ không tin vì chưa hề được nghe giảng Tin Mừng, hoặc vì không được hấp thụ một giáo lý đầy đủ; và rồi cũng có những kẻ không tin chỉ vì Chúa chưa ban ân sủng đức tin cho họ. Chắc chắn mọi người đều được ban ân sủng để đạt đến đức tin này. Nhưng, vào lúc nào thì không ai có thể xác định được. Với người trộm lành, ơn đó đến vào lúc anh ta sắp sinh thì; với Phaolô, ơn đó rơi xuống bất ngờ trên đường Đamat. Vậy, nếu đến cuối đời mà người ta vẫn chưa tìm ra được một vị Thiên Chúa cho mình thì đó là lỗi ở con người.
Nguyên tác: số mục (5) quyển II A. Beni