Tại sao Đức Giêsu lại xuống Âm Phủ?
Vì Đức Giêsu đã được táng xác trong huyệt đá nên chỉ có linh hồn Người đi xuống âm phủ mà thôi. Nhưng, tại sao Người lại xuống đấy? Có phải để gặp những kẻ đang chịu phạt ở đó không?
- VẤN:
Vì Đức Giêsu đã được táng xác trong huyệt đá nên chỉ có linh hồn Người đi xuống âm phủ mà thôi. Nhưng, tại sao Người lại xuống đấy? Có phải để gặp những kẻ đang chịu phạt ở đó không?
- ĐÁP:
Câu hỏi trên nhắm đến một lời tuyên xưng trong kinh Tin Kính mà các Kitô hữu ngày nay thường cảm thấy khó hiểu, đó là câu: “Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô… xuống ngục tổ tông”. Sở dĩ thế là vì họ không còn có chung một hình ảnh về thế giới với những người thời thượng cổ và trung cổ nữa. Những người thời đó phân định vị trí rõ ràng cho thế giới, nào là: Thiên đàng, địa ngục, luyện ngục, lâm bô… Nhưng, mặt khác, khó khăn này lại có ích, vì nó buộc ta phải vượt qua những biểu thức tượng trưng nọ và tìm ra ý nghĩa đích thực của tín điều ấy.
Ta chỉ có thể hiểu rõ ý nghĩa của những thành ngữ này nếu biết xét nó trong tương quan với toàn thể mầu nhiệm Phục sinh, tức nối liền với những thành ngữ đi trước: “Chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác”, cũng như với những câu tiếp theo tuyên xưng niềm tin vào việc kẻ chết sống lại. Nhãn quan này nằm trong đường hướng phụng vụ Tuần thánh. Thật thế, phụng vụ trong tuần này, khi làm nổi bật “sự chết và sự sống lại của Đức Kitô” đã quy hướng sự chú ý của Kitô hữu vào sự kiện sau: Các mầu nhiệm về cuộc khổ nạn, sự chết, xuống ngục tổ tông và phục sinh của Chúa luôn được nhìn như những khía cạnh liên kết rất mật thiết với nhau của cùng một mầu nhiệm vĩ đại và duy nhất, mầu nhiệm Phục sinh. Nhưng, phải thêm ngay rằng sự sống của Chúa Kitô và nhất là sự Phục sinh của Người có một tầm quan trọng phổ quát đối với mọi người và cho toàn thế giới. Bởi thế, ta chỉ có thể hiểu được ý nghĩa đích thực của lời tuyên xưng “Đức Kitô xuống ngục tổ tông” nếu ta không coi đó như một biến cố riêng rẽ xảy đến sau cái chết của Chúa, nhưng như một biến cố cứu độ có tầm mức phổ quát khắp vũ hoàn.
Qua tín điều Chúa Kitô xuống ngục tổ tông, Giáo hội tuyên xưng niềm tin vào phổ quát tính của ơn cứu chuộc và làm nổi bật chiều kích tối hậu cùng điểm thâm sâu nhất hành động cứu chuộc của Chúa Kitô có thể vươn tới. Mầu nhiệm Nhập thể từng cho thấy Người đã xuống, đã hủy mình và đã hạ mình lĩnh lấy phận tôi đòi (Pl 2,4–7). Vậy, việc xuống ngục tổ tông là điểm đánh dấu độ sâu thăm thẳm vô cùng của sự tự hủy ấy hầu cứu chuộc nhân loại khỏi hư mất. Đó cũng chính là điều mạc khải đã nói cho ta biết. Trong bài giảng vào ngày Lễ Ngũ Tuần, thánh Phêrô đã khẳng định Chúa Kitô không bị thí bỏ nơi âm phủ, nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại (Cv 2,31). Và trong thư thứ nhất, ngài cũng nhắc lại Chúa Kitô đã mang Tin Mừng cứu độ cho các linh hồn nơi địa ngục (1 Pr 3,18tt; x. 4,5tt). Trong truyền thống đã có một văn liệu rất cố giải thích các đoạn Thánh Kinh trên. Đó là những lời sau đây mà Méliton, một giám mục thành Sardes vào thế kỷ II, trong một bài giảng đã đặt vào môi miệng Chúa Kitô: “Chính Tôi đã tiêu diệt sự chết và đã chiến thắng kẻ thù! Tôi đã vào âm phủ, đã trói hung thần dưới đó lại và đã dẫn người ta lên trời”.
Những bản văn tương tự như đoạn ta vừa trích trên đây đã mang lại lời giải thích rõ ràng cho ý nghĩa đích thực của tín điều “Chúa Kitô xuống ngục tổ tông”. Ý nghĩa đó là: Sự chết của Chúa Kitô và việc Người đi xuống vương quốc kẻ chết (thần học đã dần dần xác định rằng chính linh hồn Chúa Kitô, tách rời khỏi thân xác người do sự chết, đã đi xuống đấy) đã làm rung chuyển vương quốc của sự chết, của tội lỗi và của quyền lực Satan, đến nỗi giờ đây “khi nghe danh hiệu Giêsu, mọi gối đều phải bái quỳ, cả trên trời dưới đất, và trong cõi âm ty” (Pl 2,10).
Có thể dùng hai hình ảnh để diễn tả ý nghĩa phổ quát của việc xuống âm phủ này:
1) Nhìn dưới khía cạnh không gian, nó có nghĩa là Chúa Kitô đã đi thấu đến điểm thâm sâu nhất của vương quốc kẻ chết và đã vượt thắng sự chết tận độ sâu tột cùng ấy. Khi xuống vương quốc kẻ chết, Người đã chia sẻ thân phận của họ và đã nếm cảm thực trạng sự chết đúng nghĩa. Như thế, Người đã đập vỡ vương quốc ấy ngay tận nội cung của nó. Từ ngày Người quá bước đến chỗ thâm sâu rốt cùng này, không còn ai có thể đi xa hơn nữa. Dẫu cho đối với mỗi người sự chết là một điều khủng khiếp và tượng trưng cho cái đắng cay tột cùng của sự tự hạ tự hủy, thì chính Chúa Kitô đã gánh chịu trước họ sự tự hạ tuyết đối ấy rồi. Đồng thời Người cũng đã mang lại linh dược chữa trị sự hư đốn của chúng ta. Cho nên, như Người, khi Phục sinh từ cõi chết đã vượt lên từ đáy vực sâu âm u ấy vì chúng ta, thì nhờ đó - và chỉ nhờ đó mà thôi - chúng ta cũng thế, chúng ta cũng sẽ nối gót Người và sẽ sống lại.
2) Nhưng, phổ quát tính của việc Chúa Kitô xuống âm phủ còn có thể được nhìn dưới khía cạnh thời gian nữa. Nếu Chúa Kitô đã phá đổ quyền lực sự chết và các mãnh lực hạ đẳng, nếu Người đã mang Tin Mừng cứu chuộc cho kẻ chết, điều đó cũng có nghĩa là việc xuống âm phủ và sự sống lại của Người cũng mang lại hiệu quả cứu độ cho tất cả “mọi người công chính” đã qua đời trước khi Người xuống thế (Dt 11,40). Và nếu việc Người xuống âm phủ chỉ mang lại ơn cứu độ cho “những người công chính” thôi (và không có gì ngăn cản ta hy vọng rằng tất cả mọi người đều công chính) thì điều đó càng làm nổi bật chân lý về hỏa ngục đời đời và Mạc khải đã từng dạy cho ta biết.
Ở đây ta không thể đi sâu vào những vấn nạn được nêu ra về vấn đề này. Dầu sao đi nữa, ta cũng đừng nên quên là tình yêu Thiên Chúa, đã được mạc khải dứt khoát và trọn vẹn trong Chúa Kitô, sẽ biết tìm ra những con đường dẫn tới ơn cứu độ, ngay cả trong những lúc và ở những nơi mà con người chúng ta coi như hoàn toàn bó tay, không thể tìm ra. Cả đến trong hỏa ngục, nơi ngự trị của sự chối từ và phản kháng dứt khoát đối với Thiên Chúa, tức chốn trầm luân đời đời, việc Chúa Kitô xuống âm phủ cũng không thể nào không được biết đến. Nó tạo thành một sự thất bại thường trực và liên lỉ cho những mãnh lực tối tăm, đến nỗi chúng bắt buộc phải nhìn nhận những điều chúng không thể thờ lạy.
Dầu sao, tín điều về Chúa Kitô xuống ngục tổ tông (nhìn trong bối cảnh của mầu nhiệm Phục sinh) cũng hàm chứa một sự thật đầy an ủi cho con người. Nó giúp ta hiểu rằng vực sâu sự chết, vốn hằng mở ra trước mắt chúng ta, một vực sâu tăm tối và đầy bí ẩn, cũng không quá vô tận và bất khả dò thấu đến nỗi không thể dung nạp – nhờ việc Chúa Kitô xuống âm phủ – mầm mống của sự sống lại để hưởng vinh quang cuộc sống vĩnh cửu.
Nguyên tắc: Số mục (19) quyển III
M. Lohrer.
Ta chỉ có thể hiểu rõ ý nghĩa của những thành ngữ này nếu biết xét nó trong tương quan với toàn thể mầu nhiệm Phục sinh, tức nối liền với những thành ngữ đi trước: “Chịu đóng đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác”, cũng như với những câu tiếp theo tuyên xưng niềm tin vào việc kẻ chết sống lại. Nhãn quan này nằm trong đường hướng phụng vụ Tuần thánh. Thật thế, phụng vụ trong tuần này, khi làm nổi bật “sự chết và sự sống lại của Đức Kitô” đã quy hướng sự chú ý của Kitô hữu vào sự kiện sau: Các mầu nhiệm về cuộc khổ nạn, sự chết, xuống ngục tổ tông và phục sinh của Chúa luôn được nhìn như những khía cạnh liên kết rất mật thiết với nhau của cùng một mầu nhiệm vĩ đại và duy nhất, mầu nhiệm Phục sinh. Nhưng, phải thêm ngay rằng sự sống của Chúa Kitô và nhất là sự Phục sinh của Người có một tầm quan trọng phổ quát đối với mọi người và cho toàn thế giới. Bởi thế, ta chỉ có thể hiểu được ý nghĩa đích thực của lời tuyên xưng “Đức Kitô xuống ngục tổ tông” nếu ta không coi đó như một biến cố riêng rẽ xảy đến sau cái chết của Chúa, nhưng như một biến cố cứu độ có tầm mức phổ quát khắp vũ hoàn.
Qua tín điều Chúa Kitô xuống ngục tổ tông, Giáo hội tuyên xưng niềm tin vào phổ quát tính của ơn cứu chuộc và làm nổi bật chiều kích tối hậu cùng điểm thâm sâu nhất hành động cứu chuộc của Chúa Kitô có thể vươn tới. Mầu nhiệm Nhập thể từng cho thấy Người đã xuống, đã hủy mình và đã hạ mình lĩnh lấy phận tôi đòi (Pl 2,4–7). Vậy, việc xuống ngục tổ tông là điểm đánh dấu độ sâu thăm thẳm vô cùng của sự tự hủy ấy hầu cứu chuộc nhân loại khỏi hư mất. Đó cũng chính là điều mạc khải đã nói cho ta biết. Trong bài giảng vào ngày Lễ Ngũ Tuần, thánh Phêrô đã khẳng định Chúa Kitô không bị thí bỏ nơi âm phủ, nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại (Cv 2,31). Và trong thư thứ nhất, ngài cũng nhắc lại Chúa Kitô đã mang Tin Mừng cứu độ cho các linh hồn nơi địa ngục (1 Pr 3,18tt; x. 4,5tt). Trong truyền thống đã có một văn liệu rất cố giải thích các đoạn Thánh Kinh trên. Đó là những lời sau đây mà Méliton, một giám mục thành Sardes vào thế kỷ II, trong một bài giảng đã đặt vào môi miệng Chúa Kitô: “Chính Tôi đã tiêu diệt sự chết và đã chiến thắng kẻ thù! Tôi đã vào âm phủ, đã trói hung thần dưới đó lại và đã dẫn người ta lên trời”.
Những bản văn tương tự như đoạn ta vừa trích trên đây đã mang lại lời giải thích rõ ràng cho ý nghĩa đích thực của tín điều “Chúa Kitô xuống ngục tổ tông”. Ý nghĩa đó là: Sự chết của Chúa Kitô và việc Người đi xuống vương quốc kẻ chết (thần học đã dần dần xác định rằng chính linh hồn Chúa Kitô, tách rời khỏi thân xác người do sự chết, đã đi xuống đấy) đã làm rung chuyển vương quốc của sự chết, của tội lỗi và của quyền lực Satan, đến nỗi giờ đây “khi nghe danh hiệu Giêsu, mọi gối đều phải bái quỳ, cả trên trời dưới đất, và trong cõi âm ty” (Pl 2,10).
Có thể dùng hai hình ảnh để diễn tả ý nghĩa phổ quát của việc xuống âm phủ này:
1) Nhìn dưới khía cạnh không gian, nó có nghĩa là Chúa Kitô đã đi thấu đến điểm thâm sâu nhất của vương quốc kẻ chết và đã vượt thắng sự chết tận độ sâu tột cùng ấy. Khi xuống vương quốc kẻ chết, Người đã chia sẻ thân phận của họ và đã nếm cảm thực trạng sự chết đúng nghĩa. Như thế, Người đã đập vỡ vương quốc ấy ngay tận nội cung của nó. Từ ngày Người quá bước đến chỗ thâm sâu rốt cùng này, không còn ai có thể đi xa hơn nữa. Dẫu cho đối với mỗi người sự chết là một điều khủng khiếp và tượng trưng cho cái đắng cay tột cùng của sự tự hạ tự hủy, thì chính Chúa Kitô đã gánh chịu trước họ sự tự hạ tuyết đối ấy rồi. Đồng thời Người cũng đã mang lại linh dược chữa trị sự hư đốn của chúng ta. Cho nên, như Người, khi Phục sinh từ cõi chết đã vượt lên từ đáy vực sâu âm u ấy vì chúng ta, thì nhờ đó - và chỉ nhờ đó mà thôi - chúng ta cũng thế, chúng ta cũng sẽ nối gót Người và sẽ sống lại.
2) Nhưng, phổ quát tính của việc Chúa Kitô xuống âm phủ còn có thể được nhìn dưới khía cạnh thời gian nữa. Nếu Chúa Kitô đã phá đổ quyền lực sự chết và các mãnh lực hạ đẳng, nếu Người đã mang Tin Mừng cứu chuộc cho kẻ chết, điều đó cũng có nghĩa là việc xuống âm phủ và sự sống lại của Người cũng mang lại hiệu quả cứu độ cho tất cả “mọi người công chính” đã qua đời trước khi Người xuống thế (Dt 11,40). Và nếu việc Người xuống âm phủ chỉ mang lại ơn cứu độ cho “những người công chính” thôi (và không có gì ngăn cản ta hy vọng rằng tất cả mọi người đều công chính) thì điều đó càng làm nổi bật chân lý về hỏa ngục đời đời và Mạc khải đã từng dạy cho ta biết.
Ở đây ta không thể đi sâu vào những vấn nạn được nêu ra về vấn đề này. Dầu sao đi nữa, ta cũng đừng nên quên là tình yêu Thiên Chúa, đã được mạc khải dứt khoát và trọn vẹn trong Chúa Kitô, sẽ biết tìm ra những con đường dẫn tới ơn cứu độ, ngay cả trong những lúc và ở những nơi mà con người chúng ta coi như hoàn toàn bó tay, không thể tìm ra. Cả đến trong hỏa ngục, nơi ngự trị của sự chối từ và phản kháng dứt khoát đối với Thiên Chúa, tức chốn trầm luân đời đời, việc Chúa Kitô xuống âm phủ cũng không thể nào không được biết đến. Nó tạo thành một sự thất bại thường trực và liên lỉ cho những mãnh lực tối tăm, đến nỗi chúng bắt buộc phải nhìn nhận những điều chúng không thể thờ lạy.
Dầu sao, tín điều về Chúa Kitô xuống ngục tổ tông (nhìn trong bối cảnh của mầu nhiệm Phục sinh) cũng hàm chứa một sự thật đầy an ủi cho con người. Nó giúp ta hiểu rằng vực sâu sự chết, vốn hằng mở ra trước mắt chúng ta, một vực sâu tăm tối và đầy bí ẩn, cũng không quá vô tận và bất khả dò thấu đến nỗi không thể dung nạp – nhờ việc Chúa Kitô xuống âm phủ – mầm mống của sự sống lại để hưởng vinh quang cuộc sống vĩnh cửu.
Nguyên tắc: Số mục (19) quyển III
M. Lohrer.