Việc sùng mộ Đức Trinh Nữ đã lỗi thời rồi chăng?
Hầu như lòng sùng kính Đức Bà trở thành như một thứ đặc quyền của một vài nhà chuyên môn về vấn đề đó...
VẤN: Ở Pháp, đặc biệt từ sau Công đồng, dường như Đức Trinh Nữ hơi bị gạt ra một bên. Người ta thuyết giảng cho chúng tôi về “cái chiều kích xã hội” hoặc “mầu nhiệm Phục sinh” và hầu như chẳng hề có một lời nhắc đến Đức Maria. Cả trong những cuộc hành hương đặc biệt kính Đức Mẹ điều đó cũng diễn ra. Hầu như lòng sùng kính Đức Bà trở thành như một thứ đặc quyền của một vài nhà chuyên môn về vấn đề đó. Tắt một lời, dân Chúa cảm thấy bị chia cách khỏi Đức Trinh Nữ. Đây là một bước tiến bộ, hoặc một sự thoái lui, hay chỉ là một chuyển biến nhất thời?
ĐÁP: Nghi vấn trên rất có nền tảng. Thật thế, về vấn đề Đức Trinh Nữ, quả đã có một sự chuyển hướng rất rõ rệt. Đúng là người ta đã “dẹp vào kho” một số ảnh tượng mà dân chúng không còn chấp nhận nữa; người ta đã cất vào tủ một số thánh ca, sách vở mà từ nay chỉ còn việc ngủ yên dưới lớp bụi thời gian trong các tủ sách, và người ta cũng cho lùi vào dĩ vãng cả một lối giảng dạy cùng một cung cách sùng mộ. Ngay chuỗi mân côi còn gặp khó khăn nữ là!
Nhưng hiện tượng ấy không chỉ xảy ra cho riêng Đức Maria mà thôi. Giáo Hội phải chuyển mình để thích nghi với một thế giới đang biến chuyển nhanh chóng. Vì thế, có những đổi thay diễn ra.
Thế mà, mọi đổi thay dù rất tích cực, cũng đều bao hàm một sự vứt bỏ những hình thức cũ trong quá khứ. Khi xe gắn máy xuất hiện thì xe thổ mộ cùng với nét duyên dáng nên thơ của chúng không còn đất sống. Và khi xe lửa ra đời thì xe ngựa chở hành khách phải lui vào quên lãng. Rồi lúc máy giặt lên hương thì cũng là lúc cái vồ đập phải chìm vào dĩ vãng cùng với những thú vị của những cuộc chuyện trò giữa những bà nội trợ bên bờ sông. Aristote đã từng nêu lên định luật của đổi thay như sau: “sự khai sinh của một thể thức này chính là sự cáo chung của một thể thức khác”. Điều đó cho thấy tính cách hàm hồ cũng như những sự mạo hiểm của bất cứ sự tiến hoá nào. Vấn đề là phải tiến bộ hơn, tốt hơn, và đó là cả một vấn đề đặt ra cho Công đồng, một vấn đề còn đang phải giải quyết.
Điều không thể tránh là sẽ có một số người vội vã nghiêng về phía những gì mới sinh ra để trầm trồ ngưỡng mộ, dẫu đó chưa phải là một hài nhi xinh xắn; mặt khác lại có một số người có một tâm trạng luôn luôn đau khổ xót thương cho bất cứ cái gì bị mai một đi.
Với trường hợp Đức Trinh Nữ thì sao ? Quả là có một sự thay đổi gây xúc động đặc biệt, bởi Mẹ là một hình ảnh rất thân thiết và gắn liền với những căn nguồn thâm sâu của tình cảm tôn giáo nơi chúng ta.
Rồi tại đất nước chúng ta, sự thay đổi có lẽ còn gây xót xa nhiều hơn các nơi khác do những nguyên cớ sau đây. Trước hết, đây là nơi đặc biệt ít theo kịp đà canh tân. Thật vậy, với nhiều người, Đức Trinh Nữ vẫn còn như là nơi trú ẩn an toàn; họ coi Giáo Hội như một toà nhà kiên cố bất khả chuyển lay, người ta có thể chui vào đấy trú ẩn cho qua thời kỳ điên đảo hiện nay, và đôi khi họ chỉ biết bám chặt vào một vài hình thức sùng mộ nào đó đối với Đức Trinh Nữ. Nhưng dầu sao, làn sóng canh tân Công đồng đề ra phải được hưởng ứng và thể hiện, trên đất nước này cũng như tại những nơi khác.
Kế đến, vào những năm gần đây có một phong trào phát triển lòng tôn sùng Đức Trinh nữ trong chiều hướng chống lại giáo phái Tin lành, với một tinh thần không kém tính cách gây hấn. Trong một vài bức hoành ở các nhà thờ bên Ao, đầu con rắn bị Mẹ Maria đạp nát được thay thế bằng đầu Luther… Vì thế việc chuyển thay từ một hình ảnh về Đức Trinh Nữ sặc mùi hiếu chiến ấy, sang hình ảnh một bà mẹ dịu hiền của sự hoà giải và hợp nhất đúng là cả một biến đổi lớn lao.
Cuối cùng, lòng sùng mộ Đức Mẹ lại đã từng được vun quén với một nhiệt tâm hơi hẹp hòi và quá lố. Thật vậy, quá lố không phải vì lòng yêu mến Đức Mẹ quá đáng, mà vì luôn cố tìm cách làm thêm một cái gì đó cho Đức Mẹ để Người được thêm hơn một tí, cái một tí có tính cách rất ư là vật chất. Vì thế, ta thấy xuất hiện hàng loạt những tước hiệu, những tác phẩm nghệ thuật và sách vở, vốn thường không có gì đặc sắc, không đáng để tồn tại. Sự tầm thường vô vị ấy từ lâu đã khiến cho nhiều Kitô hữu cảm thấy mất hứng trước những gì được gọi là “thuộc về Đức Mẹ”. Những Kitô hữu vốn đã từng chấp nhận Đức Trinh Nữ thì nay lại rất kỵ những gì thuộc về Đức Mẹ. Từ 10 năm nay, những người này vẫn ngậm thinh nín lặng, và bây giờ họ tuôn xả những mặc cảm cùng nỗi ấm ức ôm kính từ lâu ấy một cách đôi khi ồn ào và chắc chắn là không đẹp. Điều này làm ta liên tưởng đến phản ứng của những thanh thiếu niên lúc họ dơ chân đạp đổ những ước lệ của thế hệ đi trước để sáng chế một lối sống cho thế hệ mới.
Dù sao cũng không nên phóng đại tầm quan trọng của những dao động bì phu ấy. Xét cặn kẽ ta sẽ thấy. Công đồng đã phục hồi giá trị cho Đức Trinh Nữ. Thật vậy, nếu từ lâu có nhiều yếu tố phải chịu thiệt thòi nặng nề, không gây được uy thế và bị hạ giá, thì nay Công đồng cùng những nỗ lực hậu Công đồng, đã làm nổi bật được vị thế của Đức Trinh Nữ trong Thánh Kinh và tầm quan trọng của vị thế ấy.
Ngày nay, người ta đã hiểu Đức Trinh Nữ cách sâu xa hơn và đã sống gương mẫu của Người trong mầu nhiệm Truyền Tin một cách trung thực hơn biết bao. Họ đã biết khám phá ra bên kia hình ảnh một nữ hoàng xa lạ và giả tạo mà người ta đã từng tô vẽ thuở xưa một người nữ đơn sơ, khó nghèo, một người nữ nghèo khó của Tin Mừng đã được Thiên Chúa yêu thương trong chính sự khiêm hạ của Người. Từ lâu đã có các thi sĩ khám phá được điều này, đó là Péguy Bernanos và Max Jacob. Thí dụ những vần thơ sau đây của Max Jacob:
Muôn vạn lời ngợi khen cô gái ấy
Một thôn nữ đơn sơ nơi làng nhỏ nghèo hèn
Nhưng lại được làm Hôn Thê Thiên Chúa
Cô đã được Sứ Trời thăm viếng
Cô đã thấy người bằng chính mắt của cô
Cô chỉ là cô gái nhỏ đơn sơ
Là thôn nữ chốn hoa đồng cỏ nội
Mái tranh êm và gia cảnh thanh bần…
Người ta cũng hiểu hơn rằng Đức Trinh Nữ không phải là một quyền lực thần thông. Người ta gặp được Người trong Chúa Kitô, ngay giữa cộng đoàn các thánh, và trên chính những quan lộ của đức tin cùng đức ái đối thần. Niềm trông cậy vào một Đức Trinh Nữ chuyên ban bố những ơn sủng vật chất chắc hẳn bị giảm sút, nhưng đức tin đối thần nhìn biết Người là Nữ Tì của Chúa thì lại tăng triển và cũng thế, thái độ vâng nghe lời nhắn nhủ của người trong tiệc cưới Cana cũng gia tăng: “Hãy làm tất cả những gì Chúa Giêsu bảo”.
Trong khi dâng thánh lễ, người ta ít lần hột hơn. Nhưng một khi phụng vụ được hiểu tận tường thì chỗ đứng cao trong và hoà điệu của Đức Trinh Nữ lại được khôi phục. Người ta hiểu rằng sùng mộ Đức Trinh Nữ không phải là luôn luôn sáng chế ra một lối sung kính mới, mà chính là thấu hiểu chỗ đứng quan trọng của Mẹ trong phụng vụ Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, là hiểu rõ vị thế của Mẹ trong thánh lễ. Mỗi ngày, ngay trung tâm mầu nhiệm thánh lễ, vào lúc cận kề phút giây cao trọng nhất, tức là Truyền Phép, Mẹ đều được tán tụng bằng một lời tán dương đã có từ thế kỷ thứ IV: “ Hiệp cùng Hội Thánh và chúng tôi kính nhớ trước hết Đức Maria vinh hiển trọn đời đồng trinh, Mẹ cũng một Thiên Chúa”. Đó chính là điểm cốt yếu nhất của lòng sùng hiếu dâng cho Đức Nữ Trinh.
Người ta đã hiểu Đức Trinh Nữ không phải là chỗ náu nương cho những kẻ nhàn cư. Vì Mẹ là Đức Trinh Nữ đi thăm viếng, chính Mẹ đã vội vã lên đường, vượt đồi, vượt núi để đem ân sủng Truyền tin đến cho người chị họ của Mẹ là bà Êlisabet. Vì Mẹ là Đức Trinh Nữ luôn nóng lòng lo lắng cho Nước Thiên Chúa. Chính Mẹ hằng đưa mắt rảo nhìn những nhu cầu của con người, như Mẹ đã từng làm trong tiệc cưới Cana khi nói cùng Đức Giêsu : “Họ hết rượu rồi. Vâng ! Một sự phục hồi giá trị đang được thực hiện. Một lối sùng kính mới đang ló dạng và nó không muốn mang danh hiệu “lòng sùng mộ”. Nó chính là việc cùng với Mẹ sống trước mặt Thiên Chúa, noi theo gương mẫu Mẹ, thông hiệp với lòng hăng say của Mẹ và sống sự hiện diện đầy yêu say cùng tràn ngập dịu dàng của Mẹ trong Chúa.
Cả đến Chuỗi môi khôi ngày nay cũng mang một bộ mặt mới. Các tu sĩ dòng Đa-Minh đã sáng tạo những kiểu thức lần chuỗi nhẹ nhàng hơn so với những người thời nay vốn không thích dài lời, nhưng cần sự hồi tâm và thinh lặng. Trong kiểu thức mới này, Kinh Kính Mừng được dịch sát với Tin Mừng : “Mừng vui lên, Maria”. Lối gẫm suy các màu nhiệm cũng được canh tân. Và việc lần chuỗi được thực hiện cách cộng đồng.Vì vậy, nó mang hình thức một cuộc họp mừng phụng vụ. Như thế, chuỗi môi khôi, vốn sắp mất đi lại được tái sinh bằng cách ấy.
Còn về chuyện những cuộc hành hương được nhắc đến trong nghi vấn trên, tôi nghĩ rằng chẳng có gì bi đát cả. Chính những cuộc hành hương Lộ-Đức là đối tượng trực tiếp của lời chỉ trích sau: “Tại Lộ-Đức, người ta không còn nói đến Đức Trinh Nữ, không còn cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ nữa”. Sở dĩ có những cảm tưởng phóng đại sai lầm như trên là vì xét theo bề ngoài, Đức Mẹ ít được nhắc đến, ít được kêu cầu hơn xưa. Nhưng thật ra, tôi không sao tưởng được người ta có thể đi hành hương Lộ-Đức mà không đắm chìm trong sự hiện diện của Đức Mẹ, không cất tiếng nguyện cầu cùng người trước hang đá, và không gặp thấy người ở khắp mọi nơi, dưới hình ảnh một uy lực niềm nở và đầy tươi vui, đậm tình như anh em, thân thiết như mẹ con, vì mẹ đã từng hiện ra với Bernadette trong diện mạo một bé gái xinh xinh. Vậy, trong mọi cuộc hành hương đều có Đức Trinh Nữ hiện diện, một sự hiện diện âm thầm của một bà mẹ, một sự âm thầm đầy ơn ích.
Chúng ta phải hiểu rõ những phản ứng của một số người thời nay. Từ lâu, người ta đã nói với họ quá nhiều và nhất là nói một cách quá lệch lạc về Đức Trinh Nữ, nên chi họ đâm ra kỵ một số kiểu nói nào đó. Thế mà bây giờ chúng ta đang cần trải qua một giai đoạn chừng mực. Đó là chuyện bình thường. Và tôi cũng quen biết khá nhiều những vị điều khiển các cuộc hành hương tại Lộ-Đức để dám nhận xét rằng : lòng sùng mộ của họ đối với Đức Trinh Nữ không hề chuyển lay, suy suyển. Vấn đề của các ngài là làm sao cho lòng sùng mộ ấy không phải là một thứ hệ thống đóng kín, một cách giam mình trong một khu vực chật chội quanh đi quẩn lại chỉ thấy Đức Trinh Nữ mà thôi, nhưng việc hành hương Lộ-Đức phải thấu nhập trọn vẹn cuộc sống, phải là một cách thế con người đảm trách trước mặt Thiên Chúa hiện hữu và tương lai của mình theo đường lối Công đồng đã vạch. Há chẳng phải đó cũng chính là điều Đức Trinh Nữ mong đợi nơi các con cái tuôn đến cùng mẹ tại chỗ Mẹ đã chọn sao? Ở Lộ-Đức Mẹ vẫn luôn tiếp tục lặp lại điều Mẹ đã nói xưa tại Cana: “Hãy làm tất cả những gì Người bảo”.
Giữa những dấu chỉ thuận lợi của tình huống hiện nay, sự kiện có nhiều người Tin lành, nhiều hơn lúc nào hết, viết về Mẹ một cách tích cực và đầy cảm tình, là một dấu chỉ đáng mừng. Đúng vào lúc người công giáo tỏ ra dè dặt kín đáo hơn thì họ cũng từ bỏ thái độ hằn học và đi tìm lại khuôn mặt của Đức Trinh Nữ trong Tin Mừng. Chúng ta sẽ chung sức với họ cho nỗ lực khám phá đó. Chúng ta tìm lại được Đức Trinh Nữ trong Thánh Kinh. Như thế, Mẹ Maria, vốn là kẻ đã sinh hạ Đấng Giải Hòa, đã đưa Thiên Chúa vào dòng giống phàm nhân, đã tạo cho Người một thể xác, một sự sống và một tâm lý nhân loại từ trong căn rễ thẩm sâu nhất, thì giờ đây mẹ lại trở thành cho con người điều mà Mẹ luôn luôn vẫn là, tức trở thành giây kết liên hiệp nhất và động lực giải hòa.
Vai trò của Mẹ Thiên Chúa trong màu nhiệm nhập thể và Cứu Độ là một vai trò rất thiết yếu nên không sao lu mờ được. Với tôi là kẻ đã từng dạy về Đức Trinh Nữ ở nhiều xứ bên Âu-Châu và Mỹ-Châu, và trong nhiều trình độ khác nhau : dạy trong một lớp huấn giáo, dạy tại Đại học, giảng thuyết trong thánh đường…thì chỗ đứng của Mẹ vẫn mãi vững chắc như bao giờ, ở hiện tại cũng như trong tương lai về sau của Giáo Hội.
Nguyên tác : số mục (28) quyển II
R. Laurentin
Thế mà, mọi đổi thay dù rất tích cực, cũng đều bao hàm một sự vứt bỏ những hình thức cũ trong quá khứ. Khi xe gắn máy xuất hiện thì xe thổ mộ cùng với nét duyên dáng nên thơ của chúng không còn đất sống. Và khi xe lửa ra đời thì xe ngựa chở hành khách phải lui vào quên lãng. Rồi lúc máy giặt lên hương thì cũng là lúc cái vồ đập phải chìm vào dĩ vãng cùng với những thú vị của những cuộc chuyện trò giữa những bà nội trợ bên bờ sông. Aristote đã từng nêu lên định luật của đổi thay như sau: “sự khai sinh của một thể thức này chính là sự cáo chung của một thể thức khác”. Điều đó cho thấy tính cách hàm hồ cũng như những sự mạo hiểm của bất cứ sự tiến hoá nào. Vấn đề là phải tiến bộ hơn, tốt hơn, và đó là cả một vấn đề đặt ra cho Công đồng, một vấn đề còn đang phải giải quyết.
Điều không thể tránh là sẽ có một số người vội vã nghiêng về phía những gì mới sinh ra để trầm trồ ngưỡng mộ, dẫu đó chưa phải là một hài nhi xinh xắn; mặt khác lại có một số người có một tâm trạng luôn luôn đau khổ xót thương cho bất cứ cái gì bị mai một đi.
Với trường hợp Đức Trinh Nữ thì sao ? Quả là có một sự thay đổi gây xúc động đặc biệt, bởi Mẹ là một hình ảnh rất thân thiết và gắn liền với những căn nguồn thâm sâu của tình cảm tôn giáo nơi chúng ta.
Rồi tại đất nước chúng ta, sự thay đổi có lẽ còn gây xót xa nhiều hơn các nơi khác do những nguyên cớ sau đây. Trước hết, đây là nơi đặc biệt ít theo kịp đà canh tân. Thật vậy, với nhiều người, Đức Trinh Nữ vẫn còn như là nơi trú ẩn an toàn; họ coi Giáo Hội như một toà nhà kiên cố bất khả chuyển lay, người ta có thể chui vào đấy trú ẩn cho qua thời kỳ điên đảo hiện nay, và đôi khi họ chỉ biết bám chặt vào một vài hình thức sùng mộ nào đó đối với Đức Trinh Nữ. Nhưng dầu sao, làn sóng canh tân Công đồng đề ra phải được hưởng ứng và thể hiện, trên đất nước này cũng như tại những nơi khác.
Kế đến, vào những năm gần đây có một phong trào phát triển lòng tôn sùng Đức Trinh nữ trong chiều hướng chống lại giáo phái Tin lành, với một tinh thần không kém tính cách gây hấn. Trong một vài bức hoành ở các nhà thờ bên Ao, đầu con rắn bị Mẹ Maria đạp nát được thay thế bằng đầu Luther… Vì thế việc chuyển thay từ một hình ảnh về Đức Trinh Nữ sặc mùi hiếu chiến ấy, sang hình ảnh một bà mẹ dịu hiền của sự hoà giải và hợp nhất đúng là cả một biến đổi lớn lao.
Cuối cùng, lòng sùng mộ Đức Mẹ lại đã từng được vun quén với một nhiệt tâm hơi hẹp hòi và quá lố. Thật vậy, quá lố không phải vì lòng yêu mến Đức Mẹ quá đáng, mà vì luôn cố tìm cách làm thêm một cái gì đó cho Đức Mẹ để Người được thêm hơn một tí, cái một tí có tính cách rất ư là vật chất. Vì thế, ta thấy xuất hiện hàng loạt những tước hiệu, những tác phẩm nghệ thuật và sách vở, vốn thường không có gì đặc sắc, không đáng để tồn tại. Sự tầm thường vô vị ấy từ lâu đã khiến cho nhiều Kitô hữu cảm thấy mất hứng trước những gì được gọi là “thuộc về Đức Mẹ”. Những Kitô hữu vốn đã từng chấp nhận Đức Trinh Nữ thì nay lại rất kỵ những gì thuộc về Đức Mẹ. Từ 10 năm nay, những người này vẫn ngậm thinh nín lặng, và bây giờ họ tuôn xả những mặc cảm cùng nỗi ấm ức ôm kính từ lâu ấy một cách đôi khi ồn ào và chắc chắn là không đẹp. Điều này làm ta liên tưởng đến phản ứng của những thanh thiếu niên lúc họ dơ chân đạp đổ những ước lệ của thế hệ đi trước để sáng chế một lối sống cho thế hệ mới.
Dù sao cũng không nên phóng đại tầm quan trọng của những dao động bì phu ấy. Xét cặn kẽ ta sẽ thấy. Công đồng đã phục hồi giá trị cho Đức Trinh Nữ. Thật vậy, nếu từ lâu có nhiều yếu tố phải chịu thiệt thòi nặng nề, không gây được uy thế và bị hạ giá, thì nay Công đồng cùng những nỗ lực hậu Công đồng, đã làm nổi bật được vị thế của Đức Trinh Nữ trong Thánh Kinh và tầm quan trọng của vị thế ấy.
Ngày nay, người ta đã hiểu Đức Trinh Nữ cách sâu xa hơn và đã sống gương mẫu của Người trong mầu nhiệm Truyền Tin một cách trung thực hơn biết bao. Họ đã biết khám phá ra bên kia hình ảnh một nữ hoàng xa lạ và giả tạo mà người ta đã từng tô vẽ thuở xưa một người nữ đơn sơ, khó nghèo, một người nữ nghèo khó của Tin Mừng đã được Thiên Chúa yêu thương trong chính sự khiêm hạ của Người. Từ lâu đã có các thi sĩ khám phá được điều này, đó là Péguy Bernanos và Max Jacob. Thí dụ những vần thơ sau đây của Max Jacob:
Muôn vạn lời ngợi khen cô gái ấy
Một thôn nữ đơn sơ nơi làng nhỏ nghèo hèn
Nhưng lại được làm Hôn Thê Thiên Chúa
Cô đã được Sứ Trời thăm viếng
Cô đã thấy người bằng chính mắt của cô
Cô chỉ là cô gái nhỏ đơn sơ
Là thôn nữ chốn hoa đồng cỏ nội
Mái tranh êm và gia cảnh thanh bần…
Người ta cũng hiểu hơn rằng Đức Trinh Nữ không phải là một quyền lực thần thông. Người ta gặp được Người trong Chúa Kitô, ngay giữa cộng đoàn các thánh, và trên chính những quan lộ của đức tin cùng đức ái đối thần. Niềm trông cậy vào một Đức Trinh Nữ chuyên ban bố những ơn sủng vật chất chắc hẳn bị giảm sút, nhưng đức tin đối thần nhìn biết Người là Nữ Tì của Chúa thì lại tăng triển và cũng thế, thái độ vâng nghe lời nhắn nhủ của người trong tiệc cưới Cana cũng gia tăng: “Hãy làm tất cả những gì Chúa Giêsu bảo”.
Trong khi dâng thánh lễ, người ta ít lần hột hơn. Nhưng một khi phụng vụ được hiểu tận tường thì chỗ đứng cao trong và hoà điệu của Đức Trinh Nữ lại được khôi phục. Người ta hiểu rằng sùng mộ Đức Trinh Nữ không phải là luôn luôn sáng chế ra một lối sung kính mới, mà chính là thấu hiểu chỗ đứng quan trọng của Mẹ trong phụng vụ Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, là hiểu rõ vị thế của Mẹ trong thánh lễ. Mỗi ngày, ngay trung tâm mầu nhiệm thánh lễ, vào lúc cận kề phút giây cao trọng nhất, tức là Truyền Phép, Mẹ đều được tán tụng bằng một lời tán dương đã có từ thế kỷ thứ IV: “ Hiệp cùng Hội Thánh và chúng tôi kính nhớ trước hết Đức Maria vinh hiển trọn đời đồng trinh, Mẹ cũng một Thiên Chúa”. Đó chính là điểm cốt yếu nhất của lòng sùng hiếu dâng cho Đức Nữ Trinh.
Người ta đã hiểu Đức Trinh Nữ không phải là chỗ náu nương cho những kẻ nhàn cư. Vì Mẹ là Đức Trinh Nữ đi thăm viếng, chính Mẹ đã vội vã lên đường, vượt đồi, vượt núi để đem ân sủng Truyền tin đến cho người chị họ của Mẹ là bà Êlisabet. Vì Mẹ là Đức Trinh Nữ luôn nóng lòng lo lắng cho Nước Thiên Chúa. Chính Mẹ hằng đưa mắt rảo nhìn những nhu cầu của con người, như Mẹ đã từng làm trong tiệc cưới Cana khi nói cùng Đức Giêsu : “Họ hết rượu rồi. Vâng ! Một sự phục hồi giá trị đang được thực hiện. Một lối sùng kính mới đang ló dạng và nó không muốn mang danh hiệu “lòng sùng mộ”. Nó chính là việc cùng với Mẹ sống trước mặt Thiên Chúa, noi theo gương mẫu Mẹ, thông hiệp với lòng hăng say của Mẹ và sống sự hiện diện đầy yêu say cùng tràn ngập dịu dàng của Mẹ trong Chúa.
Cả đến Chuỗi môi khôi ngày nay cũng mang một bộ mặt mới. Các tu sĩ dòng Đa-Minh đã sáng tạo những kiểu thức lần chuỗi nhẹ nhàng hơn so với những người thời nay vốn không thích dài lời, nhưng cần sự hồi tâm và thinh lặng. Trong kiểu thức mới này, Kinh Kính Mừng được dịch sát với Tin Mừng : “Mừng vui lên, Maria”. Lối gẫm suy các màu nhiệm cũng được canh tân. Và việc lần chuỗi được thực hiện cách cộng đồng.Vì vậy, nó mang hình thức một cuộc họp mừng phụng vụ. Như thế, chuỗi môi khôi, vốn sắp mất đi lại được tái sinh bằng cách ấy.
Còn về chuyện những cuộc hành hương được nhắc đến trong nghi vấn trên, tôi nghĩ rằng chẳng có gì bi đát cả. Chính những cuộc hành hương Lộ-Đức là đối tượng trực tiếp của lời chỉ trích sau: “Tại Lộ-Đức, người ta không còn nói đến Đức Trinh Nữ, không còn cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ nữa”. Sở dĩ có những cảm tưởng phóng đại sai lầm như trên là vì xét theo bề ngoài, Đức Mẹ ít được nhắc đến, ít được kêu cầu hơn xưa. Nhưng thật ra, tôi không sao tưởng được người ta có thể đi hành hương Lộ-Đức mà không đắm chìm trong sự hiện diện của Đức Mẹ, không cất tiếng nguyện cầu cùng người trước hang đá, và không gặp thấy người ở khắp mọi nơi, dưới hình ảnh một uy lực niềm nở và đầy tươi vui, đậm tình như anh em, thân thiết như mẹ con, vì mẹ đã từng hiện ra với Bernadette trong diện mạo một bé gái xinh xinh. Vậy, trong mọi cuộc hành hương đều có Đức Trinh Nữ hiện diện, một sự hiện diện âm thầm của một bà mẹ, một sự âm thầm đầy ơn ích.
Chúng ta phải hiểu rõ những phản ứng của một số người thời nay. Từ lâu, người ta đã nói với họ quá nhiều và nhất là nói một cách quá lệch lạc về Đức Trinh Nữ, nên chi họ đâm ra kỵ một số kiểu nói nào đó. Thế mà bây giờ chúng ta đang cần trải qua một giai đoạn chừng mực. Đó là chuyện bình thường. Và tôi cũng quen biết khá nhiều những vị điều khiển các cuộc hành hương tại Lộ-Đức để dám nhận xét rằng : lòng sùng mộ của họ đối với Đức Trinh Nữ không hề chuyển lay, suy suyển. Vấn đề của các ngài là làm sao cho lòng sùng mộ ấy không phải là một thứ hệ thống đóng kín, một cách giam mình trong một khu vực chật chội quanh đi quẩn lại chỉ thấy Đức Trinh Nữ mà thôi, nhưng việc hành hương Lộ-Đức phải thấu nhập trọn vẹn cuộc sống, phải là một cách thế con người đảm trách trước mặt Thiên Chúa hiện hữu và tương lai của mình theo đường lối Công đồng đã vạch. Há chẳng phải đó cũng chính là điều Đức Trinh Nữ mong đợi nơi các con cái tuôn đến cùng mẹ tại chỗ Mẹ đã chọn sao? Ở Lộ-Đức Mẹ vẫn luôn tiếp tục lặp lại điều Mẹ đã nói xưa tại Cana: “Hãy làm tất cả những gì Người bảo”.
Giữa những dấu chỉ thuận lợi của tình huống hiện nay, sự kiện có nhiều người Tin lành, nhiều hơn lúc nào hết, viết về Mẹ một cách tích cực và đầy cảm tình, là một dấu chỉ đáng mừng. Đúng vào lúc người công giáo tỏ ra dè dặt kín đáo hơn thì họ cũng từ bỏ thái độ hằn học và đi tìm lại khuôn mặt của Đức Trinh Nữ trong Tin Mừng. Chúng ta sẽ chung sức với họ cho nỗ lực khám phá đó. Chúng ta tìm lại được Đức Trinh Nữ trong Thánh Kinh. Như thế, Mẹ Maria, vốn là kẻ đã sinh hạ Đấng Giải Hòa, đã đưa Thiên Chúa vào dòng giống phàm nhân, đã tạo cho Người một thể xác, một sự sống và một tâm lý nhân loại từ trong căn rễ thẩm sâu nhất, thì giờ đây mẹ lại trở thành cho con người điều mà Mẹ luôn luôn vẫn là, tức trở thành giây kết liên hiệp nhất và động lực giải hòa.
Vai trò của Mẹ Thiên Chúa trong màu nhiệm nhập thể và Cứu Độ là một vai trò rất thiết yếu nên không sao lu mờ được. Với tôi là kẻ đã từng dạy về Đức Trinh Nữ ở nhiều xứ bên Âu-Châu và Mỹ-Châu, và trong nhiều trình độ khác nhau : dạy trong một lớp huấn giáo, dạy tại Đại học, giảng thuyết trong thánh đường…thì chỗ đứng của Mẹ vẫn mãi vững chắc như bao giờ, ở hiện tại cũng như trong tương lai về sau của Giáo Hội.
Nguyên tác : số mục (28) quyển II
R. Laurentin