“Đại diện” và “Đại biểu” là hai từ có nghĩa khác nhau. Chúng ta không nên dùng lẫn lộn.
Muối Men Cho Đời
Bài 94: Đại diện hay Đại biểu
Mỗi tuần một từ ngữ
1. Đại diện
+ Danh từ
Đại diện là tổ chức thay mặt.
Thí dụ:
- Đại diện cơ quan.
- Cử đại diện ở nước ngoài.
+ Động từ
Đại diện là thay mặt cho cá nhân hoặc tập thể nào đó.
Thí dụ:
- Đại diện cho nhà trai phát biểu.
- Đại diện cho bạn bè đến chúc mừng.
2. Đại biểu
+ Danh từ
Nghĩa thứ nhất:
“Đại biểu” là người được cử thay mặt cho một tập thể tham gia vào một việc gì.
Thí dụ:
- Anh ấy là đại biểu của giới trí thức.
Nghĩa thứ hai:
“Đại biểu” còn là người được cử đi để bầu cử hay biểu quyết một vấn đề gì.
Thí dụ:
- Đại biểu quốc hội.
Như vậy, “Đại diện” và “Đại biểu” là hai từ có nghĩa khác nhau. Chúng ta không nên dùng lẫn lộn.
Tuần sau, chúng ta sẽ tìm hiểu về từ “Kết cục hay Kết cuộc”.