“Cơn giông” là viết sai chính tả, có lẽ người ta không phân biệt được khi phát âm d và gi. Vì thế, “cơn dông” mới là từ đúng. Chúng ta không nên dùng lẫn lộn hai từ này.
Muối men cho đời
Mỗi tuần một từ ngữ
Bài 82: Cơn dông hay Cơn giông
1. Cơn dông
“Cơn dông” là gió lớn trong lúc chuyển mưa.
Thí dụ:
- Trời nổi cơn dông, gió lớn, sấm sét ầm ầm.
- Cơn dông to quá làm sập nhà, chìm thuyền.
2. Cơn giông
“Giông” là gặp điềm xấu, theo mê tín.
Thí dụ:
- Tết không dám cãi nhau, sợ giông cả năm.
“Cơn giông” là viết sai chính tả, có lẽ người ta không phân biệt được khi phát âm d và gi.
Vì thế, “cơn dông” mới là từ đúng. Chúng ta không nên dùng lẫn lộn hai từ này.
Tuần sau, chúng ta sẽ tìm hiểu về từ “Khúc triết hay Khúc chiết”.